Xem Nhiều 6/2023 #️ Bài Giải Môn Văn Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Tại Tp.hcm # Top 7 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bài Giải Môn Văn Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Tại Tp.hcm # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Giải Môn Văn Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Tại Tp.hcm mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Câu 1 :

a. Những thành tích của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng của mình:

– Tại thế vận hội Mùa hè 2016 ở nội dung 100m bơi bướm, Joseph Schooling đã vượt qua thần tượng Michael Phelps để đoạt lấy Huy chương vàng cho mình.

– Jack Nicholson đã giành được 3 giải Oscar so với thần tượng của mình là Marlon Brando chỉ mới đạt được 2 giải Oscar.

b. Trong văn bản 1, từ nhưng ở câu số 2 là từ thể hiện phép liên kết câu: phép nối.

c. Thông điệp chung của 2 văn bản trên: khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay.

d. Mỗi học sinh có những nhận xét khác nhau về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ ngày nay đối với thần tượng của mình. Đây chỉ là một gợi ý:

– Thần tượng của bạn trẻ ngày hôm nay khá đa dạng. Có thể đó là những người nổi tiếng trong các lãnh vực thể thao, ca nhạc… các bạn trẻ đã không nề hà công sức đi theo các thần tượng của mình trong các trận thi đấu hoặc các show diễn.

Họ tặng hoa, họ ôm hôn, gào thiết để thể hiện sự hâm mộ của mình. Ít người có được tinh thần như Schooling đối với Michael Phelps hoặc Jack Nicholson đối với Marlon Brando lấy thần tượng của mình làm nguồn cảm hứng, tấm gương soi để nỗ lực phấn đấu. Đa số bạn trẻ ngày nay đã tôn thờ thần tượng một cách quá lố và thiếu tỉnh táo.

Câu 2:

*Yêu cầu chung : thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

b – Sự khác biệt là bản chất của đời sống đa dạng, phong phú và muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng và khác biệt, xã hội con người có rất nhiều điểm chung tốt đẹp cũng như xấu xa. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục cần phải được duy trì và tôn trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại sự a dua đầy tội lỗi của đám đông.

c – “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Biết hòa đồng với hoàn cảnh xã hội hiện tại là một kỹ năng cần thiết. “Đồng phục trong cách sống, trong cách suy nghĩ, trong cách ăn mặc” là một nét đẹp thể hiện sự hòa đồng của con người với tập thể. Khi sống hòa đồng với mọi người, tuổi trẻ chắc chắn có được niềm vui, sự đoàn kết, sự chia sẻ và bình yên trong sinh hoạt cũng như làm việc.

Sống khác biệt chắc chắn không phải là mục đích sống của người trẻ tuổi bởi vì phần lớn họ là những người có khao khát tạo dựng cho mình một sự nghiệp, một cuộc sống vững vàng và hạnh phúc.

Sống khác biệt dễ trở nên lập dị, dễ xung đột với tập thể, do đó người khác biệt dễ vấp phải sự chống đối của đa số, dễ trở thành kẻ cô đơn lạc lõng.

Chỉ có sống hòa đồng, quân bình hài hòa với mọi người, người trẻ tuổi mới có được hạnh phúc và thành công. Do đó tuổi trẻ không cần phải sống khác biệt, nhất là trong hoàn cảnh bình thường.

d – Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần dám sống khác biệt với số đông bởi vì số đông và tư duy số đông không phải luôn luôn đúng. Có nhiều bằng chứng của lịch sử đã cho thấy điều đó, ví dụ như Galiler. Khi đó, dám sống khác biệt chính là sự khẳng định giá trị và nhân cách của một con người.

Đôi khi phải có can đảm bảo vệ và sống chết bảo vệ sự khác biệt của mình nếu đó là đúng đắn và tốt đẹp.

Khuất Nguyên ngày xưa đã dám một mình trong khi cả đời đục. Tuổi trẻ là tương lai, là vận mệnh của quốc gia, cho nên trong những tình huống thử thách khắc nghiệt của Tổ quốc, họ cần dám sống khác biệt với số đông để dấn thân vào sự hiểm nguy đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, như những chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời kì trước 1945.

e- Tuổi trẻ cần phải có nhận thức đúng về sự khác biệt và hòa đồng, cần nhận thấy hòa đồng khác với a dua, về hùa, cũng như khác biệt không phải là lập dị, để từ đó biết sống hòa đồng và can đảm khác biệt khi cần thiết. Phải biết phát huy bản lĩnh của bản thân trong suy nghĩ, cũng như hành động để thể hiện bản chất tốt đẹp của tuổi trẻ là tương lai, là rường cột của nước nhà.

Câu 3: Đề 1:

Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận văn học: Cảm nhận về một đoạn thơ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Sau đó liên hệ với một tác phẩm khác hoặc với thực tế cuộc sống để thấy được tình yêu, sự gắn bó của con người Việt Nam với biển quê hương.

Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Mở bài:

– Giới thiệu vài nét về nhà thơ Huy Cận, một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại.

– Giới thiệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và trích dẫn hai khổ thơ được nêu trong đề bài.

Thân bài:

– Phần 1: Cảm nhận về hai khổ thơ trên

+ Giới thiệu vị trí của hai khổ thơ: Khổ đầu và khổ cuối của bài thơ.

+ Cảm nhận về khổ thơ đầu tiên: hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi hoàng hôn với những người ngư dân mang tinh thần phấn khởi lạc quan khi bắt đầu buổi lao động vào một thời khắc đặc biệt. Để làm rõ điều này, học sinh cần chú ý phân tích những yếu tố nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ được dùng trong khổ thơ (mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng cài then, đêm sập cửa, đoàn thuyền đánh cá, lại, câu hát, căng buồm cùng gió khơi).

+ Cảm nhận về khổ thơ cuối cùng: hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh với khung cảnh rực rỡ của biển cả và tinh thần phấn khởi lạc quan của người ngư dân. Để làm rõ điều này, học sinh cần chú ý phân tích các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật (điệp, ẩn dụ : câu hát căng buồm, đoàn thuyền chạy đua, mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi).

+ Nhận xét chung: hai khổ thơ có những hình ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng, thể hiện được hình ảnh đoàn thuyền đánh cá và người ngư dân Việt Nam với tinh thần lao động hăng say trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

– Phần 2: Học sinh có thể liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác đã được học trong chương trình (ví dụ: Quê hương của Tế Hanh, Cô Tô của Nguyễn Tuân,…)

+ Học sinh dù chọn tư liệu nào cũng cần phân tích để chỉ ra được tình yêu và sự gắn bó của con người Việt Nam với biển quê hương.

+ Sau đó, cần nhấn mạnh dù ở những phạm vi khác nhau (văn học hay cuộc sống), tác phẩm khác nhau nhưng mọi người đều có thể thấy được tình yêu và sự gắn bó của con người Việt Nam đối với biển cả Việt Nam, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc mà ông cha đã dày công để xây dựng và đòi hỏi cháu con phải bảo vệ.

Kết bài: Tình yêu quê hương nói chung và tình yêu biển đảo nói riêng là phẩm chất tốt đẹp và thiêng liêng của cả loài người không riêng gì đối với con người Việt Nam.

Đề 2:

Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận văn học: phân tích một số tác phẩm văn học tự chọn để nói lên những trải nghiệm, những thu hoạch mà bản thân học sinh có được khi đọc tác phẩm văn học với tinh thần “Đọc một tác phẩm – đi một dặm đường”.

Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Mở bài: “Học, học nữa, học mãi” là một câu nói khẳng định rằng việc học là cần thiết cho mọi cuộc đời và mọi thế hệ. Việc học của tuổi trẻ thường có được từ sách vở. Đọc sách là một cách học chủ yếu của học sinh. Đặc biệt, những tác phẩm văn học góp phần làm giàu kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho tuổi trẻ. Chính vì thế “Đọc một tác phẩm – đi một dặm đường”.

Thân bài:

– Giải thích “Đọc một tác phẩm – đi một dặm đường”: Đọc và sống với một tác phẩm văn học, người đọc sẽ tiếp thu được nhiều điều quý báu từ kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, cảm xúc của tác giả… giống như “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

– Phân tích chứng minh những bài học, trải nghiệm mà học sinh có được từ việc đọc các tác phẩm văn học về các mặt như kiến thức, tư tưởng, kinh nghiệm, cách mô tả và diễn đạt những vấn đề trong cuộc sống, tâm lý nhân vật, miêu tả phong cảnh…

Phần này mỗi học sinh sẽ có những trình bày cụ thể riêng. Học sinh có thể trình bày những trải nghiệm riêng của mình khi nhập vai với những nhân vật trong tác phẩm. Chỉ cần những điều được nêu phù hợp, đúng với tác phẩm được đề cập.

– Học sinh có thể bàn luận thêm về cách đọc tác phẩm văn học để có được kết quả tốt nhất (lựa chọn tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, với mơ ước, với lý tưởng; đọc với tinh thần tập trung, sống với thế giới nghệ thuật của tác phẩm).

– Bên cạnh những tác phẩm văn học trong nhà trường, nên chọn lựa thêm những tác giả không có trong chương trình văn học để bổ sung kiến thức, làm giàu tư tưởng của bản thân.

– Việc đọc sách rất quan trọng cho việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ, do đó đòi hỏi trách nhiệm của những người chọn lựa việc đưa tác phẩm văn học vào sách giáo khoa cần phải thận trọng hơn.

Kết bài: Mỗi tác phẩm văn học đều có những giá trị riêng về nội dung và nghệ thuật mang lại cho người đọc những trải nghiệm, những thông điệp, những lắng đọng, những suy nghĩ, những trăn trở…

Do đó, người đọc cần có thái độ nghiêm túc và chủ động để việc “đọc một tác phẩm” thật sự là “đi một dặm đường” trong hành trình tư tưởng và hình thành tính cách.

Bài Giải Môn Văn Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Tp.hcm

a. Tác hại của nhựa đối với cuộc sống

Lâu phân hủy, gây nên thảm họa với môi trường nếu không có cách giải quyết: Rác thải nhựa làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác động xấu đến sức khỏe con người.

b. Thành phần biệt lập: chắc chắn – thành phần tình thái.

c. Mối liên hệ về nội dung giữa hai văn bản:

Văn bản 1: Thực trạng và tác hại khôn lường của rác thải nhựa đối với con người và môi trường.

Văn bản 2: Giải pháp, những kế hoạch hành động để hạn chế sử dụng rác thải nhựa ở các nước và Việt Nam.

d. Giải pháp hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta hiện nay là cấm sản xuất, kinh doanh đối với một số mặt hàng làm từ nhựa rẻ tiền không cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, tính phí với việc sử dụng túi nhựa và khuyến khích các sản phẩm làm từ thiên nhiên như gỗ, tre…. Vì:

+ Khi lệnh cấm được ban ra đi kèm cùng nó sẽ là các hình phạt thích đáng, đơn vị sản xuất, kinh doanh sẽ phải ngừng sản xuất những mặt hàng đó. Như vậy, số lượng sản phẩm này sẽ giảm đáng kể trong đời sống.

+ Việc tính phí cũng sẽ làm cho người tiêu dùng hạn chế tối đa việc sử dụng túi nhựa vì nó đánh trực tiếp vào kinh tế. Hiện nay, túi nhựa hay còn gọi là túi nilong đang được sử dụng tràn lan ở nước ta và chưa được tính phí.

+ Khuyến khích các sản phẩm làm từ tự nhiên sẽ giúp cho con người nhận thức được độ an toàn về sức khỏe, hơn nữa các sản phẩm tự nhiên này cũng là những sản phẩm dễ phân hủy và thân thiệ với môi trường. Từ đó, con người sẽ giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa.

1. Nêu vấn đề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay – sự sẻ chia và gắn bó.

2. Giải thích vấn đề:

– Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ huyết thống và cùng với quan hệ vợ – chồng, anh – em. Nó cũng là mối quan hệ cơ bản cấu thành một gia đình.

– Giữa cha mẹ và con cái cần có sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia và yêu thương lẫn nhau. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành và con cái cần phải báo hiếu với cha mẹ.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề

– Ý nghĩa mối quan hệ sẻ chia giữa cha mẹ và con cái:

+ Mối quan hệ sẻ chia giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp mọi thành viên trong gia đình thấu hiểu nhau hơn.

+ Mối quan hệ này cũng giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách thế hệ, tạo nên hơi ấm tình thương và hạnh phúc.

Điều này tạo nên sự khăng khít, gắn bó với các thành viên trong gia đình.

– Hiện trạng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay:

+ Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang gặp khủng hoảng nặng nề.

+ Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái lỏng lẻo, ít sự quan tâm, ít sự chia sẻ.

Đó là một thực trạng đáng buồn.

– Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

+ Do những biến chuyển của xã hội về nhiều mặt, trong đó có mặt văn hóa – tư tưởng. Chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa dường như không được coi trong như xưa. Chính vì vậy con người thiếu trách nhiệm đối với gia đình và những mối quan hệ ruột thịt.

+ Sự phát triển của xã hội với nền kinh tế thị trường làm gia tăng nhu cầu muốn tự khẳng định mình của mỗi cá nhân làm cho sự cách biệt giữa các thế hệ càng lớn, mỗi người trở nên ích kỉ hơn và ít quan tâm nhau hơn trong gia đình.

+ Con cái và cha mẹ đều bận rộn, ít có thời gian bên nhau, tâm sự, chia sẻ để hiểu nhau hơn nên sự cách biệt về tâm lý càng lớn.

+ Các bậc cha mẹ nhiều khi còn nặng về tư tưởng công lao, sự áp đặt trong suy nghĩ khiến các con bị ức chế và muốn thoát ra ngoài ảnh hưởng của cha mẹ, dẫn đến mối quan hệ rạn nứt.

– Giải pháp khắc phục:

+ Rút ngắn khoảng cách thế hệ. Biện pháp này chỉ thực sự được thực hiện khi có sự cố gắng của cả cha mẹ và con cái. Cha mẹ và con cái nên dành nhiều thời gian cho nhau để chia sẻ, để tâm sự cùng nhau. Sự khác biệt về thế hệ là điều có tồn tại, tuy nhiên cha mẹ cần tìm cách khắc phục nó bằng cách thấu hiểu con trẻ và con cái cần cảm thông cho cha mẹ về những suy nghĩ đã lâu đời.

+ Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình với gia đình, với người thân, cần nhận biết rõ rằng gia đình mới là nhân tố chính tạo nên sự hạnh phúc và bình yên của mỗi cá nhân. Khi nhận thức được điều đó, mỗi người sẽ tự biết mình cần làm gì để các mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn.

+ Con cái nhận được yêu thương nhưng cũng cần được tự do để quyết định cuộc đời mình, để được viết nên ước mơ, khát vọng của mình chứ không phải đi viết ước mơ cho bố mẹ như hiện nay nhiều bạn học trường này, ngành này là vì bố mẹ. Ngược lại, bố mẹ cũng cần tận hưởng cuộc đời mình để thực sự được sống chứ không cần phải hi sinh tất cả vì con cái. Điều quan trọng là giữa bố mẹ và con luôn có sợi dây gắn kết bởi tình yêu thương không gì chia cắt nổi.

Câu 3:

1. Gợi ý đề 1

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

– Là nhà thơ khoác áo lính, một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.

– Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.

– Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

Tác phẩm: Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.

Đoạn trích: Khái quát hiện thực chiến trường và vẻ đẹp tâm hồn người lính.

2. Phân tích

a. Hình ảnh tiểu đội xe không kính:

– Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính”:

+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.

+ Nó như là một lời phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.

– Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:

+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên

+ Giúp họ nối kết tình đồng đội

+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.

Đây là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.

b. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:

* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:

– “Bom giật, bom rung”

– Những chiếc xe không kính

Những hình ảnh này gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên; gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.

* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:

– Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

3. Liên hệ bài Đồng chí

– Giới thiệu tác giả

– Vẻ đẹp của người lính trong tác phẩm Đồng chí:

+ Họ thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau.

+ Những người lính có tình yêu thương, gắn bó sâu nặng với nhau.

+ Họ có lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.

– Điểm gặp gỡ giữa hai tác phẩm:

+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.

+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.

+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.

Bên cạnh đó hai tác phẩm này cũng có những điểm khác biệt: Bài thơ về tiểu đội xe không kính người lính luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại; còn bài Đồng chí mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.

4. Tổng kết, đánh giá

– Đoạn trích đã làm nổi bật hiện thực chiến tranh gian khổ khốc liệt nhưng đồng thời cũng làm ánh lên vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, chút tinh ngịch, đầy ngang tàn của người linh Trường Sơn.

– Nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với tương lai đất nước.

2. Gợi ý đề 2

1. Giới thiệu vấn đề: Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách

2. Giải thích vấn đề

– “Những ngọn lửa” ở đây được sử dụng mang nghĩa ẩn dụ, đó là tượng trưng cho những giá trị mà văn chương đem lại.

– Nhận định đã đề cập đến giá trị to lớn của văn chương, hướng con người đến chân – thiện – mĩ.

3. Giải quyết vấn đề

– Văn chương nuôi dưỡng trong lòng ta những tình cảm tốt đẹp:

+ Tình yêu thương, đồng cảm với con người: Chuyện Người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Đồng chí,…

+ Tình yêu nước, tự hào dân tộc: Làng, Nói với con,…

+ Tình cảm gia đình: Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Con cò, Nói với con,…

Ngoài ra văn chương còn cho ta lòng dũng cảm, sự vị tha.

– Vì yêu thương nên căm thù, lên án những người, thế lực chà đạp lên sự sống, chà đạp lên cuộc đời con người.

– Văn chương hướng chúng ta đến những suy ngẫm giàu tính triết lí, những triết lí ấy có giá trị ngàn đời, nhiều khi gợi ra cho chúng ta những câu hỏi, chính những câu hỏi ấy làm nên sức sống cho tác phẩm, kích thích bạn đọc đi tìm câu trả lời.

Học sinh chứng minh những ngọn lửa thắp lên từ trang sách theo các ý trên dựa vào những tác phẩm em đã được học hoặc được đọc.

4. Mở rộng – nâng cao

– Để hiểu được giá trị của văn chương, người đọc phải có tầm đón nhận để hiểu những điều nhà văn ấp ủ.

– Giá trị của tác phẩm phụ thuộc vào bạn đọc, chính người đọc là người quyết định số phận tác phẩm, quyết định giá trị của văn chương. “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật.”

Lịch thi cụ thể:

Đáp Án Tham Khảo Môn Ngữ Văn Lớp 10 Năm 2022 Ở Tp.hcm

Học sinh chúng tôi vừa làm xong bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2019. VietNamNet cung cấp một cách làm tham khảo.

Bài làm do Trung tâm Vĩnh Viễn thực hiện, có tính chất tham khảo với thí sinh:

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1 :

a. Phép liên kết câu đoạn (1) văn bản (2) : phép lặp (thách thức)

b. Thông điệp văn bản 1:”giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người”

c.

+ Văn bản (1) và văn bản (2) có điểm chung: “Thách thức để thay đổi”

+ Văn bản (1) và văn bản (2) có điểm khác nhau:

· Văn bản (1) : Thách thức để thay đổi bản thân và cuộc sống

· Văn bản (2) : Thách thức để thay đổi bản thân

d. Học sinh có thể tự do nêu những cảm nhận của mình về việc thách thức bản thân để đạt được những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trong quá trình trình bày cần đưa ra lý lẽ để thuyết phục người đọc hợp lý và những hiệu quả của giải pháp thực hiện. Nêu được liên hệ bản thân, lưu ý phải phân biệt rõ thách thức khác với liều lĩnh bất chấp.

Câu 2:

*Yêu cầu chung

Từ 1 trong 3 hình ảnh các cây trong đề, viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về 1 trong 3 cách ứng xử ấy.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề (0,5đ)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Câu 3:

Đề 1:

a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài

Mở bài : Nêu được vấn đề

Thân bài : Triển khai được vấn đề

Kết bài: Kết luận được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận; Thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

– Mở bài : giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho bé Thu.

– Thân bài : cảm nhận về tình cảm mà ông Sáu dành cho bé Thu.

+ Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên tám tuổi mới có dịp thăm nhà, thăm con. Tình cha con dồn nén sau bao năm chiến tranh để ông Sáu thể hiện niềm vui vồ vập, nôn nao, mong ngóng gặp con (thuyền chưa cập bến ông đã vội nhảy lên bờ).

+ Trong linh cảm của người cha, ông Sáu đã nhận ra bé Thu (ông thấy có một cô bé tóc ngắn, áo bông, quần đen đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài) ông vội vàng bước tới kêu con : “Thu!”. Đó là tiếng gọi thiêng liêng, là những cảm xúc vô bờ, dồn nén đằng đẳng tám năm trời.

+ Tình thương con của ông Sáu được thể hiện sâu sắc, xúc động trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi: ông tìm mọi cách để gần con, ông khao khát cháy bỏng để được bé Thu chấp nhận và gọi một tiếng ba. Nhưng càng gần con, đứa con gái duy nhất của ông Sáu tìm mọi cách xa lánh, đẩy ông ra xa vì vết thẹo trên khuôn mặt làm cô bé nhỡ ông không phải là cha như trong suy nghĩ và tấm ảnh chụp chung với má. Điều đó là ông Sáu đau khổ hết sức trước lời nói trỏng, thái độ ương bướng không chấp nhận sự quan tâm chăm sóc của ông đã làm cho ông tan nát cõi lòng.

+ Trước giờ chia tay ông nhìn con bằng đôi mắt kiều mến lẫn buồn rầu. Ông rất muốn ôm con vào lòng nhưng hình như lại sợ nó giẩy lên, lại bỏ chạy nên ông chỉ đứng nhìn nó rồi khẽ nói: “Thôi! ba đi nghe con”. Đó là bi kịch trong trái tim của một người cha hết mực yêu thương con sau bao năm xa cách và gặp phải nghịch cảnh.

+ Niềm vui sướng vỡ òa khi bé Thu nhận ông làm cha, ông không kìm được xúc động, nước mắt dâng trào (Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó; Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má).

+ Những ngày ở chiến khu, thương con, nhớ con, ông dồn hết cả tâm trí vào việc làm chiếc lược ngà bằng ngà voi với những dòng chữ yêu thương (yêu nhớ tặng Thu con của ba).

+ Đến phút cuối cùng của cuộc đời, tình cha con mãnh liệt trỗi dậy trong ông và ông chỉ yên lòng khi kịp trao cây lược – kỷ vật cuối cùng cho người bạn thân để trao lại cho đứa con gái yêu dấu.

+ Liên hệ: Học sinh có thể chọn một tác phẩm hoặc liên hệ thực tế cùng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh tình cảm gia đình như Nói với con (Y Phương) hoặc Con cò. Nếu chọn tác phẩm văn học (trong hoặc ngoài SGK) cần nói qua về nội dung của tác phẩm được chọn, chỉ ra nét gặp gỡ của các tác giả (có thể về nội dung hoặc nghệ thuật hoặc cả nội dung và nghệ thuật, tùy theo tác phẩm được chọn khi viết về tình cảm gia đình. Trên cơ sở đó, khẳng định ý nghĩa của đề tài gia đình và đóng góp của mỗi tác giả khi viết về đề tài này)

+ Liên hệ thực tế: tình cảm gia đình của những bà mẹ hi sinh bản thân mình cho con như trường hợp người mẹ bị ung thư nhưng không điều trị để cố giữ được đứa bé Bình An ra đời.

– Kết luận: Khẳng định tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho bé Thu. Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện đã thành công trong miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật. Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ.

c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận

d. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đề 2:

Đề bài: Lưu Quang Vũ từng viết :

Mỗi bài thơ của chúng ta

Phải như một ô cửa

Mở tới tình yêu.

(Trích ” Liên tưởng tháng Hai”)

Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ. Hãy viết một bài thơ hoặc một đoạn thơ “Như một ô cửa sổ/ Mở tới tình yêu” trong em

Yêu cầu về kỹ năng:

– Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

– Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để bàn luận, chứng minh vấn đề một cách hợp lí, thuyết phục.

– Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:

– Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận

II. Thân bài

1. Giải thích ý kiến:

– Ô cửa – là nơi ngăn cách hai thế giới bên trong và bên ngoài

aSo sánh mỗi bài thơ như một ô cửa, nhà thơ muốn nói đến chức năng của thơ ca, là phương tiện giúp nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm sâu kín của cá nhân mình đến mọi người.

– Mở tới tình yêu – Đằng sau cánh cửa thơ ca chính là tình yêu- tình cảm của nhà thơ với con người, cuộc đời; tình yêu – còn là tình cảm của con người với con người dành cho nhau.

[Ý kiến của Lưu Quang Vũ bàn về giá trị của thơ ca: Thơ ca là phương tiện để nhà thơ mở cánh cửa lòng mình đến với mọi người, và hơn thế thơ ca còn là cầu nối tâm hồn của mọi người tìm đến với nhau.

2. Phân tích + Chứng minh

a. Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu sắc và đúng đắn.

b. Chứng minh: Học sinh kết hợp kiến thức lí luận và kiến thức văn học để chứng minh

– Lí luận:

+ Thơ cũng như bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống, qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Các nhà thơ làm thơ khi tình cảm dâng trào mãnh liệt trong trái tim, họ có nhu cầu muốn được sẻ chia, tìm được sự đồng điệu từ phía người đọc. Mỗi bài thơ được tạo ra như một cánh cửa mở tâm hồn là bởi thế!

+ Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Nhà thơ không chỉ muốn chia sẻ, bộ lộ tình cảm của cá nhân mình, mà muốn lan truyền những xúc cảm ấy tới trái tim người đọc, đem đến cho họ những xúc cảm mới. Từ đó, thơ kết nối những tâm hồn người đọc đến với nhau, cùng hướng đến những giá trị tốt đẹp. Bởi thế mà mỗi bài thơ phải mở tới tình yêu, đưa con người đến với nhau.

– Chứng minh bằng kiến thức văn học: chọn một bài thơ trong chương trình lớp 9 để phân tích chứng minh

3. Mở rộng, nâng cao:

– Thơ ca có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Mỗi bài thơ là những tâm tư tình cảm sâu sắc mãnh liệt của người nghệ sĩ gửi gắm tới con người, cuộc đời. Qua những xúc cảm của cá nhân, mỗi bài thơ lại đánh thức những xúc cảm trong lòng người đọc, hướng con người tới những giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. (Hs mở rộng các tác phẩm thơ khác)

4. Bài học:

– Với nhà thơ: Cần cảm nhận cuộc sống bằng tất cả tâm hồn, để khi trái tim rung lên những xúc cảm mãnh liệt có thể tạo nên những vần thơ sâu sắc. Nhà thơ cần ý thức về sứ mệnh của mình là người mở cánh của tâm hồn con người, đưa con người đến với nhau, cùng sống trong một thế giới ngập tràn tình yêu. Để ô cửa thơ ca hấp dẫn, lôi cuốn hơn với người đọc, ngoài những xúc cảm sâu sắc, phong phú gửi trong nội dung, nhà thơ còn cần có những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật.

– Với người đọc: cần cảm nhận tác phẩm bằng tất cả tâm hồn để hiểu được tiếng lòng mà người nghệ sĩ gửi gắm. Hãy mở những ô cửa thơ ca để hiểu người, hiểu mình, để được sống trong một thế giới ấm áp, yêu thương,…

III. Kết bài:

– Khẳng định sứ mệnh cao cả của thơ ca

Bài giải của thạc sĩ Nguyễn Văn Thành, Trường THPT Vĩnh Viễn- chúng tôi

– Sáng nay, hơn 80.000 học sinh chúng tôi vừa hoàn thành xong bài thi môn Ngữ văn lớp 10 với thời gian 120 phút.

‘Điểm Danh’ Những Giải Pháp Y Tế Thông Minh Tại Tp.hcm

4 giải nhất gồm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật nội soi với robot Da Vinci của Bệnh viện Bình Dân, mô hình “bệnh viện số” của Bệnh viện Quận Thủ Đức, hệ thống phản ứng khẩn cấp giải quyết sự cố an ninh, trật tự trong bệnh viện “Code grey” từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, giải pháp thay thế CPU truyền thống bằng Raspberry Pi giúp tiết kiệm kinh phí và bảo vệ môi trường của Bệnh viện Nhi đồng 1.

Qua gần 3 năm triển khai robot phẫu thuật da Vinci, Bệnh viện Bình Dân đã phẫu thuật thành công cho 850 trường hợp về niệu khoa, ngoại tổng quát. Không chỉ tham gia hỗ trợ chuyển giao công nghệ phẫu thuật robot cho các bệnh viện trong nước, Bệnh viện Bình Dân còn được các bệnh viện trong khu vực đánh giá cao và mời sang hỗ trợ kỹ thuật.

Cho đến nay bệnh viện đã có 18 ê-kip phẫu thuật robot được đào tạo tại các trung tâm huấn luyện phẫu thuật robot tại Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… và chính thức được công nhận. Ngoài ra, BV còn nhiều sáng tạo trong tiết kiệm chi phí các vật tư, thiết bị đi kèm khi triển khai phẫu thuật robot nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc mổ, điều này đã làm giảm chi phí phẫu thuật robot đi một nửa nếu so sánh với giá phẫu thuật robot của các nước tiên tiến.

Với số lượt khám trung bình hơn 6.500 lượt bệnh nhân mỗi ngày nhưng Bệnh viện quận Thủ Đức hoàn toàn không có tiếng loa gọi tên bệnh nhân. Toàn bộ quy trình khám bệnh ngoại trú đã được số hoá. Tại các phòng khám của bệnh viện đều có màn hình hiển thị số thứ tự chờ khám tự động đảm bảo tính công khai, minh bạch, thuận tiện để người bệnh theo dõi lượt khám. Người bệnh đi khám bệnh không cần mang theo hồ sơ, toa thuốc do các bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi lịch sử khám, chữa bệnh có trên phần mềm ứng dụng.

Bệnh viện số giúp người dân chủ động lựa chọn nhiều hình thức đăng ký khám bệnh như: đăng ký tại quầy nhận bệnh được nhân viên quét trực tiếp mã QRcode trên thẻ bảo hiểm y tế, giúp hoàn tất thủ tục nhanh chóng thay vì nhập thông tin bằng tay vào phần mềm. Ngoài ra, người bệnh có thể biết chi tiết giá dịch vụ khám chữa bệnh, số tiền cần phải đóng hoặc chênh lệch bảo hiểm y tế…

“Code Grey” là hệ thống phản ứng khẩn cấp sự cố an ninh, trật tự tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Khi kích hoạt “Code grey”, thì ngay lập tức các lực lượng được phân công nhiệm vụ từ bảo vệ đến các nhân viên chuyên trách an ninh, trật tự trong bệnh viện, cho đến sự chi viện và hỗ trợ kịp thời của công an địa phương sẽ nhanh chóng có mặt tại hiện trường và ngăn chặn kịp thời các vụ gây rối an ninh, trật tự trong bệnh viện.

Hệ thống dựa trên nền tảng API service tích hợp tổng đài ảo tạo ra các file giọng nói với nhiều cách đọc khác nhau, gọi được nhiều số điện thoại cùng lúc. Chỉ mất 1-2 phút kể từ lúc tổng đài nhấn nút báo động Code grey là Ban giám đốc, trực lãnh đạo, nhóm trực an ninh sẽ nhận được cuộc gọi tự động được gửi đến điện thoại của từng cá nhân. Ngoài Code grey, hệ thống “Auto Call” của bệnh viện còn có “Code blue” dành cho hỗ trợ khẩn cấp ngưng tim, ngưng thở, “Code red” dành cho hỗ trợ khẩn cấp cháy nổ, và “Báo động đỏ” dành cho hỗ trợ khẩn cấp khi có bệnh nhân nguy kịch.

Từ giữa năm 2016, bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thay thế các CPU truyền thống bằng các thiết bị Raspberry Pi nhỏ gọn có kích thước chỉ bằng 1/100 CPU. Đặc điểm chính của sản phẩm này là hoạt động theo cơ chế ảo hoá máy chủ bằng phần mềm mã nguồn mở có tên là “Proxmox” để kết nối từ bo mạch qua mạng nội bộ vào máy chủ của bệnh viện.

Với hệ thống máy tính để bàn hơn 600 máy, bệnh viện đã tiết kiệm được hơn 3 tỷ đồng chi phí đầu tư trang thiết bị. Ngoài ra, do thiết bị Raspberry Pi tiêu thụ điện năng ít hơn gần 40 lần so với CPU nên hàng năm bệnh viện đã tiết kiệm thêm hàng trăm triệu đồng tiền điện. Hiện nay, đã có nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố đã chuyển đổi các CPU truyền thống sang thiết bị Raspberry Pi và đều thu được các kết quả tốt tương tự như Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Ngoài 4 giải nhất, Ban tổ chức còn trao 8 giải nhì, 8 giải ba tập trung vào các lĩnh vực như mạng lưới cấp cứu thông minh, đăng ký khám bệnh trực tuyến và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, phần mềm để người bệnh cùng kiểm tra thông tin trước mổ, camera thông minh giám sát rửa tay, trí tuệ nhân tạo tiếp cận y học cá thể trong điều trị ung thư…

Các sản phẩm công nghệ phục vụ người bệnh từ “vườn ươm sáng tạo” của Bệnh viện Quân dân y Miền Đông vừa giành giải nhì vừa được trao giải triển vọng.

Theo PGS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế chúng tôi cho biết các sản phẩm được bình chọn dựa trên các tiêu chí như tính sáng tạo xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, nền tảng công nghệ cũng như giao diện sản phẩm, phạm vi triển khai, hiệu quả, khả năng nhân rộng.

Bạn đang xem bài viết Bài Giải Môn Văn Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Tại Tp.hcm trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!