Xem Nhiều 3/2023 #️ Bài Tập Về Từ Đồng Nghĩa Lớp 5 # Top 12 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bài Tập Về Từ Đồng Nghĩa Lớp 5 # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tập Về Từ Đồng Nghĩa Lớp 5 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài tập Luyện từ và câu về từ đồng nghĩa lớp 5 bao gồm lý thuyết và các bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng rèn luyện các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 5.

1. Lý thuyết Từ đồng nghĩa lớp 5

– Khái niệm: TĐN là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

– Có thể chia TĐN thành 2 loại:

+ TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

V.D: xe lửa = tàu hoả ; con lợn = con heo

+ TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,… (chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước)

· Cuồn cuộn: hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.

· Lăn tăn: chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.

· Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.

Bài 1. Khoanh vào chữ các đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đồng nghĩa với từ hạnh phúc là từ:

A. Sung sướng

B. Toại nguyện

C. Phúc hậu

D. Giàu có

A. Cầm.

B. Nắm

C. Cõng.

D. Xách.

Câu 3. Dòng nào có từ mà tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?

a. Nhân loại, nhân tài, nhân lực.

b. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.

c. Nhân công, nhân chứng, chđ nhân.

d. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.

A. phang

B. đấm

C. đá

D. vỗ

Câu 5: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa:

A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc

B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.

C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.

D. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.

Câu 6: Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?

A. quyền công dân

B. quyền hạn

C. quyền thế

D. quyền hành

A. ngăn nắp

B. lộn xộn

C. bừa bãi

D. cẩu thả

A. Cây bút trẻ

B. Trẻ con

C. Trẻ măng

D. trẻ trung

Câu 9: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ?

A. Thái bình, thanh thản, lặng yên.

B. Bình yên, thái bình, hiền hoà.

C. Thái bình, bình thản, yên tĩnh.

D. Bình yên, thái bình, thanh bình.

A. Leo – chạy

B. Chịu đựng – rèn luyện

C. Luyện tập – rèn luyện

D. Đứng – ngồi

Bài 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:

a- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến) ………………………………………………………..

b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu) ………………………………………………………..

c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du) ………………………………………………………..

d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên) ………………………………………………………..

e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu) ………………………………………………………..

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.

Bài 4:Tìm từ khác nghĩa trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Bài 5: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây ………….., cây cối đứng………….., không gian………., không một tiếng động nhỏ.

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).

c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

a) Cắt, thái, …

b) To, lớn,…..

c) Chăm, chăm chỉ,…..

Bài 8: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm: Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

Bài 9: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa …, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà…., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng … vì một lá cỏ non vừa …, hình như mỗi giọt khí trời cũng…., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

(theo Nguyễn Đình Thi)

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.

(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.

(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.

(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.

(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.

Bảng…………… ; vải……………….. ; gạo…. ……….; đũa……………. ; mắt……………. ; ngựa……………. ; chó……..

Bài 11:

a) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: cho, chết, bố

b) Đặt câu với mỗi nhóm từ đồng nghĩa tìm được ở câu a.

Bài 12:

a) Tìm từ đồng nghĩa với từ đen dùng để nói về: Con mèo ; Con chó ; Con ngựa ; Đôi mắt;

b) Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.

Bài 13: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau :

“… những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.”

Bông hoa huệ trắng muốt.

Đàn cò trắng phau.

Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.

Bài 14: Tìm từ đồng nghĩa trong những câu sau:

Vua Hùng kén rể làm chồng cho Mị Nương.

Họ đang lựa những cây cột có độ cao giống nhau.

Chúng tôi đang chọn những con dế khỏe nhất để chọi.

Công ty vừa tuyển người lao động.

Bài 15: Thay thế từ ngữ in đậm trong các câu sau bằng từ đồng nghĩa.

Nơi chúng tôi ở còn chật hẹp.

Con vật bỗng xuất hiện.

Nó không ăn uống gì cả.

Bài 16: Tìm từ đồng nghĩa với từ nhanh thuộc hai loại:

Cùng có tiếng nhanh

Không có tiếng nhanh

– chọn, lựa,

– diễn đạt, biểu đạt,

– đông đúc, tấp nập

Bài 18: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:

Đêm trăng trên Hồ Tây

Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7).

Theo Phan Kế Bính

(1) trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.

(2) bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.

(3) nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti.

(4) thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.

(5) thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.

(6) trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.

(7) yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.

Luyện Từ Và Câu Lớp 5: Luyện Tập Về Từ Đồng Nghĩa

Luyện từ và câu lớp 5: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 13

Soạn bài: Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Soạn bài là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 13 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Câu 1 (trang 13 sgk Tiếng Việt 5): Tìm các từ đồng nghĩa:

a. Chỉ màu xanh.

b. Chỉ màu đỏ.

c. Chỉ màu trắng.

d. Chỉ màu đen.

a. Chỉ màu xanh: xanh lơ, xanh lục, xanh ngọc, xanh biếc, xanh rờn, xanh thẫm, xanh nét, xanh tươi, xanh um, xanh sẫm, xanh ngát, xanh ngắt, xanh xao, xanh đen, xanh xanh mượt, xanh lè, xanh lét, xanh bóng…

b. Chỉ màu đỏ: đỏ thắm, đỏ tía, đỏ rực, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ au, đỏ chói, đỏ sọc, đỏ lòm, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ hoét, đỏ ửng, đỏ hồng, …

c. Chỉ màu trắng: trắng lóa, trắng bóc, trắng bạch, trắng bệch, trắng nõn, trắng phau, trắng muốt, trắng tinh, trắng toát, trắng ngần, trắng ngà, trắng bong, trắng dã, trắng nuột, trắng hếu …

d. Chỉ màu đen: đen trũi, đen thui, đen kịt, đen sịt, đen nghịt, đen ngòm, đen láy, đen giòn, đen sì, đen lánh, đen đen, đen nhức, đen nhẻm…

Câu 2 (trang 13 sgk Tiếng Việt 5): Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

– Minh Sắc da đen trũi vì phơi nắng gió ngoài đồng.

– Ruộng lúa nhà em mới lên xanh mướt.

– Kim Ngân từ trong bếp đi ra, hai má đỏ lựng vì nóng.

Câu 3 (trang 13 sgk Tiếng Việt 5): Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:

Cá hồi vượt thác

Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vượt sóng. Suốt đêm thác réo điên cuồng. Nước tung lên thành những búi trắng như tơ. Suốt đêm đàn cá rậm rịch.

Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng. Tiếng nước xối gầm vang. Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa thác trắng. Những đôi vây xòe ra như đôi cánh.

Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường.

Luyện Từ Và Câu Lớp 5: Từ Đồng Nghĩa

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 7, 8

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5: Từ đồng nghĩa là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 7, 8 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5. Hướng dẫn giải bài tập luyện tập về từ đồng nghĩa lớp 5 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Từ đồng nghĩa lớp 5 phần Nhận xét Luyện từ và câu

So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:

a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.

HỒ CHÍ MINH

b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

TÔ HOÀI

a) Xây dựng – kiến thiết:

* Từ xây dựng có các nghĩa như sau:

– Nghĩa 1: Làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định. Ví dụ: xây dựng một sân vận động; xây dựng nhà cửa; công nhân xây dựng…

– Nghĩa 2: Hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá theo một phương hướng nhất định. Ví dụ: xây dựng chính quyền; xây dựng đất nước; xây dựng gia đình (lấy vợ hoặc lấy chồng, lập gia đình riêng).

– Nghĩa 3: Tạo ra, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng. Ví dụ: xây dựng cốt truyện; xây dựng một giả thuyết mới.

– Nghĩa 4: Thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn. Ví dụ: góp ý phê bình trên tinh thần xây dựng; thái độ xây dựng…

* Kiến thiết: là từ ghép Hán Việt. Kiến là dựng xây, thiết là sắp đặt. Nghĩa của từ kiến thiết trong ví dụ 1 là xây dựng với quy mô lớn. Ví dụ: Sự nghiệp kiến thiết nước nhà.

Như vậy: Nghĩa của từ xây dựng, kiến thiết giống nhau (cùng chỉ một hoạt động) là từ đồng nghĩa.

– Khác nhau:

+ Xây dựng: làm nên, gây dựng nên.

+ Kiến thiết: xây dựng với quy mô lớn.

b) Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm:

– Khác nhau:

+ Vàng xuộm: có màu vàng đậm đều khắp. Lúa vàng xuộm là lúa đã chín đều, đến lúc thu hoạch.

+ Vàng hoe: có màu vàng pha lẫn màu đỏ. Đây là màu vàng tươi, ánh lên. Nắng vàng hoe là nắng ấm giữa mùa đông.

+ Vàng lịm: màu vàng gợi lên cảm giác ngọt ngào, mọng nước. Đây là

màu vàng thẫm của quả đã chín già.

Như vậy: Nghĩa của các từ này giống nhau ở chỗ cùng chỉ một màu, do đó chúng là từ đồng nghĩa.

Câu 2 – Nhận xét (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)

Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?

a. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải kiến thiết lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc xây dựng đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.

+ Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn (làm nên một công trình kiến trúc; hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế).

b. Màu lúa chín dưới đồng vàng hoe lại. Nắng nhạt ngả màu vàng lịm. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng xuộm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Còn vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

Câu 3 – Nhận xét (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)

Thế nào là từ đồng nghĩa?

Gợi ý:

Từ hai bài tập trên con hãy suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

+ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Ví dụ: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,…

+ Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, thay thế được cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: hổ, cọp, hùm;

mẹ, má, u,…

+ Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.

Ví dụ:

– ăn, xơi, chén,… (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).

– mang, khiêng, vác,… (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).

Từ đồng nghĩa phần Luyện tập Luyện từ và câu lớp 5

Câu 1 (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)

Xếp các từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

HỒ CHÍ MINH

Gợi ý:

Từ in đậm là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

+ nước nhà – non sông.

+ toàn cầu – năm châu.

Câu 2 – Luyện tập (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)

Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.

M: đẹp – xinh.

– Đẹp: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, đẹp đẽ, mĩ lệ, tươi đẹp, đèm đẹp…

– To lớn: to tướng, to kềnh, to đùng, khổng lồ, vĩ đại, lớn, to…

– Học tập: học hành, học hỏi, học…

Câu 3 (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)

Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.

M: – Quê hương em rất đẹp.

– Bé Hà rất xinh.

– Chúng em rất chăm chỉ học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn bè.

– Trọng bắt được một con tôm càng to kềnh. Còn Dương bắt được một con ếch to sụ.

– Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ. Cuộc sông mỗi ngày một tươi đẹp.

Bài Tập Về Từ Nhiều Nghĩa Lớp 5

Bài tập Luyện từ và câu lớp 5

Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5

Bài tập luyện từ và câu lớp 5 Từ nhiều nghĩa bao gồm lý thuyết và các bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng rèn luyện các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 5.

1. Lý thuyết Từ nhiều nghĩa lớp 5

* Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

– Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD1: Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.

VD2: Với từ “Ăn”:

– Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).

– Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.

– Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.

– Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

– Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

– Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.

– Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

* Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

* Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

– Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

VD: – Tôi đi sang nhà hàng xóm.

Đi: (Người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen (di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển)

* Lưu ý: Khi làm những bài tập về giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị.

VD: – Bãi biển: Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển sát mép nước.

– Tâm sự: Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác.

– Bát ngát: Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn.

Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể giải thích một cách nôm na, mộc mạc nhưng cũng vẫn phải đúng nghĩa.

VD:

– Tổ quốc: Đất nước mình. – Bài học: Bài HS phải học.

– Bãi biển: Bãi cát ở vùng biển. – Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.

– Kết bạn: Làm bạn với nhau.

a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.

a) Vàng:

– Giá vàng trong nước tăng đột biến

– Tấm lòng vàng

– Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường

b) Bay:

– Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.

– Đàn cò đang bay trên trời

– Đạn bay vèo vèo

– Chiếc áo đã bay màu

a) Cân (là DT, ĐT, TT)

b) Xuân (là DT, TT)

Bài 5: Cho các từ ngữ sau:

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên

Bài 6. Nối mỗi cụm từ có tiếng trông ở bên trái với nghĩa thích hợp của cụm từ ở bên phải:

Bài 7. Đặt 4 câu có tiếng nhà mang 4 nghĩa sau:

a) Nơi để ở

………………………………………………………………………..

b) Gia đình

………………………………………………………………………..

c) Người làm nghề

………………………………………………………………………..

d) Chỉ vợ (hoặc chồng) của người nói

………………………………………………………………………..

Bài 8: Tìm nghĩa gốc của từ mũi và các nghĩa chuyển của nó chỉ bộ phận của dụng cụ hay vũ khí.

Nghĩa gốc của từ mũi :………………………………………………………………………………..

Nghĩa chuyển: …………………………………………………………………………………………

Bài 9:

a. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ lá trong các câu sau:

Lá cờ tung bay trước gió. ……………………………………………………………

Mỗi con người có hai lá phổi. ……………………………………………………………

Về mùa thu, cây rụng lá. ……………………………………………………………

Ông viết một lá đơn dài để đề nghị giải quyết. ……………………………………………………………

b. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ quả trong các câu sau:

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.

……………………………………………………………

Quả cau nho nhỏ. ……………………………………………………………

Trăng tròn như quả bóng.

……………………………………………………………

Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.

……………………………………………………………

Quả hồng như thể quả tim giữa đời.

……………………………………………………………

Bài 10: Đặt câu cho mỗi nghĩa sau đây của từ đầu một câu tương ứng.

Bộ phận trên cùng của người, có chứa bộ não.

Vị trí ngoài cùng của một số đồ vật.

Vị trí trước hết của một khoảng không gian.

Thời điểm trước hết của một khoảng thời gian.

Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao. (VD: cự li chạy 100 m)

Tìm kiếm. (VD: chạy tiền)

Trốn tránh. (VD: chạy giặc)

Vận hành, hoạt động. (VD: máy chạy) Vận chuyển. (VD: chạy thóc vào kho)

Bài 12. Đặt câu có từ đông mang những nghĩa sau:

a) “Đông” chỉ một hướng, ngược với hướng tây:

b) “Đông” chỉ một mùa trong năm:

c) “Đông” chỉ số lượng nhiều:

Bài 13: Đặt câu với các nghĩa sau của từ chân:

Bộ phận cơ thể người hay động vật, tiếp xúc với mặt đất để đi lại.

Bộ phận của vật tiếp xúc với mặt đất.

Cầu thủ bóng đá.

Người trong tổ chức, tập thể nào đó.

Bài 14: Xác định các nghĩa của quả trong những cách dùng sau đây:

Cây hồng rất sai quả. Mỗi người có một quả tim. Quả đất quay xung quanh mặt trời.

Bài 15: Tìm các từ ngữ và đặt câu.

Tả âm thanh của gió.

Tả âm thanh tiếng mưa.

Tả âm thanh tiếng hát.

Bài 17. Khoanh tròn vào chữ cái trước từ có tiếng bảo mang nghĩa: “giữ, chịu trách nhiệm”

a. Bảo kiếm

b. Bảo toàn

c. Bảo ngọc

d. Gia bảo

A. bảo vệ

B. bảo hành

C. bảo kiếm

D. bảo quản

Bạn đang xem bài viết Bài Tập Về Từ Đồng Nghĩa Lớp 5 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!