Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Chơi Rubik 3×3 Dễ Hiểu Nhất Cho Người Mới # Top 6 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Chơi Rubik 3×3 Dễ Hiểu Nhất Cho Người Mới # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chơi Rubik 3×3 Dễ Hiểu Nhất Cho Người Mới mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn về cách chơi rubik 3×3 thường sẽ mất khoảng 45p – 1 tiếng để học, nhưng nó sẽ gây ấn tượng mạnh với mọi người vì bạn có thể giải quyết một trong những thử thách tuyệt vời nhất của cuộc sống.

Khối lập phương Rubik (hay đơn giản là Rubik) là một món đồ chơi giải đố dạng cơ học được giáo sư kiến trúc người Hungary tên Erno Rubik phát minh vào năm 1974. Chúng ta thường gọi sai trò chơi này là Robic, Rubic hay Rubix.

Khối Rubik 3×3 bao gồm 6 mặt như chúng ta đã biết, mỗi mặt có 9 ô vuông và được ghép lại từ 27 khối lập phương nhỏ hơn. Thông thường, Rubik được sơn phủ 6 loại màu cơ bản, đó là: trắng, vàng, đỏ, cam, xanh lá và xanh dương. Trò chơi được bắt đầu bằng việc xáo trộn (scramble) tất cả vị trí ở mỗi mặt, tức là các màu sẽ sen kẽ nhau. Bạn chỉ hoàn thành nó khi mà mỗi mặt đều là một màu đồng nhất.

Để bắt đầu, bạn buộc phải đọc và học thuộc các ký hiệu Rubik 3×3 cơ bản sau:

F (Front): mặt trước

R (Right): mặt bên phải

L (Left): mặt bên trái

U (Up): mặt trên

D (Down): mặt dưới

Xoay theo chiều kim đồng hồ: F, R, L, U, D. Xoay ngược chiều kim đồng hồ: F’ ,R‘, L’, U’, D’.

Ký hiệu Rubik 3×3 các viên góc, viên cạnh, viên trung tâm.

Bước đầu tiên cũng là bước đơn giản nhất, đó là tạo dấu thập trắng trên đỉnh của khối Rubik. Bạn chọn màu nào để bắt đầu cũng được, nhưng trong bài hướng dẫn cho người mới này, chúng ta sẽ bắt đầu với mặt trắng trước.

Tôi khuyến khích các bạn thử cố gắng giải tầng đầu tiên mà không cần đọc hướng dẫn bên dưới. Lý do là để bạn có thể hiểu được cơ chế hoạt động của khối Rubik, qua đó chuẩn bị tốt hơn cho các bước sau. Bước này không quá khó vì bạn chưa cần để ý quá nhiều các chi tiết khác. 

Ví dụ 

Cách chơi Rubik 3×3 dễ hiểu nhất cho người mới – tạo dấu thập trắng.

Hoàn thiện tầng một không phải là vấn đề gì quá to tát. Cũng giống như trong bước trước, ghép các viên góc trắng có thể dễ dàng được hoàn thành bởi một người bình thường, bằng cách tự nghiệm chỉ sau một thời gian ngắn làm quen. Bước thứ hai này chưa yêu cầu học thuộc các công thức, bạn chỉ cần áp dụng một vài hoán vị ngắn mà thậm chí không cần phải nhớ.

Ví dụ về thủ thuật “dấu góc”

Cách chơi Rubik 3×3 dễ hiểu nhất cho người mới - ghép các góc trắng để hoàn thiện tầng 1.

Định hướng nốt 3 viên góc chứa màu trắng còn lại dựa vào hướng dẫn trên. 

Trước đó, chúng ta có thể tự nghiệm mà không cần bất kỳ công thức nào. Nhưng trong bước 3 này, bạn buộc phải học hai công thức để đưa viên cạnh ở tầng 3 xuống tầng 2 mà không làm hỏng mặt trắng đã hoàn thiện. 

Giờ thì hãy lật ngược khối Rubik lại để phù hợp cho cách giải của bước này, sau đó xoay tầng trên cùng để viên cạnh khớp với ảnh bên dưới. Có hai công thức xoay rubik 3×3 tầng 2 cần sử dụng, gọi là: thuật toán trái và thuật toán phải.

Cách chơi Rubik 3×3 dễ hiểu nhất cho người mới – đưa viên cạnh từ tầng 3 xuống tầng 2.

Cho đến bây giờ, chúng ta đã giải quyết xong hai tầng dưới cùng và chỉ còn lại tầng 3 mà thôi (thở phào nhẹ nhõm). Trong bước 4 của hướng dẫn này, chúng ta sẽ muốn tạo một dấu thập vàng trên đỉnh khối Rubik. Không có vấn đề gì nếu các viên cạnh chưa khớp với tâm của các cạnh bên, đó sẽ là bước sau.

Trong trường hợp “dấu chấm”, bạn sẽ phải thực hiện công thức trên ba lần. Khi có hình “chữ L” thì là hai lần và “đường thẳng” là một lần.

Ngoài ra, còn có một công thức giúp bạn chuyển thẳng từ “chữ L” lên “dấu thập” luôn nếu bạn muốn nhanh hơn một chút. Còn không thì học một công thức ở trên là đủ.

Cách chơi Rubik 3×3 dễ hiểu nhất cho người mới – tạo dấu thập vàng trên đỉnh.

Ví dụ

Tôi sẽ tráo đổi 2 cặp cạnh (xanh dương, vàng) và (đỏ, vàng) cho nhau. Cách làm tương tự đối với cặp cạnh còn lại.

Cách chơi Rubik 3×3 dễ hiểu nhất cho người mới – định hướng viên cạnh vàng.

Chỉ còn các viên góc chứa màu vàng ở tầng 3 là chưa được giải quyết. Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm một viên góc đã ở “đúng vị trí” (khớp với màu 3 viên trung tâm). Sau đó giữ khối Rubik trong tay với cái góc “đúng vị trí” kia ở phía trước-phải-trên và thực hiện công thức bên dưới.

Mục đích của công thức này sẽ là hoán vị ba góc còn lại cho chuẩn. Nếu không có viên góc nào ở “đúng vị trí”, bạn cũng có thể sử dụng công thức dưới để có được một viên.

Ví dụ 

Trong hình dưới, viên góc (vàng, xanh lá, đỏ) đã ở đúng vị trí. Hãy lặp lại công thức: U R U’ L’ U R’ U’ L.

Cách chơi Rubik 3×3 dễ hiểu nhất cho người mới – hoán vị góc.

Yayyy. Cuối cùng chúng ta đã đến bước cuối của “Cách chơi rubik 3×3 dễ hiểu nhất cho người mới”. Công việc sẽ là hoàn thành các góc màu vàng và bước này có lẽ là khó hiểu nhất, hãy bình tĩnh, từ từ, tự tin là chiến thắng.

Khi đã xong được một góc, bạn hãy xoay tầng trên cùng (U hoặc U’) để di chuyển một viên góc chưa được hoàn thiện về vị trí trước-phải trên và lặp lại công thức R’ D’ R D nhiều lần. Cứ làm như vậy là bạn sẽ hoàn thành khối Rubik.

* Lưu ý: Một số bạn làm rối Rubik của mình ngay trong bước cuối vì lý do là các bạn đã bỏ qua việc xoay D ngay khi nhìn thấy viên góc đã được hoàn thiện. Một lý do khác là không xoay tầng trên sau khi xong một viên góc. Hãy chắc chắn rằng bạn làm đúng, đủ công thức R’ D’ R D và xoay tầng trên cùng để đưa viên góc chưa hoàn thiện về vị trí trước-phải-trên như tôi đã nói.

Chúc mừng bạn đã tìm được cho mình cách giải khối Rubik 3×3. Hãy mang đi khoe cho mọi người “thành tựu” mình đã đạt được trong 45 phút cuộc đời và tự thưởng cho mình một tràng pháo tay.

 

Cách Giải Rubik 3×3 Nâng Cao Theo Petrus Method

Phương pháp Lars Petrus, thường được gọi là “Petrus” là một cách giải Rubik 3×3 nâng cao xây dựng block, có thể dễ dàng học được mà không cần sử dụng thuật toán. Nó có số move trung bình ít hơn so với CFOP với rất ít lần regrip tay nhưng không thực sự hiệu quả bằng.

Ngày nay, người ta tiếp cận với Petrus như một phương pháp giải trung gian, sau khi học xong Layer-by-layer chứ ít người sử dụng làm phương pháp giải chính.

Petrus Method là gì?

Petrus Method, được phát minh bởi Lars Petrus vào khoảng đầu những năm 1980, là một phương pháp điển hình cho việc xây dựng Block, trong đó F2L được giải hoàn toàn bằng tự nghiệm chứ không có công thức. Việc giải bằng Petrus sẽ bắt đầu từ block nhỏ 2x2x2 (khối vuông), rồi hoàn thành hai tầng đầu tiên và cuối cùng là tầng cuối. Petrus đôi khi cũng được sử dụng một phần trong CFOP, áp dụng cho XCross.

Lars Petrus – người phát minh ra Petrus Method

Giới thiệu về Petrus Method

– Petrus từng nằm trong “tứ hoàng”, cùng với CFOP, Roux và ZZ Method. Nhưng ngày nay nó ít phổ biến hơn vì không thể cạnh tranh tốc độ được so với ba phương pháp mới đã kể trên.

– Đặc trưng cho Petrus là tạo một block vuông 2x2x2 đầu tiên, rồi xác định và định hướng lại cạnh như bước đầu của ZZ Method. Chính xác hơn là ZZ học hỏi từ Petrus.

– Do đã định hướng cạnh từ trước, Petrus có thể kết hợp với rất nhiều bộ công thức khác khi làm tầng cuối.

– Petrus được phát minh nhằm thay thế cho giải pháp Layer-by-layer phổ biến vào đầu những năm 1980 và thường được sử dụng trong fewest-moves vào khoảng thời gian này.

Cách giải Rubik 3×3 nâng cao theo Petrus Method

Ba bước cuối cùng của Petrus phiên bản cũ rất chậm chạp, do đó, tôi sẽ không đề cập tới nó nữa mà áp dụng các bộ công thức khác cho tầng cuối cùng (Last Layer) và bạn sẽ chỉ học thuần công thức mà thôi. 

👉 Như vậy, chúng ta sẽ có 5 bước như sau:

Xây dựng khối 2x2x2 ở bất cứ đâu trên khối lập phương. 

Mở rộng khối 2x2x2 thành khối 2x2x3.

Khắc phục “các cạnh xấu” và định hướng chúng.

Giải quyết hai tầng đầu tiên (F2L).

Giải quyết tầng cuối cùng (LL).

Bước 1: Xây dựng block 2x2x2

Mục tiêu trong bước này là tạo một block 2x2x2 ở bất cứ đâu trên khối lập phương. Hay rõ ràng hơn là tìm cách ghép một góc với ba cạnh sao cho khớp màu.

Có rất nhiều cách để tạo một block 2x2x2 nhưng đơn giản nhất sẽ theo trình tự sau:

Ghép góc với một cạnh.

Ghép một cạnh khác với viên trung tâm.

Ghép các cặp từ 1&2 để tạo một block 2x2x1.

Ghép viên cạnh cuối cùng khớp với 2 viên trung tâm.

Đặt tất cả lại với nhau.

Bước 2: Mở rộng block 2x2x2 thành 2x2x3

Trong bước 1, chúng ta đã giải quyết được một phần của khối lập phương, block 2x2x2 có thể di chuyển tự do mà không sợ phá vỡ thứ gì. Không tệ! Trong bước 2, chúng ta sẽ mở rộng block 2x2x2 có sẵn thành 2x2x3. Nghĩa là ghép thêm một góc và hai cạnh vào block đã giải.

Cách làm tương tự như trước và hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không làm hỏng block 2x2x2. Nếu không thì quay lại bước 1…

Bước 3: Tìm cạnh xấu và định hướng

Ý tưởng cơ bản của Petrus Method là giải quyết toàn bộ khối lập phương từ đây chỉ bằng cách xoay 2 mặt tự do. Nhưng khi bắt tay vào làm, bạn sẽ sớm phát hiện ra một số cạnh luôn bị “xoắn” sai hướng. Chúng ta gọi đó là những cạnh “xấu” (khái niệm cạnh “xấu” tương tự như EOLine của phương pháp ZZ).

Bước 3 có lẽ là bước khó hiểu nhất của Petrus Method, nhưng bạn nên yên tâm một điều rằng, một khi đã hiểu thì đây thực sự là bước đơn giản nhất.

1/  Xác định các cạnh “xấu” 

Để dễ theo dõi, hãy cầm khối Rubik như tôi với màu vàng ở mặt trên (U), màu đỏ hướng về phía đối diện (F).

a. Nhìn vào mặt U/D (tổng cộng 5 viên cạnh), nếu bạn thấy:

▪️ Màu xanh dương/ xanh lá thì cạnh đó là xấu.

▪️ Màu đỏ/ cam thì điều đó có nghĩa bạn cần nhìn màu còn lại của viên cạnh. Nếu màu còn lại là trắng/ vàng thì cạnh đó là xấu.

b. Nhìn vào mặt F/B của lớp giữa E-slice (tổng cộng 2 viên cạnh) . Quy tắc được áp dụng tương tự như trên. Nếu bạn thấy:

▪️ Màu xanh dương/ xanh lá thì cạnh đó là xấu.

▪️ Màu đỏ/ cam thì điều đó có nghĩa bạn cần nhìn màu còn lại của viên cạnh. Nếu màu còn lại là trắng/ vàng thì cạnh đó là xấu.

2/ Định hướng lại cạnh “xấu”

Số lượng các cạnh xấu luôn luôn là số chẵn và nó giới hạn trong (2,4,6). Bạn có thể định hướng lại cạnh “xấu” theo từng cặp. 

Công thức cho từng trường hợp

a) 2 cạnh xấu

U’ F R’ F’

R B U B’

F’ U’ F

R’ B U B’

U R B U B’

F R’ F’

U F’ U’ F

B U2 B’

b) 4 cạnh xấu

F’ U’ F2 R2 F’

F’ U’ F2 R F’

R F’ U’ F2 R F’

F’ U2 F2 R’ F’

U2 F B’ R F’ B

F’ U2 F2 R2 F’

F R’ F2 U’ F

F R F’ B U B’

R’ F’ U2 F2 R’ F’

F R’ F2 U2 F

F B’ R F’ B

F R’ F’ B U’ B’

c) 6 cạnh xấu

F B’ R F’ B2 U B’

R F B’ R F’ B2 U B’

R’ F B’ R F’ B2 U B’

 

Bước 4: Giải quyết hai tầng đầu tiên (F2L)

Sau khi giải hai tầng đầu tiên, bạn sẽ có luôn dấu thập vàng nhờ việc định hướng cạnh từ trước

Những gì bạn làm trong bước 4 sẽ khá giống với những gì bạn làm ở bước 1 và 2. Tuy nhiên, bạn chỉ được phép xoay hai mặt R và U mà thôi.

Từ block 2x2x3 đã tạo, mục tiêu là ghép thêm 2 góc và 3 cạnh để mở rộng nó thành block 2x2x3 (hoàn thành hai tầng). Bước này sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng vì các cạnh đã được định hướng. Bạn cứ dành thời gian ghép thử liên tục, một lúc là sẽ ra vấn đề thôi.

Bước 5: Giải quyết tầng cuối cùng (LL)

Bây giờ chúng ta đã ở tầng cuối cùng. Sau khi xong bước 4, nếu bạn không có dấu thập vàng trên đỉnh thì có nghĩa là bạn đã làm sai bước 3 – bước định hướng các cạnh. Đây là một lỗi rất phổ biến với những bạn mới làm quen với việc nhận biết cạnh “xấu” và “tốt”. Nhưng không sao, hãy quay lại và nên nhớ rằng tôi luôn chờ bạn ở đây.

Kiên nhẫn là đức tính bạn cần rèn luyện khi speedcubing

Cách 1: OCLL/ PLL

▪️ OCLL/ PLL hay còn gọi là 2 look OLL/ PLL. Đây là cách dễ dàng và phổ biến nhất để hoàn thành bước này, vì hầu hết mọi người đều đã học CFOP trước khi tìm hướng dẫn Petrus.

▪️ Số thuật toán cần học của OCLL là 7 và PLL là 21, tổng cộng chỉ 28 thuật toán cho cả hai bước – một con số rất dễ chịu với những bạn nào lười học. Thậm chí bạn cũng có thể giảm số lượng thuật toán xuống bằng cách chia nhỏ PLL ra thành 2 bước (2 look PLL), tuy nhiên điều này sẽ kéo thời gian giải hơn chút.

▪️ Mặc dù công thức không mấy nhiều nhưng số move trung bình của cách này cũng chỉ là 19,14 move. 

Cách 2: COLL/ EPLL

▪️ COLL giúp bạn định hướng và hoán vị các góc tầng cuối, còn EPLL sẽ hoán vị các cạnh còn lại. Phương pháp này được khá nhiều cuber ưa thích vì nó có số move thấp hơn OCLL/ PLL và còn nhận biết trường hợp dễ dàng hơn, rất phù hợp với những phương pháp như ZZ hay Petrus vì các cạnh đã được định hướng sẵn (hay đã có dấu thập sẵn). Ngoài ra, COLL/ EPLL cũng là một subset nhỏ của ZBLL.

▪️ COLL gồm 42 công thức với trung bình move là 9,78, EPLL chính là 4 công thức hoán vị cạnh trong PLL với trung bình move là 8,75. Tổng cộng cách giải này gồm 46 công thức và mang lại số move là 18,53, ít hơn một chút so với OCLL/ PLL.

Cách 3: ZBLL

▪️ Được coi là “chén thánh” của Speedcubing, rất ít ai có thời gian cũng như đủ kiên nhẫn để học toàn bộ các công thức này. ZBLL gồm 494 công thức riêng biệt, giúp bạn hoàn thành tầng cuối cùng bằng cách định hướng các góc và hoán vị góc-cạnh, tất cả chỉ trong một bước duy nhất.

▪️ ZBLL có số lần di chuyên trung bình là 12,08 giây, một lợi thế đáng kể so với các cách trên. Nếu bạn đã thành thục những phương pháp khác, muốn thử thách bản thân bằng một bộ công thức “cực khủng” thì ZBLL là dành cho bạn.

Ưu điểm của Petrus Method

▪️ Petrus là cách giải Rubik 3×3 nâng cao sử dụng ít move hơn CFOP và hầu hết, nếu không nói là tất cả các phương pháp không xây dựng block khác.

▪️ Tự nghiệm nhiều hơn và ít công thức hơn CFOP.

▪️ Có thể kết hợp với nhiều bộ công thức khác ở bước cuối.

Nhược điểm của Petrus Method

▪️ Khó khăn (đặc biệt với những bạn mới chơi) trong việc tối ưu hóa block buiding.

▪️ Khó tối ưu Finger Trick vì nhiều bước cần tự nghiệm.

▪️ Có tốc độ ở mức trung bình – khá, khó cạnh tranh với CFOP, Roux hay ZZ.

Cách Chơi Escape Room Dành Cho Người Mới

Những bài viết trên mạng và ngay cả đám bạn của bạn liên tục nhắc về một trò chơi mang tên: Escape Room. Bạn thắc mắc rằng, việc trốn thoát ra khỏi 1 căn phòng có gì cuốn hút đến vậy? Và trò chơi này thực chất vận hành ra sao? Cách chơi Escape Room như nào?

Escape Room là gì?

Về cơ bản, Escape Room được định nghĩa là một trò chơi trí tuệ nhập vai thực tế. Nhiệm vụ của bạn là phải giải mã những câu đố, những gợi ý trong căn phòng để tìm ra lối thoát.

Nghe có vẻ nhàm chán khi phải động não nhỉ?

Ấy vậy mà khi bước chân vào Escape Room, bạn sẽ như được cách ly khỏi thế giới thực tại đầy bộn bề. Xung quanh bạn giờ đây ngập tràn những bí ẩn khiến bạn bị kích thích phải tìm ra lời giải. Dưới áp lực về thời gian, người chơi như được hòa mình vào một thế giới mới. Một thế giới mà bạn sẽ không bao giờ nghĩ những câu đố có thể thu hút được mình đến như vậy.

Làm sao để giành được chiến thắng?

Để “đánh bại” một Escape Room yêu cầu rất nhiều kỹ năng. Tốc độ, tư duy sáng tạo, sự kiên nhẫn và đặc biệt teamwork là yếu tố tiên quyết. Escape Room là một trò chơi đồng đội, không phải cho cá nhân. Vì thế để giải những câu đố, khám phá bí mật căn phòng và đạt được mục tiêu cuối cùng, bạn cần đến sự phối hợp của cả đội.

Bên cạnh đó, óc tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng chịu áp lực sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giành chiến thắng. Có thể bạn sẽ không ngờ được khả năng thật sự của mình trước khi chơi Escape Room. Và trò chơi này sẽ giúp khai phá những tài năng tiềm tàng ẩn giấu trong lớp vỏ bọc của bạn. Tuy nhiên, đừng cố “một mình cân team”. Như đã nói ở trên, đây là trò chơi đồng đội. Mỗi người sẽ có một khả năng riêng và giúp ích trong việc giải mã căn phòng. Nhưng khi cùng nhau thực hiện, sự gắn kết sẽ giúp các bạn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Và đó chính là những gì Escape Room muốn đem tới cho những người chơi.

Hãy tìm hiểu kỹ hơn về Những lợi ích mà Escape Room đem lại.

Cách chơi Escape Room từ những bước đầu tiên

Lựa chọn nhiệm vụ

Cùng tìm hiểu kỹ hơn về Mức giá vé khi chơi Escape Room

Game Master – người đưa đường chỉ lối

Một khi bạn đã chọn được phòng chơi phù hợp, cả đội sẽ được hướng dẫn và dẫn lối bởi một Game Master: tên gọi dành cho những nhân viên tại Escape Room. Họ sẽ hướng dẫn từ đầu chí cuối và giải thích cặn kẽ bất cứ thắc mắc nào của các bạn trước khi chơi. Nội dung phòng chơi cũng thường được giới thiệu bởi Game Master và nó sẽ khiến cho bạn nhập vai ngay từ khi chưa bước chân vào phòng chơi. Game Master đồng thời là người sẽ trợ giúp bạn khi bạn gặp khó khăn trong phòng chơi và luôn quan sát để đảm bảo bạn có được những trải nghiệm Escape Room tốt nhất.

Điều gì khiến Escape Room trở nên tuyệt vời đến vậy?

Có tới hơn năm nghìn Escape Room trên toàn thế giới và tại ngay tại Hà Nội bạn cũng có thể trải nghiệm trò chơi tại Miss Terry – Escape Room. Điều này đã chứng minh được sức hút to lớn từ trò chơi trí tuệ này.

Chúng ta thường lo lắng về việc phải “dùng não” khi chơi những trò trí tuệ. Nghi ngại về độ khó của những câu đố sẽ khiến chúng ta bị khó xử. Nhưng hãy nhớ lại thời còn đi học, bạn đã hạnh phúc thế nào khi tự mình giải được một bài toán hóc búa? Cảm giác đó sẽ được tái hiện lại khi bạn từng bước giải những câu đố bên trong Escape Room. Có khác, là bạn sẽ được tận hưởng niềm vui sướng đó khi ở bên bạn bè và người thân. Và thật sự thì còn gì tuyệt vời hơn thế nữa phải không nào?

Bạn đã sẵn sàng cho thử thách?

Xem giá vé Escape Room và bắt đầu trải nghiệm ngay thôi nào!

Đặt các phòng chơi Miss Terry – Escape Room ngay

Hotline: 0888837755

Facebook: Miss Terry – Escape Rooms

Cách Chơi Brain Out Trên Máy Tính Bằng Phần Mềm Giả Lập Bluestack

Với cách chơi Brain Out trên máy tính được Taimienphi hướng dẫn sau đây sẽ khiến đôi tay của bạn không bị giới hạn trên một màn hình nhỏ của chiếc điện thoại, kiểm soát hoàn toàn Brain Out trên máy tính bằng bàn phím và chuột.

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình có thể chơi Brain Out trên máy tính bao giờ chưa ? Nếu chưa thì chắc chắn bạn đã bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị rồi đấy. Với phần mềm giả lập android BlueStacks, bạn có thể chơi Brain Out trên máy tính chỉ với vài thao tác đơn giản, hãy chú ý theo dõi.

Chơi game giải đố Brain Out trên PC bằng BlueStacks

Hướng dẫn cài đặt và chơi Brain Out trên máy tính

Bước 1: Trong bài viết Taimienphi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng phần mềm giả lập BlueStacks, sử dụng trình giả lập Android tốt nhất hiện nay để chơi Brain Out trên máy tính, PC. Tải và cài đặt BlueStacks theo liên kết bên dưới.

– Tải phiên bản mới.– Cách cài đặt Bluestacks phiên bản mới trên PC.

Bước 3: Trong cửa hàng Google Play Store, gõ Brain Out vào mục tìm kiếm và ấn Enter trên bàn phím máy tính hoặc nhấp biểu tượng Search.

Bước 4: Nhấp chọn đúng biểu tượng game Brain Out do Focus Apps phát hành trên hệ thống Android và iOS, vào giao cài đặt Brain Out trên máy tính.

Hiện tại Brain Out có dung lượng cài đặt tương đối nhẹ nhàng, chỉ khoảng 40MB.

Bước 6: Sau khi cài đặt xong, nhấp chọn Open khởi động và bắt đầu chơi Brain Out trên máy tính bằng trình giả lập BlueStacks.

Ở phiên bản Brain Out trên máy tính thì ngôn ngữ mặc định sau khi cài đặt chính là tiếng Anh (English), bạn có thể chuyển đổi sang ngôn ngữ khác bằng cách vào phần cài đặt ở góc bên trái.

Sau đó thực hiện chuyển sang ngôn ngữ mà bạn muốn và bắt đầu chơi Brain Out trên máy tính bằng tiếng mà bạn thiết lập.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-choi-brain-out-tren-may-tinh-55834n.aspx – Link tải phiên bản Android: Brain Out cho Android– Link tải phiên bản iOS: Brain Out cho iPhone

Bạn đang xem bài viết Cách Chơi Rubik 3×3 Dễ Hiểu Nhất Cho Người Mới trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!