Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt Động Của Mắt mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Cùng tìm hiểu cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt.
Cấu tạo bên ngoài
Nhìn bên ngoài, đôi mắt cơ bản có các bộ phận sau: lông mày, lông mi, mi mắt, tròng trắng, tròng đen…
Cấu tạo bên trong
Mắt là một cơ quan có cấu tạo bên trong hết sức tinh vi trong đó giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là những bộ phận cơ bản để đảm bảo chức năng nhìn của mắt.
Bán phần trước
Giác mạc
Giác mạc (lòng đen), là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, bán kính độ cong là 7,7 mm. Chiều dày giác mạc ở trung tâm mỏng hơn ở vùng rìa.
Bán kính cong mặt trước giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhân cầu. Về phương diện tổ chức học giác mạc có 5 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: biểu mô, màng Bowmans, nhu mô, màng Descemet, nội mô.
Mống mắt – Đồng tử
Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử, quyết định màu mắt (đen, nâu, xanh..). Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.
Thủy tinh thể
Thủy tinh thể nằm sau mống mắt. Thủy tinh thể trong suốt làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét, giúp ta có thể nhìn xa gần.
Bán phần sau
Dịch kính
Dịch kính là chất dạng gel trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷ tinh. Khối dịch kính chiếm chừng 2/3 thể tích nhãn cầu.
Dây thần kinh mắt- mạch máu võng mạc
Dây thần kinh thị giác là nơi tập hợp các bó sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền các tín hiệu nhận được ở võng mạc giúp ta nhận biết ánh sáng, hình ảnh… Mạch máu võng mạc gồm động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc cung cấp chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng mắt.
Hoàng điểm
Võng mạc là một màng bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm võng mạc là hoàng điểm (điểm vàng), nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh.
Thông qua các dây thần kinh thị giác võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích ở não. Võng mạc có nhiều lớp tế bào, đáng chú ý là lớp tế bào que, tế bào nón và lớp tế bào thần kinh cảm thụ.
Tế bào que, tế bào nón nhận biết hình ảnh, màu sắc. Lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào que, tế bào nón trước tác động gây hại của tia cực tím và ánh sáng xanh chất chuyển hóa gây hại võng mạc.
Cơ chế hoạt động của mắt
Để hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim, qua quá trình rửa hình sẽ cho ta các bức ảnh.
Mắt có hệ thấu kính thuộc bán phần trước nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể. Ánh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt.
Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật nào đó.
Đối với máy ảnh, chúng ta phải điều chỉnh tiêu cự chính xác và mức độ ánh sáng, khi ống kính bị bẩn phải lau chùi và bảo dưỡng cẩn thận.
Trong thực tế mắt chúng ta cũng thực hiện những công việc đó một cách hoàn toàn tự động. Ví dụ, để thay đổi tiêu cự thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của mình dưới sự điều khiển của cơ thể mi trong mắt. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử, từ đó điều khiển cường độ chùm sáng đi vào.
Các tuyến lệ chính và phụ hoạt động giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn, nó là một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên mà tạo hóa ban cho đôi mắt. Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển vô cùng tinh vi của các cơ chế thần kinh, mà không một máy ảnh cao cấp nào có thể sánh kịp.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Bác sĩ Chuyên khoa II. Đặng Đức Khánh Tiên
Bài 10: Hoạt Động Của Cơ
I – Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 trang 26 VBT Sinh học 8
Chọn các từ, cụm từ: lực kéo, lực hút, lực đẩy, co, dãn điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:
– Khi cơ co tạo ra một lực.
– Cầu thủ bóng đá tác động một lực đẩy vào quả bóng.
– Kéo gầu nước, tay ta tác động một lực kéo vào gầu nước.
Bài tập 2 trang 26 VBT Sinh học 8
Làm thí nghiệm như hình 10 và tham khảo bảng 10 SGK, trả lời các câu hỏi:
2. Cơ làm việc quá sức thì biên độ co cơ giảm và dẫn tới cơ bị mỏi. Hiện tượng đó gọi là sự mỏi cơ.
3. Khi chạy một đoạn đường dài, cảm thấy thở rất sâu, chân rất mỏi. Vì khi chạy, hô hấp trở nên khó khăn, thiếu O2 cung cấp cho cơ thể, sản phẩm của quá trình ôxi hóa là axit lactic sẽ tích tụ, đầu độc làm cơ mỏi.
4. Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là sự mỏi cơ.
Bài tập 3 trang 27 VBT Sinh học 8
1. Khi bị mỏi cơ cần làm gì để hết mỏi cơ?
2. Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?
1. Khi mỏi cơ cần được nghi ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt dộng chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
2. Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ. Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.
Bài tập 4 trang 27 VBT Sinh học 8
1. Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
2. Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?
3. Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?
4. Nên có phương pháp luyện tập cơ như thế nào để có kết quả tốt nhất?
1. Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố:
– Trạng thái thần kinh.
– Thể tích của cơ, khối lượng của vật.
– Lực co cơ, khả năng dẻo dai, bền bỉ.
2. Mọi hoạt động thể dục thể thao đều được coi là luyện tập cơ nhưng mỗi hoạt động lại luyện tập cho các cơ khác nhau như chạy bộ thì tốt cơ bắp chân, đùi, mông; đánh bóng đánh cầu thì cơ tay, vai, ngực; tập yoga, giãn cơ rất tốt, tốt cho toàn bộ các cơ từ đầu đến ngón chân.
3. Sự luyện tập thường xuyên giúp tăng thể tích của cơ (người có thân thể cường tráng), tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai. Do đó, năng suất lao động cao. Việc luyện tập thường xuyên không chỉ làm cơ thể phát triển mà còn làm cho xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối, làm tăng năng lực hoạt động của các cơ quan khác như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, làm cho tinh thần sảng khoái.
4. Để luyện tập cơ đạt kết quả tốt cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hợp lí, có thể tham gia hoạt động sản xuất vừa sức. Cần có phương pháp luyện tập:
– Khởi động nhẹ trước khi luyện tập.
– Thường xuyên tập thể dục thể thao.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
– Lao động vừa sức.
II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập trang 28 VBT Sinh học 8
Tìm những cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:
Khi cơ co tạo ra một lực để sinh công. Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ co. Làm việc quá sức và kéo dài dẫn tới sự mỏi cơ. Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ thể. Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần lao động vừa sức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 trang 28 VBT Sinh học 8
Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?
– Khi cơ co tạo một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra một công.
– Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động và trong lao động. Nếu có một lực F tác động vào làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là : A = Fs.
Bài tập 2 trang 28 VBT Sinh học 8
Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.
– Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.
– Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.
Bài tập 3 trang 28 VBT Sinh học 8
Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ.
– Để tăng cường khả năng làm việc của cơ và giúp cơ dẻo dai cần lao động vừa sức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
– Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động mạnh nên thư giãn, đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
Bài tập 4 trang 28-29 VBT Sinh học 8
Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.
Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
A. Hoạt Động Cơ Bản
Chơi trò chơi “Đổi số đo thời gian” :
Đố nhau trong nhom đổi số đo thời gian :
Chẳng hạn : 2,5 giờ = … giờ … phút.
1 giờ 24 phút = … giờ
45 phút = … giờ.
Các bạn trong nhóm thay phiên nhau đố, có thể chỉ định một bạn trả lời. Những bạn khác làm trọng tài.
Phương pháp :
Áp dụng cách chuyển đổi :
1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây ; …
Cách giải :
Ví dụ :
* 30 phút = (dfrac{1}{2}) giờ = 0,5 giờ.
* 45 phút = (dfrac{3}{4}) giờ = 0,75 giờ.
* 2 giờ 25 phút = 135 phút = 2,25 giờ.
* 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ.
* 2,75 giờ = 2 giờ 45 phút.
Câu 2 Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán :
Bài toán: Một ô tô đi trong 4 giờ với vận tốc 40km/giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô.
Bài giải :
Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là :
40 × 4 = … (km)
Đáp số : …
Phương pháp :
Để tính quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ ta lấy quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ (hay chính là vận tốc của ô tô) nhân với 4.
Cách giải :
Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là :
40 × 4 = 160 (km)
Đáp số: 160km.
Câu 3 Đọc kĩ nhận xét và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn : Nhận xét :
Chú ý : Nếu vận tốc (v) được xác định theo km/giờ, thời gian (t) được xác định theo giờ thì quãng đường (s) được xác định theo ki-lô-mét (km).
Câu 4 Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán:
Bài toán : Một người đi bộ với vận tốc 6km/giờ trong 1 giờ 30 phút. Tính quãng đường người đó đã đi được.
Bài giải :
1 giờ 30 phút = … giờ
Quãng đường người đó đã đi được là :
……………………………………..
Đáp số : …………
Phương pháp :
– Đổi số đo thời gian sang số đo có đơn vị là giờ.
– Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Cách giải :
1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường người đó đã đi được là :
6 × 1,5 = 9 (km)
Đáp số: 9km.
Câu 5 Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) Một máy bay bay với vận tốc 800km/giờ trong 3 giờ. Như vậy, máy bay đã bay được quãng đường là : …… × …… = …… (km).
b) Một ô tô đi với vận tốc 60km/ giờ trong 1,2 giờ. Như vậy ô tô đã đi được quãng đường là : …… × …… = …… (km).
c) Một con thỏ chạy với vận tốc 14m/giây trong 1 phút. Như vậy con thỏ đã chạy được quãng đường là : …… × …… = …… (m)
Phương pháp :
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
(s = v times t)
Cách giải :
a) Một máy bay bay với vận tốc 800km/giờ trong 3 giờ. Như vậy, máy bay đã bay được quãng đường là : 800 × 3 = 2400 (km).
b) Một ô tô đi với vận tốc 60km/ giờ trong 1,2 giờ. Như vậy ô tô đã đi được quãng đường là : 60 × 1,2 = 72 (km).
c) Một con thỏ chạy với vận tốc 14m/giây trong 1 phút. Như vậy con thỏ đã chạy được quãng đường là : 14 × 60 = 840 (m) (Vì 1 phút = 60 giây).
Giải Bài Tập Mắt Cận Và Mắt Lão Sbt Vật Lý 9
Bài 49.1 trang 100 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.
Chọn D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.
Bài 49.2 trang 100 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.
Bài 49.3 trang 100 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được các vật ở xa nhất cách mắt bao nhiêu?
Người đó nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt 50cm.
Bài 49.4 trang 100 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cực 50 cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Gợi ý: Dựa ảnh của vật qua kính rồi tính, biết rằng muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt.
Giả sử OA = 25cm; OF = 50cm; OI = A’B’;
A’ trùng với điểm Cc.
Và OA’ = 2OA = OF = 50cm
Ba điểm F, A’ và Cc trùng nhau suy ra OCc = OA’ = OF = 50cm
Như vậy ba điểm cực cận cách mắt 50cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50cm
Bài 49.5, 49.6, 49.7, 49.8 trang 100, 101 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
4 9.5 Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không ?
A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
49.6 M ột người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
49.7 Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 15cm trở ra đến 40cm. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
49.8 Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính. Khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
49.5 D 49.6 A 49.7 B 49.8 C
Bài 49.9 trang 101 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
Bài 49.10 trang 101 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
Bạn đang xem bài viết Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt Động Của Mắt trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!