Cập nhật thông tin chi tiết về Chân Huyên Truyện : Chương 6 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chương 6 : Tuyết Mai.
Đoạn nào khó hiểu , mình có chú thích luôn cho mọi người dễ đọc.
^^
nào í.
Thấm thoắt vào cung đã ba tháng. Tân niên sắp đến , trong cung cũng lộ không khí vui mừng. Tăng nhân tụng kinh niệm phật ngày càng nhiều. Tới 25 tháng 12 , phần thưởng cuối năm cũng được tặng thưởng nhiều . Tuy rằng là một quý nhân bệnh tật , ban thưởng cũng không ít , hơn nữa có Mi Trang tỷ , Lăng Dung , và Thuần Thường tại còn được ban tặng thêm , cũng có thể coi là tân niên sung túc. Đường Lê cung tuy lạnh lẽo , nhưng trên mặt người hầu đều vui vẻ , vội vàng quét dọn lại cung , treo đèn cát tường , dán chữ phúc.
Trận đại tuyết rơi đã hai ngày , ngày càng lạnh , tôi đưa tay hơ vào lò sưởi gần cửa sổ , nhìn bồ công anh bay lơ lửng rơi xuống mặt tuyết . Tinh Thanh đi tới cười nói với tôi : “ Tiểu chủ nghĩ cái gì mà mất hồn vậy? Không nên đứng dưới cửa sổ lâu , cẩn thân đau đầu.”
Tôi cười : “ Ta nghĩ trong cung chúng ta có đủ thứ , chỉ thiếu vài cành hoa mai và tùng bách. Mùa đông tới rồi mà ở trong viện chẳng có gì , hoa cũng không có , chỉ có thể nhìn tuyết.”
Tinh Thanh nói : “ Trước giờ Sử mỹ nhân không thích hoa cỏ , ghét hoa đẹp hơn người. Hơn nữa , càng không thích hoa mai , nhất là vào mùa đông nó mới nở , người cũng lạnh , cái mũi đỏ bừng , càng không đẹp bằng hoa. Còn mùi cây tùng bách không được thơm nên ghét nốt.”
Tôi cười : “ Nhìn thế mà Sử mỹ nhân thú vị ghê !”
Cận Tịch đi tới trừng mắt nhìn Tinh Thanh : “ Không được nói bừa bãi ! Cung nữ không được nghị luận chủ tử ở sau lưng.”
Tinh Thanh lè lưỡi : “ Nô tỳ chỉ nói ở trong cung , quyết không nói ra ngoài.”
Cận Tịch nghiêm túc nói : “ Nói ở trong cung mà người ngoài nghe thấy , vô duyên cớ tiểu chủ nhà mình bị rước hoạ vào thân thì sao ?”
Cận Tịch đi đến bên cạnh tôi nói : “ Quý nhân không thích nhìn cảnh sắc bên ngoài , hay là nô tỳ cho người dán giấy lên cửa sổ.”
Tôi cao hứng : “ Ta muốn làm. Chúng ta cùng nhau cắt dán giấy chữ Hỉ đi.”
Cận Tịch lên tiếng , chỉ chốc lát sau ôm xấp giấy màu và chỉ đến.. Các cung nữ ở trong cung lâu ngày , rảnh rỗi lại cắt giấy chơi nên cũng khá am hiểu cái này. Bởi vậy , nghe tôi nói muốn dán giấy lên cửa sổ , tất cả đều vây quanh cái lò sưởi cùng làm.
Hai canh giờ trôi qua , trên bàn là một đống hình thù khác nhau : Chim Khách Đăng Mai , Nhị Long Diễn Châu , Khổng Tước Xoè Đuôi , Thiên Nữ Tán Hoa , May Mắn Có Thừa , Ngũ Phúc Lâm Môn , còn có Liên , Lan , Trúc , Cúc , Thuỷ Tiên, Mẫu Đơn , Tuổi Hàn Tam Hữu.
Tôi nhìn một lần , khen : “ Cận Tịch giỏi thật , không hổ là cô cô.” Cận Tịch hơi đỏ mặt , khiêm tốn nói : “ Làm sao so được với Quý Nhân “ Cùng Hợp Nhị Tiên” trông rất sống động.”
Tôi cười nói : “ Trên đời không có Cùng Hợp Nhị Tiên , chỉ là tuỳ tiện cắt thôi. Nếu có thể cắt giống người thật mới là có bản lãnh.”
Vừa dứt lời , Bội Nhi hét lên : “ Tiểu Duẫn Tử cắt giống người quá.”
Tiểu Duẫn Tử lập tức cốc đầu nàng ấy : “ Trước mặt tiểu chủ đừng nói hươu nói vượn , làm gì có chuyện này?”
Bội Nhi không phục : “ Nô tỳ vừa thấy tận mắt Tiểu Duẫn Tử cắt hình giống tiểu chủ lắm , giấu trong tay áo í !” Tiểu Duẫn Tử đỏ mặt , nhỏ giọng nói : “ Nô tài không dám bất kính với Tiểu chủ.”
Tôi ha hả cười : “ Vậy thì sai? Ta chưa bao giờ ….câu nệ tiểu tiết. lấy ra cho ta nhìn đi.”
Tiểu Duãn Tử ngượng ngùng cho tôi xem : “ Quả nhiên là tinh xảo ! Tiểu Duẫn Tử , tay ngươi khéo quá.”
Tiểu Duẫn Tử nói : “ Tạ ơn quý nhân khích lệ. Nô tài vụng về , không dám cắt hình quý nhân thành xinh đẹp được .”
Tôi cười nói : “ Chỉ được cái lém lỉnh . Hình này đẹp quá , ta rất thích.”
Lưu Chu cười tủm tỉm hỏi : “ Hắn lanh lợi thế mà. Nghĩ sao lại cắt giống tiểu chủ thế?”
Tiểu Duẫn Tử nghiêm trang nói : “ Từ lúc tiểu chủ nhờ Ôn thái y đến chữa ca ca của nô tài , bọn nô tài đều cảm động và nhớ nhung đại ân tiểu chủ , cho nên đặc biệt cắt giống tiểu chủ , ở trong cung ngày đêm kính lễ.”
Tôi nghiêm mặt nói : “ Ngươi và ca ca ngươi có lòng ta nhận , chỉ là không hợp quy củ , truyền ra ngoài lại không tốt. Không bằng dán ở trong cung.”
Cận Tịch đứng dậy nói : “ Trong cung có tập tục , vào đêm giao thừa treo đồ vật mình yêu thích lên cành cây cầu năm sau mọi sự như ý. Nếu tiểu chủ thích hình Tiểu Duẫn Tử cắt , chi bằng treo nó lên cầu phúc , cũng là phần thưởng mặt mũi cho Tiểu Duẫn Tử.”
Tôi mỉm cười nói : “ Chủ ý này rất hay .” Rồi bảo Hoán Bích lấy tiền thưởng Cận Tịch và Tiểu Duẫn Tử.
Đang lúc náo nhiệt , có người xốc mành tiến vào thỉnh an , đó là cung nữ của Lăng Dung là Bảo Quyên đến , bê hai chậu cây thuỷ tiên đi vào : “ An tiểu chủ đích thân trồng mấy chậu thuỷ tiên này , hôm nay nở hoa rồi , sai nô tỳ đưa cho Hoàn quý nhân ngắm cảnh.”
Tôi cười nói : “ Vừa khéo , hôm nay bọn ta cắt giấy dán cửa sổ , tiểu chủ nhà ngươi liền phái ngươi tặng chậu hoa. Huệ tần tiểu chủ có ở đó không?”
Bảo Quyên đáp : “ Đã sai Cúc Thanh đem tặng 2 chậu rồi ạ , còn tặng Thuần thường tại 1 chậu.”
Tôi gật đầu : “ Trở về nói tiểu chủ ngươi biết là ta rất thích . Bên ngoài tuyết lớn , ngươi ở lại giữ ấm người đã , đừng để lạnh cóng.” Bảo Quyên gật đầu đi xuống.
Đêm 30 trôi qua nhất nhanh. Mi Trang , Lăng Dung và Thuần thường tại được mời tham gia yến tiệc do Hoàng Thường và Hoàng Hậu chủ trì , thế nên không thể tới gặp tôi. Tôi thân bệnh tật , Hoàng Hậu ân chuẩn tôi ở lại cung tĩnh dưỡng , không cần dự tiệc. Mọi người ăn cơm tất niên xong , cùng nhóm người hầu hạ đón giao thừa. Phẩm Nhi đun nước ấm đi vào nói oang oang : “ Tiểu chủ , bên ngoài tuyết ngừng rơi , còn bầu trời đầy ngôi sao , xem ra ngày mai trời trong xanh.”
“ Thật không?” Tôi cao hứng cười rộ lên : “ Không thể không thưởng thức cảnh đẹp này được !”
Cận Tịch phấn khởi nói : “ Vừa lúc Quý nhân có thể treo hình này lên cây trong viện cầu phúc.”
Tôi nói : “ Cây trong viện khô hết có gì mà treo , không bằng ra ngoài nhìn mai nở , rồi treo lên.”
Tiểu Duẫn Tử đáp : “ Phía nam Lâm Uyển cung có vườn mai rất đẹp , hay là cung chúng ta cùng ta đó xem cho gần.”
Tôi hỏi : “ Là bạch mai sao?”
Tiểu Doãn Tử nói : “ Là mai vàng .”
Tôi hơi nhíu mi : “ Mai vàng sắc không đẹp , hương lại nồng như mùi rượu. Còn có cây gì khác không?”
Tiểu Doãn Tử điệu bộ nói : “ Phía đông Lâm Uyển cung có mai viên , tâm nhuỵ mùi hương đàn , nở ra màu hồng , người xem đều ngay người. Mỗi tội hơi xa.”
Tuyết đêm trăng sáng , hắt chiếu vào từng cánh mai làm đẹp lòng người. Tôi muốn đi , đứng lên lấy một cái áo choàng lông chim , đội mũi lên vừa đi vừa nói : “ Vậy ta thử đi ra đó xem.”
Tiểu Doãn Tử căng thẳng , mặt mũi trắng bệch , lập tức quỳ xuống tự tát chính mình : “ Đều do nô tài lắm miệng . Thân mình tiểu chủ còn không khoẻ , không chịu nổi lạnh. Huống hồ ngày trước Hoa phi phân phó tiểu chủ bị bệnh không nên ra ngoài , nếu chuyện này vào tai Hoa phi thì phải làm sao?”
Tôi mỉm cười nói : “ Lo cái gì? Đêm dài nhân tĩnh , tần phi đều trong yến tiệc . Ta đặc biệt mặc quần áo này , không ai phát hiện được đâu. Huống hồ ta bệnh lâu như vậy , đi ra ngoài giải sầu mới có ích.” Tiểu Doãn Tử còn muốn khuyên nữa , tôi chạy 3 bước đã ra ngoài cửa , quay đầu lại : “ Một mình ta đi , không cho ai theo. Nếu ai to gan dám ngăn lại , phạt quỳ trong tuyết 1 đêm đón giao thừa.”
Mới ra khỏi Đường Lê cung , Cận Tịch và Lưu Chu vội vàng đuổi theo : “ Nô tỳ không dám khuyên quý nhân. Nhưng quý nhân cầm đèn đề phòng vướng tuyết , khó đi.”
Tôi đưa tay tiếp nhận , là một chiếc đèn lồng nhỏ , sáng nhẹ , lại càng không sợ gió tuyết dập tắt. Tôi mỉm cười nói : “ Cũng là ngươi cẩn thận.”
Lưu Chu lấy cái lò sưởi nhỏ đặt trong lòng ngực tôi : “ Tiểu thư cầm lấy sưởi ấm.”
Tôi cười nói : “ Sao không mang chăn đến luôn một thể?”
Lưu Chu hơi đỏ mặt , ngoài miệng lại cứng rắn : “ Tiểu thư cứ chê muội , Lưu Chu sắp khóc rồi này.”
Tôi cười : “ Bậy nào. Chê ngươi ngày càng không biết quy củ.”
Lưu Chu cũng cười : “ Nô tỳ làm sao nhớ đến cái quy củ đó chứ , nhớ kĩ phải cho tiểu thư khoẻ mạnh thôi.” Cận Tịch cũng nở nụ cười.
Tôi nói : “ Lấy về đi.Ta đi một chút sẽ trở lại .”
Con đường dài hẻo lánh trong cùng đã được quét dọn sạch sẽ , mặt đường hơi trơn , đi đứng phải cẩn thận chú ý . Đêm dài trời giá rét , các phi tần trong cung cùng ăn tiệc với Hoàng Hậu , Hoàng Thượng rất vui vẻ , cung nữ công công không ra ngoài , thị vệ tuần tra ban đêm cũng ít đi vài phần , không khí ngày này trông rất ảm đạm. Con đường đến Ỷ Mai Viên hơi xa , may mà đêm nay gió không lớn , trời rét cũng có y phục dày trên người phủ ấm. Ước chừng đi nửa canh giờ mới tới.
Đi vào viện , xa xa liền ngửi thấy mùi thơm mát , càng tới gần càng thấy thơm. Ỷ Mai Viên không có người quét dọn , tuyết ngừng rơi đông lạnh lại. Đôi hài da dê thêu hoa dẫm nát trên mặt tuyết phát ra tiếng kẽo kẹt .Trong vườn yên tĩnh lạ thường , chỉ nghe tiếng đạp tuyết , cả vườn hồng mai mới nở cũng đượm tình , trên đoá hoa có điểm tuyết trắng , càng tăng thêm sức mạnh , tăng thêm thanh lệ ngông nghênh , cũng không biết vì tuyết lót mai hay mai nhờ tuyết nữa , thật là một ‘Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn’ cảnh giới thần tiên.
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn : được cụ Giản Chi dịch là “chập chờn hương thoảng, bóng cành xiên ngang”. Các thi nhân đời sau đã khen ngợi rằng chỉ với bẩy chữ, câu này đã diễn tả đủ được vẻ đẹp của hoa mai.
Tôi kìm lòng không được , đến gần 2 bước , hương mai mát lạnh dường như muốn cốt tuỷ người đều phải biến thành một mảng băng thanh ngọc khiết . Tôi thật sự rất thích . chọn đoá hoa đẹp nhất treo hình giấy lên , bất chấp băng tuyết bão tuyết thành tâm quỳ xuống , cầu khấn :
“ Chân Huyên cầu nguyện cha mẹ an khang , huynh muội bình an.”
“ Cầu nguyện có thể sống cả đời bình an trong cung.”
Nghĩ đến đây , không khỏi ảm đạm , không muốn bản thân cuốn vào vòng xoáy thị phi trong cung , cả đời này chắc giả bệnh mất , đến chết cũng được mai táng ở đây , trở thành bạch đầu cung nữ tại , nhàn toạ thoại huyền tông.
“ Nguyện một lòng , đầu bạc không phân ly” lại si tâm vọng tưởng rồi . Nghĩ vậy , trong lòng chua xót khôn kể , thở dài : “ Nghịch phong như giải ý , dung dịch mạc tồi tàn*”
Chú thích :
(*) Trích trong bài thơ “ mai hoa” của Thôi Đạo Dung đời Đường Câu thơ trên ý nói: nếu gió Bắc thực sự hiểu được tâm ý của hoa mai, xin đừng hủy hoại nữa.
Bạch đầu cung nữ tại , nhàn toạ thoại huyền thông : Ý chỉ cung nữ sống trong cung lạnh lẽo , thê lương.
Vừa dứt lời , ở xa xa bỗng nhiên có một giọng nam vang lên : “ Ai đấy?” Tôi lắp bắp kinh hãi , ở trong vườn này còn có người khác nữa ! còn là một nam nhân ! Tôi không lên tiếng , “hô” thổi tắt ngọn đèn , nấp sau gốc mai , người nọ dừng lại hỏi : “ Là ai?”
Bốn phía tĩnh lặng , chỉ nghe được tiếng gió thổi , hạt tuyết đọng rơi nhẹ xuống đất , sau một lúc lâu không có người lên tiếng. Tôi lấy áo choàng chùm kín cả người. Ánh sáng mập mờ trắng dục , thật may vì vườn có nhiều cây cảnh , giống như vô số san hô chạy loạn hết cả lên , muốn phát hiện ra tôi cũng không dễ dàng gì. Tôi nín thở , chậm rãi đi , lắc mình , sợ mình phát ra tiếng động.
Cước bộ người nọ cũng dần tới gần , mơ hồ có thể đấy được chiếc giày có hoa văn hình giao long xanh nhạt , chỉ cách mấy cây tùng mai vài cước bộ. Giọng điệu của hắn rất nghiêm khắc : “ Nếu không lên tiếng , đừng trách ta vô tình.”
Tôi đứng bất động , hai tay nắm chặt , cả người đông lạnh có chút cừng đờ , người có góc áo màu xám bạc cách tôi không xa , mặt trên còn có hoa văn hình rồng , trong lòng kinh hãi , đột nhiên quay đầu lại thấy cánh cửa sau vườn xuất hiện cung nữ mặc y phục xanh biếc , nhanh trí nói : “ Nô tỳ là cung nữ ở Ỷ Mai Viện , đi cầu phúc , không muốn quấy rầy tôn giá , xin thứ tội.”
Người nọ lại hỏi : “ Tên ngươi là gì?” Tôi sợ hãi , lấy lại bình tĩnh : “ Tiện danh nô tỳ , chỉ bẩn lỗ tai tôn.”
Tôn : chỉ những người có địa vị cao.
Thấy hắn lại gần vài bước , gấp giọng nói : “ Ngài đừng tới đây , vớ tôi bị ướt , đang thay vớ đấy.” Người nọ quả nhiên dừng lại , cũng không thấy hắn nói chuyện , một lúc sau , thấy tiếng bước chân dần dần vọng ở nơi khác , lúc này mới bừng tỉnh , vội vàng nhặt lòng đèn bị tắt chạy ra ngoài , giống như bị người khác đuổi theo vậy .
Cận Tịch , Hoán Bích thấy tôi mất hồn mất vía , hai chân rời rạc , tóc tai rối bời , hai người cả kinh nhìn nhau , đồng thanh hỏi : “ Tiểu chủ làm sao vậy?”
Hoán Bích lanh lẹ đi pha trà cho tôi , uống một ngụm xong , mới lấy lại bình tĩnh : “ Ở đó có 2 con mèo đen , không biết là ai nuôi , tự dưng bổ nhào vào người ta , sợ chết khiếp.”
Lưu Chu mỉm cười : “ Tiểu thư từ nhỏ chỉ sợ mèo , thấy 2 con , không bị doạ chết mới lạ đó.” Lại giương giọng kêu : “ Bôi Nhi , mang canh gừng đến cho quý nhân ấm bụng.” Bội Nhi nghe lệnh đi xuống.
Cận Tịch nói : “ Trong cung , xưa nay nhiều người thích nuôi mèo , mà con mèo này hoang dã , thân mình tiểu chủ quý giá , phải cẩn thận.” Lại hỏi : “ Tiểu chủ cầu nguyện chưa?”
Tôi gật đầu : “ Cầu nguyện 3 lần . Không biết ông trời có trách ta tham lam không đây?”
Cận Tịch tươi cười nói : “ Chúc mừng tiểu chủ , câu cửa miệng nói ‘miêu mang cát vận’. Tiểu chủ cầu nguyện liên gặp được mèo , tâm nguyện nhất định sẽ thành sự thật.”
Tôi mỉm cười : “ Cái gì không tốt , qua miệng các ngươi cũng là tốt. Nếu như ước nguyện thành sự thật , ta ngại gì bị nó doạ.” Nói xong , bảo Tinh Thanh mang nước đến , rửa chân cho tôi.
Tôi nghi ngờ . Hậu cung hôm nay có yến tiệc , cũng không mở tiệc chiêu đãi thân thích. Trừ Hoàng Thượng ra , các nam tử khác không thể xuất hiện trong hậu cung. Trong đầu bỗng nhiên hiện lên hoa văn hình rồng …rồi đột nhiên cảm thấy , loại hoa văn đó ngay cả thân vương bình thường cũng không được mặc , hai là người đó ….may mà mình thoát thân , nếu không ngày tháng giả bệnh trong cung coi như uổng phí. Cận Tịch và Tiểu Doãn Tử thăm dò ý tứ , thấy tôi có chút miễn cưỡng , cố ý hùa khiến tôi vui vẻ. Tôi nói tôi hơi mệt , muốn về phòng nghỉ ngơi. Cận Tịch đi vào tháo trang sức cho tôi.
Tôi rảnh rỗi hỏi : “ Hôm nay yến tiệc hậu cung , Hoàng Thượng và Hoàng Hậu có mời người khác đến không?”
Cận Tịch nói : “ Theo lệ thường , có vài vị vương gia cũng tới.”
Người Cận Tịch nói là đại Hoàng tử của tiên hoàng Kì Sơn vương – Huyền Tuân , Tam hoàng tử Nhữ Nam vương – Huyền Tể , Lục Hoàng tử Thanh Hà vương – Huyền Thanh , Cửu hoàng tử Bình Dương vương – Huyền Phần. Tiên hoàng có 7 con trai, 2 con gái. Ngũ hoàng tử , Thất hoàng tử và Bát hoàng tử sớm băng hà.
Kì sơn vương Huyền Tuân là con của Nghi phi – Thái phi hiện giờ . Tuy là đứa con cả nhưng tính tầm thường vô vị , chỉ cầu làm gã thân vương an hưởng vinh hoa.
Tương thành vương – Huyền Tể con của Ngọc Ách phu nhân , Ngọc Ách phu nhân là em gái Bác Lăng Hầu . Năm xưa Bác Lăng Hầu mưu phản , Ngọc Ách phu nhân bị liên luỵ , không được sủng ái , buồn rầu đến chết. Trời sinh huyền Tể cánh tay khoẻ hơn người , võ dũng thiện chiến , tính cách chính trực , mãi đến khi Tiên Hoàng được làm vua mới phong làm vương. Hiện giờ Nam chinh bắc chiến , lập nhiều chiến công , chậm chí được Huyền Lăng nể trọng.
Thanh Hà vương – Huyền lăng thông minh sáng suốt , mẫu thân là Thư quý phi , thuở nhỏ được Hoàng Thượng sủng ái , mấy lần có ý định lập hắn làm thái tử, chỉ vì Thư quý phi xuất thân không cao quý nên bị người đời lên án , quần thần đồng loạt phản đối , không giải quyết được gì. Thư quý phi tự xin xuất gia sau khi tiên đế băng hà ,Huyền Thanh được giao cho Lâm phi cũng chính là Thái hậu hiện giờ nuôi nấng. Huyền Thanh tinh thông lục nghệ , lại không thích chính sự , cả ngày lấy thi thơ làm bạn , người đời đặt phong hiệu : “ Tụ tại vương gia.”
Bình Dương vương – Huyền Phần là con út của Tiên Hoàng. Bây giờ mới 13 tuổi. Mẫu thân xuất thân hèn mọn , từng là cung nữ may vá trong cung. Tiên Hoàng băng hà cũng được phong làm thái phi , Bình Dương vương ( Ngũ hoàng tử ) từ nhỏ được Thái phi nuôi nấng.
Tôi chăm chúc nghe , trong lòng giống như có cái gì đó bất an , tốt nhất là đi ngủ trước, Mọi người cũng tản dần. Mơ màng ngủ một mạch đến nửa đêm , đột nhiên tôi bị luồng khí lạnh làm tỉnh giấc .
Có 1 số đoạn viết sai chính tả đã được sửa.
^^
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Truyện Giả Kết Hôn Xong Tôi Đem Con Chuồn Lẹ Chương 10
Tác giả: Tuyên Lê
Chương 10: Tôi biết hay không, nói mồm không có tác dụng gì
Nguyễn Khả Hạ không có mặt mũi nào gặp Tạ Thần, cứ thất thần đờ đẫn ra.
Phó Hàn Xuyên không nhịn được nhìn cậu mấy cái, cảm thấy bộ dạng này của Nguyễn Khả Hạ rất buồn cười.
Anh nói như thế, gây hiểu lầm cho Tạ Thần với Lục Đình Hiên. Hơn nữa, lần trước có nhắc đến người mà anh thích với Tạ Thần, vừa hay Nguyễn Khả Hạ ở đây, tiện mồm thừa nhận luôn người mình nói đến.
Sau này nếu như chuyện anh và Nguyễn Khả Hạ ở bên nhau bị lộ thì cũng bớt được vài lần giải thích đi giải thích lại rắc rối.
Vừa xuống sân bay, hai người chia hai ngả, ai lo việc của người nấy.
Phó Hàn Xuyên cho người đưa Nguyễn Khả Hạ về căn nhà ở gần Học viện Partrick.
Nguyễn Khả Hạ hỏi lái xe, “Đây là nhà thuê sao?”
Lái xe nói, “Không phải, đây là nhà của Phó tiên sinh. Phó tiên sinh đã phân phó, ngài không phải trả tiền, đây là điều mà ngài ấy phải làm.”
Nguyễn Khả Hạ: “……Được rồi.”
Vài ngày sau, Nguyễn Khả Hạ làm bài kiểm tra kiến thức nhạc lý.
Trong trường vắng vẻ, thanh tịnh, tuổi đời xây dựng đã lâu. Mỗi kiến trúc đều đem lại cảm giác của thời đại. Khi đi trên đường, dường như có thể nghe thấy tiếng nhạc cụ văng vẳng bên tai.
Cậu cực kì thích nơi đây.
Bên ngoài trường thi, giữa vô vàn người trẻ tuổi đến dự thi, Nguyễn Khả Hạ nhìn thấy một gương mặt người châu Á quen thuộc.
Là người quen.
Nói đúng ra, là người quen của hàng nguyên bản. Với Nguyễn Khả Hạ thì là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này thôi.
Kì Hàng.
Là thành viên trong ban nhạc cũ của hàng nguyên bản, sau này là một trongnhững người theo đuổi Tạ Thần.
Đồng thời cực kì ghét hàng nguyên bản.
Tuy rằng thời gian gần đây, Kì Hàng đang trở thành gương mặt nổi tiếng trong nước, nhưng anh không muốn chỉ dựa vào độ hot nhất thời để kiếm tiền mà thay vào đó, anh rất để ý đến năng lực của bản thân. Học viện Patrick chính là ngôi trường lý tưởng của anh để khẳng định, bồi dưỡng năng lực của mình.
Kì Hàng cũng nhìn thấy Nguyễn Khả Hạ, giả vờ như không nhìn thấy.
Trong lòng anh khó chịu nghĩ, sao người này lại ở đây? Tham gia tuyển sinh sao?
Dựa vào cái trình độ của cậu ta mà cũng có gan đi thi tuyển sinh.
Kì Hàng không thấy mình quá quắt, mà là kí ức trước đây về Nguyễn Khả Hạ đã in quá sâu rồi.
Nguyễn Khả Hạ thấy Kì Hàng không để ý đến cậu, cũng không định đến chào hỏi nhiệt tình làm gì. Người ta đã lạnh nhạt thế mình nhiệt tình cũng chả ra sao cả.
Hai người thi ở hai trường thi khác nhau. Như vậy nghĩa là hai người không thi vào cùng một chuyên ngành.
Bài thi viết kết thúc, Nguyễn Khả Hạ thấy tuy rằng phần phân tích hợp âm và bài hát khó thật, nhưng mà cậu làm bài cũng không tồi.
Vòng thi thứ hai, Kì Hàng lại gặp Nguyễn Khả Hạ.
Một người mà anh thấy không nên xuất hiện ở chỗ này.
Nguyễn Khả Hạ bắt gặp ánh mắt kinh ngạc của Kì Hàng, đáp lại bằng một nụ cười hữu nghị.
Kì Hàng lập tức quay đầu đi.
May mắn thôi, thứ hàng này nhất định là gặp may thôi.
Không tin cậu ta có thể đục nước béo cò, giở trò ở vòng thi thể hiện tài năng trực tiếp được.
Khi bảng kết quả được công bố, Kì Hàng cảm thấy tam quan mình sụp đổ thành cát bụi.
Anh thấy tên của Nguyễn Khả Hạ.
Chuyên ngành: Sáng tác âm nhạc cổ điển.
Không những thế.
Đằng sau còn kèm thêm hàng chữ khiến người ta choáng váng đầu óc……
Người nhận được học bổng toàn phần.
Kì Hàng nhìn kết quả dự thi của mình.
Trình độ trung bình khá, không có học bổng.
Bây giờ anh hoài nghi bản thân có phải là vào Học viện Patrick lởm rồi không.
Phó Hàn Xuyên biết tin Nguyễn Khả Hạ không chỉ thi đỗ, mà còn nhận được học bổng toàn phần. Tuy là không ngờ tới nhưng không quá kinh ngạc.
Anh biết rõ ngôi trường này. Ngôi trường này có tiêu chuẩn tuyển chọn đầu vào riêng, có thể khả năng ca hát của Nguyễn Khả Hạ tồi đến không thể nhìn thẳng, nhưng lại có thiên phú ở phương diện khác.
Giáo viên phụ đạo cho Nguyễn Khả Hạ là một giáo sư già rất vui tính tên Carlos.
Mỗi lần nói chuyện với ông, Nguyễn Khả Hạ đều thấy bản thân mình học được rất nhiều thứ.
Vào học được chừng một tháng, giáo sư Carlos hỏi Nguyễn Khả Hạ, “Nguyễn, tôi nhớ là em biết chơi đàn ghi ta phải không?”
Nguyễn Khả Hạ, “Đúng thế ạ.”
“Buổi diễn âm nhạc tuần sau, có học sinh biểu diễn thiếu mất một người đánh ghi ta hợp tấu, em có muốn tham gia không?”
Nguyễn Khả Hạ sẵn sàng đồng ý tức thì, “Được chứ ạ.”
Giáo sư vô cùng vui vẻ, “Đó là học sinh của bạn tôi, cũng là người Trung Quốc giống em đấy.”
Nguyễn Khả Hạ nói, “Thế thì càng tốt ạ, khi trao đổi giao lưu thì càng dễ hơn, không gặp quá nhiều trở ngại nữa.”
Đến khi cậu gặp người bạn Trung Quốc ấy, Nguyễn Khả Hạ nhận ra, không thể không có trở ngại được.
Trở ngại quá lớn luôn ấy.
Người đó là Kì Hàng.
Lúc Kì Hàng mở cửa ra, rõ ràng là nở nụ cười tươi roi rói. Vừa nhìn thấy người trong phòng luyện thanh là Nguyễn Khả Hạ, nụ cười lập tức biến mất.
Anh chỉ muốn quay đầu mà đi thôi,
Nhưng nghĩ tới người này là do giáo viên phụ đạo giúp anh tìm người hợp tấu, đành mặt lạnh đi vào.
Nguyễn Khả Hạ nhận ra Kì Hàng không muốn giao tiếp với cậu, cậu cũng không tính toán. Hàng nguyên bản với Kì Hàng có thể có những chuyện mà cậu không biết.
Dù sao giữa hai người, thì kiểu gì cũng phải có một người chủ động. Nguyễn Khả Hạ mặc kệ cho có bị mắng thế nào, mở lời trước.
“Lâu rồi không gặp.”
Kì Hàng lạnh nhạt “Ờ” một cái.
Nguyễn Khả Hạ kéo ghế, ngồi xuống bên cạnh, “Tôi có đánh dấu vài chỗ ở trên bản nhạc. Chỗ d đánh dấu màu đỏ thì một người đàn, không đánh dấu thì người còn lại đàn. Anh thấy thế nào?”
Kì Hàng liếc mắt qua, không nói gì.
Nhưng trong lòng thầm nghĩ sắp xếp như vậy rất hợp lí.
Nguyễn Khả Hạ nói tiếp, “Anh là vai chính, nên phần lớn là phần của anh. Tôi chỉ hòa vài hợp âm thôi……”
Nguyễn Khả Hạ nói một thôi một hồi, Kì Hàng cuối cùng không nhịn được nữa, “Nhiều lời như thế làm gì, cậu biết chơi đàn không?”
Nguyễn Khả Hạ, “Tôi biết hay không, nói mồm chẳng chứng minh được gì. Luyện một tí thì biết ngay.”
Luyện tập cùng nhau hai ngày, Kì Hàng không còn gì để nói.
Nguyễn Khả Hạ biết chơi đàn.
Hơn nữa không phải chỉ biết một tí, mà là rất biết chơi, cực kì chuyên nghiệp.
Nguyễn Khả Hạ thấy Kì Hàng vẫn rất dễ tiếp xúc. Biết cậu có khả năng, thái độ với cậu ôn hòa hơn hẳn.
Thậm chí hai người còn có thể ngồi ăn cùng nhau ở nhà ăn.
Kì Hàng hỏi, “Cậu chơi đàn giỏi như vậy, sao trước đây không đàn? Còn giả vờ làm con lợn què?”
Tuy giọng điệu không kì thị gì, nhưng cậu vẫn cảm thấy bên trong như thể đang đay nghiến.
Kì Hàng không nói gì.
Trong lòng anh đã nhận lời xin lỗi của Nguyễn Khả Hạ rồi.
Người ta ai cũng có thể thay đổi, nếu cứ sống mãi trong quá khứ thì chẳng giải quyết được gì cả.
Thực ra anh với Nguyễn Khả Hạ cũng không có thâm thù đại hận gì cả.
Chỉ là một năm ở trong RIQ, anh với thành viên còn lại là Ngải Văn Gia ngày nào cũng phải chịu sự chỉ đạo, trào phúng của Nguyễn Khả Hạ.
Không những thế, Nguyễn Khả Hạ còn ra sức chèn ép thành viên cùng band, đem Kì Hàng với Ngải Văn Gia làm phông nền cho mình.
Đây được xem là sự coi thường đối với main vocal với main dancer, khiến cho hai người họ phải hoài nghi bản thân liệu có phải mình chỉ là dàn phụ họa cho Nguyễn Khả Hạ hay không.
Bây giờ mọi chuyện đã khác rồi, sau khi anh và Ngải Văn Gia diễn solo, sự nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn hồi còn ở RIQ nhiều, Nguyễn Khả Hạ lại ẩn mình không lộ diện.
Kì Hàng cho rằng với tính cách của Nguyễn Khả Hạ, gia cảnh có khó khăn lụi bại thì vẫn sẽ bám dính lấy Lục Đình Hiên, hoặc là đổi sang người khác, ôm lấy đùi của bạn trai mới đúng.
Không ngờ cậu lại chọn tiến sâu vào con đường âm nhạc.
Quả là ngoài dự đoán.
Thực ra Kì Hàng không muốn thừa nhận, bản thân anh rất phục Nguyễn Khả Hạ. Từ chỗ chẳng biết cái gì cho đến vào học ở Học viện Patrick, nhất định là phải nỗ lực hơn người khác gấp mấy lần.
Anh thấy thù hận của người trẻ tuổi đến nhanh mà đi cũng nhanh, đến khi buổi diễn hòa tấu kết túc, Nguyễn Khả Hạ đã có thể khoác vai Kì Hàng, xưng anh xưng em rồi.
Nguyễn Khả Hạ đi qua đại sảnh của trường, nhìn thấy một vị giáo sư già đang đánh đàn piano.
Bài hát đó rất đặc biệt, nhưng Nguyễn Khả Hạ chưa từng nghe bao giờ.
Cậu đứng ở một bên nghe hết cả bài, rồi đi tới hỏi thầy giáo kia, “Thầy Edward, cho em hỏi bản nhạc thầy vừa đàn tên là gì được không ạ?”
Giáo sư già nói, “Bản nhạc này không có tên, đây là bài tập của một học sinh cũ của tôi. Nếu dựa theo cảm xúc mà bản nhạc này truyền tải, thì có thể gọi là “Nhớ nhà”.”
Nguyễn Khả Hạ gật đầu, âm thanh, giai điệu hài hòa, quả thật khiến cho người ta cảm giác nhớ nhà.
Giáo sư: “Em rất thích sao?”
“Vâng. Em rất thích.” Nguyễn Khả Hạ nói, “Em cảm thấy bản nhạc này bản nhạc này không chỉ là một bài tập đơn thuần, nếu có thể sửa đổi một chút, phổ lời cho nó thì quả thật là tuyệt diệu.”
Cậu cảm thấy có thể cảm nhận được tài năng của người viết ra bản nhạc này.
“Đúng thế, học sinh ấy của tôi quả thật vô cùng ưu tú,” Thầy Edward nói, “Nếu em muốn cải biên hay là phổ lời, tôi có thể cho em cách liên lạc với cậu ấy.”
Nguyễn Khả Hạ vui mừng nói, “Thật sao ạ?”
Giáo sư: “Đương nhiên.”
Nguyễn Khả Hạ lưu địa chỉ mail của cựu sinh viên kia.
Giáo sư nói học sinh của ông tên là Timber.
Nguyễn Khả Hạ nghĩ, Timber, cây gỗ. Cái tên lạ lùng thật.
Phó Hàn Xuyên về đến nhà, tập gym, tắm rửa, mở máy tính bắt đầu làm việc.
Có mail mới gửi đến địa chỉ mail mà anh đã lâu không dùng đến.
Ôn Tập Truyện Và Kí
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 70 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Qua những tác phẩm truyện và kí đã học, em hãy cho biết . Soạn bài Ôn tập truyện và kí SBT Ngữ văn 6 tập 2 –
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 70 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Qua những tác phẩm truyện và kí đã học, em hãy cho biết : Bài tập
1. Qua những tác phẩm truyện và kí đã học, em hãy cho biết :
– Truyện và kí có điểm gì chung về mặt thể loại ?
– Điểm khác biệt giữa truyện và kí ? Những yếu tố nào thường có trong truyện mà không có ở kí ?
2. Tóm tắt cốt truyện của hai truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và Buổi học cuối cùng. Cách kể chuyện ở hai truyện ngắn này có gì giống nhau ? Cách kể chuyện ấy có tác dụng nghệ thuật như thế nào ?
3. Nhân vật nào trong các truyện, kí đã học để lại cho em ấn tượng sâu sắc ?
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về nhân vật mà em yêu thích.
4. Chọn đoạn văn miêu tả (cảnh thiên nhiên, loài vật, con người) mà em thấy là đặc sắc trong các văn bản truyện, kí hiện đại đã học. Phân tích nét đặc sắc của đoạn văn ấy.
Gợi ý làm bài
1. Các thể truyện và phần lớn thể kí đều thuộc loại văn tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống chủ yếu bằng tả và kể thông qua lời của người kể chuyện trong tác phẩm. Tác phẩm tự sự đều có lời kể, các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên, xã hội, con người, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể.
Truyện phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống. Thể kí lại chú trọng ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự kiện thực của đời sống và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.
Trong truyện thường có cốt truyện và nhân vật. Còn trong kí thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật.
Lưu ý : Trong các tác phẩm truyện đã học, có những đoạn trích từ các truyện dài (như Sông nước Cà Mau) không xuất hiện nhân vật, tác giả chỉ tập trung vào miêu tả thiên nhiên, xã hội giống như trong tác phẩm kí. Lại có đoạn trích (như Vượt thác) tuy có xuất hiện nhân vật nhưng lại không có cốt truyện đầy đủ. Các bài kí Cây tre Việt Nam và Lòng yêu nước thuộc thể bút kí mang nhiều yếu tố trữ tình và chính luận. Như vậy, các đặc điểm thể loại ở mỗi tác phẩm cụ thể không phải trường hợp nào cũng thuần nhất mà nhiều khi có sự pha trộn, xâm nhập lẫn nhau.
2. – Đọc lại văn bản truyện, tóm tắt cốt truyện của hai truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và Buổi học cuối cùng :
3. HS đọc kĩ lại các truyện đã học để lựa chọn nhân vật mà mình yêu thích rồi nêu cảm nghĩ. Có thể chọn nhân vật chú bé Phrăng hoặc thầy Ha-men trong truyện Buổi học cuối cùng, nhân vật người anh hoặc Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi.
4. Có thể chọn đoạn miêu tả Dế Mèn trong Bài học đường đời đầu tiên, đoạn tả dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác ghềnh trong Vượt thác, hoặc đoạn miêu tả mặt trời mọc trong Cô Tô. Phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn văn ấy (chú ý trình tự miêu tả ; những điểm nhấn, đặc tả ; những từ ngữ miêu tả chính xác, gợi cảm ;…).
Soạn Bài Ôn Tập Về Truyện
Lưu ý: Nếu văn bản là đoạn trích từ một tác phẩm dài thì sau tên đoạn trích ghi cả tên tác phẩm và để trong ngoặc đơn.
2. Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bản thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó.
3. Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?Hãy nêu những nét tác phẩm chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật.
4. Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật.
5. Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng ” tôi “)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
6. Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?
Câu 3 – Trang 144 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào? Hãy nêu những nét tác phẩm chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật.
Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các truyện:– Phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam. – Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được thể hiện sinh động.
Câu 4 – Trang 144 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật.
Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ được thể hiện sinh động qua một số nhân vật:+ Ông Hai: tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.+ Anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa của công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.+ Bé Thu: tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.+ Ông Sáu: tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.+ 3 cô gái TNXP: tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
Câu 5 – Trang 145 SGK ngữ văn 9 tập 2: Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi“)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
Truyện ngắn ” Chiếc lược ngà ” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con. Ông luôn khao khát được gặp con, được sống trong tình phụ tử thiêng liêng. Ông sung sướng, náo nức khi gặp lại con, nôn nóng muốn được ôm con vào lòng nhưng đứa con lại lảng tránh, hoảng sợ khiến người cha bị hụt hẫng, ông đau đớn không hiểu nguyên nhân vì sao, ông vừa thất vọng, vừa bất lực. Trong 3 ngày nghỉ phép ông chẳng đi đâu xa, chỉ tìm cách gần gũi để được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé nhưng mọi cố gắng của ông từ việc “giả vờ không nghe” đến việc “ồn nó vào thế bí” (chắt nước cơm) đều không có kết quả. Vì thế, trong bữa ăn, do nôn nóng, không kịp suy nghĩ, ông đã đánh con. Người đọc cảm nhận được đằng sau phút nóng giận ấy là trái tim tràn đầy tình yêu thương, là khát khao đến cháy lòng một cử chỉ, một lời nói yêu thương của đứa con. Do đó khi trở về căn cứ ông luôn ân hận, dày vò vì đã trót đánh con. Khi tìm được khúc ngà để làm chiếc lược theo lời hứa với con, ông vui mừng, hớn hở như “một đứa trẻ được quà”. Rồi ông thận trọng, tỉ mỉ, cố công như một người thợ bạc để cưa từng chiếc răng lược rồi gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ thặng Thu con của ba”. Có thể nói chiếc lược ngà đã gỡ rối được phần nào tâm trạng của người cha, chiếc lược ấy là tình cảm, tấm lòng, là yêu thương mà ông gửi gắm – thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm đẹp. Trước khi hi sinh, ông Sáu móc cây lược ra trao vào tay người bạn chiến đấu. Chỉ khi nhận được lời hứa “mang về trao tận tay cho cháu”, người cha đó mới nhắm mắt được. Có thể nói, đó là điều trăng trối không lời, nó thiêng liêng hơn cả một di chúc bởi nó là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Cử chỉ ấy cho ta hiểu tình cha con mãnh liệt và tha thiết của ông.
Câu 6 – Trang 145 SGK ngữ văn 9 tập 2: Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?
Về phương thức trần thuật: mỗi truyện đã học có một phương thức trần thuật khác nhau. Người kể xưng “tôi” có truyện ” Chiếc lược ngà“, ” Những ngôi sao xa xôi“. Nhưng nhân vật xưng “tôi” không phải là tác giả xưng “tôi”, mà qua một nhân vật xưng ” tôi“. Trong “Chiếc lược ngà” là ông Ba, bạn của ông Sáu. Trong “Những ngôi sao xa xôi” là Phương Định. Những truyện khác ” Lặng lẽ Sa Pa“, ” Bến quê“, ” Làng” kể theo ngôi thứ ba. Tuy nhiên, mỗi truyện lại trần thuật theo điểm nhìn của một nhân vật chính. ” Làng” thì qua ông Hai, ” Bến quê” qua Nhĩ, ” Lặng lẽ Sa Pa ” qua ông họa sĩ.
Tình huống truyện: Ở mỗi truyện, tác giả có một kiểu tạo tình huống truyện riêng, nhưng đều góp phần làm cho nhân vật bộc lộ tính cách, gây hứng thú cho người đọc.– Trong truyện ngắn ” Làng” thì tình huống là tin đồn làng ông Hai theo giặc, trong khi ông lại rất hãnh diện, rất hay khoe về làng mình, đặc biệt là làng ông tham gia kháng chiến.– Trong truyện ngắn ” Chiếc lược ngà” là tình huống ông Sáu ra đi không biết mặt con, và con cũng chỉ nhìn thấy cha trong ảnh. Vì thế, người cha nóng lòng được gặp con, mong được một tiếng “ba”, nhưng con lại bướng bỉnh không chịu. Rồi chiếc lược ngà, một biểu hiện tình thương, cuối cùng cũng đến tay được người con, dù người cha đã hi sinh.– Trong truyện ngắn ” Lặng lẽ Sa Pa” là sự gặp gỡ với một người cô độc nhất thế gian, một người thèm người trên đỉnh Yên Sơn.– Trong truyện ngắn ” Những ngôi sao xa xôi” là cuộc sống trên trọng điểm ác liệt, đi phá bom, bom vùi, mưa đá.– Trong ” Bến quê ” là nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh chỉ có thể thấy bến quê qua cửa sổ. Những tình huống đó đa dạng và độc đáo, làm nên sức hấp dẫn của mỗi câu chuyện.
Bạn đang xem bài viết Chân Huyên Truyện : Chương 6 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!