Xem Nhiều 3/2023 #️ Chiến Thắng Điện Biên Phủ Ảnh Hưởng Mạnh Mẽ Tới Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc Trên Thế Giới # Top 10 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chiến Thắng Điện Biên Phủ Ảnh Hưởng Mạnh Mẽ Tới Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc Trên Thế Giới # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chiến Thắng Điện Biên Phủ Ảnh Hưởng Mạnh Mẽ Tới Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc Trên Thế Giới mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hôm nay (7/5), kỷ niệm 64 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân của Pháp tại Đông Dương, mà còn trở thành nguồn cảm hứng lớn lao, tác động mạnh mẽ tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước thuộc địa châu Phi.

Cuốn sách Chuyện Anh Mã của Nhà sử học – Giáo sư người Maroc Abdallah Saaf, vừa được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Cuốn sách kể về một nhân vật đặc biệt trong ký ức lịch sử chung giữa Việt Nam và Maroc. Anh Mã là tên tiếng Việt của một chiến sĩ cộng sản Maroc được cử sang Việt Nam vào năm 1949 để kêu gọi và hỗ trợ quản lý những người lính hàng binh Maroc trong quân đội Việt Minh.

Cũng tại châu Phi xa xôi, tháng 11/1954, chỉ vài tháng sau khi Việt Nam giành thắng lợi tại Điện Biên Phủ, một nước thuộc địa khác của Pháp là Algerie đã phát động khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ giúp họ tin rằng Việt Nam có thể chiến thắng đế quốc thực dân thì Algerie cũng có thể làm được. 8 năm sau đó, Chính phủ Pháp đã buộc phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Algerie, chấm dứt nền thống trị 132 năm của chủ nghĩa thực dân ở đây.

Được truyền cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Phi. Riêng tại lục địa đen, đến năm1960, khoảng 20 nước thuộc địa của Pháp như Anh, Bồ Đào Nha đã tuyên bố độc lập dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Dù trực tiếp hay gián tiếp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và con đường giành lấy độc lập tự do của nhân dân Việt Nam đã khích lệ, góp thêm niềm tin, mở ra một tương lai tươi sáng cho phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Chiến Thắng Điện Biên Phủ

Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào và biểu tượng của sức mạnh Việt Nam.

‘Chín năm làm một Điện Biên’

Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp.

Trong số đó, chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông (năm 1947) là đòn quyết định làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của địch, bảo vệ an toàn căn cứ địa cách mạng và đầu não kháng chiến; Chiến thắng Biên giới (năm 1950) đã tạo ra một bước chuyển cơ bản cho cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới, chuyển hẳn sang liên tục tấn công và phản công địch.

Quân ta càng đánh, càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Pháp càng ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng. Vùng giải phóng mở rộng, chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố.

Để cứu vãn tình thế, bước vào Thu-Đông năm 1953, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Nava tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương.

Theo đánh giá của tướng H.Navarre và các nhà quân sự Pháp-Mỹ thì “Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương và cả miền Đông Nam Á, nằm trên trục giao thông nối liền các miền biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar) và Trung Quốc. Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của Việt Nam”.

Trước âm mưu của địch, tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân với phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, chọn nơi địch sơ hở và nơi tương đối yếu mà đánh, chọn những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do, đẩy mạnh chiến tranh du kích, giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng.

Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, ngày 20/11/1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ với dự định xây dựng ở đây một tập đoàn cứ điểm mạnh.

Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc.

Đối với địch, đây có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam châu Á. Do đó, chúng liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Cụ thể, chúng đã cho tập trung ở đây 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới.

Theo đó, Điện Biên Phủ đã trở thành quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava. Và thực dân Pháp tin chắc lòng chảo này sẽ “nghiền nát” quân đội Việt Nam.

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, công việc chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành từ cuối năm 1953.

Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, trực tiếp làm Bí thư Đảng ủy và Chỉ huy trưởng mặt trận.

Chính phủ quyết định tổ chức Hội đồng cung cấp Mặt trận Trung ương do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch và Hội đồng cung cấp Mặt trận các cấp.

Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng.”

Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 quân. Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch.

Trên 260.000 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch…

Đến đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đã hoàn thành.

‘Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng’

17 giờ ngày 13/3/1954, quân ta tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch lịch sử bắt đầu.

Ngay phút đầu, trong trận tấn công cụm cứ điểm Him Lam, pháo binh ta đã lập công, bắt chết tên quan tư Paul Pégot – chỉ huy Him Lam và tên quan năm Gôxê – chỉ huy phân khu trung tâm.

Sau 2 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt 2 cứ điểm. Tại cứ điểm thứ 3 phía Tây Bắc Him Lam, từ một lô cốt ngầm, địch bắn ra ác liệt. Một chiến sỹ mình đầy thương tích của ta đã trườn lên, dồn hết sức lao vào lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa điểm địch. Đó chính là anh hùng Phan Đình Giót.

Trận đầu phải thắng, đó là truyền thống của quân đội ta. Trong ngày mở màn chiến dịch, ta tiêu diệt Him Lam, diệt 300 tên địch, bắt sống 200 tù binh.

Liên tiếp các ngày từ 14 đến 17/3, ta tiêu diệt nhanh gọn 2 cụm cứ điểm kiên cố vào bậc nhất của địch, đồng thời làm tan rã một tiểu đoàn địch. Quân Pháp ở vị trí Bản Kéo sợ hãi kéo cờ trắng ra hàng. Cánh cửa phía Bắc vào Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị phá toang.

Với khí thế phấn khởi đánh thắng trận đầu, quân ta tấn công đợt 2 vào 5 cao điểm phía Đông then chốt phòng ngự của địch. Để tăng cường cho Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận.

Đế quốc Mỹ tăng viện gấp cho Pháp hàng trăm máy bay chiến đấu và vận tải; lập cầu hàng không chở dù từ Nhật và Mỹ sang mật trận Điện Biên Phủ. Đế quốc Mỹ còn đưa 2 tàu sân bay vào vịnh Bắc Bộ diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương.”

Về phía ta, qua hai đợt chiến đấu, lực lượng không ngừng được củng cố. Từ ngày 30/3 đến 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho các cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dài ngày nhất, quyết liệt nhất, ta và địch giành nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1 ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Từ ngày 1/5/1954, ta mở đợt tiến công thứ ba. Quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đêm ngày 6/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm kiên cố của địch. Tên quan Tư chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải đầu hàng.

17 giờ 30 ngày 7/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ôtô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu hiện rực rỡ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta. Mới gần 10 tuổi, quân đội ta đã ghi trên Quân kỳ hàng nghìn chiến công, mà đỉnh cao và đời đời bất diệt là Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đây là một trận quyết chiến chiến lược, một trận tiêu diệt điển hình nhất, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam; là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

Diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 20/11/1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, manh nha ý định xây dựng căn cứ quân sự ở đây và ngăn chặn quân chủ lực Việt Nam chiếm đóng Tây Bắc.

Ngày 3/12/1953, Navarre chính thức quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau khi nghiên cứu, xem xét và cân nhắc những điều kiện thuận lợi tại thung lũng lòng chảo phía Tây Bắc Việt Nam.

Quyết định này đưa tới sự ra đời của tập đoàn cứ điểm “chưa từng thấy” ở Đông Dương với 49 cứ điểm mạnh mẽ, được đầu tư viện trợ tối đa và binh lực và hỏa lực và sự dẫn dắt, chỉ huy của Đại tá De Castries.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông- Xuân 1953-1954 của ta với Thực dân Pháp, đồng thời cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư kiêm Tổng tư lệnh mặt trận.

Ngày 26/1/1954, Tổng tư lệnh mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc.”

Ngày 31/1/1954, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển vị trí đóng quân đến khu rừng Mường Phăng trên đại điểm xã Mường Phăng, huyện Điện Biên cách Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 40km đường bộ và khoảng hơn 15km đường chim bay.

Ngày 13/3/1954, sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ta chính thức mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ tại Trung tâm đề kháng Him Lam, một trong những cụm cứ điểm mạnh nhất của Pháp nằm phía Đông Bắc Tập đoàn cứ điểm.

Ngày 31/3/1954, Đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhiệm vụ tập trung vào dãy cao điểm phía Đông, khu sân bay Mường Thanh, thừa cơ tiến vào khu trung tâm, nơi có Sở chỉ huy của De Castries.

Ngày 1/5/1954, Đợt tấn công cuối cùng nhằm kết thúc số phận của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tiến hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là tiêu diệt nốt A1 và C2, thừa cơ tiến hành tổng công kích. 6/5/1954, vào lúc 20 giờ 30 phút, khối bộc phá 960kg nổ trên Đồi A1 báo hiệu ngày tàn của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 7/5/1954, sau khi mở được chiếc chìa khóa cuối cùng A1, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy của De Castries. Không có sự kháng cự, De Castries cùng Bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân đồn trú từ các hầm trú ẩn và các cứ điểm ra hàng.

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva được ký kết, Pháp và các nước tham gia công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, rút quân khỏi Đông Dương.

Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn làm việc tại tỉnh Điện Biên

TGVN. Ngày 22/8, Đoàn công tác Bộ Ngoại giao do Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm …

Điện Biên Phủ: Kể chuyện ở thời bình

(TGVN).Câu chuyên được kể ở Hà Nội vào những ngày tháng bình yên sau 65 năm trận chiến “chấn động địa cầu”. Các diễn giả …

De Gaulle và Việt Nam – thêm một góc nhìn để hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 6/5, tại Hà Nội, ấn bản tiếng Việt của cuốn sách De Gaulle và Việt Nam (1945 – 1969) của chúng tôi Pierre Journoud đã …

Chiến Thắng Điện Biên Phủ Trên Không Chien Thang Dien Bien Phu Tren Khong Ppt

1 GV: Nguyễn Thị Ho�PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP TAM KỲTRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂNCâu 1: Hãy thuật lại cuộc tiến công vào Sứ quán Mỹ của quân giải phóng miền Nam trong dịp tết Mậu Thân 1968.Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Kiểm tra bài cũThứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Kiểm tra bài cũCâu 2: Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968?

Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

1/Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến trên không: Trong 6 tháng đầu năm 1972, quân dân ta giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí Hiệp định Pa – ri vào tháng 10 – 1972 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Nhưng gần đến ngày kí, Tổng thống Mĩ Ních- xơn đã lật lọng, ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất lúc bấy giờ (“pháo đài bay” B52 ) ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miên Bắc nước ta.1/Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến trên không

2/Diễn biến cuộc chiến trên không:-Mỹ ném bom Hà Nội ngày 18-12-1972 và kết thúc ngày 29-12-1972.-Mỹ dùng máy bay B52 và một số máy bay khác ném bom vào bệnh viện, trường học khu phố, bến xe… Làm chết và bị thương hàng nghìn người dân vô tội– Ngày 30/12/1972 tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc vì chúng bị quân và dân ta anh dũng kiên cường đánh trả những đòn đích đáng khiến chúng hoàn toàn thất bại.Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”1/Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến trên không:2/Diễn biến cuộc chiến trên không:

+Trong 12 ngày đêm đó, quân dân ta đã đối phó như thế nào ?Đêm 20 rạng sáng ngày 21 – 12, quân dân Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B52,có 5 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 12 phi công Mĩ .+Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26 – 12 – 1972 trên bầu trời Hà Nội.Ngày 26 tháng 12, địch tập trung số lượng B52 lớn nhất (105 lần chiếc ) hòng huỷ diệt Hà Nội. Hơn 100 địa điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Riêng ở phố Khâm Thiên, bom Mĩ đã sát hại300 người, phá huỷ 2000 ngôi nhà. Quân dân ta đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 18 máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên khôngThứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”1/Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến trên không:2/Diễn biến cuộc chiến trên không:Hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mỹ ném bom huỷ diệt trường học, bệnh viện? +Trong 12 ngày đêm chiến đấu, quân dân ta đã thu được kết quả gì ? -Ta bắn rơi 81 máy bay và bắt sống nhiều phi công Mĩ. Quân dân ta chiến thắng oanh liệt. Mĩ thất bại nặng nề. – Đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ buộc chúng phải kí hiệp định Pa-ri.

Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”1/Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến trên không:2/Diễn biến cuộc chiến trên không:3/ Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”:Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên khôngTại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ?Đây là một thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ. Do tầm vóc vĩ đại của cuộc chiến oanh liệt này, quân dân ta và dư luận thế giới gọi đây là trận “điện Biên Phủ trên không”.Điền các từ ngữ sau vào ô trống sao cho thích hợp: Hà Nội, khuất phục, chiến thắng, máy bayB52.Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng ………………….. ném bom hòng huỷ diệt………………….Và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu……………….nhân dân ta . Song, quân dân ta đã lập nên ……………….oanh liệt ” Điện Biên Phủ trên không”. Bài tậpHà Nộikhuất phụcchiến thắngmáy bay B52Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010Lịch sử:Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”1/Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến trên không:2/Diễn biến cuộc chiến trên không:3/ Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”:+Tại sao Mỹ ném bom hủy diệt Hà Nội?+Tại sao Tổng thống Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc vào ngày 30 – 12 – 1972?Ghi nhớ: Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 đế quốc Mỹ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.Để ghi lại tội ác của Mĩ và tiếc thương những người đã thiệt mạng trong cuộc chiến đó, Hà Nội đã xây dựng Tượng đài phố Khâm Thiên và Bảo tàng chiến thắng B52 ở phố Đội CấnThủ đô hà nội? Dặn dò1.Học ghi nhớ của bài.2.Chuẩn bị bài: Lễ kí hiệp định Pa-ri.XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!Chúc các thầy cô mạnh khỏe!

Kỷ Niệm 60 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ: Quân Và Dân Khu 5

Liên khu 5, tuy là chiến trường phụ, nhưng là một hướng chiến lược rất quan trọng, có tác động trực tiếp đến chiến trường chính. Địch đã tập trung nơi đây một lực lượng lớn chưa từng thấy, nhằm nhanh chóng giành thắng lợi để chuyển sang hoạt động ở Quân khu 9. Liên khu 5 có vùng tự do Nam – Ngãi – Bình – Phú rất rộng lớn, được đánh giá là kho nhân vật lực ở Nam Trung Bộ. Vì vậy, đánh chiếm vùng tự do ở Liên khu 5 (cùng với vùng Hậu Giang ở Nam Bộ) là ưu tiên hàng đầu trong thực hiện kế hoạch Navarre của địch hòng chuyển bại thành thắng, tìm lối thoát “danh dự

 

Sau chiến dịch An Khê (01.1953), tình hình chiến trường Liên khu 5 đã có những thay đổi to lớn. Lực lượng vũ trang Liên khu 5 có bước trưởng thành mạnh mẽ về chất và lượng, ta giải phóng hơn 10.000 dân. Quân Pháp bị ta tiêu diệt một phần lực lượng. Cuộc kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Liên khu phát triển theo hướng có lợi cho ta, không có lợi cho địch. ”.

 

 Để bình định được vùng tự do Nam – Ngãi – Bình – Phú, địch tiến hành cuộc hành quân Atlante do De Beaufort – tư lệnh Quân khu Tây Nguyên – chỉ huy, gồm 3 bước: Bước 1: Đánh chiếm Tuy Hoà và toàn tỉnh Phú Yên theo 3 hướng: từ biển vào, Khánh Hoà ra và Đắk Lắk xuống. Bước 2: Sau khi đánh chiếm xong Phú Yên, sẽ tăng lực lượng đánh chiếm Quy Nhơn và toàn tỉnh Bình Định theo 3 hướng: Phú Yên ra, An Khê xuống và từ biển vào. Bước 3: Đây là bước quyết định; tập trung toàn bộ lực lượng đánh chiếm tỉnh Quảng Ngãi theo 4 hướng: Quảng Nam vào, Bình Định ra, Kon Tum xuống và từ biển lên, lấy thị xã Quảng Ngãi làm hợp điểm; hoàn thành kế hoạch đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5.

 

 Để tiến hành cuộc hành quân Atlante, tháng 12.1953, Pháp lần lượt đưa 6 Binh đoàn cơ động số 10 từ chính quốc, Nam Triều Tiên, Bình Trị Thiên và Nam Bộ hợp cùng các binh đoàn, tiểu đoàn độc lập tại chỗ hình thành nên một lực lượng tập trung gồm 40 tiểu đoàn trên chiến trường Liên khu 5.

 

 Đối với ta, từ tháng 9.1953, Liên khu ủy có chủ trương hoạt động trong Đông Xuân 1953 – 1954: “Nhiệm vụ củng cố, xây dựng căn cứ địa bảo vệ vùng tự do là quan trọng và chính hơn hết.” Đến cuối năm 1953, trước những diễn biến mới của tình hình chiến trường, Tổng Quân ủy xác định phương hướng chiến lược của Liên khu 5 và đã được Bộ Chính trị thông qua: “Tích cực và mạnh bạo phát triển vào Tây Nguyên, trước hết là ở phía Bắc.”

 

 Đầu tháng 12.1953, Hội nghị Liên khu ủy, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu quyết định: Tập trung toàn bộ chủ lực cho nhiệm vụ tiến công lên Tây Nguyên – đây là một quyết định sáng suốt để bẻ gãy cuộc càn Atlante ; giao nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do cho lực lượng địa phương; các chiến trường sau lưng địch tích cực đẩy mạnh du kích chiến tranh, đánh phá giao thông, bao vây các đồn bót, gây rối loạn ngay trong lòng địch. Giữa tháng 12.1953, kế hoạch tiến công lên Tây Nguyên được chính thức thông qua. Bộ Tư lệnh Liên khu sử dụng hai trung đoàn chủ lực cơ động: Trung đoàn 108 và Trung đoàn 803, Trung đoàn chủ lực 120 phụ trách địa phương, một số tiểu đoàn, đại đội độc lập của Liên khu phối hợp với các lực lượng địa phương thực hành tiến công địch trên hai hướng: hướng chính là Bắc Kon Tum, hướng phụ là đường 19 – An Khê.

 

 Ngày 20.01.1954, địch bắt đầu tiến quân vào Phú Yên, các lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân đã anh dũng chiến đấu chống trả các cuộc tiến công ồ ạt của thực dân Pháp. Nhận định tình hình: phần lớn lực lượng cơ động của địch đã tập trung ở Phú Yên, nếu quả đấm chủ lực của ta ở hướng tây không đủ mạnh, không có sức uy hiếp lớn thì không thể phá vỡ thế trận của địch. Mở cuộc tiến công lớn lên Tây Nguyên là đánh vào nơi sơ hở, chỗ yếu và hiểm yếu của địch, giành được quyền chủ động trên Tây Nguyên tức là giành được thế đứng trên cao, tạo điều kiện cho thế và lực của ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc. Từ đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch hạ quyết tâm tiêu diệt 3 cứ điểm Mang Đen, Mang Bút và Công Rẫy, đập tan cụm phòng ngự Đông Bắc Kon Tum của địch trong một đêm.

 

 Theo đúng kế hoạch, từ tháng 1 năm 1954 các chiến trường sau lưng địch ở liên khu 5 lần lượt nổ súng. Ở Quảng Nam từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 01 ta diệt lô cốt Gò Đình, cứ điểm Châu Lâu và Non Trược, tập kích vào sào huyện nguỵ quyền ở Hội An. Đêm 11 tháng 01, đặc công Khánh Hoà đốt cháy kho xăng địch hơn 4 triệu lít tại Phước Hải, Nha Trang. Ngày 15 tháng 01 ta tiến công vào căn cứ tiền phương của địch ở thị trấn Ninh Hoà, tiêu diệt 100 tên địch, phá huỷ 10 kho vũ khí và phương tiện chiến tranh. Đêm 26.01.1954, các đơn vị trên hướng phụ đường 19 – An Khê bắt đầu nổ súng tiêu diệt địch. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên chính thức bắt đầu. Đêm 27.01, chủ lực ta trên hướng chính Bắc Kon Tum nổ súng. Ngày 28.01, quân ta làm chủ hoàn toàn ba cứ điểm Mang Đen, Mang Bút và Công Rẫy. Tranh thủ thời cơ, Trung đoàn 108 tiến công giải phóng Bắc Kon Tum; Trung đoàn 803 áp sát uy hiếp thị xã Kon Tum, cắt đường 14 đoạn Pleiku – Kon Tum, đồng thời phát triển lên phía tây đèo Mang Giang. Nhiều đồn bốt của địch nhanh chóng bị tan rã. Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp lệnh cho De Beaufort rút bỏ thị xã Kon Tum, tạm dừng cuộc hành quân Atlante ở Phú Yên để đưa phần lớn lực lượng lên ứng cứu Tây Nguyên: Binh đoàn cơ động số 100 giữ Pleiku, Binh đoàn cơ động số 11 và 21 giữ đường 19 – An Khê, Binh đoàn cơ động số 41 và 42 giữ Nam Tây Nguyên đồng thời làm lực lượng dự bị cho các hướng. Ngày 07.02.1954, tỉnh Kon Tum được giải phóng.

 

 Không giữ được Kon Tum và phải tạm dừng cuộc hành quân Atlante ở Phú Yên, quân Pháp bố trí lực lượng trên địa bàn Liên khu 5 thành 2 khối: khối Tây Nguyên và khối đồng bằng. Đầu tháng 02.1954, Thường vụ Liên khu ủy và Đảng ủy chiến dịch quyết định: tổ chức một đợt tiến công ngắn nhưng thật mạnh vào cụm phòng thủ thị xã Pleiku và đường 19; tranh thủ lúc địch đang co cụm, nhanh chóng ổn định vùng mới giải phóng, phát triển lực lượng, rút kinh nghiệm từ Phú Yên để chỉ đạo việc chuẩn bị chiến đấu ở các tỉnh tự do khác (trước tiên là Bình Định). Đêm 16 – rạng 17.02, đợt tiến công mới của quân ta trên chiến trường Tây Nguyên lại bắt đầu. Ta tiêu diệt cứ điểm Đắk Đoa, thọc sâu vào trung tâm thị xã Pleiku, chặn đánh các đoàn xe tiếp tế của địch trên đường 19.

 

 Trong tháng 02.1954, vừa đánh, ta vừa xây dựng lực lượng . Quân ta càng đánh càng mạnh, riêng lực lượng chủ lực cơ động tăng 25%.

 

 Lúc này, địch cho rằng quân ta đã hết khả năng đánh lớn. Cuối tháng 02.1954, Navarre đưa Binh đoàn cơ động dù – đơn vị dự bị chiến lược – ở Hà Nội vào chiến trường Nam Trung Bộ tham gia thực hành bước 2 cuộc hành quân Atlante. Ngày 10.3.1954, quân địch ở Bắc Phú Yên theo đường bộ bắt đầu tiến ra Bình Định. Ngày 12.3.1954, địch đổ bộ bằng đường biển vào Quy Nhơn. Về ta, Trung đoàn 803 (thiếu 1 tiểu đoàn) tiến vào khu tam giác Pleiku – Cheo Reo – An Khê, đánh mạnh sau lưng cánh quân địch trên đường 19 đang tiến xuống Bình Định; Tiểu đoàn 375 và Tiểu đoàn 365/Trung đoàn 803 tiến vào Phú Yên cùng quân dân địa phương tiêu diệt đồn bót địch vừa mới thiết lập, uy hiếp mạnh sau lưng cánh quân địch theo đường bộ ra Bình Định; Trung đoàn 96 và Trung đoàn 108 tập trung đánh gãy cánh quân địch trên đường 19, kiềm chế quân địch ở Quy Nhơn, không cho 2 cánh quân địch hợp nhau.

 

 Một ngày sau khi quân Pháp đổ bộ vào Quy Nhơn, chủ lực ta trên chiến trường chính Bắc Bộ tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (13.3). Ngày 16.3.1954, Binh đoàn cơ động dù đang ở An Khê lại cơ động ra Hà Nội. Trên chiến trường Tây Nguyên, Binh đoàn cơ động số 100 bị Trung đoàn 803 đánh thiệt hại nặng ở Plei Ring (21.3), quân địch phải rút về Pleiku để củng cố. Cánh quân địch trên đường 19 sau khi đánh chiếm được đầu cầu Thượng An buộc phải dừng lại. Chớp thời cơ, Trung đoàn 108 và Trung đoàn 96 tiến công tiêu diệt Thượng An (30.3) và đánh mạnh trên đường 19. Trong tháng 4.1954, Trung đoàn 803 cùng các lực lượng địa phương tiến công phá vỡ từng mảng phòng ngự của địch ở Nam Tây Nguyên. Bộ Chỉ huy chiến dịch Atlante buộc phải rút Binh đoàn cơ động số 42 đang ở Bình Định quay về phòng thủ đường 7. Binh đoàn cơ động số 41 ở Diêu Trì (Bình Định) cũng phải rút về phòng thủ Tuy Hoà. Đến cuối tháng 4.1954, Navarre rút Binh đoàn cơ động số 11 và 21 cùng một số tiểu đoàn ngụy đi ứng cứu các chiến trường khác. Quân địch ở Nam Trung Bộ thực hiện co cụm vào các thị xã, thị trấn để phòng thủ. Tình hình địch ngày càng rệu rã. Quyền chủ động tiến công trên toàn chiến trường thuộc về ta. Cuộc hành quân Atlante – phần quan trọng trong kế hoạch Navarre – bị phá sản. Ngày 02.4.1954, Báo Thế Giới của Pháp thú nhận “Atlante đã phá sản hoàn toàn”.

 

 Ngày 7.5.1954, chủ lực ta trên chiến trường chính đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng đã tác động đến cao trào tiến công của quân ta trên cả nước, đồng thời làm cho kẻ địch hết sức hoang mang lo sợ. Trên chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng, dân quân du kích trở thành lực lượng thường xuyên bao vây, uy hiếp địch. Các trận đánh của bộ đội địa phương và dân quân du kích trong vùng địch tạm chiếm đều có sự tham gia tích cực của nhân dân với nhiều hình thức đánh địch thích hợp. Ngày 16.7.1954, chiến đoàn cơ động hỗn hợp của địch gồm 100 quân chia làm hai mũi tiến vào vùng căn cứ du kích Tây Điện Bàn, hòng đánh chiếm lại điểm cao Bồ Bồ. Tỉnh uỷ chỉ đạo tỉnh đội “Tập trung lực lượng tổ chức trận tập kích vào căn cứ đơn vị hành quân của địch ở Bồ Bồ trong lúc chúng đứng chân chưa vững”. Tiểu đoàn 20 với sự tăng cường của một số đại đội, trung đội khác và lực lượng du kích các xã huyện Điện Bàn đã mở trận tập kích thắng lợi ở khu vực điểm cao Bồ Bồ (nay là xã Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam). Chiến thắng Bồ Bồ thể hiện tinh thần liên tục tiến công tiêu diệt địch, ý thức phối hợp chặt chẽ với chiến trường chính và chiến trường Liên khu 5. Đây là trận thắng lớn của quân và dân Quảng Nam – Đà Nẵng trong giai đoạn kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

 Âm mưu của địch là tập trung quân tạo “quả đấm thép” quyết chiến với chủ lực Liên khu 5 ở đồng bằng, đánh chiếm vùng tự do Nam – Ngãi – Bình – Phú. Với phương châm tác chiến sát đúng, cách đánh linh hoạt, chủ động, phối hợp với diễn biến tình hình, các đơn vị bộ đội chủ lực Liên khu lại đánh mạnh lên Bắc Tây Nguyên, đập tan cụm phòng ngự của địch ở Đông Bắc Kon Tum, giải phóng thị xã Kon Tum. Thế trận của quân Pháp bị phá vỡ, chúng buộc phải đánh theo cách của ta. Quân và dân Liên khu 5 chủ động tiến công địch liên tục, hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân, giải phóng đất đai, góp phần cùng cả nước kìm giữ địch, làm phân tán lực lượng chủ lực cơ động của địch, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ thuận lợi, phối hợp một cách có hiệu quả nhất với chiến trường Điện Biên Phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Liên khu 5 là một trong những chiến trường giành được thắng lợi rực rỡ nhất trong chiến cục Đông Xuân 1953 – 1954 phối hợp rất đắc lực với chiến trường Điện Biên Phủ.”  

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Chuyên viên nghiên cứu lịch sử, Bộ Tư lệnh Quân khu 5

Bạn đang xem bài viết Chiến Thắng Điện Biên Phủ Ảnh Hưởng Mạnh Mẽ Tới Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc Trên Thế Giới trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!