Xem Nhiều 3/2023 #️ Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu # Top 5 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nghiên cứu – Phê bình – Trao đổi

Kỷ Niệm 43 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước (30/4/1975 – 30/4/2018)

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Bởi thế, không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui chiến thắng giặc ngoại xâm, đem lại độc lập, thống nhất, hòa bình cho đất nước. Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đại thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc là niềm vui sướng, xúc động vô ngần của nhân dân ta. Bài thơ “Toàn thắng về ta!” của nhà thơ Tố Hữu (1920 – 2002) đăng báo Nhân Dân ngày 1/5/1975 nói lên niềm vui lớn lao của quân và dân ta về chiến thắng vĩ đại ấy (Toàn văn bài thơ, xem tập “Tố Hữu – Tác phẩm (thơ)”, NXB Văn học, Hà Nội – 1979, tr. 595 – 598).

Mở đầu bài thơ là niềm vui tột đỉnh của quân và dân ta khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Có được niềm vui ấy, phải trải qua 30 năm đầy gian khổ, hy sinh, anh dũng chiến đấu với hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Niềm vui xen lẫn nỗi xúc động, nghẹn ngào:

Ôi, nỗi mừng hơn mọi nỗi mừngTrào vui nước mắt cứ rưng rưngCả Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậyDồn dập tim ta trăm trận thắng bừng bừng.

Người làm nên chiến thắng vang dội núi sông, chấn động địa cầu không phải là những siêu nhân, thần thánh, mà chính là Anh Giải phóng quân bình dị, kiên cường:

Không, không phải thiên thầnBước chân hài bảy dặmVẫn là Anh, Anh Giải phóng quânVẫn đôi dép cao su, đánh giặc suốt ba mươi năm, lội khắp sông sâu rừng thẳm.

Anh Giải phóng quân “giản dị như chàng trai làng Gióng” đã giáng những đòn chí tử, khiến Mỹ – ngụy phải kinh hoàng và chịu thất bại thảm hại – dù Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ, giầu có nhất thế giới và quân đội Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại khiến nhiều nước phải khiếp sợ:

Giặc Mỹ kiêu căng, tưởng có thể ngủ yên trên giường vàng, đầu gối lên bomNghe chúng ngáy đủ run – đã có dã man làm luậtBỗng choàng dậy, bàng hoàng… Sắp tắt hoàng hônNgười chôn chúng là Anh, Anh Giải phóng quân Việt Nam, mũ tai bèo chân đất.

Những chiến thắng dồn dập của quân dân ta được Tố Hữu thể hiện bằng những câu thơ hào hùng, với nhịp điệu ào ào như thác lũ, cuồn cuộn như bão giông, liên tiếp đổ xuống đầu quân giặc: Chặt Buôn Mê Thuột, rụng cả Tây Nguyên

Quét Huế – Thừa Thiên, đổ nhào Đà NẵngVà Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú YênVà Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng, rũ rượi một màu tang cờ trắng.

Hình ảnh và âm hưởng khổ thơ gợi nhớ khí thế mãnh liệt, rầm rộ của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo khi truy quét giặc Minh, ở nửa đầu thế kỷ XV:

… Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thếNgày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầuNgày hai nhăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vongNgày hai tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn…

(“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)

Giây phút đầu tiên miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tố Hữu và toàn quân, toàn dân ta nhớ ngay đến Bác Hồ – vị lãnh tụ thiên tài! Bác đã chỉ đường cho chúng ta đi đến thắng lợi huy hoàng. Đẹp biết bao hình ảnh thành phố mang tên Bác trong ngày vui đại thắng:

Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹpBác Hồ ơi! Toàn thắng về taChúng con đến, xanh ngời ánh thépThành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa.

Bác Hồ từng nói: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Trong bài thơ “Mừng xuân 1969”, Bác đã khích lệ:

… Vì độc lập, vì tự doĐánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhàoTiến lên! Chiến sĩ, đồng bàoBắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

Bác Hồ thật là tiên tri.

Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước – là sự thực hiện tuyệt vời ý nguyện của Bác Hồ vĩ đại, cũng là ý nguyện của nhân dân ta, đồng thời thể hiện đường lối chiến tranh nhân dân sáng suốt, đúng đắn và nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta! Chiến thắng 30/4/1975 được dư luận quốc tế đánh giá rất cao và xứng đáng là một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất của các cuộc chiến tranh vệ quốc của các dân tộc trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh – 30/4/1975 khẳng định sức mạnh Phù Đổng của quân và dân ta qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Từ đây, đất nước thống nhất sẽ không ngừng lớn mạnh, sáng tươi và ngày càng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập với thế giới văn minh. Tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin tưởng sâu sắc đó, được Tố Hữu thưa với Bác Hồ bằng những câu thơ hào sảng, thắm thiết nghĩa tình:

Chúng con sẽ gấp trăm lần mạnhĐứng gác biển trời tươi mát màu lamBởi có Bác, từ nơi đây ra đi tìm đường kách mệnhCho chúng con nay được trở về, vĩnh viễn Việt Nam!

Bốn mươi ba năm đã trôi qua, Đại thắng 30/4/1975 vẫn là và mãi mãi là khúc khải hoàn ca tuyệt mỹ, là niềm phấn chấn và tự hào to lớn của quân dân ta, khích lệ dân tộc ta vững bước tiến lên phía trước.

Đào Ngọc ĐệTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 495

Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu

Kỷ Niệm 43 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước (30/4/1975 – 30/4/2018)

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Bởi thế, không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui chiến thắng giặc ngoại xâm, đem lại độc lập, thống nhất, hòa bình cho đất nước. Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đại thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc là niềm vui sướng, xúc động vô ngần của nhân dân ta. Bài thơ “Toàn thắng về ta!” của nhà thơ Tố Hữu (1920 – 2002) đăng báo Nhân Dân ngày 1/5/1975 nói lên niềm vui lớn lao của quân và dân ta về chiến thắng vĩ đại ấy (Toàn văn bài thơ, xem tập “Tố Hữu – Tác phẩm (thơ)”, NXB Văn học, Hà Nội – 1979, tr. 595 – 598).

Mở đầu bài thơ là niềm vui tột đỉnh của quân và dân ta khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Có được niềm vui ấy, phải trải qua 30 năm đầy gian khổ, hy sinh, anh dũng chiến đấu với hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Niềm vui xen lẫn nỗi xúc động, nghẹn ngào:

Người làm nên chiến thắng vang dội núi sông, chấn động địa cầu không phải là những siêu nhân, thần thánh, mà chính là Anh Giải phóng quân bình dị, kiên cường:

Những chiến thắng dồn dập của quân dân ta được Tố Hữu thể hiện bằng những câu thơ hào hùng, với nhịp điệu ào ào như thác lũ, cuồn cuộn như bão giông, liên tiếp đổ xuống đầu quân giặc: Chặt Buôn Mê Thuột, rụng cả Tây Nguyên

Quét Huế – Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng(“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi) Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú YênVà Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng, rũ rượi một màu tang cờ trắng.

Hình ảnh và âm hưởng khổ thơ gợi nhớ khí thế mãnh liệt, rầm rộ của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo khi truy quét giặc Minh, ở nửa đầu thế kỷ XV:

Giây phút đầu tiên miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tố Hữu và toàn quân, toàn dân ta nhớ ngay đến Bác Hồ – vị lãnh tụ thiên tài! Bác đã chỉ đường cho chúng ta đi đến thắng lợi huy hoàng. Đẹp biết bao hình ảnh thành phố mang tên Bác trong ngày vui đại thắng:

Bác Hồ từng nói: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Trong bài thơ “Mừng xuân 1969”, Bác đã khích lệ:

Bác Hồ thật là tiên tri.

Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước – là sự thực hiện tuyệt vời ý nguyện của Bác Hồ vĩ đại, cũng là ý nguyện của nhân dân ta, đồng thời thể hiện đường lối chiến tranh nhân dân sáng suốt, đúng đắn và nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta! Chiến thắng 30/4/1975 được dư luận quốc tế đánh giá rất cao và xứng đáng là một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất của các cuộc chiến tranh vệ quốc của các dân tộc trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh – 30/4/1975 khẳng định sức mạnh Phù Đổng của quân và dân ta qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Từ đây, đất nước thống nhất sẽ không ngừng lớn mạnh, sáng tươi và ngày càng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập với thế giới văn minh. Tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin tưởng sâu sắc đó, được Tố Hữu thưa với Bác Hồ bằng những câu thơ hào sảng, thắm thiết nghĩa tình:

Bốn mươi ba năm đã trôi qua, Đại thắng 30/4/1975 vẫn là và mãi mãi là khúc khải hoàn ca tuyệt mỹ, là niềm phấn chấn và tự hào to lớn của quân dân ta, khích lệ dân tộc ta vững bước tiến lên phía trước.

Đào Ngọc ĐệTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 495

Những Ca Khúc Hay Về Ngày Đại Thắng 30/4

“Đất nước trọn niềm vui” là một bài hát hay trong số các ca khúc viết về ngày đại thắng 30/4, đây cũng là sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Hoàng Hà.

“Đất nước trọn niềm vui” ra đời vào đêm 26/4/1975 tại nhà riêng của cố nhạc sĩ Hoàng Hà ở Hà Nội. Nhưng hai năm sau, 1977 ông mới đến Sài Gòn lần đầu tiên, không như nhiều người lầm tưởng ông sáng tác khi có mặt tại Sài Gòn thời điểm ca khúc ra đời.

Tên bài hát “Đất nước trọn niềm vui” về sau đã được chọn làm tên của một tuyển tập nhạc ấn hành năm 1975 và tái bản năm 1985 về đề tài sự kiện 30/4/1975.

Bài hát được giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam vào ngày hôm sau và được thể hiện lần đầu tiên bởi ca sĩ Trung Kiên. Bài hát còn được phát trên Đài Phát thanh Giải phóng lần đầu vào sáng ngày 1/5/1975 cùng với ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Sau NSND Trung Kiên, NSƯT Tạ Minh Tâm cũng thể hiện lại khá thành công nhạc phẩm này.

NSƯT Tạ Minh Tâm là một trong những nghệ sĩ thể hiện thành công những ca khúc nhạc đỏ

Chia sẻ cảm xúc khi thể hiện ca khúc này từ những thời tuổi trẻ cho đến hiện tại, nghệ sĩ Tạ Minh Tâm cho biết: “Khi tôi thể hiện ca khúc này vào năm 1975, lúc đất nước mới giải phóng, cảm giác lạ lẫm và hình thành khí thế, sống động trong hoàn cảnh đất nước đang thay đổi. Về niềm vui, cảm xúc đặc biệt của người dân Việt Nam được thể hiện trong “Đất nước trọn niềm vui” mà tôi đã hát. Cảm xúc đó không dễ gì tìm lại được. Ngày nay cảm xúc có chiều sâu, lắng đọng hơn và nhiều trải nghiệm hơn trong quá trình hát. Cảm giác bây giờ là hồi tưởng và ngợi ca sự phát triển của đất nước”.

NSƯT Tạ Minh Tâm thể hiện ca khúc “Đất nước trọn niềm vui”

Nhạc phẩm là tiếng lòng của tác giả, thể hiện niềm hạnh phúc vô biên khi đất nước hoàn toàn giải phóng. “Hội toàn thắng náo nức đất nước/ Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang/ Ta muốn reo vang hát ca muôn đời Việt Nam/ Tổ quốc anh hùng”.

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng – nhạc sĩ Phạm Tuyên

Ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”

“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác đêm 28/4/1975 và được thu âm ngay trong chiều ngày 30/4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17h cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam, chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Cùng với “Đất nước trọn niềm vui”, đây là ca khúc không thể thiếu khi nhắc đến ngày đại thắng.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ về hoàn cảnh ra đời nhạc phẩm “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, khi đó bản tin chiều ngày 28/4/1975 của Đài tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung tạo cảm xúc mạnh mẽ để ông cho ra đời bài hát này.

“Trong nguồn cảm hứng dào dạt, hai tiếng đồng hồ sau bài hát được hoàn thành, không cần sửa một câu, một chữ. Và định để dành đến 7/5 kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ mời dàn dựng. Không ngờ thắng lợi nhanh đến thế! 30/4, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập”, nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ.

Trong những giây phút trọng đại của lịch sử, ca khúc nhanh chóng được đưa đi dàn dựng và phát sóng. Suốt đêm hôm ấy, mỗi lần đọc xong tin thắng trận, bài hát lại cất lên vang dội qua làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam.

Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh – cố nhạc sĩ Xuân Hồng

Nhạc phẩm “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng ra đời vào năm 1978, khi đất nước đã hoàn toàn tự do. Đây là một trong những nhạc phẩm hay viết về ngày vui độc lập của dân tộc.

Năm 1963, nhạc sĩ Xuân Hồng thành lập đoàn văn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ đây, những nhạc phẩm nổi tiếng của ông ra đời như “Xuân chiến khu”, “Bài ca may áo”, “Chiếc khăn tay”, “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”…

Ca khúc Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh

Sức sống của những ca khúc đi cùng năm tháng

Những ngày này, ngoài những ca khúc hào hùng được vang lên, tình cảm mà các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ yêu thích những nhạc phẩm này cũng có nhiều cơ hội thể hiện hơn.

“Những ngày tôi hát liên tục ca khúc này ở các điểm từ Ninh Thuận, Vĩnh Long, Châu Đốc, Thành phố HCM… ở nơi nào tôi cũng thể hiện ca khúc này”, nghệ sĩ Tạ Minh Tâm cũng cho biết trong suốt những ngày này anh tham gia rất nhiều chương trình nhưng đều thể hiện tác phẩm “Đất nước trọn niềm vui”, ca khúc làm nên tên tuổi và hình ảnh của mình.

Ca sĩ Khánh Ngọc chia sẻ, đã 12 năm nhưng cô luôn tự hào và dạt dào cảm xúc khi hát về các ca khúc cách mạng. “Bởi từ nhỏ tôi đã đi hát ở câu lạc bộ quận 4. Sau đó tham gia thông tin lưu động tuyên truyền nên nhạc đỏ nó ngấm trong máu”, nữ ca sĩ nói.

Ca sĩ Khánh Ngọc thể hiện thành công các ca khúc nhạc đỏ. Nữ ca sĩ khá đắt show trong những dịp lễ 30/4 bởi các chương trình văn nghệ đậm tính truyền thống.

Khánh Ngọc cũng cho biết thêm, vào những dịp lễ lớn của đất nước, cô luôn được nhà đài ưu ái mời hát những ca khúc nhạc cách mạng. Trong số đó, ca khúc “Trị An âm vang mùa xuân” là bài mà nữ ca sĩ thích nhất.

Ca sĩ Thu Minh, từng đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình 1993 với bài hát Bóng cây Kơnia, đã phát hành đĩa Tình em với những bài hát khá “kinh điển” ra đời từ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như Sông Lô, Thời hoa đỏ, Con kênh xanh xanh…

Đan Trường cũng thường hát những ca khúc truyền thống cách mạng, những ca khúc từng được Đan Trường hát trong dịp kỷ niệm 30/4 như: “Tình đồng chí”, “Hát về anh”, “Nhánh lan rừng”, “Việt Nam ngàn dặm”, “Hát về cây lúa”, “Đất nước”…

Ngoài ra, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Quỳnh Hương, Đoan Trang, Quang Dũng, Hiền Thục, Mai Khôi… cũng nhiều lần thể hiện những ca khúc nhạc đỏ và được khán giả yêu thích.

Băng Châu

Đại Thắng Mùa Xuân 1975: Thời Cơ Ngàn Năm Có Một…

Sau Hiệp định Paris năm 1973, dẫn tới việc quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam, tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hòa bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate vào tháng 8 năm 1974.

Sự suy sụp này còn xuất phát từ những nguyên nhân như: Mỹ giảm dần viện trợ quân sự, tinh thần của binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa rất rệu rã, các mục tiêu tác chiến không thể hoàn thành như đã định, dẫn đến những thất bại liên tiếp trên chiến trường.

Mỹ giảm viện trợ, quân lực Việt Nam Cộng hòa suy yếu nghiêm trọng

Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, viện trợ quân sự của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa đã dần bị cắt giảm. Theo số liệu thống kê, năm tài khóa 1973 là 2,1 tỷ USD, sang năm 1974, lượng viện trợ quân sự chỉ còn 1,4 tỷ USD và dự kiến viện trợ năm 1975 chỉ là 700 triệu USD.

Theo lời kể của ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng trưởng Kế hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ, Giáo sư Warren Nutter là Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình “Việt Nam hóa” đã kể lại buổi điểm tâm với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vào sáng ngày 23 tháng 8 năm 1974 tại Dinh Độc Lập.

Ông Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ: “Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 dollars và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài Gòn đi Tokyo”.

Ông Nutter cũng rất bối rối và giải thích rằng, Quốc hội Hoa Kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm và Trung tâm Tư liệu Đông Dương (Indochina Resource Center) đang hết sức tìm cách tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa.

( Trung tâm tư liệu Đông Dương là một tổ chức nghiên cứu giáo dục tinh thần phản chiến có trụ sở tại Washington; do ông David Marr – cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến Mỹ ở Việt Nam năm 1962 – 1963, khởi xướng thành lập vào năm 1972. Đến năm 1982, Indochina Resource Center sáp nhập vào Asia Research Center – Trung tâm nghiên cứu châu Á).

Nền kinh tế và chi tiêu của Việt Nam Cộng hòa duy trì được chủ yếu nhờ viện trợ Mỹ. Nền công nghiệp miền Nam nhỏ bé, nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá; lạm phát phi mã xảy ra cùng với tệ tham nhũng, lợi dụng chức quyền càng làm cho nền kinh tế thêm tồi tệ.

Ông Bùi Diễm, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, đã từng nhận định tình hình kinh tế và quân sự của miền Nam Việt Nam đầu thập niên 70 đã trở nên rất xấu, khiến người dân không hài lòng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, tiền lương quân nhân không đủ sống do đó tình hình chính trị cũng xấu theo.

4/1975, Việt Nam đã giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước

Trong tập hồi ký “Mùa Xuân Đại Thắng”, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã viết, một trong những động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ, khiến cho lực lượng quân lực Việt Nam Cộng hòa vốn được tổ chức rập khuôn theo lối đánh tốn kém của Mỹ đã không thể có đủ tài chính để duy trì số lượng lớn vũ khí.

Theo các tài liệu lưu trữ, sau khi Mỹ giảm viện trợ quân sự, hỏa lực không quân của Việt Nam Cộng hòa đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng cơ động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ và nhiên liệu.

Trong khi quân đội Sài Gòn cần 3 tỉ dollars mỗi năm để duy trì bộ máy chiến tranh thì Hà Nội chỉ cần 10% con số đó để xây dựng một lực lượng quân sự đủ lớn để vừa giữ vững miền Bắc, vừa tăng cường quân đội chiến đấu ở miền Nam.

Sự rệu rã về yếu tố tinh thần

Mặc dù sức mạnh suy giảm nhưng quân số và vũ khí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn có những điểm mạnh khi có đến 1.351.000 quân, 383 xe tăng (162 M48A3, 221 M41) và 1.691 thiết giáp chở quân M-113.

Không quân của họ cũng vượt trội với 550 máy bay chiến đấu A-1H, A-37 và F-5; 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1.000 trực thăng UH-1 và CH-47; khoảng 200 máy bay O1, O2 và U17; khoảng 150 máy bay vận tải C7, C-47, C-119 và C-130), 4 phi đội yểm trợ hỏa lực mặt đất, trang bị máy bay AC-119, AC-130 Spectre Gunship; các phi đội máy bay trinh sát, tình báo kỹ thuật, phi đội quan sát RC-119L.

Trong khi đó, Quân Giải phóng không thể triển khai lực lượng không quân ở miền Nam và lực lượng tăng thiết giáp cũng tương đối hạn chế. Ngay cả lực lượng bộ binh của quân Giải phóng cũng không thể đạt tới con số 1 triệu quân, kể cả ở thời điểm cao nhất.

Vậy tại sao mặc dù thực lực vẫn mạnh hơn nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn ở thế yếu hơn so với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam? Đó là do yếu tố con người. Sự suy yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa chủ yếu là do yếu tố tâm lý, khi tinh thần của binh lính xuống rất thấp, số lượng đào ngũ tăng mạnh.

Trong hồi ký của mình, Đại tướng Văn Tiến Dũng cho biết, sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam và bắt đầu cắt giảm viện trợ quân sự thì tinh thần và sức chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng hòa giảm sút rõ rệt.

Nạn đào ngũ là một vấn đề nghiêm trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Riêng từ tháng 4 tới tháng 12/1974 đã có 176.000 lính đào ngũ, rã ngũ, dù đã tăng cường thêm lính quân dịch thì tổng quân số vẫn giảm 20.000 người so với năm 1973.

Ngay cả trong những đơn vị tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tỷ lệ đào ngũ cũng tăng lên mức rất cao; ví dụ như: Biệt động quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất (55% mỗi năm), tiếp theo là các đơn vị Dù (30%) và Thủy quân Lục chiến (15%).

Trong khi đó, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã duy trì một lợi thế tâm lý mạnh mẽ, với những người lính tràn đầy tinh thần sẵn sàng hy sinh để cống hiến cho lý tưởng của mình là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Việt Nam. Đó chính là ưu thế quyết định của họ.

Bên cạnh đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên trì công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước suốt 30 năm và không có lý do gì để từ bỏ nó khi mà quân đội của mình ngày càng hùng mạnh và có được lợi thế. Mọi người lính và chỉ huy quân Giải phóng đều cho rằng ngày chiến thắng đã cận kề, chỉ còn cách họ một trận đánh cuối cùng.

Sự tương phản giữa thế và lực giữa hai bên

Theo hồi ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng thì cục diện chiến trường trước khi diễn ra Chiến dịch Mùa xuân năm 1975, đã chuyển biến theo hướng ngày càng bất lợi cho quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Tại Khu 9, các cuộc hành quân lấn chiếm bị thất bại, hơn 2.000 đồn bốt bị phá, 400 ấp chiến lược với gần 800.000 dân bị quân Giải phóng xóa bỏ; ở Khu 8 có hơn 200 ấp chiến lược với hơn 130.000 dân bị xóa bỏ; còn tại Khu 5, quân Giải phóng đã chuyển lên thế tiến công ngày càng mạnh, mở rộng bàn đạp vùng giáp ranh (Nông Sơn, Thượng Đức, Tuy Phước, Minh Long, Giá Vụt), xoá hẳn gần 800 đồn bốt, giải phóng 250 ấp với 200.000 dân.

Cuối năm 1974, quân Giải phóng chủ lực của miền Đông Nam Bộ phối hợp với lực lượng địa phương mở chiến dịch Đường 14 – Phước Long giành thắng lợi lớn.

Trong hơn 20 ngày, quân Giải phóng đã diệt và bắt trên 5.400 quân địch, thu 3.000 súng các loại, giải phóng thị xã Phước Long và toàn tỉnh Phước Long.

Thất bại này đánh dấu một bước suy sụp mới của quân Sài Gòn, lực lượng chủ lực của Việt Nam Cộng hòa đã không còn đủ sức hành quân giải tỏa quy mô lớn để lấy lại các vùng, các căn cứ và thị xã quan trọng trên các địa bàn giáp ranh, dù Phước Long chỉ cách Sài Gòn vẻn vẹn 50km.

Quan trọng hơn, chiến thắng Đường 14 – Phước Long đã cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam xác định rõ quan điểm về cuộc chiến tranh Việt Nam và khả năng tái can thiệp quân sự của Mỹ.

Bị ràng buộc bởi đạo luật “War power act” do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cuối năm 1973 cấm tổng thống Hoa Kỳ sử dụng quân đội nếu không được sự chấp thuận của Quốc hội trước 6 tháng, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chỉ có thể đưa ra những hành động hạn chế.

Bộ Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương điều động một lực lượng đặc nhiệm hải quân gồm tàu sân bay Enterprise, tuần dương hạm Long Beach, hai tàu khu trục và một số tàu hậu cần rời cảng Subic của Philippines tiến vào Biển Đông.

Sư đoàn thủy quân lục chiến số 3 của Hải quân Hoa Kỳ đóng tại Okinawa cũng được đưa vào tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu.

Tuy nhiên, tất cả chỉ có vậy.

Ký giả Hoa Kỳ Alan Dawson nhận xét, khi Hoa Kỳ không thể tung quân trở lại miền Nam Việt Nam và chỉ hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa bằng lời nói chứ không phải bằng hành động quân sự thì niềm vui tràn ngập ở Hà Nội. “Nó chính lại là một trong những chiếc đinh cuối cùng đóng lên chiếc quan tài của quân đội Sài Gòn” – ông Alan Dawson nói.

Ngay sau thất bại Phước Long, cố vấn Mỹ John Pilger cũng đã tiên liệu trước về sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn sẽ diễn ra trong nay mai. Ông viết: “Sài Gòn đang sụp đổ trước mắt, một Sài Gòn được người Mỹ hậu thuẫn, một thành phố được coi là ‘thủ đô tiêu dùng’ nhưng chẳng hề sản xuất được một mặt hàng nào ngoài chiến tranh”.

Hơn thế nữa, vị cố vấn Mỹ còn chua chát thừa nhận rằng, trong hàng ngũ của quân đội lớn thứ tư thế giới vào thời điểm đó, binh lính đang đào ngũ với tốc độ cả nghìn người trong một ngày. Vậy nên, sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn là một “thất bại được báo trước!”.

Thiên Nam

Bạn đang xem bài viết Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!