Xem Nhiều 3/2023 #️ Dàn Ý Dạng Đề Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học # Top 3 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Dàn Ý Dạng Đề Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dàn Ý Dạng Đề Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dàn ý dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

Một nhận định, phê bình, ý kiến đánh giá văn học được đưa ra. Có thể mang tính tổng hợp, có thể nhận định một tác phẩm cụ thể. Và học sinh phải dùng kiến thức một hoặc nhiều tác phẩm để chứng minh.

* CẤU TRÚC DẠNG ĐỀ NÀY PHẢI TUÂN THỦ CÁC BƯỚC NHƯ SAU

CẤU TRÚC

NỘI DUNG

ĐIỂM

Mở bài

Nêu vấn đề, dẫn ý kiến vào

Thân bài

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (hoặc đưa phần này lên mở bài)

0,5

2. Giải thích ý kiến: (nếu có hai ý kiến thì giải thích lần lượt từng ý kiến một); nếu là 1 ý kiến thì giải thích từng vế (hoặc từ khoá)

0,5

3. Nội dung

Xác lập luận điểm theo từng ý kiến (nếu đề cho 2 ý kiến) và xác lập luận điểm dựa trên từ khoá hoặc vế (nếu đề cho 01 ý kiến)

Vận dụng nhiều thao tác lập luận: so sánh, phân tích, chứng minh, bác bỏ… để làm rõ ý kiến.

Chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu, hợp lý để làm nổi bật ý kiến.

3,5

– Khẳng định ý kiến đúng hay sai. Vì sao ?

0,5

Kết bài

Đánh giá chung về vấn đề

Lưu ý: Đây là dạng đề khó, đòi hỏi lập luận chặt chẽ, logic, có tính lý luận cao. Vì vậy, các em cần nắm vững kiến thức và tập viết nhiều về dạng đề này.

LƯU Ý Ngoài những dạng đề có cấu trúc thường gặp ở trên, học sinh cũng cần xem lại kỹ năng về cách làm bài các dạng đề : Kỹ năng phân tích thơ. Kỹ năng phân tích văn xuôi. Kỹ năng phân tích nhân vật văn học (hình tượng văn học)

ĐỀ RA: Có ý kiến cho rằng “Sóng” của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp của tình yêu truyền thống”. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng “Tình yêu trong “Sóng” là tình yêu hiện đại”. Phân tích Sóng – Xuân Quỳnh để chứng minh cho hai ý kiến trên.

DÀN Ý

I.MỞ BÀI

II. THÂN BÀI

1. Khái quát:

          Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. “Sóng” là bài thơ tình yêu đặc sắc của Xuân Quỳnh, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

2. Giải thích

– Tình yêu truyền thống là tình yêu mang những cung bậc cảm xúc có tính truyền thống muôn đời. Đó là niềm tin mãnh liệt trong tình yêu, nỗi nhớ da diết cháy bỏng, sự thủy chung đằm thắm nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những cảm xúc lo âu, khắc khoải.

– Tình yêu hiện đại là tình yêu vượt ra khỏi sự chật hẹp tù túng, đời thường để vươn tới tình yêu cao đẹp, nhân văn.

3. Chứng minh

3.1. Ý kiến thứ nhất: “Sóng của Xuân Quỳnh là vẻ đẹp tình yêu truyền thống”. Vẻ đẹp ấy là những xúc cảm nồng nàn nhiều cung bậc trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.

+ Khi yêu, tâm hồn người phụ nữ đầy những phức tạp khó hiểu. Lúc dữ dội, dịu êm, khi ồn ào, lặng lẽ (2 câu đầu khổ 1)

+ Tình yêu gắn liền với khát vọng và những bồi hồi trong trái tim yêu

+ Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ là một cung bậc trong tình cảm và cũng là gam màu chủ đạo của tình yêu.   Nỗi nhớ ấy xuyên suốt cả không gian, thời gian đến nỗi “ngày đêm không ngủ được” đến “cả trong mơ còn thức”.

+ Tình yêu gắn với sự thủy chung. Đây là nét đẹp nhân văn (Phân tích khổ 6)

+ Tình yêu gắn liền với niềm tin nhưng cũng đầy những dự cảm lo âu, khắc khoải (Phân tích khổ 7, 8)

3.2. Ý kiến thứ hai : “ Sóng gắn liền với tình yêu hiện đại”

+ Người phụ nữ không cam chịu cuộc đời chật hẹp, bé nhỏ tù túng mà muốn bứt phá ra những không gian rộng lớn để sống với tình yêu đích thực “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”

+ Mạnh dạn bày tỏ tình cảm, mạnh mẽ quyết định hạnh phúc, thậm chí mang trong mình khát vọng lớn lao muốn bất tử hóa tình yêu (Phân tích khổ cuối)

3.3. Nghệ thuật

          Thể thơ ngũ ngôn, âm điệu nhịp nhàng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ điệp ngữ.

          Cả hai ý kiến trên đều đúng. Tình yêu truyền thống và hiện đại ở đây không tách rời nhau mà hòa quyện vào nhau, tạo nên nhiều nét đẹp nhân văn trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Chính hai ý kiến này đã góp phần làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sóng.

III. KẾT BÀI

Đánh giá chung

—————————————–

Thầy Phan Danh Hiếu

Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học

Bài tập minh họa

Có ý kiến cho rằng: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.

Ý kiến của anh chị về vấn đề trên.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề , giới thiệu tác giả tác phẩm Vợ chồng A phủ( Tô Hoài )

Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.

b. Thân bài

Giải thích ý kiến:

“Hành động cắt dây trói cứu A Phủ” của Mị: giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi những khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra.

Đó cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí: Mị tự cứu bản thân mình, giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về bóng ma thần quyền của nhà thống lí.

Phân tích, lí giải nguyên nhân dẫn tới hành động của Mị:

Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng.

Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại cảnh ngộ của bản thân, cảnh ngộ của người đàn bà bị trói đến chết trước kia, thương A Phủ, muốn cứu A Phủ nhưng lại sợ bị “trói thay vào đấy, phải chết trên cái cọc ấy”.

Ý nghĩa của hành động:

Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị.

Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của con người.

c. Kết bài

Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề :Hành động cứu A phủ cũng là hành động Mị tự cứu mình

Rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề : có thể nêu bài học cuộc sống,…

Có ý kiến cho rằng: “Sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa – Nam Cao) không đáng trách, chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách”.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại; Đời thừa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông trước 1945.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975; Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm xuất sắc của ông thuộc giai đoạn này.

b. Thân bài

Giải thích ý kiến:

Sự giống nhau của hai nhân vật: đều nhẫn nhục.

Sự khác nhau:

Sự nhẫn nhục của Từ chỉ là một bất hạnh đáng được cảm thông, không có gì đáng trách.

Còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài vừa là một bất hạnh đáng thương vừa có những sai lầm đáng trách.

Phân tích, chứng minh:

Về nhân vật Từ

Từ là người vợ hoàn toàn yếu thế, phụ thuộc; hiền từ, nhu thuận, chăm chút chi li; thấu hiểu và tin tưởng phẩm chất tốt đẹp bền vững của chồng. Được khắc họa như một nhân vật phụ; trong không gian gia đình; thống nhất ngoại hình với tính cách.

Sự nhẫn nhục của Từ chủ yếu là nhẫn nhịn những hành vi thiếu tự chủ trong lúc phẫn đời mà tìm đến rượu của người chồng luôn day dứt lương tâm.

Về nhân vật người đàn bà hàng chài

Là người đàn bà mạnh mẽ mà chịu lệ thuộc, chấp nhận việc hành hạ tàn tệ; sắc sảo, hiểu lẽ đời nhưng chưa có ý thức về giá trị sống, quyền sống của mình; hiểu rõ bi kịch của mình và gia đình mà chỉ cam chịu, không phản ứng.

Được khắc họa như nhân vật trung tâm; trong không gian rộng từ gia đình đến tòa án; ngoại hình và tính cách có nhiều tương phản.

Sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài là một cách chấp nhận những đầy đọa vô lí của người chồng quen thói bạo hành; đã thành một cách sống buông xuôi, thỏa hiệp; không những không thức tỉnh được chồng, trái lại, chỉ càng tiếp tay cho thói bạo hành gia đình.

Chỉ ra được những khác biệt thật sự trong một hiện tượng tưởng chừng hoàn toàn giống nhau, giúp người đọc nhận ra nét độc đáo của mỗi hình tượng.

Đồng thời, giúp người đọc cảm nhận được điểm gặp gỡ và nét khác biệt trong cách nhìn nhận và mô tả đời sống cũng như trong tư tưởng của mỗi tác giả.

c. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến, rút ra bài học.

Soạn Bài Đề Văn Nghị Luận Và Việc Lập Dàn Ý Cho Bài Văn Nghị Luận

Tìm hiểu đề văn nghị luận

a) Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Lối sống giản dị của Bác Hồ.

(2) Tiếng Việt giàu đẹp.

(3) Thuốc đắng giã tật.

(4) Thất bại là mẹ thành công.

(5) Không thể sống thiếu tình bạn.

(6) Hãy biết quý thời gian.

(7) Chớ nên tự phụ.

(8) Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

(9) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

(10) Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?

(11) Thật thà là cha dại phải chăng?

b. Có thể khẳng định những đề bài trên là những đề văn nghị luận vì đề bài của văn nghị luận nêu ra một vấn đề chính và sau đó người viết dùng những lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh luận điểm đó. Hơn hết là đưa được ra những quan điểm cá nhân, ý kiến của riêng mình để thuyết phục được người đọc, người nghe về vấn đề được đề cập.

b. Trước khi bước vào viết một bài nghị luận chúng ta cần xác định được những ý cơ bản, vấn đề cần nghị luận là gì? Có hình dung và đánh giá của cá nhân về vấn đề đó như thế nào. Xác định được tính chất nghị luận để có hướng đi đúng và cách giải quyết vấn đề thuyết phục nhất.

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

Xác lập luận điểm

– Đề bài cũng như là luận điểm chính của bài là: chớ nên tự phụ

Tìm luận cứ

– Tự phụ là gì? (tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác)

– Tác hại của tự phụ:

+ Thất bại trong công việc, học tập

+ Tách biệt mọi người xung quanh, bị mọi người xa lánh.

Xây dựng lập luận

– Khái niệm, định nghĩa về tính tự phụ.

– Tác hại của tự phụ

– Đề cao những lối sống tích cực trái ngược với tự phụ như: hòa đồng, khiêm tốn

– Phê phán tính tự phụ.

Theo chúng tôi

Soạn Bài Lập Dàn Ý Bài Văn Nghị Luận

II – Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Ví dụ ta cần lập dàn ý bài văn nghị luận với đề bài sau :

Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết : “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.”

Trước tiên, anh (chị) hãy đọc kĩ, xác định yêu cầu của đề bài và lần lượt tiến hành các bước sau :

1. Tìm ý cho bài văn

Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn.

a) Xác định luận đề

Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào ?

b) Xác định các luận điểm

Căn cứ vào đề bài, vào yêu cầu của bài văn và huy động những hiểu biết của mình, anh (chị) hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau đây :ư

– Sách là gì ?

– Sách có tác dụng như thế nào ?

– Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào ?

c) Tìm luận cứ cho các luận điểm

Hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây :

– Đối với luận điểm 1 (Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người) :

+ Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người ?

+ Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại ?

+ Sách có chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian không ?

– Đối với luận điểm 2 (Sách mở rộng những chân trời mới) :

+ Sách đem lại cho con người những hiểu biết gì về tự nhiên và xã hội ?

+ Sách có tác dụng như thế nào với cuộc sống riêng tư và quá trình tự hoàn thiện mình ?

– Đối với luận điểm 3 (Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách) :

+ Thái độ của anh (chị) đối với các loại sách ?

+ Đọc sách như thế nào là tốt nhất ?

2. Lập dàn ý

Anh (chị) hãy sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã xác định được vào bố cục sau đây :

a) Mở bài

Nên mở bài trực tiếp hay gián tiếp ? Làm thế nào để nêu được vấn đề và phương hướng nghị luận cho toàn bài ?

b) Thân bài

– Sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào cho hợp lí ?

– Sắp xếp các luận cứ cho từng luận điểm ra sao ?

– Cần triển khai luận điểm và luận cứ nào nhiều nhất ? Tại sao ?

– Cần lựa chọn và sử dụng các kí hiệu gì đặt trước các đề mục để dàn ý được rõ ràng, minh bạch ?

c) Kết bài

– Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở ?

– Khẳng định những nội dung nào ?

– Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ ?

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”.

Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Một bạn đã tìm được một số ý:

a) Giải thích khái niệm tài và đức.

b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy :

– Bổ sung các ý còn thiếu.

– Lập dàn ý cho bài văn

2. Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luậnTrong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

I – Tác dụng của việc lập dàn ý II – Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Ví dụ ta cần lập dàn ý bài văn nghị luận với đề bài sau :

Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết : “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.”

Trước tiên, anh (chị) hãy đọc kĩ, xác định yêu cầu của đề bài và lần lượt tiến hành các bước sau :

Câu 1 trang 90 – SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Tìm ý cho bài văn

Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn.

a) Xác định luận đề

– Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề : Tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người.

– Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó :

Sách là khối tài sản quý giá của nhân loại. Sách giúp truyền tải một khối lượng tri thức lớn. Sách có tác dụng vô cùng to lớn đến đời sống tinh thần của chúng ta.

b) Xác định các luận điểm

– Sách là một sản phẩm tinh thần của con người.

– Mở rộng vốn hiểu biết về đời sống xung quanh, là người bạn tâm tình, giúp con người hoàn thiện chính mình.

– Duy trì thói quen đọc sách thường xuyên, đồng thời nên giữ gìn và bảo vệ sách.

c) Tìm luận cứ cho các luận điểm

Hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây :

– Đối với luận điểm 1 (Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người) :

+ Lĩnh vực tinh thần.

+ Tri thức.

+ Sách là sợi dây kết nối giữa không gian và thời gian khác nhau.

– Đối với luận điểm 2 (Sách mở rộng những chân trời mới) :

+ Những kiến thức thú vị về tự nhiên và xã hội.

+ Sách như một người bạn tâm tình, sẻ chia và đồng cảm với những tâm tư thầm kín của con người. Sách giúp con người tự hoàn thiện chính mình.

– Đối với luận điểm 3 (Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách) :

+ Biết cách lựa chọn những loại sách phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của bản thân, biết yêu quý, giữ gìn sách.

+ Nên duy trì thói quen đọc sách. Sắp xếp thời gian hợp lí để đọc hàng ngày. Khi đọc sách cần tĩnh tâm.

Câu 2 trang 90 – SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Lập dàn ý

Anh (chị) hãy sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã xác định được vào bố cục sau đây :

a) Mở bài

– Khái quát vai trò của sách đối với đời sống con người.

– Dẫn dắt câu nói của M. Go-rơ-ki.

b) Thân bài

Trình tự sắp xếp luận điểm và luận cứ :

– Luận điểm 1 : Sách là sản phẩm tinh thần quý giá của con người, là nơi lưu giữ khối kiến thức đồ sộ của nhân loại về tự nhiên và xã hội.

+ Sách là sản phẩm tinh thần của con người.

+ Sách lưu trữ và phản ảnh khối kiến thức đồ sộ và phong phú của nhân loại.

+ Sách là sợi dây kết nối nhiều thế hệ bạn đọc từ những không gian và thời gian khác nhau.

– Luận điểm 2 : Mỗi cuốn sách là một cách cửa dẫn người đọc tới một chân trời mới, một miền tri thức mới.

+ Sách cung cấp những tri thức mới, những điều thú vị và mới lạ về tự nhiên và xã hội cho con người.

+ Sách còn là người bạn tâm tình, người chia sẻ những buồn vui trong đời sống nội tâm của con người.

– Luận điểm 3 : Chúng ta cần phải có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.

+ Chúng ta cần phải biết chọn lựa những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi và nhận thức.

+ Cần đọc, tìm hiểu và giới thiệu những loại sách bổ ích. Tránh mất quá nhiều thời gian cho những loại sách vô bổ và nên phê phán những loại sách có hại.

+ Nên có kế hoạch đọc sách thường xuyên và không để các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến việc đọc sách.

c) Kết bài

– Nên khái quát ý chính của bài và mở rộng vấn đề.

– Khẳng định: Sách là khối tài sản tinh thần quý giá của nhân loại. Cần trân trọng giá trị của mỗi cuốn sách, lưu giữ và bảo tồn những giá trị ấy.

– Mở rộng: Tình hình thị trường sách đang ngày càng phong phú và phức tạp: sách in, sách điện tử,… ⇒ chất lượng không đảm bảo, sách lậu. Cần sáng suốt khi lựa chọn sách. Thực trạng đọc sách trong giới trẻ hiện nay (so sánh tương quan với các phương tiện cập nhật thông tin và giải trí khác tràn lan trên mạng xã hội).

Ghi nhớ :

– Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.

– Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần : Mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).

Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Một bạn đã tìm được một số ý:

a) Giải thích khái niệm tài và đức.

b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy :

– Bổ sung các ý còn thiếu.

– Lập dàn ý cho bài văn

Trả lời :

a) Bổ sung các ý :

– Mối quan hệ giữa tài và đức.

– Tự hoàn thiện tài và đức trong quá trình rèn luyện của con người.

b) Lập dàn ý

* Mở bài :

– Tài và đức là những phẩm chất đáng quý của con người.

– Dẫn dắt câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Từ lời dạy của Người, có thể thấy tài và đức là hai phẩm chất cần có và cốt yếu của những người thành công.

* Thân bài :

– Giải thích khái niệm “tài” và “đức” :

+ Tài : tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm sống của con người để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

+ Đức : đạo đức, tư cách, tác phong, lòng nhiệt tình, khát vọng “Chân, Thiện, Mỹ” trong mỗi con người.

– Giải thích câu nói của Hồ Chủ tịch : Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

+ Một số người có tài mà không có đức thì chẳng thể làm được những việc có ích. Có tài mà hành động trái đạo đức còn có thể gây hại cho cộng đồng.

+ Những người có phẩm chất đạo đức tốt thì khó có khả năng hoàn thành tốt công việc, nhất là những việc khó khăn.Mối quan hệ giữa tài và đức: Là hai khái niệm riêng biệt nhưng luôn song hành và cần thiết trong mỗi con người.

– Đề ra phương hướng phấn đấu, rèn luyện cả tài và đức của mỗi người, nhất là thế hệ thanh thiếu niên : phải rèn luyện cả tài và đức, để tài và đức được cân bằng.

* Kết bài :

– Khẳng định lại vấn đề được nói tới : Tài và đức luôn song hành và tồn tại mới tạo nên thành công của mỗi người.

– Khẳng định thế hệ trẻ cần phải được định hướng đúng đắn trong rèn luyện và tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách là một người có tài, có đức và có ích.

Câu 2 trang 91 – SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây :

Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào ?

Trả lời : * Mở bài :

– Những khó khăn trong thực tế cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con ngời. Từ thực tế đó, tục ngữ có câu : “Cái khó ló cái khôn”.

– Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào ? Ta cần hiểu và vận dụng vào cuộc sống như thế nào cho đúng ?

* Thân bài :

– Ý nghĩa câu tục ngữ :

+ “Cái khó” là những khó khăn trong thực tế cuốc ống; “bó” là sự trói buộc; “cái khôn” là khả năng suy nghĩ, sáng tạo.

+ Câu tục ngữ nêu bài học : Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.

– Bài học trên có mặt đúng những cũng có mặt chưa đúng.

+ Mặt đúng : Sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan.

+ Mặt chưa đúng : Bài học trên còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người.

– Câu tục ngữ cho ta nhiều bài học quý :

+ Khi tính toán công việc, đặt kế hoạch, .. cần tính đến những điều kiện khách quan nhưng không quá lệ thuộc vào những điều kiện đó.

+ Trong hoàn cảnh nào cũng đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn.

* Kết bài :

Cần khẳng định :

– Hoàn cảnh khó khăn, ta càng phải quyết tâm khắc phục.

– Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống.

Bạn đang xem bài viết Dàn Ý Dạng Đề Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!