Xem Nhiều 3/2023 #️ Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 8 Học Kì I Năm Học 2022 – 2022 # Top 5 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 8 Học Kì I Năm Học 2022 – 2022 # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 8 Học Kì I Năm Học 2022 – 2022 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8 HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2017 – 2018

Câu 1:Nêu các đặc điểm sông ngòi ở châu Á?

-Sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

-Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp:

+Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc chảy từ nam lên bắc. Mùa đông sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tan, mực nước dâng lên gây lũ lớn

+Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: có nhiều mưa nên mạng lưới sông dày và nhiều sông lớn. Ảnh hưởng chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn vào cuối hạ đầu thu và cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+Tây Nam Á, Trung Á: khu vực khí hậu lục địa khô hạn, sông ngòi kém phát triển. Nhờ nguồn nước do băng tuyết tan với các núi cao ở đây vẫn có sông lớn.

-Các sông có giá trị chủ yếu về giaothông, khai thác thủy điện, cung cấp nước cho sinh hoạt người dân

Câu 2: Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á?

*Thuận lợi:

-Tài nguyên phong phú, khoáng sản trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, sắt,…)

-Nguồn năng lượng phong phú (thủy năng, gió, năng lượng mặt trời,…)

-Các nguồn tài nguyên khác: đất, khí hậu, nguồn nước, động – thực vật, rừng,…

*Khó khăn:

-Các miền núi cao hiểm trở.

-Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thất thường.

Câu 3: Trình bày đặc điểm về dân cư châu Á?

–Gồm các chủng tộc:

+Môn-gô-lô-ít: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

+Ơ-rô-pê-ô-ít: Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á,…

+Ô-xtra-lô-ít: một phần rất nhỏ ở Đông Nam Á.

-Các chủng tộc sống bình đẳng nhau trong kinh tế – xã hội.

-Việc di dân và mở rộng giao lưu dẫn đến sự hợp huyết các chủng tộc, dân tộc,…

* Dân cư châu Á phân bố như thế nào? Vì sao lại có sự phân bố đó?

* Cách tính mật độ dân số.

Câu 4: Đặc điểm về kinh tế, xã hội ccá nước châu Á hiện nay?

Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyễn biến mạnh mẹ, song sự phát triển kinh tế giữ các nước và vùng lãnh thổ không đều, xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới.

Câu 5:Kể tên các miền địa hình Nam Á?

–Phía Bắc: dãy Hi-ma-lay-a hung vĩ chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam dài 2600 km, rộng 320-400km. Mùa Đông, Hi-ma-lay-a chắn khối không khí lạnh từ Trung Á làm Nam Á ấm hơn. Mùa hạ, gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi tới gây mưa trên các sườn phía nam.

-Ở giữa:đồng bằng Ấn Hằng, bằng phẳng chạy từ bờ biển A-rập đến vịnh

Ben-gan dài hơn 3000 km, rộng 250 – 350 km.

-Phía Nam: sơn nguyên Đê- can thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía Tây, Đông là các dãy Gát Tây, Gát Đông.

Câu 6: Trình bày đặc điểm khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên Nam Á?

*Khí hậu:

-Khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiều mưa nhất thế giới:

+Mùa đông: gió mùa đông bắc, thời tiết lạnh, khô.

+Mùa hạ: gió mùa tây nam, nóng ẩm.

-Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều:

+Sườn nam: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều, độ cao 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cữu.

+Sườn bắc: khí hậu lạnh, khô, lượng mưa dưới 100mm

+Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200-500mm

-Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu vực.

*Sông ngòi: nhiều sông lón: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút,…

*Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, cảnh quan núi cao,…

Câu 7: Xác định vị trí địa lý và phạm vi khu vực Đông Á?

-Gồm 2 bộ phận: đất liền và hải đảo.

-Gồm 4 quốc gia và 1 lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan.

Câu 8:Trình bày đặc điểm khí hậu, địa hình, sông ngòi, cảnh quan Đông Á?

*Địa hình:

-Phần đất liền: (83,7% dt lãnh thổ)

+Nửa phía tây: có nhiều núi, sơn nguyên cao và bồn địa rộng lớn.

+Nửa phía đông: đồi núi thấp xen đống bằng rộng

-Phần hải đảo: là vùng núi trẻ. Sông ngòi ngắn và dốc.

*Sông ngòi:(A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang). Ở hạ lưu, các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ, do băng tuyết tan và mưa gió mùa mùa hạ cung cấp.

Chế độ nước chia làm 2 mùa rỏ rêt., mùa cạn và mùa lũ, riêng sông Hoàng Hà có chế độ nước phức tạp.

*Khí hậu:

-Nửa phía đông: một năm có 2 loại gió mùa. Mùa đông có gió mùa Tây Bắc, thời tiết khô, lạnh. Mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm, mưa nhiều.

-Nửa phía tây: nằm sâu trong nội địa nên gió mùa từ biển không thể xâm nhập, khí hậu quanh năm khô hạn.

*Cảnh quan:

Hoang mạc, thảo nguyên khô, rừng lá rộng./.

*xem và trả lời các câu hỏi SGK.

Xuân Cảnh ,ngày 5 tháng 12 năm 2017

GVBM

TRẦN THỊ HIẾU

Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 8 Kì 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 8

1/ Trình bày đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ của châu Á. – Nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á- Âu. – Trải rộng từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc. – Có diện tích lớn nhất thế giới: 44,4 triệu km2 ( kể cả các đảo)2/ Trình bày đặc điểm chung của khí hậu châu Á. – Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau. – Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. a)Khí hậu gió mùa: -2 mùa: +mùa đông khô lạnh ít mưa +Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều -Phân bố :gió mùa nhiệt đới ở NA,ĐNA. gió mùa cận nhiệt và ôn đới ở ĐA b)Khí hậu lục địa: -Mùa đông khô rất lạnh -mùa hạ khô nóng,biên độ nhiệt ngày đêm và năm lớn,phát triển cảnh quan hoang mạc -Phân bố :chiếm diện tích lớn ở vùng nội địa và TNA 3/ Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và tự nhiên khu vực Tây Nam Á. – Địa hình từ Đxuống TNam:nhiều dãy núi cao trên 2000m xen cao nguyên, đồng bằng nằm dọc theo sông Tigrơ và Ơfrát, ven biển của bán đảo A ráp – Khu vực thuộc đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới ,kiểu khí hậu khô với diện tích lớn là hoang mạc, nửa hoang mạc4/ Nam Á có mấy miền địa hình? Cho biết tên và nơi phân bố của mỗi miền . *Có 3 miền địa hình: – Phía Bắc là miền núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ. – Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn. – Phía nam là sơn nguyên Đê- can. *Khí hậu:– Đại bộ phận nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều.+ Trên cao nguyên và đồng bằng thấp: Mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh khô. Mùa hạ có gió tây nam nóng, ẩm, mưa nhiều.+ Trên các vùng núi cao: Khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp theo hướng sườn. – Nhịp điệu gió mùa ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân cư Nam á.*Sông ngòi:– Có nhiều hệ thống sông lớn: S.Ân, S.Hằng, S.Bra-ma-pút.– Chế độ chảy chia 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ, mùa cạn.*Cảnh quan: – Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoạng mạc và cảnh quan núi cao.5/ Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và tự nhiên khu vực Đông Áa) Địa hình và sông ngòi Phần lục địa:– Chiếm 83,7% diện tích lãnh thổ.* Địa hình:– Phía tây: Núi và sơn nguyên cao, đồ sộ, hiểm trở xen các bồn địa lớn– Phía đông: Là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.* Sông ngòi:– Có 3 hệ thống sông lớn: A-Mua, Hoàng Hà, Trường Giang. Cả 3 HT sông đều chảy theo hướng tây – đông.– Chế độ nước thường chia 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn. Riêng S.Hoàng Hà có chế độ nước thất thường.Phần Hải đảo:– Là vùng núi trẻ, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.– Sông ngòi ngắn, có độ dốc lớn.b) Khí hậu và cảnh quanĐặc điểmPhía đông phần đất liền và hải đảoPhía tây phần đất liền

Khí hậu– Một năm có 2 mùa gió khác nhau+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Riêng Nhật Bản vẫn có mưa.+ Mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.– Thuộc lãnh thổ Trung Quốc do nằm sâu trong nội địa, nên khí hậu quanh năm khô hạn

Cảnh quan– Phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên và hải đảo có rừng bao phủ. Ngày nay do con người khai phá nên rừng còn rất ít– Chủ yếu là thảo nguyên khô

Đề Cương Ôn Thi Học Kì 2 Môn Tin Học Lớp 8 Năm 2022

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN TIN HỌC 8

NĂM HỌC: 2016-2017

A. LÝ THUYẾT:

1. Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

2. Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ký hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.

3. Từ khoá: Program, var, begin, end, uses, const

4. Một chương trình gồm có 2 phần: Phần khai báo và phần thân chương trình. Phần khai báo có thể có hoặc có thể không nhưng phần thân bắt buộc phải có

5. Tên dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt.

Cách đặt tên: Tên phải khác nhau ứng với những đại lượng khác nhau, tên không trùng với từ khoá, không bắt đầu bằng số, không có dấu cách,…

6. Kí tự, số nguyên, số thực, xâu,…

7. +, -, *, /, mod, div

8.

– Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

9. Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình

10. * Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết

* Để xác định một bài toán cụ thể ta cần xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được

* Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước: Xác định bài toán, mô tả thuật toán và viết chương trình

12.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

I. TRẮC NGHIỆM:

A. Hàng ngày em đi học.

B. Một tuần trường em tổ chức chào cờ 1 lần.

C. Ngày em đánh răng ba lần

D. Em sẽ đến nhà bà ngoại chơi vào hôm cả bố và mẹ đi vắng.

D. Var i,n: Integer;

A. Integer B. Real C. String D. Kiểu nào cũng được.

được xác định:

A. Giá trị đầu + Giá trị cuối + 1

B. Giá trị đầu + Biến đếm + 1

C. Giá trị cuối – Giá trị đầu + 1

D. Giá trị cuối – Biến đếm + 1

Khi thực hiện ban đầu Biến đếm nhận giá trị = Giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp biến đếm tăng thêm:

A. 1 đơn vị B. 2 đơn vị C. 3 đơn vị D. 4 đơn vị

For i:=1 to 3.5 do write(i);

A. 1 2 3

B. 1 3.5

C. 3.5

D. Chương trình không chạy vì giá trị cuối của biến đếm là số thập phân.

j:=0;

For i:=1 to 3 do j:= j + 2; write(j);

thì giá trị in ra màn hình là:

A. 4 B. 6 C. 8 D. 10

j:=0;i:=1;

while i<=3 do

Begin j:=j+2; i:=i+1;

End;

write(j);

thì giá trị in ra màn hình là:

A. 6 B. 8 C. 10 D. 12

ĐÁP ÁN: Đánh dấu (x) vào ô Đúng hoặc Sai tương ứng trong các câu lệnh Pascal sau. Nếu sai sửa lại. (Mỗi câu đánh dấu đúng vị trí được 0,25đ, sửa đúng được 0,25 đ) Đánh dấu (x) vào ô Đúng hoặc Sai tương ứng trong các câu lệnh Pascal sau. Nếu sai sửa lại. (Mỗi câu đánh dấu đúng vị trí được 0,25đ, sửa đúng được 0,25 đ) II. TỰ LUẬN: 1.Viết chương trình tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h (a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím)

Program tinhtoan;

Var a,h : interger;

S : real;

Begin

Clrscr;

Write(‘Nhap canh day và chieu cao :’); Readln (a,h);

S:=(a*h)/2;

Writeln(‘ Dien tich hinh tam giac la :’,S);

Readln

End.

Câu 2. Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính r (được nhập từ bàn phím)

Program HINH_TRON;

uses crt;

Var r: real;

Const pi=3.14;

Begin

clrscr;

Write(‘Nhap ban kinh r:’); readln(r);

Writeln(‘Chu vi duong tron la:’,2*pi*r);

Writeln(‘Dien tich hinh tron la:’,pi*r*r);

Readln

end.

Câu 3. Viết chương trình giải phương trình ax+b=0

Program phuong_trinh;

uses crt;

Var a,b: real;

begin write(‘nhap so a =’); Readln(a); write(‘nhap so b =’); readln(b); If (a = 0) and (b = 0) then write (‘Phuong trinh co vo so nghiem’); if (a=0) and (b#0) then write (‘phuong trinh vo nghiem’) else write(‘nghiẹm la x=’: -b/a); readln; end.

Câu 4. Viết chương trình in ra số lớn hơn trong hai số a,b (được nhập từ bàn phím).

Program SO_SANH1;

uses crt;

var a,b: real;

begin

clrscr;

write(‘nhap so thu nhat: ‘); readln(a);

write(‘nhap so thu hai: ‘); readln(b);

if a<= b then writeln(‘ So lon la:’,b);readln

end.

Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả thật cao trong kỳ thi quan trọng sắp tới!

Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Môn Vật Lý Lớp 6 Năm Học 2022

Nội dung ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Với tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2016 – 2017 việc ôn tập và củng cố lại kiến thức môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 6 sẽ trở nên thuận lợi hơn. Tài liệu cung cấp đến bạn những dạng bài tập cơ bản trong chương 1 cơ học. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 6 – Đề số 1 Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2018 – 2019

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6 – NĂM HỌC 2016 – 2017A. LÍ THUYẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC

Câu 1: Nêu dụng cụ đo độ dài? Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?

Dụng cụ đo độ dài: Thước. Kí hiệu độ dài: l

Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 2: Đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.

Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).

1km = 1000m; 1m = 10dm; 1m = 100cm; 1m = 1000mm.

Câu 3: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Giới hạn đo của bình chia độ là gì là gì? Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là gì?

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm,… có ghi sẵn dung tích. Kí hiệu thể tích: V

Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.

Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Đơn vị đo thể tích là gì?

Câu 4: Khối lượng là gì? Dụng cụ đo khối lượng là gì? Đơn vị đo khối lượng là gì? Nêu một số loại cân mà em biết?

Khối lượng của một vật: lượng chất tạo thành vật. Kí hiệu: m

Đo khối lượng bằng cân.

Đơn vị đo khối lượng là kilôgam: kg. Các đơn vị khối lượng khác thường dùng là gam (g), tấn (t), tạ, yến, miligam (mg).

Một số loại cân thường gặp là: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân tạ.

Câu 5: Lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì? Đơn vị đo lực là gì? Kí hiệu lực?

Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Kí hiệu: F

Đo lực bằng lực kế.

Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.

Nêu 01 ví dụ về tác dụng đẩy, 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực?

Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.

Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.

Câu 6: Thế nào là hai lực cân bằng?

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật mà vẫn đứng yên.

Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau.

Câu 7: Nêu kết quả tác dụng của lực?

Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

Nêu 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).

Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng.

Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

Xe đạp xuống dốc, xe chạy nhanh hơn.

Câu 8: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực?

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực: P.

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất: Trọng lượng của vật đó. Trọng lượng kí hiệu là P. Đơn vị là Niutơn (N)

Trọng lượng quả cân 100g là 1N.

Câu 9: Vì sao nói lò xo là một vật đàn hồi? Nêu cách nhận biết vật có tính đàn hồi?

Lò xo là một vật đàn hồi: Sau khi nén hoặc kéo dãn vừa phải rồi buông ra thì chiều dài của lò xo trở lại như cũ.

Cách nhận biết: Tác dụng lực làm cho vật bị biến dạng, sau đó ngừng tác dụng lực nếu vật tự trở về hình dạng cũ: Vật có tính đàn hồi.

Câu 10: Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng?

Công thức: P = 10m; Với m: Khối lượng của vật (kg); P là trọng lượng của (N).

Câu 11: Khối lượng riêng là gì? Đơn vị đo khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng?

Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Kí hiệu khối lượng riêng: D

Công thức: D = m/V; trong đó, D là khối lượng riêng (kg/m3); m là khối lượng (kg), V là thể tích (m3).

Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối: kg/m3.

Câu 12: Nêu cách xác định khối lượng riêng của một chất?

Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức: D = m/V để tính toán.

Câu 13: Trọng lượng riêng là gì? Đơn vị đo trọng lượng riêng là gì? Công thức tính trọng lượng riêng?

Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Kí hiệu trọng lượng riêng: d

Công thức: d = P/V; trong đó, d là trọng lượng riêng (N/m3); P là trọng lượng (N); V là thể tích (m3).

Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối: N/m3.

Câu 14: Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp? Cho ví dụ từng loại máy? Công dụng máy cơ đơn giản?

Có 3 loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

Mặt phẳng nghiêng: Tấm ván dày đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc núi, dốc cầu,….

Đòn bẩy: Búa nhổ đinh, kéo cắt giấy, ….

Ròng rọc: Cần cẩu ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng,….

Công dụng: Giúp con người thực hiện các công việc dễ dàng hơn.

Đề cương mới nhất: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2019 – 2020

Mời các bạn làm thêm các đề thi học kì 1 lớp 6 mà chúng tôi đã sưu tầm, chọn lọc từ các trường THCS trên toàn quốc. Làm nhiều đề thi sẽ giúp các bạn học tốt hơn và đạt kết quả cao hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới.

Bạn đang xem bài viết Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 8 Học Kì I Năm Học 2022 – 2022 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!