Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 8 Môn Vật Lý mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 8 môn Vật lý. Tài liệu gồm các câu hỏi lý thuyết nhằm giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Mời các bạn tham khảo.
1. Thế nào là chuyển động cơ?
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là chuyển động cơ (gọi tắt là chuyển động)
2. Khi nào thì vật chuyển động? Khi nào thì vật đứng yên? Cho ví dụ.
Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Ví dụ: Tài xế chuyển động so với cây cối bên đường.
Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
Ví dụ: Tài xế đứng yên so với ô tô.
3. Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Cho ví dụ.
Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Ví dụ: Người tài xế chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ô tô.
4. Thế nào là tốc độ? Nêu công thức tính tốc độ. Giải thích các đại lượng kèm theo đơn vị.
Tốc độ cho biết độ nhanh chậm của chuyển động, đo bằng quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.
Xem bảng công thức kèm theo.
5. Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều? Cho ví dụ.
Chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian là chuyển động đều.
Ví dụ: Xe gắn máy khi chạy ổn định.
Chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian là chuyển động không đều.
Ví dụ: Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
6. Nêu cách biểu diễn một vecto lực?
Lực là một đại lượng vecto, được biểu diễn bằng một mũi tên.
Gốc là điểm đặt của lực.
Phương, chiều trùng với phương chiều của lực.
Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.
7. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ.
Hai lực cân bằng là hai lực có cùng độ lớn, cùng phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật trên cùng một đường thẳng.
Ví dụ: Quyển sách đặt nằm yên trên bàn chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực nâng của bàn.
8. Quán tính là gì?
Là tính chất giữ nguyên trạng thái chuyển động của vật khi không có lực tác dụng hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng.
9. Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào?
Khi không có lực tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì:
Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
Vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
10. Thế nào là lực ma sát? Nêu một vài lực ma sát thường gặp.
Các lực cản trở chuyển động khi các vật tiếp xúc với nhau được gọi là lực ma sát
Các loại lực ma sát thường gặp: Lực ma sát trược, Lực ma sát lăn, Lực ma sát nghỉ.
11. Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ.
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác. Ví dụ: Trượt băng.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác. Ví dụ: Viên bi lăn trên mặt bàn.
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt, không lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác. Ví dụ: Lực ma sát nghỉ giúp chân ta không trượt về phía sau khi thân nghiêng về phía trước.
12. Cho ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại.
Khi thắng xe đạp, lực ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe là có ích. Cách làm tang: Tăng lực thắng, tăng độ nhám má phanh.
Khi đạp xe, lực ma sát giữa xích và và đĩa là có hại. Cách làm giảm: Tra dầu nhớt vào xích và đĩa.
13. Thế nào là áp lực? Cho ví dụ.
Áp lực là lực nén có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
Ví dụ: Lực nén do người ngồi trên ghế.
14. Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức và nêu tên các đại lượng kèm theo đơn vị? (xem bảng công thức kèm theo).
15. Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo phương nào? Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất có phương như thế nào?
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương
Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
16. Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên đại lượng và đơn vị kèm theo. (xem bảng) 17. Thế nào là bình thông nhau? Nêu đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau? Ứng dụng của bình thông nhau trong cuộc sống.
Bình thông nhau gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, có đáy thông với nhau.
Trong bình thông nhau chứa chùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau có độ cao bằng nhau.
Ứng dụng: Ấm nước, ống theo dõi mực chất lỏng, máy nén thủy lực,…
18. Nêu ứng dụng của áp suất chất lỏng? Ứng dụng đó hoạt động dựa trên nguyên lý nào? Phát biểu nguyên lý?
Máy nén thủy lực. Máy nén thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý Pascal.
Phát biểu: Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất đến mọi nơi trong chất lỏng.
19. Nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực dựa trên công thức nào? (xem bảng)
20. Đổi đơn vị: 1. Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy chó lại khó bắt được cáo?
– Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con chó sẽ không thể chạy được theo cáo, vì theo quán tính, chó còn phải chạy hướng cũ thêm một lúc nữa.
2. Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc?
– Khi nhổ cỏ quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp chuyển động thân đã bị đứt. Rễ vẫn nằm trong đất, cỏ dại sẽ nhanh chóng mọc lại.
3. Tại sao chạy lấy đà trước, ta lại nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ nhảy ngay?
Trong trường hợp này chuyển động theo quán tính được cộng thêm vào chuyển động xuất hiện do việc đẩy người rời khỏi mặt đất.
4. Khi bị trượt chân hay bị vấp ngã, người ta ngã như thế nào?
– Khi một người bị vấp thì hai chân dừng bước nhưng thân người vẫn tiếp tục chuyển động, vì thế người đó bị ngã dập mặt xuống. Còn khi bị trượt chân, thường bao giờ cũng ngã ngửa.
5. Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao? 6. Vì sao khi cán búa lỏng, người ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất, em hãy giải thích vì sao? 7. Tại sao khi lên cao nhanh quá, như ngồi trong máy bay, người ta thấy ù tai?
– Khi cơ thể bị đưa nhanh lên cao, áp suất không khí trong tai giữa chưa kịp cân bằng với áp suất khí quyển. Màng tai lúc đấy bị đẩy ra phía ngoài và người ta cảm thấy ù tai, đau tai.
8. Tại sao vỏ bánh xe có rãnh?
– Để làm tăng lực ma sát. Bánh xe bám vào mặt đường mà không bị trơn trượt.
9. Tại sao đi giày gót nhọn dễ bị lún hơn gót bằng? 10. Hãy biểu diễn các lực sau:
a. Một vật nặng 3kg đặt trên mặt sàn nằm ngang.
b. Một lực kéo 1500N tác dụng lên một vật có phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải. 1cm = 500N
c. Lực kéo 2600N có phương hợp với phương ngang một góc 300.
d. Một vật 10kg trượt trên mặt phẳng nghiêng như hình vẽ gồm các lực:
Trọng lực thẳng đứng, hướng xuống.
Phản lực 50N có phương vuông góc mặt phẳng nghiêng, chiều hướng lên.
Lực ma sát 30N có phương trùng phương chuyển động, có chiều ngược chiều chuyển động.
11. Hãy biểu diễn bằng lời các yếu tố của lực trong các hình vẽ sau: a. b. 12. Cầm một ống hút nhựa hở hai đầu nhúng vào nước rồi dùng ngón trỏ bịt kín một đầu trên rồi nhấc ra khỏi nước. Nước có chảy ra không? Vì sao? 13. Vì sao khi hút sữa trong hộp. Vỏ hộp bị móp theo nhiều phía? 14. Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao? 15. Vì sao container lại có nhiều bánh xe hơn ô tô? Vì sao xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng xích? 16. Bình đựng nước tinh khiết có gắn vòi ở đáy bình, nhưng phía trên còn có một lỗ nhỏ mở thông với không khí ngoài khí quyển. Hãy cho biết vai trò của lỗ nhỏ đó khi lấy nước từ vòi? 17. Một vận động viên vượt đèo: Đoạn leo đèo dài 45km mất 2 giờ 30 phút. Đoạn xuống đèo dài 30km với vận tốc 60km/h. Hãy tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo km/h và m/s. 18. Một người đi xe máy từ A đến B dài 88,5km. Biết rằng trong 1 giờ 45 phút đầu xe chạy với vận tốc 30km/h. Trong quãng đường còn lại xe chạy với vận tốc 10m/s.
a. Nói xe chạy với vận tốc 30km/h, 10m/s có nghĩa là gì?
b. Tính độ dài quãng đường đầu.
c. Tính thời gian đi hết quãng đường còn lại.
d. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.
19. Một ô tô chuyển động đều từ A đến B dài 15km trong 20 min. Đến B, ô tô dừng lại nghỉ 10 phút rồi tiếp tục chuyển động theo chiều cũ từ B đến C với tốc độ 10m/s trong 30 min.
a. Tính độ dài quãng đường BC.
b. So sánh vận tốc trên quãng đường AB và quãng đường BC.
c. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường AC.
20. Một ô tô đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 12km/h, nửa quãng đường sau với vận tốc 6km/h. Tính vận tốc trung bình? 21. Ở cách đặt nào thì áp suất, áp lực của viên gạch là nhỏ nhất, lớn nhất? Vì sao? 22. Một bình tiết diện đều cao 1,5m chứa đầy nước.
a. Tính áp suất của nước gây ra tại điểm A ở thành bình cách đáy 60cm.
b. Người ta đổ đi 1/3 nước trong bình và thay vào bằng dầu. Hãy tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình. Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10000N/m 3 và 8000N/m 3.
23. Một máy nén thủy lực dung để nâng giữ một ô tô. Diện tích của pittông nhỏ là 1,5cm2, diện tích của pittông lớn là 140 cm2. Khi tác dụng lên pittông nhỏ một lực 240N thì lực do pittông lớn tác dụng lên ô tô là bao nhiêu? 24. Một người có khối lượng 52 kg đang đứng trên sàn. Diện tích tiếp xúc của một bàn chân lên sàn là 200 cm2.
a. Tính áp suất của người đứng hai chân lên sàn?
b. Trình bày 2 cách để áp suất của người này tăng gấp đôi?
25. Một ô tô có trọng lượng 18 000N đang đứng yên trên mặt đường nằm ngang. Tổng diện tích tiếp xúc là 0,006 m2.
a. Tính áp suất do ô tô tác dụng lên mặt đường.
b. Nếu bác tài nặng 60kg ngồi trên ô tô thì áp suất lên mặt đường là bao nhiêu?
26. Một máy kéo chạy bằng xích có trọng lượng 54600N, người lái máy kéo nặng 60kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đường là 1,2m 2. Đường chỉ chịu được áp suất tối đa là 40000 Pa. Hỏi máy kéo chạy trên đường được không? Vì sao?
27. Một vật đặt trên mặt sàn. Diện tích tiếp xúc là 0,02 m2 gây nên một áp suất 10000Pa.
a. Tính áp lực của vật lên sàn.
b. Tính khối lượng của vật.
28. Một vật có khối lượng 9kg đặt trên bàn với diện tích tiếp xúc là 0,0015m2.
a. Tính áp suất tác dụng lên bàn.
b. Muốn áp suất giảm đi một nửa thì phải làm sao biết khối lượng vật không đổi? Tính giá trị diện tích tiếp xúc lúc này?
29. Một người thợ lặn ở độ sâu 32m so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng của nước là 10300N/m3.
a. Tính áp suất nước biển lên thợ lặn.
b. Khi áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn là 206000N/m 2 thì người thợ lặn đã bơi lên hay lặn xuống? Tính độ sâu của thợ lặn lúc này?
30. Một vật A chìm ở độ sâu 160m.
a. Tính áp suất nước tác dụng lên vật A biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3.
b. Vật B cũng chìm trong nước và chịu áp suất là 800000N/m 2. Vật A hay vật B gần mặt nước hơn?
31. Một thùng chứa nước cao 1,2m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a. Tính áp suất nước tại đáy thùng.
b. Tính áp suất nước tại điểm A cách đáy 0,2m.
c. Đổ thêm dầu vào thùng để lớp dầu nổi cách mặt nước 0,3m. Tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy thùng biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m 3.
32. Tại đỉnh Fansipan có độ cao 3200m so với mực nước biển. Biết những nơi có ngang mực nước biển có áp suất là 1atm. Cứ lên cao 12,5m thì áp suất giảm đi 1mmHg. Em hãy tính áp suất tại đỉnh Fansipan là bao nhiêu atm? 33. Đổi sang Pascal.
a. 1,2atm = ? Pa
b. 80 cmHg = ? Pa
34. Áp suất khí quyển tại Đà Lạt khoảng 640mmHg. Cứ lên cao 12,5m thì áp suất giảm đi 1mmHg. Tại TPHCM có áp suất là 760mmHg. Hãy cho biết độ cao chênh lệch giữa Đà Lạt và TPHCM. 35. Một vật được mốc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3.6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là bao nhiêu? 36. Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì chỉ số của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trong lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3 37. Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng là 1,458N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả quả cầu vào nước nằm lơ lửng trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10 000N/m3 và 27000 N/m. 38. Một viên bi bằng sắt bị khoét rỗng ở giữa. Khi nhúng vào nước nó nhẹ hơn khi ở ngoài không khí 0,15N. Tìm trọng lượng riêng của nó khi ở ngoài không khí? Biết trọng lượng riêng của nước và sắt lần lượt là 10000N/m3 và 78000N/m3, phần rỗng của viên bi là 5cm3
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1, Môn Vật Lý Lớp 8
I. PHẦN LÝ THUYẾT:Câu 1: Chuyển động cơ học là: Vị trí của vật so với vật mốc bị thay đổi theo thời gian* Chuyển động và đứng yên có tính tương đối là: Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác. Ví dụ: Chiếc xe và người lái xe đang chuyển động so với mặt đường, ta nói: người lái xe chuyển động so vs mặt đường nhưng lại đứng yên so với chíêc xe.
Câu 2: Vận tốc là mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Công thức tính vận tốc:V=S/t . Trong đó: V là vận tốc S là độ dài quãng đường đi được T là thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 3: * Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không bị yhay đổi theo thời gian.VD: Hoat động của 1 chiếc quạt đang chạy ổn định .* Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.VD: Vận tốc của 1 chiếc ô tô chạy từ TP HCM đến Hải Phòng* Công thức tính của vận tốc trung bình của chuyển động không đều là: Vtb=S/t .Trong đó S là quãng đường đi được T là thời gian đi hết quãng đường đó
Câu 4: * Lực là một đại lượng vectơ vì lực là một đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.* Cách bỉeu diễn vectơ lực : người ta dùng 1 mũi tên có: – Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật – Phương và chiều là phương và chiều của lực – Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo tỉ xích cho trước
Câu 5: * Hai lực cân bằng là hai lực có cùng phương nhưng ngược chiều, có cùng độ lớn, cùng tác dụng lên một vật* Quán tính là: khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính
Câu 6: * Có các loại lực ma sát là: Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ* Cách làm tăng ma sát: Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc* Cách làm giảm ma sát: Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
Câu 7: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép* Công thức tính áp suất: P=F/S Trong đó: P là áp suất (N/m2) F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N) S là diện tích mặt bị ép (m2)* Cách làm tăng áp suất là: Tăng áp lực , giảm diện tích bị ép* Cách làm giảm áp suất là: Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép
Câu 8: * Đặc điểm áp suất chất lỏng trong bình thông nhau là: Trong bình thông nhau , chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng 1 độ cao *Công thức tính áp suất chất lỏng là: P=d.h Trong đó: P là áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2,Pa) d là TLR của chất lỏng (N/m3) h là chiều cao của cột chất lỏng(m)
Câu 9: * Lực đẩy Acsimet là: khi 1 vật nhúng trong chất lỏng tác dụng của 1 lực đẩy có hướng từ dưới lên trên *Công thức tính lực đẩy Acsimet là FA=d.v Trong đó: FA là lực đẩy Ácimet(N) d là TLR của chất lỏng (N/m3) v là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Câu 11: * Công cơ học là công mà khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời * Công thức tính công cơ học là: A=F.S trong đó A là công của lực F ( J, N.m) F là lực tác dụng vào vật (N) S là quãng đường vật dịch chuyển (m)
II. PHẦN VẬN DỤNG Bài 1: C6, C7 trang 10 Bài 2: C5,C6 trang 13 Bài 3: C2, C3 trang 13 Bài 4: C6, C7 trang 19 Bài 5: 7.5, 7.6 trang 24 (sách bài tập) Bài 6: C7 trang 30 Bài 7: 8.4 trang 26 ( sách bài tập) Bài 8: 10.4, 10.5 trang 32 (sách bài tập) Bài 9: 12.3 trang 34 (sách bài tập) Bài 10: C3, C4, C5, C6 trang 47, 48 Bài 11: 13.3, 14.3 trang 37 (sách bài tập)
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Môn Vật Lý Lớp 6 Năm Học 2022
Nội dung ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6
Với tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2016 – 2017 việc ôn tập và củng cố lại kiến thức môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 6 sẽ trở nên thuận lợi hơn. Tài liệu cung cấp đến bạn những dạng bài tập cơ bản trong chương 1 cơ học. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 6 – Đề số 1 Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2018 – 2019
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6 – NĂM HỌC 2016 – 2017A. LÍ THUYẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Câu 1: Nêu dụng cụ đo độ dài? Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?
Dụng cụ đo độ dài: Thước. Kí hiệu độ dài: l
Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2: Đơn vị đo độ dài là gì?
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.
Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).
1km = 1000m; 1m = 10dm; 1m = 100cm; 1m = 1000mm.
Câu 3: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Giới hạn đo của bình chia độ là gì là gì? Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là gì?
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm,… có ghi sẵn dung tích. Kí hiệu thể tích: V
Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
Đơn vị đo thể tích là gì?
Câu 4: Khối lượng là gì? Dụng cụ đo khối lượng là gì? Đơn vị đo khối lượng là gì? Nêu một số loại cân mà em biết?
Khối lượng của một vật: lượng chất tạo thành vật. Kí hiệu: m
Đo khối lượng bằng cân.
Đơn vị đo khối lượng là kilôgam: kg. Các đơn vị khối lượng khác thường dùng là gam (g), tấn (t), tạ, yến, miligam (mg).
Một số loại cân thường gặp là: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân tạ.
Câu 5: Lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì? Đơn vị đo lực là gì? Kí hiệu lực?
Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Kí hiệu: F
Đo lực bằng lực kế.
Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.
Nêu 01 ví dụ về tác dụng đẩy, 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực?
Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
Câu 6: Thế nào là hai lực cân bằng?
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật mà vẫn đứng yên.
Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau.
Câu 7: Nêu kết quả tác dụng của lực?
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
Nêu 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng.
Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
Xe đạp xuống dốc, xe chạy nhanh hơn.
Câu 8: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực?
Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực: P.
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất: Trọng lượng của vật đó. Trọng lượng kí hiệu là P. Đơn vị là Niutơn (N)
Trọng lượng quả cân 100g là 1N.
Câu 9: Vì sao nói lò xo là một vật đàn hồi? Nêu cách nhận biết vật có tính đàn hồi?
Lò xo là một vật đàn hồi: Sau khi nén hoặc kéo dãn vừa phải rồi buông ra thì chiều dài của lò xo trở lại như cũ.
Cách nhận biết: Tác dụng lực làm cho vật bị biến dạng, sau đó ngừng tác dụng lực nếu vật tự trở về hình dạng cũ: Vật có tính đàn hồi.
Câu 10: Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng?
Công thức: P = 10m; Với m: Khối lượng của vật (kg); P là trọng lượng của (N).
Câu 11: Khối lượng riêng là gì? Đơn vị đo khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng?
Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Kí hiệu khối lượng riêng: D
Công thức: D = m/V; trong đó, D là khối lượng riêng (kg/m3); m là khối lượng (kg), V là thể tích (m3).
Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối: kg/m3.
Câu 12: Nêu cách xác định khối lượng riêng của một chất?
Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức: D = m/V để tính toán.
Câu 13: Trọng lượng riêng là gì? Đơn vị đo trọng lượng riêng là gì? Công thức tính trọng lượng riêng?
Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Kí hiệu trọng lượng riêng: d
Công thức: d = P/V; trong đó, d là trọng lượng riêng (N/m3); P là trọng lượng (N); V là thể tích (m3).
Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối: N/m3.
Câu 14: Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp? Cho ví dụ từng loại máy? Công dụng máy cơ đơn giản?
Có 3 loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Mặt phẳng nghiêng: Tấm ván dày đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc núi, dốc cầu,….
Đòn bẩy: Búa nhổ đinh, kéo cắt giấy, ….
Ròng rọc: Cần cẩu ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng,….
Công dụng: Giúp con người thực hiện các công việc dễ dàng hơn.
Đề cương mới nhất: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2019 – 2020
Mời các bạn làm thêm các đề thi học kì 1 lớp 6 mà chúng tôi đã sưu tầm, chọn lọc từ các trường THCS trên toàn quốc. Làm nhiều đề thi sẽ giúp các bạn học tốt hơn và đạt kết quả cao hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới.
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 6 Môn Địa Lý
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Địa lý
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 1 – Địa lý 6
Câu 1: Trình bày vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất.
– Trái Đất có hình cầu.
– Có 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời: Sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương
– Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời
Câu 2: Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc có đặc điểm như thế nào?
* Kinh tuyến: là đường nối cực Bắc đến cực Nam Trái đất có độ dài bằng nhau.
– Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0o, đi qua đài thiên văn Grin- Uyt (ngoại ô Luân Đôn – nước Anh)
– Kinh tuyến đối diện vớ kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180
*Vĩ tuyến: Là những đường vĩ tuyến vuông góc với kinh tuyến.
– Vĩ tuyến gốc được đánh sồ 0 còn được gọi là đường xích đạo
* Quả địa cầu
– 181 vĩ tuyến
– 360 kinh tuyến
Câu 3: Trên quả địa cầu nếu cứ 10 o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? nếu cứ 10 o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?
– Nếu cứ 10 o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả là 36 kinh tuyến.
– Nếu cứ 10 o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì:
+ Nửa cầu Bắc có 9 vĩ tuyến Bắc.
+ Nửa cầu Nam có 9 vĩ tuyến Nam.
Câu 4: Tỷ lệ bản đồ là gì?
– Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất.
* Bản đồ có tỉ lệ 1/1.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
5 cm x 1.000.000 cm = 5.000.000 cm
5.000.000 cm = 50 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/6.000.000 thì 4 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
4 cm x 6.000.000 cm = 24.000.000 cm
24.000.000 cm = 240 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/4.000.000 thì 2 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
2 cm x 4.000.000 cm = 8.000.000 cm
8.000.000 cm = 80 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/ 2.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
5 cm x 2.000.000 cm = 10.000.000 cm
10.000.000 cm = 100 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/2.000.000 thì 3 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
3 cm x 2.000.000 cm = 6.000.000 cm
6.000.000 cm = 60 km
Câu 5: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ
– Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến.
* Kinh tuyến: Đầu phía trên chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam.
* Vĩ tuyến: Đầu bên trái chỉ hướng Tây, đầu bên phải chỉ hướng Đông.
Câu 6: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của trái đất?
– Trái đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông trong 24 giờ.
– Chia bề mặt TĐ làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng là giờ khu vực
– Một khu vực giờ: 150
– Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7.
Câu 7: Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
– Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được chiếu sáng một nửa, nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm
– Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên TĐ đều lần lượt có ngày và đêm
Câu 8: Sự chuyển động của trái đất quanh Mặt trời ra các mùa như thế nào?
– TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên một quỹ đạo có hình Elíp gần tròn.
– Thời gian TĐ chuyển động quanh mặt trời trọn 1 vòng hết 365 ngày 6 giờ.
– Khi chuyển động quanh quỹ đạo trục của TĐ bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và luôn hướng về 1 phía, nên 2 nửa cầu bắc và nam luân phiên nhau chúc và ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa.
– Các mùa tính theo dương lịch và âm lịch có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.
* Mùa Xuân: Từ 21 tháng 3 đến 22 tháng 6
* Mùa Hạ: Từ 22 tháng 6 đến 23 tháng 9
* Mùa Thu: Từ 23 tháng 9 đến 22 tháng 12
* Mùa Đông: Từ 22 tháng 12 đến 21 tháng 3
Câu 9: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Lớp vỏ có vai trò gì đối với đời sống và hoạt động của con người?
* Cấu tạo của vỏ trái đất: Gồm 3 lớp
+ Lớp vỏ
+ Lớp trung gian
+ Lớp lõi
* Lớp vỏ có vai trò quan trọng vì nơi tồn tại của các thành phần khác của trái đất như: Nước, không khí, sinh vật… và của xã hội loài người
Câu 10: Bình nguyên là gì? Có mấy loại bình nguyên? Thế nào là châu thổ?
* Bình nguyên là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m
– Có hai loại đồng bằng:
+ Đồng bằng bồi tụ ở của các con sông lớn gọi là châu thổ
+ Đồng bằng bào mòn
– Đồng bằng thuận lợi cho trồng cây lương thực, thực phẩm
Ngoài đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6, các em học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 6 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Những đề thi học kì 1 lớp 6 này được ra từ các trường THCS trên toàn quốc. Với việc ôn thi học kì 1 qua đề thi cũ, các em sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trước khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các em học tốt.
Theo chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 8 Môn Vật Lý trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!