Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 4: Giữ chữ tín giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Trả lời:
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ với mọi người (nói và làm phải đi đôi với nhau)
b) Có ý kiến cho rằng : Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em có đồng tình với ý kiến đó không ? Vì sao ?
Trả lời:
Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Song, giữ chữ tín không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn phải thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của mọi người…) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.
Bài 1 (trang 12 sgk Giáo dục công dân 8): Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao ?
a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.
b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.
d) Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh – Giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.
đ) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.
e) Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sans nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga đã quên mất.
Lời giải:
a) Việc làm hộ bài của Minh là sai bởi vì: Minh làm như vậy sẽ chỉ khiến cho Quang thêm lười biếng, ỉ lại và học tập không thể tiến bộ lên được trong khi Minh đã hứa với bố mẹ Quang và cô giáo sẽ giúp Quang tiến bộ.
b) Bố Trung không thể đưa Trung đi chơi công viên như đã hứa, nhưng điều đó không thể nói bố Trung là người thất hứa. Bởi vì bố Trung phải đi công tác đột xuất chứ không phải đó là ý muốn.
c) Ý kiến của Nam như vậy là không đúng. Khi mình đã hứa thì mình phải làm được chứ không phải là hứa suông.
d) Ông Vĩnh làm như vậy là ông sai. Bởi vì rõ ràng ông biết mình không thể làm được nhưng vẫn hứa thì sẽ gây thất vọng cho nhiều người. Mặc dù ông hứa như vậy là để động viên và ăn ủi người khác nhưng có nhiều cách khác chứ không nhất thiết phải làm như vậy.
đ) Lan làm như vậy là không được vì như vậy là Lan không giữ đúng lời hứa Nga. Có thể nếu muốn đọc xong thì Lan phải hỏi xem Nga đã cần dùng chưa nếu không cần dùng thì mượn thêm ít hôm. Như vậy, sẽ được lòng Nga và Lan cũng giữ đúng lời hứa.
e) Nga làm như vậy là không đúng. Vừa không giữ đúng lời hứa với cô giáo lại vừa không giúp đỡ bạn bè lúc họ gặp đau ốm bệnh tật.
Bài 2 (trang 13 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) mà em biết.
Lời giải:
– Ví dụ về Hành vi không giữa chữ tín:
+ Nam hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa. Nhưng hôm sau Nam lại tiếp tục tái phạm.
+ Bắc hứa với mẹ sẽ ở nhà chơi với em để mẹ đi làm. Nhưng thấy các bạn chơi ngoài sân vui quá Bắc để em ở trong cũi cùng một đống trò chơi rồi chạy ra chơi cùng các bạn.
+ Phương hứa mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn bữa trưa giúp mẹ nhưng mải đọc truyện Phương quên mất. Đến khi mẹ Phương về mới làm tất cả.
– Ví dụ về Hành vi giữ chữ tín:
+ Thủy học giỏi nhất lớp những gia đình Thủy nghèo, Thủy phải đi làm thêm sau mỗi buổi học. Tuy nhiên, Thủy vẫn giữ đúng lời hứa với Hoa kèm cặp cô ấy học sau mỗi buổi đi làm.
+ Đức học kém, nên làm bố mẹ buồn lòng. Sau kì nghỉ hè năm nay, Đức đã hứa với mẹ sang năm sẽ học tốt hơn. Đúng như Đức hứa, cuối kì Đức đạt học sinh tiên tiến của Lớp và được cô khen là lực học ngày càng tiến bộ.
+ Mỗi lần tụ tập đi chơi, Hà Thường đi sớm nhất và đến đúng giờ nhất.
Bài 3 (trang 13 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải làm gì ?
Lời giải:
Học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải:
– Phân biệt được những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
– Rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín.
– Thật thà; trung thực, tôn trọng người khác, tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.
Bài 4 (trang 13 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việe giữ chữ tín.
Lời giải:
– Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
– Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
Danh ngôn:
“Người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ”
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 4: Giữ chữ tín giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Câu 1 trang 14 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín?
Lời giải:
Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, và biết tin tưởng.
Câu 2 trang 14 SBT GDCD 8: Hãy nêu một số biểu hiện của giữ chữ tín và một số biểu hiện trái với giữ chữ tín trong cuộc sống.
Lời giải:
Một số biểu hiện của giữ chữ tín: thực hiện lời hứa, hoàn thành công việc đúng hẹn, có vay sẽ trả…
Một số biểu hiện trái với giữ chữ tín: thất hẹn, không hoàn thành nhiệm vụ, không trả nợ…
Câu 3 trang 14 SBT GDCD 8: Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta phải biết giữ chữ tín?
Lời giải:
Việc giữ chữ tín nó chính là bước ngoặc để bạn có được những thứ mình cần và nó giúp bạn cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn so với việc làm tổn hại đến sự trung thực của chính mình.
Câu 4 trang 15 SBT GDCD 8: Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta phải làm gì ?
Lời giải:
Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần làm tốt công việc được giao, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối.
A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiộn thực hiện lời hứa.
B. Chỉ giữ đúng lời hứa với người thân.
C. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận.
D. Khi cần thì cứ hứa, còn làm được đến đâu sẽ tính sau.
E. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo, còn bạn bè thì không cần.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, C
A. Lòng vả cũng như lòng sung
B. Một sự bất tín, vạn sự bất tin.
C. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật.
D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 7 trang 15 SBT GDCD 8: Giờ kiểm tra môn Toán, sau khi thầy đọc đề bài, cả lớp chăm chú làm bài. Huy đang loay hoay với tờ giấy nháp, với những con số nhằng nhịt và bỗng trở nên lúng túng. Chả là tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài. Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Lúc này, Huy đang cố gắng nhưng với hài toán nó đã làm chỉ đáng được 3 điểm. Huy bối .rối quay sang cậu bạn ngồi bên cạnh cầu cứu nhưng cậu này cũng đang bí và xui Huy mở sách giải ra. Huy nghĩ, nếu mình chép được một bài nữa thì ít ra cũng không bị điểm dưới trung bình, không bị ảnh hưởng đến danh dự của một học sinh khá. Bàn tay Huy di chuyển xuống dưới ngăn bàn, động vào quyển sách toán, mắt nhìn thầy giáo đứng trên bảng. Nó thấy đôi mắt thầy mỉm cười như đang khích lệ học trò. Thầy nhìn khắp lớp, nhưng không nhìn nó, Huy biết thầy rất tin tưởng nó. Nếu biết được việc làm của nó, thầy sẽ mất niềm tin ở người học trò của mình. Nó là một học sinh khá và ngoan cơ mà ! Bàn tay Huy từ từ rời quyển sách trong ngăn bàn, nó thấy lòng nhẹ nhõm hơn…Câu hỏi:
1 / Huy vốn là một học sinh như thế nào? Vì sao Huy định mở sách giải ra chép?
2/ Điều gì đã ngăn Huy không phạm sai lầm đó ?
Lời giải:
1/ Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Do tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài.
2/ Nhìn thấy ánh mắt thầy mỉm cười, ánh mắt của người rất tin tưởng Huy nên bạn ý đã không vi phạm sai lầm đó.
Câu 8 trang 16 SBT GDCD 8: H. là con nhà nghèo nhưng tính tình lại đua đòi, luôn tỏ ra là người sành điệu qua cách ăn mặc, nói năng, chơi bời. Để có tiền tiêu xài, H. đã làm những chuyện gian dối. Một lần, người cô của H. đã đến tận trường gọi H. ra đòi nợ. Thì ra, H. đã mượn danh nghĩa của mẹ đến nhà cô vay tiền để mua sắm riêng cho mình và chơi ở quán net. Khi cô tới đòi nợ thì mẹ H. mới sững sờ vì thấy con gái dám làm chuyện như vậy.
Câu hỏi:
1 / Hãy nêu nhận xét của em về H.
2/ Theo em, hậu quả của hành vi của H. và những hành vi gian dối tương tự là gì ?
Lời giải:
1/ H làm như vậy là sai, H đã lừa gạt lấy danh nghĩa của mẹ ra để vay tiền vô.
2/ Sau này, khi biết được sự thật, H sẽ làm mất sự tin tưởng của mẹ và cô.
Câu hỏi: Theo em, vì sao bố mẹ N. không đưa tiền học cho N. nữa?
Lời giải:
Bố mẹ N không đưa tiền cho N nữa, vì N đã lừa gạt bố mẹ khiến bố mẹ mất niềm tin, không còn tin bạn nữa.
Câu 10 trang 17 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: “Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin” ? Em có thể hỏi cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn để hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu tục ngữ này và lấy đó làm phương châm hành động, rèn luyện cho mình.Lời giải:
Câu tục ngữ đề cao giá trị của việc giữ lời hứa cũng như nhắc nhở rằng: Đã hứa thì phải cố thực hiện, bởi một lần thất hứa vạn lần chẳng còn tin.
Trả lời câu hỏi trang 18 SBT GDCD 8: Câu hỏi:
1/ Hãy nêu nhận xét của em về cách ứng xử của hai người lái xe và của tác giả trong truyện trên?
2/ Em tán thành cách ứng xử nào và không tán thành cách ứng xử nào? Vì sao?
Lời giải:
1/ Cùng là lái xe, nhưng 2 người có 2 cách hành xử trái ngược nhau. Anh lái xe khách thì không giữ chữ tín, đã hứa là giữ chỗ cho tác giả mà lại không giữ lời hứa. Còn anh taxi, vì giữ lời hứa với khách mà dù đầu bị băng bó, tay trắng toát nhưng vẫn đến lái xe để đưa chị về.
2/ Em tán thành ứng xử của anh taxi và không tán thành cách ứng xử của anh xe khách. Vì khi không giữ lời hứa vừa làm mất khách, vừa ảnh hưởng đến công việc của người khác.
Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8
Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 2: Liêm khiết giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Câu 1 (trang 10 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Liêm khiết
Trái với liêm khiết
– Cố gắng vươn lên để đạt hiệu quả cao trong học tập
– Quay cóp bài để đạt điểm cao
– Chịu khó làm ăn để thoát nghèo
– Các bộ lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ
– Nhặt được của rơi trả người đã mất
– Buôn lậu, trốn thuế
– Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình
– Sử dụng tài sản chung vào mục đích cá nhân
– Làm việc theo đúng trách nhiệm của bản thân
– Quan hệ với cấp trên để được thăng quan tiến chức
Câu 2 (trang 10 VBT GDCD 8):
Trả lời:
– Đối với cá nhân: Giúp cho mỗi người sống thanh thản, ý nghĩa hơn, sẽ nhận được sự giúp đỡ, yêu quý, tin yêu từ mọi người
– Đối với xã hội: Làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn, góp phần tạo nên sự công bằng, bình đẳng trong xã hội.
Câu 3 (trang 10 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Để trở thành người có tính liêm khiết, theo em, học sinh phải:
– Rèn luyện ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân
– Biết chống lạo cái xấu, cái ác bảo vệ lẽ phải
– Trung thực, tôn trọng những điều đúng với chân lí, đạo đức
– Phê phán, lên án những hành vi sống không trong sạch
Câu 4 (trang 11 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Một vài tấm gương liêm khiết:
Mạc Đĩnh Chi là một người liêm khiết với quan niệm sống cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến
Anh Diệu – một nhân viên bán hàng ở siêu thị tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi của khách hàng, bên trong có giấy tờ tùy thân và tiền mặt, anh đã tìm cách trả lại số tiền đó cho người đã mất.
Câu 5 (trang 11 VBT GDCD 8): Những câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện sự liêm khiết?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
Chớ có bờm xờm để lại tiếng xấu
B. Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở người người giàu sang
C. Làm người biết nghĩ biết suy
Ngồi trên lưng ngựa biết đi đường dài
D. Của thấy không xin
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt
E. Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười
F. Của mình thì giữ bo bo
Của người thì đớp cho no rồi về
G. Áo rách cốt cách người thương
H. Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
Trả lời:
Chọn đáp án: A, B, D, G
Câu 6 (trang 11 VBT GDCD 8):
Trả lời:
a. Chú cảnh sát giao thông không nhận tiền của người vi phạm pháp luật giao thông. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết, không dung túng cho điều sai, không lợi dụng chức vụ để nhận tiền.
b. Hùng hay tặng quà cho lớp trưởng để mong bạn không ghi sổ mỗi khi đi học muộn. Hành vi thể hiện sự không liêm khiết
c. Mai nhận được tiền của Nam bị rơi và đã đem trả lại. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết.
Câu 7 (trang 12 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Em sẽ chạy ra báo cho người khách để quên biết. Tại vì để khách hàng có thể nhanh chóng nhận lại được tài sản của mình và để tự tay mình có thể trả lại cho khách hàng.
Câu 8 (trang 12 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Câu 9 (trang 12 VBT GDCD 8):
Trả lời:
a. Việc làm của anh Huy khiến người khác vô cùng khâm phục và cảm động. Đó không chỉ là hành động cho thấy sự liêm khiết mà nó còn thể hiện tấm lòng của một con người có nhân cách, có đạo đức. Dù nghèo nhưng không làm phôi phai đi phẩm chất làm người của anh. Đó là hành động rất đáng được biểu dương, trân trọng
b. Nếu nhặt được tiền mà không biết ai làm rơi thì em cũng không được lấy số tiền đó vì đó không phải là tiền của mình, không phải số tiền mình làm ra nên không được phép sở hữu. Em sẽ mang số tiền đó đến đồn công an trình báo để số tiền đó sớm tìm được chủ nhân thực sự.
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 14 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Em không đồng tình với quan điểm của bạn bởi vì, biểu hiện của liêm khiết không chỉ là việc không tham ô, lãng phí, không nhận hối lộ. Liêm khiết đối với học sinh là việc tự phấn đấu nỗ lực trong học tập, vươn lên bằng chính khả năng của mình, trung thực trong học tập,…Chính vì thế học sinh càng cần phải rèn luyện sự liêm khiết.
Câu 2 (trang 14 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Những hậu quả nghiêm trọng do hành vi không liêm khiết gây ra: Quan chức nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, bộ mặt của cá nhân, tổ chức, làm hao hụt ngân sách nhà nước.
III. Truyện đọc, thông tin
Câu a (trang 16 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Những chi tiết chứng tỏ chị Bùi Phương Liên là người liêm khiết:
– Mọi khoản thu chi trong kho bạc đều được thực hiện nghiêm túc, khoa học, đảm bảo đúng nguyên tắc.
– Nhiều lần trả lại tiền nộp thừa với đồ vật của khách hàng bỏ quên.
Câu b (trang 16 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Bài học rút ra: Sống liêm khiết, trung thực, có trách nhiệm sẽ được mọi người yêu quý, nể trọng.
Giáo Án Giáo Dục Công Dân 7 Bài 8: Khoan Dung
1. Về kiến thức.
– Hiểu được thế nào là khoan dung.
– Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.
– Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung.
– Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.
– Khoan dung, độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.
* Các nội dung lồng ghép:
– Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh: Tấm gương khoan dung của Bác Hồ: Bác thông cảm và tha thứ cho người có lỗi lầm, biết hối cải.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
– Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.
– Kĩ năng tư duy, phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc thiếu khoan dung.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT HỌC:
– Trình bày 1 phút.
– Phân tích tình huống.
lắng nghe để hiểu người khác Biết tha thứ cho người khác. Không chấp nhặt, không thô bạo. Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác. Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác. ? Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác ? - Có như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau. Tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành và cởi mở hơn. Đây chính là bước đầu hướng tới lòng khoan dung. ? Hãy nêu những biểu hiện của khoan dung? - Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi. - Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi. - Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ. - Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,... Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh: Lòng nhân ái của Bác Hồ đối với tù binh Pháp ở Mặt trận Biên giới 1950: Bác đã chỉ thị phải cứu chữa tận tình cho thương binh địch, không được để tù binh thiếu ăn trong lúc thuốc men lương thực ta không hề dư dật. Bác chỉ thị cho Bộ chỉ huy chiến dịch thông báo cho phía Pháp rằng tựa sẽ trao trả tất cả số tù binh bị thương tại Thất Khê,.... ? Lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào? - Đối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. ? Với ý nghĩa to lớn đó em phải rèn luyện lòng khoan dung bằng cách nào? - Sống cởi mở, gần gũi, tôn trọng mọi người. - Cư xử với mọi người chân thành, rộng lượng, biết thông cảm và tha thứ, biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo, không chấp nhặt, không định kiến hẹp hòi. - Nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho người khác. - Có thái độ công bằng, vô tư,... ? Làm thế nào để có thể hợp tác hơn với các bạn ở lớp ở trường ? - Tin vào bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết, thân ái với bạn. ? Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, hoặc xung đột ? - Khi có sự bất đồng phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà. ? Khi biết bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự như thế nào ? - Tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, thuyết phục, góp ý với bạn. - Tha thứ và thông cảm với bạn. - Không định kiến. * Hs có 3 phút suy nghĩ nêu những cách rèn luyện cụ thể về lòng khoan dung. ? Để có lòng khoan dung với mọi người bản thân em sẽ làm gì? Hs nêu ý kiến. Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý ghi bảng. Hoạt động 3: Bài tập. Trình bày trước lớp, cùng góp ý, nhận xét và ghi vào vở. I. Bài học: 1. Thế nào là khoan dung? Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. - Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ..., là thái độ công bằng, vô tư, không định kiến hẹp hòi; không đối xử nghiệt ngã, gay gắt. - Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc làm sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục. 2. Biểu hiện: - Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi. - Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi. - Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ. - Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,... 3. Vì sao phải có lòng khoan dung? - Đối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. 4. Cách rèn luyện: - Phải có lòng vị tha và đức hy sinh với mọi người. - Biết tha thứ cho những người mắc sai lầm, tạo cơ hội để trở thành một công dân tốt. - Không vì lợi ích cá nhân mà định kiến người khác. II. Bài tập: Bài a/25 Khi em mải đi chơi không làm công việc nhà, mẹ em về chỉ nhắc nhở mà không la em. Bài b/25 Những biểu hiện: Đáp án: 1, 3, 5, 7 Bài c/26. Thái độ và hành vi của Lan là sai. Lan chưa biết tha lỗi cho bạn không có lòng khoan dung lại còn trả đũa bạn. Hành vi và thái độ đó rất đáng chê trách. Bài d/26. Nếu là Trung trong tình huống đó, em sẽ đứng lên và từ tốn hỏi bạn lí do xô vào mình. Và sẽ tha lỗi cho bạn nếu bạn xin lỗi, không nổi cáu, quát mắng, khó chịu với bạn. 3 . Hướng dẫn học tập ở nhà: - HS đọc lại nội dung bài học. - Học bài, làm bài đ/26, xem trước bài 9. VI. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ********************************** Ngày soạn: 12.10.2013 Ngày dạy: 28.10.2013 Tuần 11 Tiết 11 Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức. - Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa - Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa. - Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa. 2. Về kĩ năng. - Phân biệt được các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình. - Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa. - Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình. 3. Về thái độ. - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa. - Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa. * Các nội dung lồng ghép: Lồng ghép An toàn giao thông: Hành vi tham gia giao thông có văn hóa. Lồng ghép môi trường: các hành vi bảo vệ môi trường của một gia đình văn hóa. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa. Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em - HS trong gia đình. Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT HỌC: Động não. Khăn trải bàn. Tranh luận. Đóng vai. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Thầy: SGK, SGV, giáo án, bảng da. 2. Trò: vở ghi, bảng nhóm. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: * Mục tiêu: Kiểm tra bài: Khoan dung. * Câu hỏi: a. Thế nào là lòng khoan dung? b. Nêu cách xử sự sau: + Bạn vô tình đổ mực vào tập + Bạn cố tình đổ lỗi cho mình. * Đáp án: a. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.(5đ) b. Khi bạn vô tình đổ mực vào tập em sẽ bình tĩnh xem xét nguyên nhân và chấp nhận lời xin lỗi của bạn. (2đ) Khi bạn cố tình đổ lỗi cho mình em sẽ không tực giận cãi vã với bạn mà bình tĩnh tìm hướng giải quyết tốt nhất, chỉ ra cho bạn thấy đó không phải là lỗi của mình. (3đ) 2. Bài mới: Tối thứ bảy, cả gia đình Mai đang vui vẻ trò chuyện sau bữa cơm tối thì bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững... Khi bác tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ : Mẹ ơi, gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ. Mẹ Mai cười. Để giúp Mai và các em hiểu thế nào là gia đình văn hóa. Hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào bài. * Trình tự các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc. Hs đọc truyện: "Một gia đình văn hóa". Thảo luận nhóm theo những câu hỏi sau : ? Gia đình cô Hoa có mấy người ? Thuộc mô hình gia đình như thế nào ? - Gồm 3 người.Thuộc mô hình gia đình nhỏ - hai thế hệ. ? Đời sống tinh thần của gia đình cô Mai ra sao ? - Mọi người chia sẻ lẫn nhau. - Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, đẹp mắt. - Không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ. - Mọi người trong gia đình biết chia sẻ buồn vui cùng nhau. - Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn. - Tú ngồi học bài. - Cô chú là chiến sĩ thi đua, Tú là học sinh giỏi. - Tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. ? Gia đình cô Mai đối xử như thế nào với bà con hàng xóm láng giềng ? - Cô chú quan tâm giúp đỡ lối xóm. - Tận tình giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật. ? Gia đình cô đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào ? -Vận động bà con làm vệ sinh môi trường. - Chống các tệ nạn xã hội. GV chốt : gia đình cô Hoa đã đạt gia đình văn hoá. HS thảo luận ? Tiêu chuẩn đạt gia đình văn hoá? Xây dựng kế hoạch hoá gia đình. Xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh. Đoàn kết với cộng đồng. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. ? Liên hệ tình hình địa phương và nêu ví dụ minh hoạ? Thảo luận các tình huống sau : 1. Gia đình bác Ân là cán bộ công chức về hưu, nhà tuy nghèo nhưng mọi người rất yêu thương nhau. Con cái ngoan ngoãn chăm học, chăm làm. Gia đình bác luôn thực hiện tốt bổn phận của công nhân. - Gia đình bác Ân không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. 2. Cô chú Hùng là gia đình giàu có. Chú làm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn. Cô là kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu. Do cô chú mải làm ăn, không quan tâm đúng mức đến con cái nên chúng mắc phải thói hư tật xấu như bỏ học, đua đòi bạn bè. Gia đìnhBạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!