Xem Nhiều 6/2023 #️ Giải Bài Tập Lịch Sử 5 Bài 18: Ôn Tập: Chín Năm Kháng Chiến Bảo Vệ Độc Lập Dân Tộc (1945 # Top 14 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 6/2023 # Giải Bài Tập Lịch Sử 5 Bài 18: Ôn Tập: Chín Năm Kháng Chiến Bảo Vệ Độc Lập Dân Tộc (1945 # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Lịch Sử 5 Bài 18: Ôn Tập: Chín Năm Kháng Chiến Bảo Vệ Độc Lập Dân Tộc (1945 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải Bài Tập Lịch Sử 5 Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Câu 1 trang 40 Lịch Sử 5: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên ba loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945?

Trả lời:

– Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ “Ngàn cân treo sợi tóc”.

– Ba loại giặc đó là: “giặc ngoại xâm”, “giặc dốt”, “giặc đói”.

Câu 2 trang 40 Lịch Sử 5:

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”

Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

Trả lời:

Chín năm đó bắt đầu vào năm 1945, kết thúc năm 1954.

Câu 3 trang 40 Lịch Sử 5: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy khiến em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã học ở lớp 4)?

Trả lời:

– Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định lòng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, tự do của nhân dân ta.

– Dù cho quân giặc có mạnh đến đâu cũng không ngăn nổi lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

– Bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) của Lý Thường Kiệt.

Câu 4 trang 40 Lịch Sử 5: Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp?

Trả lời:

– Sáng 20 – 12 – 1946: Bác Hồ đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

– Thu – đông 1947: Chiến thắng Việt Bắc

– Thu – đông 1950: Chiến thắng Biên giới thu – đông

– 17 giờ 30 phút ngày 7 – 5 – 1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vbt Lịch Sử 9 Bài 24: Cuộc Đấu Tranh Bảo Vệ Và Xây Dựng Chính Quyền Dân Chủ Nhân Dân (1945

VBT Lịch Sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)

Bài 1 trang 85-86 VBT Lịch sử 9:

Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc

Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam

Trên cả nước

– Quân Anh mở đường cho quân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam.

– hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.

b. Hãy cho biết những khó khăn về kinh tế, xã hội và văn hóa của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.

– Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: bị chiến tranh tàn phá nặng nề; nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục; diện tích đất bỏ hoang nhiều; thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra.

+ Công nghiệp: sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt.

+ tài chính:

+ Ngân sách nhà nước trống rỗng; kho bạc nhà nước chỉ còn hơn 1 triệu đồng, trong đó, hơn một nửa đã bị rách, nát không thể sử dụng được.

+ Chính quyền cách mạng chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.

+ Quân Tưởng Giới Thạch tung ra thị trường các loại tiền mất giá (ví dụ: Quan Kim, Quốc tệ) khiến cho nền tài chính Việt Nam thêm rối loạn.

– Văn hóa, xã hội:

+ Hơn 90% dân số mù chữ.

+ Các tệ nạn xã hội như: mê tín dị đoạn, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,… tràn lan.

Bài 2 trang 86 VBT Lịch sử 9:

6/1/1946

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bầu cử những người xứng đáng vào cơ quan quyền lực của nhà nước – Quốc hội

2/3/1946

Tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã lập ra bản dự thảo hiến pháp và thông qua danh sách chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu

b. Để giải quyết nạn đói, nhân dân ta đã làm gì?

Để giải quyết nạn đói, nhân dân ta đã:

+ Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người: lập các hũ gạo cứu đói; tổ chức ngày đồng tâm; không dùng gạo, ngô để nấu rượu…

+ tích cực tăng gia sản xuất.

Bài 3 trang 86 VBT Lịch sử 9:

Trả lời:

a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu không biểu thị đúng việc chính quyền cách mạng đẩy mạnh tăng gia sản xuất.

x

Đầu tư máy móc, cong cụ sản xuất cho các hợp tác xã nông nghiệp.

b. Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì để giải quyết nạn dốt và khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách.

– Giải quyết nạn dốt:

+ Chính phủ thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.

+ Đổi mới nội dung giáo dục theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

– Giải quyết khó khăn về tài chính:

+ Phát hành tiền Việt Nam.

Bài 4 trang 87 VBT Lịch sử 9:

Trả lời:

a. Hãy điền vào bảng sau những sự kiện chứng tỏ thực dân Pháp và Anh gây hấn ở Nam Bộ cho phù hợp với mốc thời gian.

Ngày 2/9/1945

Khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít ting chào mừng “Ngày Độc lập”, Thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.

Ngày 6/9/1945

Quân Anh đến Sài Gòn, kéo theo sau là 1 đại đội quân Pháp. chúng yêu cầu ta phải giải tán lực lượng vũ trang, thả hết tù binh Pháp, cho quân Pháp chiếm đóng nhiều vị trí quan trọng trong thành phố

Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945

Quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn

Ngày 5/10/1945

Tướng Lơ-cơ-léc đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp sang. Quân Pháp phá vòng vây Sài Gòn – Chợ Lớn, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

b. Trước tình hình trên, Đảng, chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?

– Trung ương Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược.

+ Tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước của Pháp.

– Nhân dân Việt Nam:

+ Hàng vạn thanh niên hăng hái ra nhập các đoàn quân “Nam tiến”.

Bài 5 trang 87-88 VBT Lịch sử 9:

Trả lời:

a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý thể hiện việc quân Tưởng Giới Thạch chống phá cách mạng nước ta.

Đối sách với quân Tưởng

Đối sách với bọn tay sai

Bài 6 trang 88 VBT Lịch sử 9:

Trả lời:

a. Vì sao chính phủ ta phải kí hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)?

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận kí với Pháp hiệp định sơ bộ và Tạm ước, vì:

– Sau khi chiếm đóng các đô thị iwr Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Thực dân Pháp âm mưu đưa quân ra Bắc để thôn tính toàn bộ Việt Nam.

– Để thực hiện được âm mưu tiến quân ra Bắc, Pháp đã điều đình với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc → 28/2/1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết.

– Nhận thấy 2 kẻ thù của ta (Pháp – Tưởng) đã xích lại gần nhau, nếu ta cầm súng chiến đấu, ắt sẽ phải chống lại cả Pháp lẫn Tưởng → Ban thường vụ trung ương Đảng đã quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến”: tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

b. Hãy trình bày những nội dung của Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) theo bảng sau.

Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)

Tạm ước (14/9/1946)

– chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

c. So sánh sách lược của Đảng và chính phủ ta trước và từ ngày 6/3/1946.

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 8 Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 Đến Năm 1873

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 8

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 24

là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 8 hay được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn giải các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 8 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài Tập 1 trang 84 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược nước ta là

A. Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, nếu chiếm được thì sẽ dễ bề khống chế Trung Quốc.

B. Việt Nam có vị trí chiếm lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản và công nhân rẻ.

C. Triều đình Huế đứng về phía Tây Ban Nha, chống lại những quyền lợi của Pháp ở Đông Dương.

D. Pháp muốn ngăn chặn việc triều đình Huế đứng về phía Trung Quốc, chống lại Pháp.

Câu 2. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là

A. bảo vệ đạo Gia tô.

B. mở rộng thị trường buôn bán

C. “khai hoá văn minh” cho nhân dân An Nam

D. nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên Biển Đông.

Câu 3. Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là

A. biến Đà Nẵng thành căn cứ quân sự để từng bước đánh chiến Lào và Cam Phu Chia.

B. chia đất nước ta thanh hai miền để dễ bề mở rộng đánh chiến cả nước.

C. tạo bàn đạp để chuẩn bị tấn công Trung Quốc

D. tạo bàn đạp để đánh Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Câu 4. Chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Dad Nẵng chống lại quân Pháp là

A. Nguyễn Trung Trực

B. Nguyễn Tri Phương

C. Phan Thanh Giản

D. Trương Định

Câu 5. Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công

A. Huế

B. Hà Nội

C. Hải Phòng

D. Nam Định

Câu 6. Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của nhân dân triều đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã

A. sơ tán khỏi Gia Định’

B. tự động nổi dậy đánh giặc

C. tham ra cùng quân triều đình đánh giặc

D. nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình

Câu 7. Tháng 7-18560, quân Pháp taih Gia Định ở trong tình thế

A. chỉ có khoảng gần 1000 tên mà phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10km.

B. chỉ có khoảng 100 tên, phải cố thủ trong thành Gia Định

C. bị quân dân ta tấn công liên tiếp và phải rút chạy ra biển

D. bị bao vây, tiêu diệt chỉ còn lại khoảng 100 tên và phải cố thủ trên các tàu chiến.

Câu 8. Nguyên nhân chính khiến triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất là

A. lo sợ phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao sẽ ảnh hưởng đến uy tín của triều đình

B. Pháp hứa sẽ định chiến và trao trả lại các tỉnh đã chiếm được cho triều đình Huế.

C. muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp thống trị.

D. muốn hạn chế sự hi sinh, mất mát cho nhân dân.

Câu 9. cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ba tỉnh Miền Đông Nam Kì khi Pháp đánh chiếm Gia Định là

A. khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân.

B. khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Trương Định.

C. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.

D. khởi nghĩa Hồ Xuân Nghiệp, Phan Văn Trị.

Hướng dẫn làm bài:

Bài Tập 2 trang 86 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước các câu sau

1. [ ] Trước khi chiếm được Đại đồn Chí Hoà, quân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh Đinh Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.

2. [ ] Ngay khi thức dân Pháp xâm lược Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh đã nổi lên phối hợp chăt chẽ với triều đình chống Giặc.

3. [ ] Trương Định là người không tuân theo lệnh Triều đình hạ vũ khí mà cương quyết đứng về phía nhân dân chiến đấu chống Pháp.

4. [ ] Giữa năm 1867, thực dân Pháp đã chiếm được các tỉnh Vinh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.

5. [ ] Trong cuộc kháng chiến của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì chống Pháp, có người đã dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Hữu Huân, Phan Văn Trị…

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 2, 3, 4, 5; Sai 1

Bài Tập 3 trang 86 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy nối các mốc thời gian với nội dung sự kiện cho phù hơp với diễn biến quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 đến năm 1868.

Hướng dẫn làm bài:

Nối 1-E, 2-C, 3-B, 4-A, 5-D

Bài Tập 4 trang 86 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy hoàn thành những nội dung trong bảng sau về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta tại các chiến trường từ năm 1858 đến năm 1873.

Hướng dẫn làm bài:

1. Kháng chiến ở Gia Định

Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định.

Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-ou-chia một cách dễ dàng. Chiếm được Nam Kì, quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.

Ngày 9-2-185, hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ lên Sài Gòn. Do vấp phải sức chống cự quyết liệt của quân dân ta nên mãi tới 16-2-1859 quân Pháp mới đến được Gia Định. Ngày 17-2, chúng nổ súng đánh thành. Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Trái lại,các đội dân binh chiến đấu rất dũng cảm, ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ:.

Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định (23-3-1860). Vì phải chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1 000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Trong khi đó, quân triều đình vẫn đóng trong phòng tuyến Chí Hòa mới được xây dựng, trong tư thế “thủ hiểm”.

Từ tháng 3-1860, Nguyễn Tri Phương được lệnh từ Đà Nẵng vào Gia Định. Ông đã huy động hàng vạn quân và dân binh xây dựng Đại đồn Chí Hòa, vừa đồ sộ vừa vững chắc, nhưng vì không chủ động tấn công nên gần 1 000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân ta với một lực lượng từ 10 000 đến 12 000 người.

Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch (7-1860).

Pháp bị sa lầy ở cả hai nơi (Đà Nẵng và Gia Định), rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nam. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán.

2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862.

Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến ở Trung Quốc với Điều ước Bắc Kinh (25-10-1860), quân Pháp liền kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng việc đánh chiếm nước ta.

Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự quyết liệt, cuối cùng trước hỏa lực mạnh của địch, Đại đồn Chí Hòa đã rơi vào tay giặc. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862).

Khi giặc Pháo từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy…chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo), làm nức lòng quân dân ta.

Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).

Hiệp ước có 12 điều khoản, trong đó có những khoản chính như: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; bồi thường 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc); triều đình phải mở 3 cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán; thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi nào triều đình chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông.

Bài Tập 5 trang 87 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

Hướng dẫn làm bài

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.

Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.

Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.

Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.

Lí do triều đình Huế kí hiệp ước:

Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.

Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.

Bài Tập 6 trang 87 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm gì? Sai lầm đó đã dẫn đến hậu quả ra sao?

Hướng dẫn làm bài:

a, Sai lầm của Triều đình :

Ngày 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định → Triều đình mắc nhiều sai lầm đáng tiếc.

Không kiên quyết chống giặc

Không tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công.

Chủ trương cố thủ hơn là tấn công.

b, Hậu quả:

Sau khi cũng cố lực lượng, đêm 23 rạng 24-2-1861 quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào đại đồn Chí Hòa → đại đồn Chí Hòa thất thủ, các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long lần lượt rơi vào tay giặc.

Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) nhượg cho pháp nhiều quyền lợi.

Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình từ ngày 20 đến 24-6-1867 quân Pháp đã chiếm luôn các tỉnh An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.

Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Trong Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước

Trong những năm 1959 – 1960, dưới ách đô hộ, kìm kẹp của chính quyền Ngô Đình Diệm, phong trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam phát triển mạnh mẽ, làm chủ nhiều thôn, xã, mở ra cục diện mới cho cách mạng miền Nam. Cục diện đó đòi hỏi phải có một tổ chức chính trị thích hợp và có uy tín, nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, mọi lực lượng yêu nước, đưa cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Từ nhu cầu thực tiễn đó, ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, Đại hội đại biểu các giai cấp, các tôn giáo, dân tộc toàn miền Nam đã quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Quyết định đó thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta đối với cách mạng miền Nam. Sự ra đời của Mặt trận đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vai trò đó được thể hiện trên một số vấn đề cơ bản sau:

1. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đoàn kết mọi lực lượng yêu nước ở miền Nam, làm cơ sở để thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc. Trong suốt quá trình hoạt động, Mặt trận đã giương cao ngọn cờ đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể, tôn giáo và thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Mặt trận chủ trương đoàn kết rộng rãi các lực lượng, nhằm bảo vệ độc lập, dân chủ, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Đây là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo và phù hợp với thực tiễn cách mạng miền Nam lúc bấy giờ. Bằng nhiều biện pháp, Mặt trận đã đi sâu tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp trong xã hội thấy rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam; nhận rõ bộ mặt thật của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai; từ đó, vận động, hướng dẫn họ đứng vào mặt trận chống Mỹ, cứu nước, thông qua các hình thức đấu tranh: bãi công, bãi thị, mít tinh, v.v. Mặt trận còn xây dựng cơ sở cốt cán trong hàng ngũ trí thức, công chức, nhân sĩ, già làng; nắm lực lượng binh lính, dân vệ ở các dinh điền, buôn, ấp, vận động họ trở về với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân. Đặc biệt, các thành phần cốt cán của Mặt trận còn đi sâu, bám sát phong trào đấu tranh cách mạng, xây dựng căn cứ kháng chiến, “lõm chính trị” vùng địch hậu; phát động phong trào phá ấp chiến lược, giải phóng nông thôn. Nhờ đó, chỉ trong thời gian ngắn, hội viên tham gia Mặt trận phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng; nếu năm 1961, Mặt trận chỉ có gần 40 vạn hội viên, đến năm 1962 đã tăng lên hàng triệu người. Mặt trận trở thành tâm điểm thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân có chung nguyện vọng hòa bình, giải phóng miền Nam. Dưới ngọn cờ đoàn kết của Mặt trận, vùng giải phóng ngày càng được mở rộng và củng cố: đến cuối năm 1965, có 4/5 diện tích đất đai của miền Nam và với hơn 10 triệu dân.

Cùng với tập hợp lực lượng, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, các tổ chức thành viên như: Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng; Hội Nông dân giải phóng; Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng; Hội Lao động giải phóng,… đã nhanh chóng ra đời. Các Ủy ban Mặt trận, các ban tự quản nhân dân ở các địa phương được thành lập, ra mắt nhân dân và hầu hết các xã thuộc vùng giải phóng, vùng tranh chấp đều có cơ sở của Mặt trận. Hệ thống Ủy ban Mặt trận các cấp vừa là nơi tập hợp, đoàn kết các giới, các dân tộc, tôn giáo, các thành phần chính trị ở địa phương, vừa làm nhiệm vụ xử lý những công việc của các đơn vị hành chính kháng chiến, giữ gìn trật tự trị an, hướng dẫn quần chúng sản xuất, học tập,… và tiến hành nhiều biện pháp như: chia ruộng 1, giảm tô, xóa nợ. Với thực tế đó, Mặt trận tồn tại như một chính thể và Ủy ban Trung ương Mặt trận hoạt động như một chính phủ lâm thời, đại diện cho các vùng thuộc quyền kiểm soát, quản lý của mình. Trước sự phát triển mạnh mẽ của Mặt trận và cách mạng miền Nam, Trung ương Cục đã ra Chỉ thị 13-CTNT, ngày 25-5-1968 về đổi tên Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng các cấp thành Ủy ban nhân dân cách mạng. Tiếp đó, từ ngày 06 đến ngày 08-6-1969, Đại hội đại biểu Quốc dân ở miền Nam đã quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tạo vị thế chính trị mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền Sài Gòn.

2. Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị; tăng cường triển khai các hoạt động đối ngoại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng miền Nam. Thực hiện Cương lĩnh và Chương trình 10 điểm, phối hợp với hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang, Mặt trận đã lãnh đạo, tổ chức nhân dân đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp, sôi nổi trên cả ba vùng chiến lược, với nhiều hình thức, biện pháp thích hợp. Theo đó, Mặt trận đã động viên đông đảo quần chúng, các giới, các lực lượng tham gia chống địch càn quét, khủng bố, cô lập và tiêu diệt bọn đầu sỏ, ác ôn, vận động hàng vạn binh sĩ, nhân viên ngụy quyền về với nhân dân. Chỉ tính từ năm 1961 đến năm 1969, đã có hơn 140 triệu lượt đồng bào tham gia đấu tranh chính trị với nhiều phong trào tiêu biểu, như: phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo cuối năm 1963, 3 vạn đồng bào thành phố Đà Nẵng tuần hành kết hợp với bãi chợ, bãi khóa ngày 24-8-1964, v.v. Điều đáng nói là phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam không những phát triển ở nông thôn, mà còn phát triển mạnh mẽ, rộng khắp ở các đô thị miền Nam. Phong trào đấu tranh đó làm cho ngụy quyền tay sai lung lay tận gốc rễ, làm rối loạn tận sào huyệt của Mỹ, tạo điều kiện để đồng bào ta diệt ác ôn, phá kìm kẹp, giành quyền làm chủ ở nhiều địa phương, khu vực.

3. Tích cực tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng hậu, làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân để đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Trên cơ sở Cương lĩnh và Chương trình hành động đã xác định, Mặt trận tích cực tập hợp lực lượng, tiến hành xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, chống lại sự can thiệp của Mỹ, chính quyền Sài Gòn và các đồng minh của Mỹ. Đây là bước phát triển mới, sáng tạo của Mặt trận, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Theo đó, Mặt trận đã tổ chức vận động, giác ngộ nhân dân, nhất là lực lượng chính trị quần chúng tham gia lực lượng vũ trang ba thứ quân, đặc biệt là tham gia các đội vũ trang tự vệ, dân quân du kích, vừa sản xuất, vừa chiến đấu; các đoàn thể đẩy mạnh xây dựng xã chiến đấu, phát triển lực lượng du kích, tự vệ, biệt động, tổ chức đánh địch mọi lúc, mọi nơi, v.v.

Đầu năm 1961, đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vũ trang vào miền Nam. Chúng thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với thủ đoạn dùng người Việt đánh người Việt bằng đô la và cố vấn Mỹ; xây dựng, triển khai kế hoạch “ấp chiến lược” hòng tách rời nhân dân ra khỏi lực lượng của Mặt trận. Trước tình hình đó, Uỷ ban Trung ương lâm thời Mặt trận kêu gọi nhân dân miền Nam tập trung mọi nỗ lực, kiên quyết đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Theo đó, lực lượng vũ trang miền Nam nhanh chóng phát triển từ các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích, lên các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn chủ lực; từ tác chiến du kích tiến lên tác chiến lớn bằng các đơn vị chủ lực; từ những trận có tính chất thăm dò tiến tới đánh thắng những trận then chốt, quyết định, đập tan các chiến lược, chiến thuật quân sự của Mỹ, như: chiến thắng Núi Thành, Ba Gia, Bầu Bàng, Plâyme, v.v. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, các tầng lớp nhân dân miền Nam đã phối hợp chặt chẽ với hoạt động tác chiến của Quân giải phóng, tiến hành nhiều hình thức đấu tranh bằng “hai chân, ba mũi, ba vùng”, kết hợp đấu tranh trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao; kết hợp tiến công và nổi dậy, tổng khởi nghĩa, tổng tiến công,… tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, đánh bại từng chiến lược chiến tranh, tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho thấy vai trò, tầm quan trọng của Mặt trận đối với cách mạng miền Nam; qua đó, khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta. Sự ra đời đó đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và khát vọng cháy bỏng của nhân dân hai miền vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong 16 năm thực hiện sứ mệnh lịch sử giao phó (20-12-1960 – 31-01-1977), Mặt trận đã khẳng định vai trò to lớn trong việc tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, tạo sức mạnh tổng hợp để hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ của dân tộc.

1 – Đến hết năm 1965, chính quyền cách mạng đã chia 70% diện tích canh tác cho nông dân không có ruộng.

Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Lịch Sử 5 Bài 18: Ôn Tập: Chín Năm Kháng Chiến Bảo Vệ Độc Lập Dân Tộc (1945 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!