Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sách Giáo Khoa Chương Ii (Bài 8 Đến Bài 13): Qui Luật Di Truyền mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyềnBài 8. Quy luật MenĐen: Quy luật phân li
Câu 1. Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì? A. Bố mẹ phải thuần chủng. B. Số lượng cá thể con lai phải lớn. C. Alen trội phải trộ hoàn toàn so với alen lặn. D. Quá trình nguyên phân phải xảy ra bình thường E. Tất cả các điều kiện nên trên. Trả lời Đáp án E Câu 2. Nêu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội – lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không? Tại sao? Trả lời Vẫn đúng. Vì quy luật phân li của Menđen chỉ sự phân li của các alen mà không nói về sự phân li tính trạng mặc dù qua sự phân li tính trạng, Menđen phát hiện ra quy luật phân li của alen. Câu 3. Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện gì? Trả lời Cả bố lẫn mẹ đều phải dị hợp tử về một cặp alen, số lượng con lai phải đủ lớn, có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn, các cá thể có kiếu gen khác nhau phải có csc sống như nhau. Câu 4. Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội? Trả lời Cần sử dụng phép lai phân tích.
Bài 9. Quy luật MenĐen: Quy luật phân li độc lập Câu 1. Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen. Trả lời Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Câu 2. Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1. Trả lời Để có tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 thì bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen: có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn, số lượng cá thể con lai phải lớn, các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống khác nhau. Câu 3. Làm thế nào để biết được hai gen nào đó nằm trên hai NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai? Trả lời Dựa vào kết quả phép lai phân tích hoặc ở đời F2. Nếu kết quả phép lai phân tích 1 : 1 : 1 : 1 hoặc ở F2 là 9 : 3 : 3 : 1 Câu 4. Giải thích tại sao lại không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng. Trả lời Vì số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là cực kì lớn (223 x 223 = 246 kiểu hợp tử khá nhau) Câu 5. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về A. sự phân li độc lập của các tính trạng. B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh. D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân. Trả lời Đáp án D
Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen Câu 1. Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết quan hệ nào là chính xác hơn: – Một gen quy định một tính trạng. – Một gen quy định một enzim/prôtêin. – Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit. Trả lời. Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit chính xác hợp vì một prôtêin có thể gồm nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau cùng quy định. Một tính trạng lại có thể được quy định bởi nhiều loại prôtêin khác nhau. Câu 2. Trong một thí nghiệm, người ta cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng và thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được các cây F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình là 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Hãy giải thích kết quả lai và viết sơ đồ lai từ thế hệ P tới F1 và F2. Trả lời Tỉ lệ 9 : 7 vì thế đây là kiểu tương tác bổ sung. Lập sơ đồ lai Câu 3. Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau hay không? Giải thích. Trả lời Có thể tương tác với nhau theo kiểu tương tác với nhau theo kiểu trội lặn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn hoặc đồng trội. Câu 4. Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen hay không? Tại sao? Trả lời Sự tương tác giữa các gen không mâu thuẫn gì với các quy luật của Menđen vì tương tác gen là sự tác động qua lại giữa sản phẩm của các gen chứ không phải bản thân của các gen. Câu 5. Thế nào là gen đa hiệu? A. Gen tạo ra nhiều loại mARN. B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác. C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. Trả lời Đáp án C
Câu 1. Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập? Trả lời Dùng phép lai phân tích ta có thể xác định được 2 gen nào đó là phân li độc lập nhau hay liên kết với nhau. Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1:1:1 thì 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 NST khác nhau còn nếu tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 thì 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau. Trường hợp kết quả lai phân tích cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau trong đó 2 loại kiểu hình chiếm đa số (trên 50%) thì 2 gen cùng nằm trên 1 NST và đã có hoán vị gen xảy ra. Câu 2. Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao? Trả lời Dùng phép lai phân tích. Câu 3. Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là bao nhiêu nhóm gen liên kết? Trả lời 4 nhóm gen liên kết. Câu 4. Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST? Trả lời Ta chỉ có thể biết được 2 gen nào đó có tần số hoán vị gen bằng 50% thực sự nằm trên cùng một NST khi biết được một gen thứ ba nằm giữa hai gen mà ta quan tâm. Ví dụ: Tần số hoán vị gen giữa A và B là 50%, giữa A và C là 30% và giữa B và C là 20% suy ra A và B nằm trên một NST.
Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Câu 1. Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen? Trả lời Là tập hợp các kiểu hình của kiểu gen đó tương ứng với các môi trường khác nhau. Câu 2. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật, ta cần phải làm gì? Trả lời Người ta cần phải tạo ra một loạt các con vật có cùng một kiểu gen rồi cho chúng sống ở các môi trường khác nhau. Việc tạo ra các con vật có cùng kiểu gen có thể được tiến hành bằng cách nhân bản vô tính hoặc chia một phôi thành nhiều phôi nhỏ rồi cho vào tử cung của các con mẹ khác nhau để tạo ra các con. Câu 3. Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào? Trả lời Không hoàn toàn chính xác. Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng “má lúm đồng tiền” dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác định (alen) mà không truyền cho con tính trạng đã có sẵn. Câu 4. Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử công ti giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt trong trường hợp trên. Trả lời Mỗi giống cây đều đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp. Việc giống ngô lai không cho thu hoạch hoặc năng suất quá thấp so với yêu cầu có thể là do chúng được gieo trồng trong điều kiện thời tiết không thích hợp.
Giải Vbt Sinh 9 Bài 13: Di Truyền Liên Kết
Giải bài tập môn Sinh học lớp 9
Giải VBT Sinh 9 bài 13
Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 13: Di truyền liên kết được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 9. Hi vọng rằng lời giải vbt sinh 9 bài 13 này sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Bài tập 1 trang 31-32 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 13 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?
b) Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
c) Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (gen liên kết)?
Trả lời:
a) Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích vì phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể có tính trạng trội chưa biết kiểu gen (ruồi đực F1) với cá thể có tính trạng lặn (ruồi cái thân đen, cánh cụt).
b) Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh của ruồi giấm có thuộc cùng một gen hay không.
c) Màu sắc thân và hình dạng cánh là hai tính trạng khác nhau, Moocgan đã tiến hành lai ruồi bố mẹ thuần chủng tương phản nhau về cả hai cặp tính trạng và thu được F1 toàn bộ thân xám, cánh dài. Cơ thể tính trạng lặn thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, khi lai với F1 lại chỉ cho 2 tổ hợp ⇒ cơ thể ruồi F1 chỉ tạo được 2 loại giao tử, điều này khác kết quả của Menđen khi lai hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Do vậy, dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (gen liên kết).
Bài tập 2 trang 32 VBT Sinh học 9: Hiện tượng di truyền liên kết là gì?
Trả lời:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Bài tập 3 trang 32 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng …………… , được quy định bởi các gen trên …………. cùng phân li trong quá trình phân bào.
Trả lời:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Bài tập 4 trang 32 VBT Sinh họcc 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những ………………… luôn được di truyền……………..
Trả lời:
Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng với nhau.
Bài tập 5 trang 32 VBT Sinh học 9: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
Trả lời:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen: các gen quy định các nhóm tính trạng khác nhau có thể cùng nằm trên 1 NST và cùng phân li với nhau trong quá trình giảm phân.
Bài tập 6 trang 33 VBT Sinh học 9: Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.
Trả lời:
Ở ruồi giấm, gen quy định thân xám (B) và gen quy định cánh dài (V) cùng nằm trên một NST, gen quy định thân đen (b) và gen quy định cánh cụt (v) cùng nằm trên một NST khác. Trong giảm phân cơ thể ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng cho 1 loại giao tử BV, cơ thể ruồi thân đen, cánh cụt cho 1 loại giao tử bv . Trong thụ tinh, hai loại giao tử này tổ hợp lại với nhau tạo nên cơ thể F1 thân xám, cánh dài BV/bv. F1 tạo được hai loại giao tử là BV và bv với tỉ lệ tương đương nhau. Khi F1 lai phân tích với cơ thể thân đen, cánh cụt tạo được hai loại tổ hợp BV/bv (thân xám, cánh dài) và bv/bv (thân đen, cánh cụt) với tỉ lệ 1:1
Bài tập 7 trang 33 VBT Sinh học 9: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
Trả lời:
Lai phân tích F1 (2 cặp tính trạng):
+ TH1: di truyền độc lập: F1 tạo được 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1, cơ thể có KH lặn tạo được 1 loại giao tử ⇒ kết quả phép lai tạo được 4 loại tổ hợp với tỉ lệ 1:1:1:1
+ TH2: di truyền liên kết: F1 tạo được 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1, cơ thể có KH lặn tạo được 1 loại giao tử ⇒ kết quả phép lai tạo được 2 loại tổ hợp với tỉ lệ 1:1
Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: chọn được những tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.
Bài tập 8 trang 33 VBT Sinh học 9: Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? (chọn phương án trả lời đúng)
A, Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1
B, Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau
C, Hai cặp tính trạng di truyền liên kết
D, Sự tổ hợp lại các tính trạng của P
Trả lời:
Chọn đáp án C: Hai cặp tính trạng di truyền liên kết
Giải thích:
+ Có hai tính trạng là dạng hạt và tua cuốn, P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng
+ F1 có 1 loại kiểu hình, F1 giao phấn với nhau, F2 có 4 tổ hợp ⇒ F1 cho hai loại giao tử
⇒ kết quả lai khác với quy luật phân li độc lập của Menđen
⇒ hai tính trạng di truyền liên kết với nhau
Bài tiếp theo: Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 15: AND
Vbt Sinh Học 9 Bài 13: Di Truyền Liên Kết
VBT Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết
I. Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 trang 31-32 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 13 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?
b) Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
c) Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (gen liên kết)?
Lời giải:
a) Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích vì phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể có tính trạng trội chưa biết kiểu gen (ruồi đực F1) với cá thể có tính trạng lặn (ruồi cái thân đen, cánh cụt).
b) Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh của ruồi giấm có thuộc cùng một gen hay không.
c) Màu sắc thân và hình dạng cánh là hai tính trạng khác nhau, Moocgan đã tiến hành lai ruồi bố mẹ thuần chủng tương phản nhau về cả hai cặp tính trạng và thu được F1 toàn bộ thân xám, cánh dài. Cơ thể tính trạng lặn thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, khi lai với F1 lại chỉ cho 2 tổ hợp → cơ thể ruồi F1 chỉ tạo được 2 loại giao tử, điều này khác kết quả của Menđen khi lai hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Do vậy, dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (gen liên kết).
Bài tập 2 trang 32 VBT Sinh học 9: Hiện tượng di truyền liên kết là gì?
Lời giải:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập 1 trang 32 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng …………… , được quy định bởi các gen trên …………. cùng phân li trong quá trình phân bào.
Lời giải:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Bài tập 2 trang 32 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những ………………… luôn được di truyền……………..
Lời giải:
Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng với nhau.
III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 trang 32 VBT Sinh học 9: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
Lời giải:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen: các gen quy định các nhóm tính trạng khác nhau có thể cùng nằm trên 1 NST và cùng phân li với nhau trong quá trình giảm phân.
Bài tập 2 trang 33 VBT Sinh học 9: Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.
Lời giải:
Ở ruồi giấm, gen quy định thân xám (B) và gen quy định cánh dài (V) cùng nằm trên một NST, gen quy định thân đen (b) và gen quy định cánh cụt (v) cùng nằm trên một NST khác. Trong giảm phân cơ thể ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng cho 1 loại giao tử BV, cơ thể ruồi thân đen, cánh cụt cho 1 loại giao tử bv . Trong thụ tinh, hai loại giao tử này tổ hợp lại với nhau tạo nên cơ thể F1 thân xám, cánh dài BV/bv. F1 tạo được hai loại giao tử là BV và bv với tỉ lệ tương đương nhau. Khi F1 lai phân tích với cơ thể thân đen, cánh cụt tạo được hai loại tổ hợp BV/bv (thân xám, cánh dài) và bv/bv (thân đen, cánh cụt) với tỉ lệ 1:1
Bài tập 3 trang 33 VBT Sinh học 9: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
Lời giải:
Lai phân tích F1 (2 cặp tính trạng):
+ TH1: di truyền độc lập: F1 tạo được 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1, cơ thể có KH lặn tạo được 1 loại giao tử → kết quả phép lai tạo được 4 loại tổ hợp với tỉ lệ 1:1:1:1
+ TH2: di truyền liên kết: F1 tạo được 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1, cơ thể có KH lặn tạo được 1 loại giao tử ⇒ kết quả phép lai tạo được 2 loại tổ hợp với tỉ lệ 1:1
Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: chọn được những tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.
Bài tập 4 trang 33 VBT Sinh học 9: Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? (chọn phương án trả lời đúng)
A. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1
B. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau
C. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết
D. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P
Lời giải:
Chọn đáp án chúng tôi cặp tính trạng di truyền liên kết
Giải thích:
+ Có hai tính trạng là dạng hạt và tua cuốn, P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng
+ F1 có 1 loại kiểu hình, F1 giao phấn với nhau, F2 có 4 tổ hợp ⇒ F1 cho hai loại giao tử
→ kết quả lai khác với quy luật phân li độc lập của Menđen
→ hai tính trạng di truyền liên kết với nhau
Giải Bài Tập Hóa 9 Sách Giáo Khoa Chương I
Bài 4: Một số axit quan trọng
Bài 1: Có những chất: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra:
a) Chất khí cháy được trong không khí?
b) dung dịch có màu xanh lam?
c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?
d) Dung dịch không màu và nước?
Viết tất cả các phương trình phản ứng.
Lời giải:
Các phương trình hóa học:
a) Chất khí cháy được trong không khí là khí H2.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
b) Dung dịch có màu xanh lam: CuCl2 , CuSO4.
CuO + 2HCl → CuCl2 (xanh lam) + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 (xanh lam) + H2O
c) Chất kết tủa trắng không tan trong nước và axit là BaSO4.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
d) Dung dịch không màu là: ZnCl2, ZnSO4.
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O.
Bài 2: Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học.
Lời giải:
– Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có nguyên liệu là lưu huỳnh (hoặc quặng pirit), không khí và nước.
– Mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric:
Đốt lưu huỳnh trong không khí để sản xuất lưu huỳnh đioxit:
S + O2 → SO2
Oxi hóa SO2 (V2O5) để sản xuất SO3:
2SO2 + O2 → 2SO3
Cho SO3 tác dụng với H2O để sản xuất H2SO4:
SO3 + H2O → H2SO4.
Bài 3: Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học:
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
Viết các phương trình phản ứng.
Lời giải:
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4 ) thì mẫu thử đó là H2SO4, còn lại là HCl.
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là Na2SO4, còn lại là NaCl
PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Cho giấy quỳ tím vào từng mẫu thử. Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ đó là H2SO4, còn lại là Na2SO4.
Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:
a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?
b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?
c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
Lời giải:
So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:
a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO4 .
b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.
c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.
Bài 5: Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, KOH, C6H12O6 (glucozzơ), dung dịch H2SO4loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng:
a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất chung của axit.
b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng.
Viết phương trình hóa học cho mỗi thì nghiệm.
Lời giải:
a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học chung của axit. Làm những thí nghiệm:
H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2 ↑
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng:
Tác dụng với kim loại không giải phóng khí H2 mà cho các sản phẩm khử khác nhau như SO2, H2S, S…..
2Fe + 6H2SO4 đặc to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Tác dụng được với nhiều kim loại:
Cu + 2H2SO4 (đậm đặc)→ CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
Tính háo nước của H2SO4 đặc:
C12H22O11 H2SO4 đặc→ 12C + 11 H2O
Bài 6: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Lời giải:
a) PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
b) nH2 = V/22,4 = 3,36/22,4 = 0,15 (mol)
Theo pt: nFe = nH2 = 0,15 mol → mFe = 0,15. 56 = 8,4 (g)
c) Theo pt: nHCl = chúng tôi = 2 × 0,15 = 0,3 (mol), VHCl = 50ml = 0,005 l
CM HCl = n / V = 0,3 / 0,05 = 6 (M)
Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 có nồng độ 20 % để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
Lời giải:
VHCl = 100ml = 0,1 lít ⇒ nHCl = CM . V = 0,1 . 3 = 0,3 mol
Đặt x và y là số mol CuO và ZnO trong hỗn hợp.
a) Phương trình hóa học xảy ra:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (2)
b) Tình thành phần hỗn hợp, dựa vào phương trình hóa học (1), (2) và dữ kiện đề bài cho ta có hệ phương trình đại số:
Theo phương trình: nHCl (1) = 2. nCuO = 2.x mol; nHCl (2) = 2. nZnO = 2y mol
⇒ nHCl = 2x + 2y = 0,3 (∗)
Ta có: mCuO = (64 + 16).x = 80x ; mZnO = (65 + 16).y = 81y
⇒mhh = 80x + 81y = 12,1. (∗∗)
Từ (∗) và (∗∗) ta có hệ phương trình
2x + 2y = 0,3
80x + 81y = 12,1
Giải hệ phương trình trên ta có: x = 0,05; y= 0,1.
⇒ nCuO = 0,05 mol, nZnO = 0,1 mol
mCuO = 80 . 0,05 = 4 g
%mCuO = 4. 100% / 12,1 = 33%
%mZnO = 100% – 33% = 67%.
c) Khối lượng H2SO4 cần dùng:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (3)
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O (4)
Dựa vào phương trình (3) và (4), ta có:
Theo pt (3) nH2SO4 = nCuO = 0,05 mol
Theo pt (4) nH2SO4 = nZnO = 0,1 mol
⇒ mH2SO4 = 98. (0,05 + 0,1) = 14,7g.
Khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng: mH2SO4 = 14,7 .100 /20 = 73,5g.
Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sách Giáo Khoa Chương Ii (Bài 8 Đến Bài 13): Qui Luật Di Truyền trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!