Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Bài Tập Sbt Địa Lí 8 Bài 9: Khu Vực Tây Nam Á # Top 11 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Bài Tập Sbt Địa Lí 8 Bài 9: Khu Vực Tây Nam Á # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sbt Địa Lí 8 Bài 9: Khu Vực Tây Nam Á mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Em hãy:

a) Ghi tên các vịnh, biển, các khu vực, các châu lục tiếp giáp với Tây Nam Á.

b) Nêu giới hạn vị trí lãnh thổ của Tây Nam Á (Ghi dấu cộng “+” vào các điểm cực: Bắc, Nam, Đông, Tây; chúng nằm khoảng các vĩ tuyến và kinh tuyến nào? thuộc các quốc gia nào?).

Phương pháp giải

Dựa vào lược đồ Tây Nam Á đối chiếu với lược đồ trống ở trên để xác định được các vịnh, biển, các khu vực, các châu lục tiếp giáp cũng như giới hạn vị trí lãnh thổ của Tây Nam Á.

– Giới hạn vị trí lãnh thổ Tây Nam Á:

+ Nằm giữa khoảng các vĩ tuyến 12 oB đến 42 o B (quốc gia: Gru-di-a và Y-ê-men)

+ Nằm giữa các kinh tuyến 26 oĐ đến 73 o Đ (quốc gia: Thổ Nhĩ Kì và )Áp-ga-ni-xtan).

Phương pháp giải

Dựa vào kĩ năng phân tích lược đồ để xác định các dạng dãy núi và sơn nguyên của 3 miền địa hình Tây Nam Á, từ đó hoàn thành sơ đồ đã cho.

Khu vực Tây Nam Á tuy nằm ngay sát biển nhưng gần như toàn bộ khu vực lại có khí hậu nóng và khô hạn vì ở đây ít mưa.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ được nguyên nhân gây nên khí hậu khô hạn và nóng ở Tây Nam Á để xác định nhận xét trên đúng hay sai.

Nguyên nhân gây nên khí hậu khô hạn và nóng ở Tây Nam Á là do quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới khô.

→ Ít mưa không phải là nguyên nhân gây nên khí hậu khô hạn và nóng ở Tây Nam Á (đây là hậu quả)

Chọn: Sai

Em hãy hoàn thành sơ đồ sau, đặt tên cho sơ đồ này và ghi vào ô số (1).

Phương pháp giải

Cần nắm được các ý chính về đặc điểm dân cư Tây Nam Á để hoàn thành sơ đồ trên.

“Hằng năm các nước Tây Nam Á khai thác hơn một tỷ tấn dầu thô, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu trên thế giới”.

Em hãy vẽ biểu đồ so sánh sản lượng khai thác dầu của Tây Nam Á với toàn thế giới.

Phương pháp giải

Dựa vào nhận đinh trên, xác định được tỉ lệ sản lượng khai thác dầu thô của Tây Nam Á so với thế giới để vẽ biểu đồ tròn theo yêu cầu đề bài.

Hãy nêu tên ngành công nghiệp phát triển nhất ở Tây Nam Á. Vì sao ngành đó lại phát triển nhất?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm được ngành gành công nghiệp phát triển nhất ở Tây Nam Á, và dựa vào trữ lượng để giải thích nguyên nhân.

Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ là ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất do ở đây có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn (chiếm tới 65% trữ lượng dầu mỏ và 25% trữ lượng khí đốt tự nhiên thế giới).

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 Bài 9: Khu Vực Tây Nam Á

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

(trang 29 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á:

– Tiếp giáp với vịnh, biển, các khu vực châu lục nào?

– Nằm trong khoảng vĩ độ nào?

Trả lời:

– Tây Nam Á tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.

– Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB – 42oB; kinh tuyến: 26 oĐ – 73 o Đ.

(trang 30 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết các miền địa từ đông bắc xuống tây nam của khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

– Phía đông bắc: các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I – ran.

– Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

– Ở giữa: Đồng bằng Lưỡng Hà.

(trang 30 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 9.1 và hình 2.1, em hãy kể tên các đới và các kiểu khí hậu của Tây Nam Á.

Trả lời:

– Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.

– Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô.

(trang 31 sgk Địa Lí 8): – Quan sát 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào? Kể tên các quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.

Trả lời:

– Các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á: Gru-di-a, A-dec-bai-gian, Ác-mê-ni-a, Thổ Nhĩ Kì, Síp, Li-băng, X-ri, I-xra-en, Pa-le-xtin, Giooc-đa-ni, I-rắc, I-ran, Cô-oét, A-rập Xê-ut, Ba-ranh, Ca-ta, Ô-man, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Y-ê-men, Áp-ga-ni-xtan.

– Quốc gia có diện tích lớn nhất là A-rập thống nhất.

– Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Ba-ranh.

(trang 31 sgk Địa Lí 8): – Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các nghành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó?

Trả lời:

– Nông nghiệp: trông lúa mì, chà là… tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà do có đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào; chăn nuôi du mục do khí hậu khô nóng, thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

– Thương mại phát triển do kinh tế phát triển, mức sống được nâng lên, dân cư phần lớn tập trung vào các đô thị…

(trang 31 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 9.4, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực nào?

Trả lời:

Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực: Bắc Mĩ, châu Âu, Nhật Bản, châu Đại Dương.

Bài 1 (trang 32 sgk Địa Lí 8): Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí như thế nào?

Lời giải:

– Vị trí địa lí:

+ Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB-42o0 B; kinh tuyến 26oĐ-73oĐ.

+ Tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.

– Đặc điểm vị trí địa lí:

+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới và cận nhiệt đới, được bao nhiêu bọc bởi một số biển và vịnh biển.

+ Vị trị nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.

Bài (trang 32 sgk Địa Lí 8): Các đạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?

Lời giải:

– Các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran tập trung ở phía đông bắc.

– Phía Tây Nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A- rap.

– Đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ nằm ở giữa hai khu vực trên.

Bài 3 (trang 32 sgk Địa Lí 8): Những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực?

Lời giải:

– Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.

– Khí hậu: khô hạn và nóng.

– Sông ngòi: kém phát triển.

– Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

– Do nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc chanh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

– Chính trị không ổn định.

Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 8 Bài 9: Khu Vực Tây Nam Á

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 9: Khu vực tây nam Á

Giải bài tập Địa lý lớp 8 bài 9

Địa lý lớp 8 bài 9: Khu vực tây nam Á

. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo. ĐỊA LÍ 8 BÀI 9: GIẢI BÀI TẬP KHU VỰC TÂY NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Tây Nam Á có một vị trí rất chiến lược: Nằm ở ngã ba của ba châu lục (Á, Âu, Phi), tiếp giáp với nhiều vịnh biển (biển Caxpi, biến Đen, Địa Trung Hải, biển Đỏ, vịnh Pecxích).

– Địa hình có nhiều núi và cao nguyên.

– Là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, tập trung ở nhiều nước (Arập Xêút, Iran, Irắc, Côoét) là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

– Dân cư châu Á phần lớn là người Ảrập, theo đạo Hồi. Phân bố chủ yếu ở ven biển, các thung lũng có mưa, …

– Là cái nôi của nền văn minh Cô đại.

– Là khu vực mà tình hình kinh tế, chính trị đang diễn ra rất phức tạp.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 32 SGK địa lí 8: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á. Trả lời:

– Tây Nam Á nằm án ngữ đường biển từ biển Đen ra Địa Trung Hải.

– Án ngữ đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang châu Á qua kênh Xuyê và biến Đỏ.

Giải bài tập 2 trang 32 SGK địa lí 8: Tại sao Tây Nam Á nằm sát biển nhưng lại có khí hậu khô hạn và nóng. Trả lời:

Vì Tây Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới lục địa khô, nhiệt độ quanh năm cao, độ bốc hơi rất lớn nhưng lượng mưa trong năm lại rất ít.

Giải bài tập 3 trang 32 SGK địa lí 8: Hãy hoàn thành bảng sau: Trả lời: Giải bài tập 4 trang 32 SGK địa lí 8: Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó. Trả lời:

– Tây Nam Á có thể trồng lúa mì, bông, trồng chà là, chăn nuôi cừu ở các cao nguyên do khí hậu khô hạn.

– Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển vì đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn.

– Phát triển dịch vụ: Giao thông, du lịch do vị trí địa lí nằm thông thương giữa hai đại dương lớn qua biển Đỏ và Địa Trung Hải.

III. THÔNG TIN BỔ SUNG MỘT SỐ NÉT VỀ KINH TẾ VÂY NAM Á

Cũng giống như các nước kém phát triển khác, nền kinh tế các nước khu vực này giai đoạn giữa thế kỉ XIX phụ thuộc vào trồng trọt và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sản phẩm chính vẫn là các loại ngũ cốc từ các nước Thổ Nhĩ Kì, Irắc, Xiri và một số nước khác. Đến giữa thế kỉ XX các sản phẩm xuất khẩu chính là dầu mỏ và lao động từ các nước kém phát triển hơn sang những nước phát triển hơn. Trừ khai thác dầu mỏ, các ngành còn lại đều ở tình trạng kém phát triển. Hiện tại các nước vẫn nhập hàng hoá từ bên ngoài, gồm cả lương thực thực phẩm.

Nền kinh tế Tây Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều của các nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kì. Các công ti khai thác dầu lửa lớn đều do tư bản nước ngoài quản lí.

Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực đã có nhiều cố gắng để củng cô, xây dựng nền hoà bình và cải cách phát triển kinh tế.

Tại các nước xuất khẩu dầu mỏ, cải cách cơ cấu kinh tế, hệ thống hành chính, thương mại, thị trường lao động, luật pháp đã được tiến hành nhằm khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư, tăng cường vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, từng bước đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến.

Tại các nước không xuất khẩu dầu mỏ, tự do thương mại, tự do hoá lãi suất, cải cách lao động, giảm công nợ được tăng cường.

Tuy nhiên, sự bất ổn về an ninh, chính trị đã làm cho những cải cách kinh tế có hiệu quả thấp.

Mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á so với các nước đang phát triển còn thấp. Năm 2005, mức tăng GDP trung bình của các nước đang phát triển là 6%, của các nước Tây Nam Á chỉ có 4%. Mức lạm phát của các nước trong khu vực còn cao.

MỨC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (GDP) VÀ LẠM PHÁT HẰNG NĂM GIAI ĐOẠN 2002 – 2005 CỦA KHƯ VỰC TÂY NAM Á (%)

– Về cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế nhiều nước hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành chính, nhưng ở trong tình trạng lạc hậu, không đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Ngành công nghiệp chủ yếu khai thác dầu mỏ. Các ngành công nghiệp chế biến chỉ phát triển công nghiệp dệt, chế biến nông sản, thực phẩm.

– Về trình độ phát triển kinh tế: Có sự chênh lệch khá rõ giữa các nước Tây Nam Á, đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Thổ Nhĩ Kì, Ixraren, Iran là những nước có nền kinh tế và công nghiệp khá phát triển. Một số quốc gia như Arập Xêut, Côoei, Cata, Bananh, Ôman, Tiểu Vương quốc Arập có ngành công nghiệp dầu mỏ là xương sống của nền kinh tế đất nước, chiếm phần lớn GDP và giá trị xuất khẩu. Kinh tế của Gioocđani, Apganixtan, Yêmen… lại chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp.

MỘT SỐ NÉT VỀ ĐẠO HỒI

Đạo Hồi ra đời vào cuối thế kỉ VI, đầu thế kỉ VII. Người sáng lập là Môhamet, nhà tiên tri người Arập.

Đạo Hồi là tôn giáo một thần. Họ thờ vị thần chủ duy nhất là đức Ala. Tên của đạo Hồi là Islam, nghĩa là “Vâng phục thiên chúa”. Những tín đồ đạo Hồi tự gọi mình là Mulslam, tức là tôi tớ của chúa. Họ coi thánh Ala là thánh duy nhất, các vị thánh của các tôn giáo trước đó bao gồm Abraham và Moise của Do Thái giáo hay Giêsu của cơ đốc giáo cũng chỉ là sứ giả của Ala phái xuống trần gian. Mohamet là sứ giả cuối cùng. Họ cũng cho rằng các vị sứ giả trước mang ý Chúa Trời xuống nhưng thời gian đã làm chúng sai lạc. Môhamet là sứ giả cuối cùng, nên thông điệp của Mohamet, tức là kinh Côran, mới đúng là ý Chúa Trời. Kinh Côran là đúng nhất.

Kinh Côran là kinh điển của đạo Hồi. Tín đồ có bổn phận phải tuân theo. Báng bổ kinh Côran nghĩa là báng bổ thánh Ala, là một trọng tội, thậm chí phải chết.

Hồi giáo coi trọng việc cầu kinh. Một động tác phổ biến là hôn đất và hướng về thánh địa. Vì vậy, tại những nơi theo Hồi giáo thường có các nhà thờ rất lớn.

Hồi giáo có một số điều cấm kị. Chẳng hạn quy định ăn kiêng. Có cả tháng ăn kiêng gọi là tháng Ramađan. Hồi giáo kị ăn thịt lợn và ống rượu. Họ cũng cấm việc ăn mặc hở hang. Đặc biệt, họ có cho phép đàn ông lấy nhiều vợ, nhưng lại trừng trị rất nghiêm khắc tội ngoại tình, trăng hoa.

Tín đồ Hồi giáo có một số bổn phận. Đó là phải có lòng tin tuyệt đối vào đức Ala (shahada), phải cầu nguyện hàng ngày (salat), phải bố thí hay làm từ thiện (zakat), ăn kiêng (sawm) và hành hương (hajj).

Hồi giáo có nhiều nhánh. Shia, Sunny là hai phái chính của Hồi giáo. Điểm khác nhau chủ yếu là ở quan điểm trong việc chọn người kế vị nhà tiên tri Môhamet, hay còn gọi là Calipha.

Sự kiện quan trọng đầu tiên là sự hi sinh vì đạo của con trai Ali tên là Husayn trong trận chiến trên cánh đồng Karbala gần thành phố Kufah.

Hồi giáo Sunny là cộng đồng Hồi giáo lớn nhất. Sunny đối lập với Shia. Sunny nghĩa là “Tôn kính Sunnah”, tức là “Tuân hành và bắt chước hành vi và đường lối của Môhamet”. Họ có một quy định là người kế thừa Môhamet phải là người của bộ tộc Corai và không có quyền lập pháp. Người này không nhất thiết phải là hậu duệ của Ali, hay Môhamet.

Địa Lí 8 Bài 12: Đặc Điểm Tự Nhiên Khu Vực Đông Á

Bài tập minh họa

Câu hỏi 1:

Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Điều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?

Trả lời:

Nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo.

Khí hậu: trong năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa Tây Bắc, thời tiết khô và lạnh; riêng ở Nhật Bản, do gió Tây Bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. Vào mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.

Cảnh quan: rừng là chủ yếu do có khí hậu gió mùa ẩm.

Nửa phía Tây phần đất liền (tức tây Trung Quốc).

Khí hậu: do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn.

Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

Câu hỏi 2:

Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang.

Trả lời:

Giống: đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra biển, ở hạ lưu, hai sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Hai sông đều có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

Khác nhau: Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, ở đây vào mùa hạ hay có lụt lớn.

Câu hỏi 3:

Em hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

Trả lời:

Phần đất liền:

Nửa phía Tây có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.

Nửa phía Đông là các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng.

Phần hải đảo là: Vùng núi trẻ.

Câu hỏi 4:

Dựa vào hình 12.1 (trang 41 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết phần đất liền của Đông Á có những dãy núi, sơn nguyên, bồn địa và những đồng bằng lớn nào?

Trả lời:

Các dãy núi lớn: Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Tần Lĩnh,…

Sơn nguyên lớn: Tây Tạng.

Các bồn địa lớn: Ta-rim, Duy Ngô Nhĩ, Tứ Xuyên.

Các đồng bằng lớn: Tùng Hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sbt Địa Lí 8 Bài 9: Khu Vực Tây Nam Á trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!