Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 11 Bài 3: Một Số Vấn Đề Mang Tính Toàn Cầu mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải bài tập 1, 2, 3 trang 16 sách giáo khoa Địa lí 11
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 – Bài 3
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu sẽ giúp các em tiết kiệm thời gian hơn trong việc tìm kiếm hướng dẫn giải các bài tập trong sách giáo khoa Địa lý 11 trang 16. Chúc các em học tốt!
ĐỊA LÝ 11 BÀI 3: GIẢI BÀI TẬP MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
1. Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thê’ giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Thời kì 2001 – 2005, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của thế giới là 1,2%, các nước phát triển là 0,1%, các nước đang phát triển là 1,5%.
Dân số thế giới đang có xu hướng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngàv càng cao và tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng. Dân số của nhóm nước phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn ở nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già.
2. Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”.
Một vấn đề môi trường tuy xảy ra ở một nơi nào đó, nhưng phạm vi lan toả có tính toàn cầu, hoặc khu vực. Khi xem xét một vấn đề môi trường, cần đặt nó trong phạm vi rộng lớn (nguyên nhân, hậu quả, giải pháp). Tuy nhiên, để giải quyết một vấn đề môi trường tại một nơi nào đó, thì chính những người sống tại chỗ phải nỗ lực liên tục, thường xuyên, chứ không thế nhờ vào những người ở nơi khác đến.
3. Lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu theo mẫu
Biến đổi khí hậu
Lượng CO 2 tăng đáng kể trong khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính .
Nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
Ô nhiễm nguồn nước ngọt
Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hồ.
Nguồn nước nhiều nơi trên thê’ giới bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Xử lí nước thải trước khi đưa vào sông, hồ.
Suy giảm đa dạng sinh học
Con người khai thác thiên nhiên quá mức.
Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Khai thác hợp lí, đi đôi với bảo vệ, phát triển (nuôi trồng, bảo tồn,….).
Giải Bài Tập Sbt Địa Lý 11 Bài 3: Một Số Vấn Đề Mang Tính Toàn Cầu
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Giải bài tập môn Địa lý lớp 11
Bài tập môn Địa lý lớp 11
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 4: Thực hành tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
– Các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% số dân và 95% số dân gia tăng hằng năm trên toàn thế giới.
– Giai đoạn 2001 -2005, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới trung bình là 1,2%, các nước phát triển là 0,1%, các nước đang phát triển là 1,5%.
Trả lời:
Gợi ý:
Dân số thế giớ tăng nhanh. Năm 2005: 6477 triệu người.
Bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (80% số dân, 95% số dân tăng hàng năm của thế giới).
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước phát triểnvà giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển.
Chênh lệch vể tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn.
Dân số nhóm đang phát triển vấn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển đang có xu hướng chững lại.
Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống
Câu 2: Chứng minh rằng : hiện nay trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
Trả lời:
Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển:
Các nước đang phát triển chiếm 80% dân số thế giới
Chiếm 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.
Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:
Trong cơ cấu dân số các nước này: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp và tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
Tuổi thọ trung bình của người dân các nước này cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới (76 tuổi).
Câu 3: Nêu một số hành động được thực hiện trên toàn thế giới để bảo vệ môi trường
Trả lời:
Một số hành động được thực hiện trên toàn thế giới để bảo vệ môi trường là:
Cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng
Chương trình giờ Trái Đất
Ngày Môi trường Thế giới
Đi xe đạp để bảo vệ môi trường
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Sử dụng năng lượng sạch: sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời,…
Các tổ chức bảo vệ Môi trường Thế giới: Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế,…
Câu 4: Ghi chữ Đ trước ý trả lời đúng.
Ngày nay, nạn khủng bố đã trở thành mối đe doạ trực tiếp tới ổn định, hoà bình của thế giới vì
□ nạn khủng bố đã xuất hiện trên phạm vi thế giới với nhiều cách thức khác nhau.
□ các phần tử khủng bố đã sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để thực hiện các hoạt động khủng bố.
Trả lời:
S. Nạn khủng bố đã xuất hiện trên phạm vi thế giới với nhiều cách thức khác nhau.
Đ. Các phần tử khủng bố đã sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để thực hiện các hoạt động khủng bố.
Câu 5: Chọn ý trả lời đúng
Hiện nay số người cao tuổi nhất tập trung ở:
Trả lời:
Chọn C. Khu vực Tây Âu
Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 11 Bài 5: Một Số Vấn Đề Của Châu Lục Và Khu Vực (Tiết 3)
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (Tiết 3)
Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 11 bài Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
hướng dẫn các em làm các bài tập trong tiết học Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. Việc tham khảo lời giải và đáp án của từng bài sẽ giúp các em sẽ nắm bắt được phương pháp giải bài tập hiệu quả và chuẩn xác hơn.
ĐỊA LÝ 11 BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 3. MỘT SỐ VẤN ĐỂ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
1. Hãy xác định trên bản đồ (hoặc Át Lát Địa lí thế giới) vị trí các quô’c gia của khu vực Tây Nam Á.
Các quốc gia thuộc Tây Nam Á: Thổ Nhĩ Kì, Gru-di-a, Ac-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, Xi-ri, I-răc, I-ran, A-rập Xê-ut, Cô-oet, Ap-ga-ni-stan, Li-băng, I-xra-en, Lãnh thổ Pa-le-xtin, Xi-ri, Giooc-đa-ni, Y-ê-men, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh.
2. Quan sát hình 5.7, hãy cho biết Trung Á có những quốc gia nào? Vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực có đặc điểm gì?
Các quốc gia thuộc Trung Á: Ca-dăk-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuôc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Mông cổ.
Tuy diện tích nhỏ, nhưng Trung Á có vị trí địa lí mang tính chiến lược, nằm ở ngã ba của các châu lục, giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.
3. a) Dựa vào hình 5.8, hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực.
Đông Á: – 11105,7 nghìn thùng/ngày.
Đông Nam Á: – 1165,3 nghìn thùng/ngày.
Trung Á: 669,8 nghìn thùng/ngày.
Tây Nam Á: 15239,4 nghìn thùng/ngày.
Đông Âu: 3839,3 nghìn thùng/ngày.
Tây Âu: – 68660,8 nghìn thùng/ngày.
Bắc Mĩ: – 14240,4 nghìn thùng/ngày.
b) Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.
Khu vực Tây Nam Á và Trung Á, Đông Âu dư thừa dầu thô, có khả năng xuất khẩu hoặc lọc thành dầu tinh để xuất khẩu. Các khu vực khác thiếu hụt, phải nhập dầu thô để lọc hoặc nhập dầu tinh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
4. Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường.
– Hậu quả: kinh tế chậm phát triển; tình trạng đói nghèo, mất dân chủ, thiếu công bằng; môi trường bị hủy hoại nặng nề phổ biến.
5. Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao?
Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng trong phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực.
Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
Bài 1 trang 33 sgk địa lý 11. Tìm trong bảng các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích, dân số) ở từng khu vực và xác định vị trí địa lí, lãnh thổ của chúng trên bản đồ (hoặc Át Lát Địa 11 thế giới).
– Khu vực Tây Nam Á
Về dân số: quốc gia lớn nhất là I-ran; quốc gia nhỏ nhất là: Ba-ranh.
Về diện tích: quốc gia lớn nhất là A-rập Xê-ut; quốc gia nhỏ nhất là: Ba-ranh. – Khu vực Trung Á
Về dân số: quốc gia lớn nhất là U-dơ-bê-ki-xtan; quốc gia nhỏ nhất là: Mông cổ.
Về diện tích: quốc gia lớn nhất là Ca-dắc-xtan; quốc gia nhỏ nhất là: Tát-gi-ki-xtan.
Bài 2 trang 33 sgk địa lý 11. Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế – xã hội của cả hai quốc gia? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì?
Mỗi quốc gia đều có nhiều thiệt hại nặng nề về kinh tế – xã hội.
Hai nước cần phải chuyển từ đối đầu sang đối thoại, cùng chung sông hòa bình với nhau, cần giải quyết các vấn đề phát sinh khách quan, công bằng, bình đẳng trên cơ sở các giá trị được chấp nhận của luật pháp quốc tế.
Giải Bài Tập Sbt Địa Lí 11 Bài 5: Một Số Vấn Đề Của Châu Phi
a) Nhu cầu chất đốt và mở rộng diện tích đất canh tác
b) Khai thác khoáng sản bất hợp lí
c) Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm môi trường
d) Khoáng sản cạn kiệt
e) Rừng bị chặt phá, đất đai bị thoái hoá
SƠ ĐỒ VỀ SỰ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG Ở CHÂU PHI
Phương pháp giải
Cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường Châu Phi, kết hợp với những thông tin đã cho để hoàn thành sơ đồ.
Chọn ý trả lời đúng
Các giải pháp cấp bách mà các nước châu Phi cần thực hiện để bảo vệ tự nhiên là
A. cấm khai thác rừng và khoáng sản.
B. cải tạo và dần biến hoang mạc thành các vùng sản xuất nông nghiệp.
C. khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, áp dụng các biện pháp thuỷ lợi nhằm hạn chế khô hạn.
D. giảm nhanh tốc độ gia tăng dân số.
Phương pháp giải
Cần nắm được tình hình của Châu Phi để chọn giải pháp cấp bách mà các nước châu Phi cần thực hiện để bảo vệ tự nhiên.
Các giải pháp cấp bách mà các nước châu Phi cần thực hiện để bảo vệ tự nhiên là khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, áp dụng các biện pháp thuỷ lợi nhằm hạn chế khô hạn.
Chọn C.
Hãy giải thích vì sao phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về đặc điểm tự nhiên của Châu Phi để giải thích vì sao phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan là do:
– Phần lớn diện tích lãnh thổ nằm ở hai chí tuyến cân xứng với xích đạo, thuộc môi trường đới nóng.
– Chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến, ít vịnh, ít đảo, ít bán đảo,…
– Có kích thước lục địa lớn, địa hình cao, bờ biển ít bị cắt xẻ nên ảnh hưởng của biển không sâu vào nội địa.
– Chịu ảnh hưởng của áo cao chí tuyến và có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ nên ít có điền kiện sinh mưa.
TỈ LỆ DÂN SỐ GIỮA CÁC CHÂU LỤC
(Đơn vị: %)
a) Nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân số giữa các châu lục trên thế giới
b) Giải thích
Phương pháp giải
a) Dựa vào sự thay đổi về tỉ lệ dân số giữa các châu lục qua các năm để đưa ra nhận xét.
b) Dựa vào đặc điểm tỉ suất sinh cao ở Châu Phi để giải thích sự thay đổi trên.
a) Nhận xét:
Từ 1985 đến 2005, tỉ lệ dân số giữa các châu lục có sự thay đổi:
– Tỉ lệ dân số châu Phi và châu Á có xu hướng tăng, trong đó nhiều nhất thuộc về châu Phi (2,3%).
– Dân số châu Mĩ tăng từ 13,4% năm 1985 lên 14% năm 2000 nhưng đến 2005 giảm xuống còn 13,7%.
– Tỉ trọng dân số châu Âu có xu hướng giảm mạnh từ 14,6% năm 1985 xuống 11,4% năm 2005.
– Châu Đại Dương không thay đổi ở mức 0,5%.
b) Giải thích
Từ 1985 đến năm 2005, tỉ lệ dân số châu Phi so với thế giới có xu hướng tăng là do trong giai đoạn này châu Phi có tỉ suất sinh rất cao (gần 40‰), trung bình tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên hàng năm luôn trên 2%, cao hơn tất cả các châu lục và mức trung bình thế giới. Tỉ suất sinh cao trong nhiều năm đã dẫn đến sự bùng nổ dân số trong giai đoạn này.
– Châu Phi có tỉ suất sinh thô………………….. tỉ suất tử thô………………… tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ……………….., tuổi thọ trung bình ………………. so với trung bình của thế giới.
– Người dân châu Phi, nhìn chung có trình độ dân trí…………………. tỉ lệ nhiễm HIV vào loại………………….
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về đặc điểm dân cư và xã hội của Châu Phi để điền những từ còn thiếu vào chỗ trống.
– Châu Phi có tỉ suất sinh thô cao, tỉ suất tử thô cao, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, tuổi thọ trung bình thấp so với trung bình của thế giới.
– Người dân châu Phi, nhìn chung có trình độ dân trí thấp, tỉ lệ nhiễm HIV vào loại cao.
Chọn ý trả lời đúng
Nền kinh tế của châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực, nguyên nhân chủ yếu là
A. việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã hợp lí hơn
B. đã kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số.
C. tình trạng xung đột sắc tộc đã được hạn chế.
D. đã có những chính sách phát triển kinh tế hiệu quả hơn.
Phương pháp giải
Cần nắm rõ nguyên nhân giúp cho nền kinh tế của châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực để chọn câu trả lời đúng.
Nền kinh tế của châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực, nguyên nhân chủ yếu là
– Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã hợp lí hơn.
– Đã kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số.
– Đã có những chính sách phát triển kinh tế hiệu quả hơn.
→ Chọn A, B, D.
Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 11 Bài 3: Một Số Vấn Đề Mang Tính Toàn Cầu trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!