Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử Lớp 6 Bài 2: Cách Tính Thời Gian Trong Lịch Sử mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải bài tập Lịch sử lớp 6 bài 2
Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử. Lời giải bài tập Lịch sử 6 này sẽ là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử 6 của các bạn học sinh trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
1. Tại sao phải xác định thời gian?
Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.
Việc xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học lịch sử.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
– Có 2 cách tính lịch:
+ Phương Đông: Dựa vào chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất (Âm lịch)
+ Phương Tây: Dựa vào chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời (Dương lịch)
– Đơn vị tính: Ngày, tháng, năm
– Dương lịch được hoàn chỉnh và trở thành Công lịch.
– Công lịch là lịch chung cho các dân tộc trên thế giới.
– Năm đầu của Công nguyên được quy ước là năm Chúa Giê su ra đời, trước đó là năm trước Công nguyên (TCN)
+ 1 năm có 12 tháng = 365 ngày 6 giờ (năm nhuận thêm 1 ngày)
+ 1 thế kỷ = 100 năm,
+ 1 thiên niên kỷ = 1000 năm.
*HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 1. Quan sát hình 1 và hình 2 của Bài 1, làm sao ta có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm? Trả lời:
Muốn xác định thời gian của nó, chúng ta phải căn cứ vào:
– Thời gian ra đời của tư liệu hiện vật được ghi lại trong sử sách hoặc trên tư liệu hiện vật đó.
– Trang phục hoặc kiến trúc xây dựng,… của những tư liệu, hiện vật đó.
2. Chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó không? Vì sao? Trả lời:
– Chúng ta cần thiết biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó vì không phải các Tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải có người trước, người sau, bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu.
– Như vậy, người xưa đã có cách tính thời gian và cách ghi lại thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của lịch sử
3. Dựa vào đâu và bằng cách nào con người tính được thời gian? Trả lời:
– Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm và từ đó nghĩ cách tính thời gian.
– Con người sáng tạo ra cách tính thời gian bằng cách dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại một cách thường xuyên như sáng rồi tối, hết mùa nóng lại đến mùa lạnh…. Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trăng, Mặt Trời. Cơ sở xác định thời gian được bắt đầu từ đấy.
(Theo thứ tự tháng âm lịch)
Trả lời:
– Bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian là: Ngày, tháng, năm và có hai loại lịch là Âm lịch và Dương lịch
– Ngày 2-1 Mậu Tuất (tính theo Âm lịch), tức là ngày 7-2-1418 (tính theo Dương lịch) đã diễn ra sự kiện Khởi nghĩa Lam Sơn
5. Vì sao có 2 cách tính Âm lịch và Dương lịch? Trả lời:
– Người phương Đông đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Âm lịch.
– Người phương Tây đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trời xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Dương lịch.
6. Thời xưa thế giới có chung một thứ lịch chưa ? Trả lời:
Thời xưa, thế giới chưa có chung một thứ lịch. Các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc,…. đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách tính riêng. Trung Quốc thì thêm tháng nhuận, Ai Cập thì thêm 5 ngày đầu năm. Người phương Tây, đặc biệt người Rô-ma cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày (tháng 2 thêm 1 ngày)
7. Theo em, thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? Vì sao? Trả lời:
Thế giới rất cần một thứ lịch chung thống nhất vì xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu hợp tác giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng, nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra và đó là Công lịch.
* Công lịch:
– Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
– Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-su (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN)
8. Trình bày các đơn vị thời gian theo Công lịch? Trả lời:
– Một ngày có 24 giờ
– Một tháng có 30 hoặc 31 ngày
– Một năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận có thêm 1 ngày (có 366) ngày.
– 100 năm là một thế kỉ
– 1000 năm là một thiên niên kỉ
9. Em hãy tính khoảng thời gian theo thế kỉ và theo năm của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 SGK so với năm 2013. Trả lời:
Năm hiện tại là năm 2013 thuộc thế kỉ XXI, vậy khoảng cách thời gian so với sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 SGK là:
– Năm 179 (TCN) thuộc thế kỉ II (TCN), Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày nay là 2.192 năm
– Năm 111 (TCN), nhà Hán chiếm Âu Lạc, cách ngày nay là 2.124 năm
– Năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cách ngày nay là 1.973 năm
– Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu, cách ngày nay là 1.765 năm
– Năm 542, khởi nghĩa Lí Bí, cách ngày nay là 1.471 năm
10. 1000 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian năm 1000 TCN? Trả lời:
Năm 1000 TCN cách ngày nay 3013 năm, ta lấy năm 1000TCN cộng với năm Công nguyên 1000 + 2013 = 3013 năm
Sơ đồ thời gian biểu diễn thời gian:
11. Một hiện vật bị chôn vùi năm 1000TCN. Đến năm 1995 hiện vật đó được đào lên. Hỏi nó đã nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian của hiện vật đó? Trả lời:
– Hiện vật đó đã nằm dưới đất là: 1000TCN + 1995 = 2995 năm
– Hiện vật đó đã nằm dưới đất: 2995 năm
Sơ đồ thời gian của hiện vật đó:
12. Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo tính toán của các nhà khảo cổ, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta đã phát hiện nó vào năm nào? Trả lời:
– Người ta đã phát hiện nó vào năm: 3877 – 1885 = 1992
Hiện vật đó được phát hiện vào năm 1992
13. Bài 2 trang 7 sgk Lịch Sử 6: Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta lại ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Trả lời:
Bởi vì, tổ tiên chúng ta ngày xưa dùng Âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ… chúng ta đều dùng ngày Âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày Âm lịch tương ứng với ngày Dương lịch.
Bài 2 : Cách Tính Thời Gian Trong Lịch Sử
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Phải xác định thời gian để biết và dựng lại lịch sử quá khứ vì
A. các sự kiện đều xảy ra vào những thời gian khác nhau.
B. cần xác định niên đại của các cổ vật trong nghiên cứu lịch sử.
C. muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
D. mọi sự vật đều có quá trình hình thành, phát triển và suy vong theo thời gian.
2. Con người sáng tạo ra cách tính thời gian là nhờ
A. trí thông minh của một số người nào đó.
B. qua quan sát, con người thấy các hiện tượng ngày, đêm, mùa nóng, mùa lạnh,… luôn lặp lại theo chu kì và có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng,
c. dựa vào chu kì quay của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.
3. Theo em, âm lịch là loại lịch
A. dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B. dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. dựa theo chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó.
4. Trên các tờ lịch của chúng ta đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì
A. cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
B. ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song với nhau.
C. âm lịch là theo phương Đông, còn dương lịch là theo phương Tây.
D. nước ta đã dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.
Hướng dẫn giải
1. Các sự kiện sau đây được ghi theo âm lịch hay dương lịch ?
Ngày 2-1 năm Mậu Tuất: khởi nghĩa Lam Sơn – ghi theo âm lịch.
Ngày 2-9-1945 : ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập – ghi theo dương lịch.
Ngày 5-1 năm Kỉ Dậu : chiến thắng Đống Đa – ghi theo dương lịch.
Tháng 2 năm Canh Tí: khởi nghĩa Hai Bà Trưng – ghi theo âm lịch.
2. Cách tính thời gian như sau là đúng hay sai ?
Năm 40 cách ngày nay 2050 năm.
Năm 179 TCN cách ngày nay 2192 năm.
Thiên niên kỉ I TCN cách ngày nay 1011 năm.
Thế kỉ XV cách ngày nay 512 năm.
Hướng dẫn giải
1. Đ, Đ, S, Đ
2. S, Đ, S, S.
Hãy điền con số chính xác vào chỗ trống (….) trong các câu sau.
1. Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, cách ngày nay………… năm.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248, cách ngày nay…………. năm.
3. Năm 1418 là năm thuộc thế kỉ……..
4. Năm 1750 TCN là năm thuộc thế kỉ………
5. Năm 728 TCN là năm thuộc thiên niên kỉ…….
6. Năm 2009 là năm thuộc thiên niên kỉ……….
Hướng dẫn giải
1. 1474 năm
2. 1768 năm
3. 15
4. 18
5. 8
6. 21
Theo em, âm lịch và dương lịch khác nhau ờ những điểm nào ?
Hướng dẫn giải
Âm lịch và dương lịch khác nhau về cách tính thời gian trong năm : Dương lịch dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời nên chính xác hơn.
– Năm 179 TCN – nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm.
– Năm 40 – khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
– Năm 938 – chiến thắng Bạch Đằng.
– Năm 1010 – Chiếu dời đô.
– Năm 1930 – thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hướng dẫn giải
Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử Lớp 6 Bài 1: Sơ Lược Về Môn Lịch Sử
Giải bài tập Lịch sử lớp 6 bài 1
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 1
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 1: Sơ lược về môn Lịch Sử. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm. Lời giải bài tập Lịch sử 6 này sẽ giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Hướng dẫn giải bài tập Lịch sử 6 bài 1
1. Lịch sử là gì?
– Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
– Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
2. Học lịch sử để làm gì?
– Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn dân tộc để từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó.
– Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
– Căn cứ vào tư liệu truyền miệng (truyền thuyết).
– Hiện vật người xưa (trống đồng, bia đá).
– Tài liệu, chữ viết (văn bia), tư liệu thành văn.
4. Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
– Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người đã làm những gì để được như ngày hôm nay…
– Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.
Trắc nghiệm sơ lược về môn Lịch sử
Câu 20: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:
– Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau, sử học gọi đó là………
– Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, sử học gọi đó là……..
– Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là gì?……..
Đáp án: Câu 1a, câu 2b, câu 3d, câu 4d, câu 5a, câu 6c, câu 7d, câu 8d, câu 9c, câu 10a, câu 11c, câu 12d, câu 13b, câu 14c, câu 15c, câu 16a, câu 17b, câu 18b, câu 19c, câu 20 tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.
Bài tiếp theo: Bài 2. Cách tính thời gian trong lịch sử
Giải Vbt Lịch Sử 6
Giới thiệu về Giải VBT Lịch sử 6
Phần 1: Khái quát lịch sử thế giới cổ đại gồm có 5 bài viết
Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X gồm 4 chương với tổng số 21 bài viết.
Chương 1: Buổi đầu lịch sử nước ta gồm 2 bài viết
Chương 2: Thời đại dựng nước: Văn Lang – Âu Lạc gồm 7 bài viết
Chương 3: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập gồm 9 bài viết
Chương 4: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X gồm 3 bài viết
Giải VBT Lịch sử 6 giúp học sinh hiểu hơn và thêm yêu hơn môn lịch sử của nước nhà!
Giải VBT Lịch sử 6 gồm có 2 phần. Nội dung cụ thể như sau:
Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
Phần 1: Khái quát lịch sử thế giới cổ đại
Bài 3: Xã hội nguyên thủy Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây Bài 6: Văn hóa cổ đại Bài 7: Ôn tập
Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X
Chương 1: Buổi đầu lịch sử nước ta
Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nươc ta Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta
Chương 2: Thời đại dựng nước: Văn Lang – Âu Lạc
Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế Bài 11: Những chuyển biến về xã hội Bài 12: Nước Văn Lang Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang Bài 14: Nước Âu Lạc Bài 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo) Bài 16: Ôn tập chương I và II
Chương 3: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập
Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo) Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX Bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX Bài 25: Ôn tập chương III
Chương 4: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X
Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Bài 28: Ôn tập
Bài 1: Sơ lược về môn lịch sửBài 2: Cách tính thời gian trong lịch sửBài 3: Xã hội nguyên thủyBài 4: Các quốc gia cổ đại phương ĐôngBài 5: Các quốc gia cổ đại phương TâyBài 6: Văn hóa cổ đạiBài 7: Ôn tậpBài 8: Thời nguyên thủy trên đất nươc taBài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước taBài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tếBài 11: Những chuyển biến về xã hộiBài 12: Nước Văn LangBài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn LangBài 14: Nước Âu LạcBài 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo)Bài 16: Ôn tập chương I và IIBài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược HánBài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI)Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn XuânBài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo)Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IXBài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IXBài 25: Ôn tập chương IIIBài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ DươngBài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938Bài 28: Ôn tập
Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử Lớp 6 Bài 2: Cách Tính Thời Gian Trong Lịch Sử trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!