Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Bài Tập Sgk Sinh Học 11 Nâng Cao Bài 20: Cân Bằng Nội Môi # Top 12 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Bài Tập Sgk Sinh Học 11 Nâng Cao Bài 20: Cân Bằng Nội Môi # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Sinh Học 11 Nâng Cao Bài 20: Cân Bằng Nội Môi mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– Nêu rõ ý nghĩa của cân bằng nội môi

Phương pháp giải

– Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Hướng dẫn giải

– Ý nghĩa cân bằng nội môi: Các hệ thống sống dù ở mức độ nào cũng chỉ tồn tại và phát triển khi môi trường bên trong luôn duy trì được sự cân bằng và ổn định, gọi tắt là cân bằng nội môi. Sự cân bằng và ổn định đó bao hàm sự cân bằng khối lượng nước, cân bằng về nồng độ các chất như glucôzơ, các ion, các axit amin, các axit béo, các muối khoáng… để duy trì áp suất thẩm thấu, huyết áp và độ pH của môi trường bên trong (nội môi) được ổn định, đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào cơ thể với sự tham gia của hàng ngàn các enzim khác nhau.

– Trình bày cơ chế điều hòa nước và muối khoáng của thận

Phương pháp giải

– Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhở khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.

Hướng dẫn giải

– Cơ chế điều hòa lượng nước của thận:

+ Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: áp suất thẩm thấu và huyết áp.

+ Khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm, do khối lượng nước trong cơ thể giảm, sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước nằm ở vùng dưới đồi thị gây cảm giác khát, đồng thời kích thích thùy sau tuyến yên tăng cường tiết hoocmôn chống đa niệu (ADH), mặt khác gây co các động mạch thận. Kết quả là cần cung cấp thêm nước cho cơ thể (qua uống để giải khát) và giảm lượng nước tiểu bài xuất.

+ Trái lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu và tăng huyết áp, một cơ chế ngược lại sẽ làm tăng bài tiết nước tiểu để giúp cân bằng nước trong cơ thể.

– Điều hòa muối khoáng: NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của máu. Vì vậy. điều hòa muối chính là điều hòa hàm lượng Na+ trong máu. Khi hàm lượng Na+ giảm, hoocmôn anđostêron của vỏ tuyến trên thận sẽ tiết ra, có tác dụng tăng khả năng tái hấp thu Na+ của các ống thận. Ngược lại, khi lượng muối NaCl được lấy vào quá nhiều làm áp suất thẩm thấu tăng sẽ gây cảm giác khát, uống nhiều nước. Lượng nước và muối dư thừa sẽ được thải loại qua nước tiểu để bảo đảm cân bằng nội môi.

– Trình bày vai trò của gan trong sự điều hòa glucôzơ và prôtêin huyết tương.

Phương pháp giải

– Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điểu hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu như glucôzơ…

Hướng dẫn giải

Vai trò của gan trong điều hòa glucôzơ huyết và prôtêin trong huyết tương:

– Điều hòa glucôzơ huyết:

+ Sau bữa ăn, gan nhận được nhiều glucôzơ từ tĩnh mạch cửa gan, được gan điều chỉnh bằng cách biến đổi thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ, phần glucôzơ dư thừa sẽ được chuyển thành các phân tử mỡ và được chuyển tới dự trữ trong các mô mỡ, đảm bảo cho nồng độ glucôzơ trong máu giữ tương đối ổn định.

+ Ở sau bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng cho hoạt động của các cơ quan làm lượng glucôzơ máu có xu hướng giảm, sẽ được gan bù đắp bằng cách chuyển glicôgen dự trữ thành glucôzơ, đồng thời gan cũng tạo ra những glucôzơ mới từ các hợp chất hữu cơ khác như axit lactic giải phóng từ cơ và glixerol sản sinh từ quá trình phân hủy mỡ, đôi khi sử dụng cả axit amin. Tham gia vào điều hòa glucôzơ của gan còn có các hoocmôn tiết ra từ tuyến tụy (insulin và glucagôn), từ tuyến trên thận (cortizol, adrenalin).

– Điều hòa prôtêin trong huyết tương:

+ Đa số các dạng prôtêin trong huyết tương như fibrinogen, các glôbulin và anbumin được sản xuất ở gan và chúng cũng phân hủy ở gan, vì thế mà gan có thể điều hòa được nồng độ của chúng. Anbumin là loại prôtêin có nhiều nhất trong số các prôtêin huyết tương và có tác dụng như một hệ đệm, đồng thời cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương cao hơn so với dịch mô, nên có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu. Nếu rối loạn chức năng gan, prôtêin huyết tương giảm, áp suất thẩm thấu giảm, nước bị ứ lại trong các mô, gây hiện tượng phù nề.

– Sự điều chỉnh pH của nội môi được thực hiện như thế nào và bằng cách nào?

Phương pháp giải

– pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.

Hướng dẫn giải

– Sự điều chỉnh pH của nội môi: Sự thay đổi pH của nội môi rất nhỏ cũng gây những biến đổi lớn đối với tế bào. Vì vậy, điều hòa pH của nội môi tức là điều hòa cân bằng axit – bazơ hay điều hòa cân bằng toan kiềm, ở người pH trung bình của máu dao động trong giới hạn 7,35 – 7,45. Giữ được pH tương đối ổn định để bảo đảm mọi hoạt động sống của tế bào là nhờ hệ thống đệm.

+ Chất đệm là chất có khả năng lấy đi ion H+ hoặc ion OH– khi các ion này xuất hiện trong môi trường trong và làm cho pH của môi trường thay đổi rất ít.

+ Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu sau:

+ Hệ đệm bicacbonat là hệ đệm không có khả năng đệm tối đa nên không phải là hệ đệm tối ưu.

+ Tuy nhiên, hệ đệm bicacbonat vẫn đóng vai trò quan trọng vì nồng độ của cả hai thành phần của hệ đệm đều có thể được điều chỉnh:

Nồng độ CO2 được điều chỉnh bởi phổi (sự thông khí phổi).

Nồng độ bicacbonat được thận điều chỉnh.

Tốc độ điều chỉnh pH của hệ đệm này rất nhanh.

+ Hệ đệm phôtphat đóng vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận vì phôtphat tập trung nhiều ở ống thận, nên có khả năng đệm tối đa ở vùng này.

+ Tuy nhiên, nồng độ hệ đệm phôtphat chỉ bằng 1/6 hệ đệm bicacbonat nên không có vai trò quan trọng trong điều chỉnh pH của nội môi nói chung.

+ Hệ đệm prôtêinat: Các prôtêin của hệ đệm có các gốc axit tự do -COOH khả năng phân li thành -COO– và H+ đồng thời cũng có các gốc kiềm -NH 3OH phân li thành NH 3+ và OH– . Do đó, prôtêin có thể hoạt động như những hệ thống đệm để điều chỉnh cả độ toan hoặc kiềm tùy môi trường ở thời điểm đó. Hệ đệm prôtêinat là một hệ đệm mạnh của cơ thể.

– Ngoài ra, hô hấp và bài tiết cũng góp phần điều hòa pH của máu.

– Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt (khi trời nóng, lúc trời lạnh, khi hoạt động mạnh)

Phương pháp giải

– Cơ chế điều hòa thân nhiệt: Sự thay đổi thân nhiệt ở các động vật hằng nhiệt có thể gây ra rối loạn các quá trình sinh lí. Do đó, cơ thể phải có cơ chế đảm bảo sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt để thân nhiệt được ổn định.

– Khi trời nóng, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh, lỗ chân lông nở ra, dãn mạch máu để nhiệt được thải ra bên ngoài. Ngược lại khi trời lạnh, chân lông co lại (hiện tượng nổi da gà ), co mạch → để giảm thải nhiệt ra bên ngoài.

Hướng dẫn giải

– Cơ chế điều hòa thân nhiệt: Sự thay đổi thân nhiệt ở các động vật hằng nhiệt có thể gây ra rối loạn các quá trình sinh lí. Do đó, cơ thể phải có cơ chế đảm bảo sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt để thân nhiệt được ổn định.

– Khi trời nóng, hoạt động mạnh, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh, lỗ chân lông nở ra, dãn mạch máu để → nhiệt được thải ra bên ngoài. Ngược lại khi trời lạnh, chân lông co lại (hiện tượng nổi da gà), co mạch → để giảm thải nhiệt ra bên ngoài.

– Có thể phản ánh cơ chế điều hòa để duy trì cân bằng nội môi bằng sơ đồ khái quát sau:

Giải Bài Tập Sgk Sinh Học 11 Bài 20: Cân Bằng Nội Môi

Cân bằng nội môi là gì?

Phương pháp giải

Xem lại cân bằng nội môi, khái niệm cân bằng nội môi.

Hướng dẫn giải

Nội môi là môi trường bên trong cơ thể, là môi trường mà tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.

Cân bằng nội môi là sự duy trì sự ổn định các điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.

Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể?

Phương pháp giải

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Hướng dẫn giải

Cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyêt và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể họat động bình thưởng khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong không ổn định và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.

Rất nhiều bệnh tật của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ: nồng độ NaCl trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp.

Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển về bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?

Phương pháp giải

Các bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.

Hướng dẫn giải

Các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi vì chúng đảm nhận những chức năng sau:

Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển họat động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn để tăng hay giảm họat động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.

→ Bất kì một bộ phận nào tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi.

Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi.

Phương pháp giải

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Hướng dẫn giải

Chức năng của thận trong cân bằng nội môi: thận điều hòa áp suất thẩm thấu của máu nhờ vào điều hòa lượng nước và nồng độ các chất hòa tan trong máu.

Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng cao (ăn mặn, mất nhiều mồ hôi,…) thận tăng cường tái hấp thụ nước để trả về máu.

Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm (uống dư thừa nước) thận tăng thải nước.

Thận thải các chất độc đối với cơ thể (urê, crêatin,…).

→ Nhờ các hoạt động này, thận giúp duy trì ổn định áp suất thẩm thấu máu, có vai trò quan trọng trong cân bằng nội môi.

Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu.

Phương pháp giải

Gan là nơi dự trữ Glicogen, xem lại vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu.

Hướng dẫn giải

Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, kích thích tế bào ß tụy tiết ra hoocmôn insulin. Insulin có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan, đồng thời làm cho các tế bào tăng nhận sử dụng gulocôzơ. Do vậy, nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống và duy trì ở nồng độ ổn định.

Xa bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống, kích thích tế bào a tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen có ở trong gan thành glucôzơ. Glucôzơ từ gan vào máu, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở nồng độ ổn định.

Hệ đệm phổi, thận duy trì pH máu bằng cách nào?

Phương pháp giải

pH máu được duy trì dựa trên sự chênh lệch nồng độ các ion.

Hướng dẫn giải

Hệ đệm duy trì được pH ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu.

Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải CO2 (vì khi CO2 tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu làm thay đổi pH máu) .

Thận tham gia điều hòa pH nhờ khả năng thải H+ và NH3, tái hấp thụ Na+

Giải Bài Tập Sgk Sinh Học 11 Nâng Cao Bài 15: Tiêu Hóa

– Nêu những điểm khác nhau của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn tạp?

Phương pháp giải

– Quá trình tiêu hóa ở động vật ăn tạp cũng tương tự các động vật ăn thịt (ở miệng và dạ dày, ruột), tuy nhiên về cấu tạo có chút ít khác biệt, thích nghi với chế độ ăn, thể hiện ở hàm răng và độ dài ruột.

Hướng dẫn giải

– Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở đâu trong các cơ quan tiêu hóa? Vì sao?

Phương pháp giải

– Quá trình tiêu hóa ở miệng và dạ dày, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học là chính. Còn ở ruột thì có đủ các loại enzim của tuyến tụy, tuyến ruột và gan để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi hoặc mới chỉ biến đổi một phần thành các chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được.

Hướng dẫn giải

– Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở ruột. Bởi vì ở miệng và dạ dày, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học là chính.

– Sự biến đổi hóa học: Mới chỉ có cacbohiđrat và prôtêin được biến đổi bước đầu. Còn ở ruột thì có đủ các loại enzim của tuyến tụy, tuyến ruột và gan để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi hoặc mới chỉ biến đổi một phần thành các chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được.

– Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng được thể hiện như thế nào?

Phương pháp giải

– Ruột non cần hấp thụ nhanh chóng và triệt để các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa.

Hướng dẫn giải

– Cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng được thể hiện:

Có các nếp gấp niêm mạc.

Rất nhiều lông ruột và lông cực nhỏ.

→ Do cấu tạo như vậy làm cho diện tích bề mặt hấp thụ tăng hàng nghìn lần tạo điều kiện hấp thụ nhanh chóng và triệt để các chất dinh dưỡng.

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Tiêu hóa ở ruột là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất vì:

A. Ruột là bộ phận dài nhất trong ống tiêu hóa.

B. Bề mặt hấp thụ của ruột lớn.

C. Ở ruột có đầy đủ các loại enzim để phân giải tất cả các loại thức ăn.

D. Cả A và B.

E. Cả B và C.

Phương pháp giải

– Sự biến đổi hóa học: Mới chỉ có cacbohiđrat và prôtêin được biến đổi bước đầu. Còn ở ruột thì có đủ các loại enzim của tuyến tụy, tuyến ruột và gan để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi hoặc mới chỉ biến đổi một phần thành các chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được.

Hướng dẫn giải

– Tiêu hóa ở ruột là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất vì:

Bề mặt hấp thụ của ruột lớn.

Ở ruột có đầy đủ các loại enzim để phân giải tất cả các loại thức ăn.

– Nêu rõ cơ chế hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa?

Phương pháp giải

– Cơ chế hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa:

+ Các chất được hấp thụ qua thành ruột non theo cơ chế vận chuyển tích cực hoặc thụ động.

+ Các axit amin, đường đơn được hấp thụ theo cơ chế vận chuyển tích cực.

+ Một số protein được vận chuyển theo cơ chế thực bào.

+ Nước được hấp thụ thụ động.

+ Glixerin hòa tan trong nước và được hấp thụ thụ động.

+ Đa số các vitamin đều hấp thụ thụ động.

Hướng dẫn giải

– Cơ chế hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa:

+ Khuếch tán theo chiều građian nồng độ (thụ động): Nước, glixerin, vitamin…

+ Vận chuyển tích cực (ngược chiều građian nồng độ) và có tiêu dùng năng lượng: Axit amin, đường đơn, protein (vận chuyển theo kiểu thực bào)…

Giải Bài Tập Sgk Sinh Học 11 Nâng Cao Bài 1: Trao Đổi Nước Ở Thực Vật

Phương pháp giải

– Để trả lời câu hỏi này, các em cần xem lại sự hấp thụ nước và muối khoáng của rễ, đặc điểm của lông hút. Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật Sinh học 11 nâng cao.

Hướng dẫn giải

Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.

Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Nhiều ti thể nên hoạt đông hô hấp trong tế bào mạnh, duy trì áp suất thẩm thấu cao → Tăng khả năng hấp thu nước và trao đổi ion khoáng với môi trường.

– Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó?

Phương pháp giải

– Nước từ đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ của rễ theo cơ chế thẩm thấu, tức là từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao.

Hướng dẫn giải

– Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ (thể hiện ở 2 hiện tượng: Rỉ nhựa và ứ giọt).

+ Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Đó chính là những giọt nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ ở rễ lên mạch gỗ ở thân và đẩy mức thủy ngân cao hơn mức bình thường.

+ Hiện tượng ứ giọt: Úp cây trong chuông thủy tinh kín, sau một đêm, ta sẽ thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Như vậy, không khí trong chuông thủy tinh đã bão hòa hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành các giọt ở mép lá.

– Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân.

Phương pháp giải

– Để trả lời câu hỏi này, các em cần xem lại con đường vận chuyển nước ở thân. Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật SGK Sinh học 11 nâng cao.

Hướng dẫn giải

– Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng một con đường qua mạch gỗ. Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.

– Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?

Phương pháp giải

– Hiện tượng ứ giọt là hiện tương mép lá ứ đọng các giọt nước do thoát hơi nước tạo thành.

Hướng dẫn giải

– Sở dĩ hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi và cây thảo là vì: những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.

– Hãy nêu vị trí và vai trò của vòng đai caspari?

Phương pháp giải

– Nước không thể đi qua đai caspari mà phải xuyên qua tế bào chất.

Hướng dẫn giải

– Vị trí: Đai Caspari là vùng đai chạy quanh thành các tế bào nội bì (Giữa phần vỏ và phần trung trụ), chủ yếu ở rễ, có thành dày, không thấm nước và chất khoáng hoà tan.

– Vai trò: Chặn cuối còn đường gian bào, là cơ quan kiểm dịch, kiểm soát, chọn lọc các chất đi vào, loại bỏ chất độc trước khi cho dòng vật chất chảy vào mạch dẫn.

– Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hòa tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ:

A. Khí khổng.

B. Tế bào nội bì.

C. Tế bào lông hút.

D. Tế bào biểu bì.

E. Tế bào nhu mô vỏ.

Phương pháp giải

– Để trả lời câu hỏi này, các em cần xem lại dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ. Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật SGK Sinh học 11 nâng cao.

Hướng dẫn giải

Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hòa tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là tế bào nội bì.

Đáp án B

Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Sinh Học 11 Nâng Cao Bài 20: Cân Bằng Nội Môi trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!