Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 3 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:
P: Hoa đỏ (AA ) x hoa trắng (aa)P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)
– Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội?
– Điền từ thích hợp vào những chỗ trống của câu sau?
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ……… cần xác định …… với cá thể mang tính trạng …………… Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen ………….., còn nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen ………………..
Lời giải chi tiết
– Xác định kết quả các phép lai
Phép lai 1:
P: AA (hoa đỏ) x aa(hoa trắng)
G: A ………………….a
F1: 100% Aa (hoa đỏ)
Phép lai 2:
P: Aa(hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
G: A,a…………….a
F1: 1Aa(đỏ) : 1 aa(trắng)
– Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (đối tượng cần kiểm tra) ta phải thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là:
+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.
+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp
– Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với những cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
Lời giải chi tiết
Để xác định giống có thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân tích:
– Điền những cụm từ vào chỗ trống:
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện ………….. giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là ………..
Lời giải chi tiết
Sự khác nhau về kiểu hình ở F 1, F 2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menden được mô tả trong bảng sau:
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1
Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 1
Bài 1 trang 13 SGK Sinh học 9
Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
Lời giải chi tiết
Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích. Nếu kết quả phép lai phân tích xuất hiện:
+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.
+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp
Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 2
Giải bài 2 trang 13 SGK Sinh học 9. Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất
Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất
Lời giải chi tiết
Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 3
Giải bài 3 trang 13 SGK Sinh học 9. So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là như thế nào?
Điền nội dung phù hợp vào những ô trống ở bảng 3
Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn
Lời giải chi tiết
Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn
Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 4
Giải bài 4 trang 13 SGK Sinh học 9. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được…
Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được:
a) Toàn quả vàng
b) Toàn quả đỏ
c) Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng
d) Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.
Lời giải chi tiết
Đáp án: b.
Giải thích: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Ta có sơ đồ lai
P : AA (quả đỏ) x aa (quả vàng)
GP : A a
F1 : Aa (quả đỏ)
st
Ôn Tập Sinh Học 9 Bài 3
24 Tháng 09, 2019
Men-đen, tên đầy đủ là Gregor Johann Mendel, ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1822 và mất ngày 6 tháng 1 năm 1884. Ông là một nhà khoa học người Áo và cũng là một linh mục Công giáo thuộc dòng Augustine. Men-đen được coi là cha đẻ của ngành Di truyền học hiện đại với đóng góp to lớn là Định luật mang tên chính mình – Định luật Men-đen.
Chương trình sinh học 9 bài 3 sẽ tiếp tục học về phép lai một cặp tính trạng dựa trên quy luật phân li của Men-đen. Sau bài học này, các em học sinh sẽ nắm vững được quy luật lai, ứng dụng quy luật lai vào phép lai phân tích. Từ đó biết cách vận dụng vào các dạng toán tìm kiểu hình, kiểu gen của P, F1, F2
Nhắc lại lí thuyết sinh học 9 bài 3 – Lai một cặp tính trạng
Để đưa ra định luật Men-đen, ông đã chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu hoàn chỉnh. Lí do là bởi, đậu Hà Lan có cơ chế thụ phấn nghiêm ngặt, nhờ đó nó có thể dễ dàng tạo dòng thuần và thực hiện các phép lai theo ý muốn. Các tính trạng biểu hiện của đậu Hà Lan có tính tương phản (ví dụ hạt trơn – hạt nhăn, hoa và quả mọc từ thân – hoa và quả mọc ở đỉnh chồi,…), nên rất dễ để quan sát và theo dõi. Đậu Hà Lan có vòng đời ngắn nên thí nghiệm sẽ nhanh có có kết quả và có chi phí thấp. Cuối cùng, đậu Hà Lan có số lượng đời con lớn, làm cho mọi kiểu hình đều có cơ hội thể hiện dù là kiểu hình trội hay kiểu hình lặn.
Nhờ nghiên cứu các phép lai trên đậu Hà Lan mà Men-đen đã rút ra được định luật mang tên mình gồm các quy luật phân li. Cụ thể, từ phép lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số tính trạng thuần chủng tương phản, Men-đen theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu. Áp dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được và nhờ đó Men-đen đã rút ra quy luật di truyền của tính trạng.
Trong sách sinh học 9 bài 3, Quy luật phân li của Men-đen được phát biểu như sau: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn
Men-đen đã tiến hành phép lai thuận nghịch với tính trạng màu sắc hoa đậu Hà Lan. Cụ thể sơ đồ phép lai được biểu diễn như sau:
P thuần chủng: hoa đỏ x hoa trắng (hoa đỏ là tính trạng trội còn hoa trắng là tính trạng lặn)
F1: 100% cây đều cho hoa màu đỏ
F2: 75% cây cho hoa đỏ : 25% cây cho hoa trắng
Để giải thích cho kết quả thí nghiệm, Men-đen sử dụng giả thuyết giao tử thuần khiết. Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (ngày nay gọi là cặp gen, cặp alen). Trong tế bào các nhân tố không hòa trộn vào nhau. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Bố mẹ truyền cho con chỉ 1 trong 2 nhân tố di truyền. Khi thụ tinh các giao tử kết hợp ngẫu nhiên sẽ tạo ra các hợp tử với tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa
Trong chương trình sinh học 9 bài 3, sơ đồ phép lai giải thích quy luật phân li của Men-đen được biểu diễn như sau:
Với 2 noãn A, a ta có tổ hợp AA, Aa, aA và aa. Trong đó Aa và aA đều có kiểu hình là hoa đỏ (bởi vì A là gen quy định tính trạng trội). Vậy nên aA sẽ được quy thành kiểu gen Aa luôn (tương tự với bB, cC đều sẽ được quy thành Bb, Cc)
Kiến thức về quy luật phép lai một cặp tính trạng chính là kiến thức nền tảng cho bài học kế tiếp- Lai hai cặp tính trạng. Để học tốt kiến thức sinh học 9 bài 4, học sinh cần nắm vững cách xây dựng sơ đồ phép lai, tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của P, F1, F2 ứng với mỗi trường hợp.
Ứng dụng của quy luật phân li: Phép lai phân tích
Định nghĩa: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen (AA, Aa) với cơ thể mang tính trạng lặn (aa). Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA). Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa)
Mô hình sau sẽ giải thích rõ hơn về phép lai phân tích
P: Cây hoa đỏ chưa biết kiểu gen (AA hoặc Aa) x Cây hoa trắng (có kiểu gen là aa)
Trường hợp thứ nhất: Nếu cây hoa đỏ là AA thì
F1 sẽ có kiểu gen theo bảng sau
Kết luận: F1 có kiểu hình 100% hoa đỏ (100% mang kiểu gen Aa)
Trường hợp thứ hai: Nếu cây hoa đỏ là Aa thì
F1′ sẽ có kiểu gen theo bảng sau
Kết luận: F1 có kiểu hình 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng (50% mang kiểu gen Aa và 50% mang kiểu gen aa)
Hướng dẫn giải bài tập sinh học 9 bài 3
Bài tập cơ bản về quy luật phân li
Hãy xác định kết quả của những phép lai ở bảng nêu trên
a) Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội?
Đáp án: Để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội, ta sử dụng phép lai phân tích, lai cá thể đó với cá thể mang tính trạng lặn. Có hai trường hợp xảy ra:
Nếu kết quả phép lai cho tỉ lệ 100% cá thể mang tính trạng trội, ta kết luận cá thể mang tính trạng trội có có kiểu gen AA (kiểu gen đồng hợp trội)
Nếu kết quả phép lai cho tỉ lệ cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn là 1 : 1 thì ta kết luận cá thể mang tính trạng trội có có kiểu gen Aa (kiểu gen dị hợp)
Các em học sinh có thể đọc lại kiến thức về phép lai phân tích ở sách sinh học 9 bài 3 hoặc sách Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Sinh học 9. Trong cuốn sách này, các chủ điểm kiến thức đều được trình bày dưới dạng INFOGRAPHIC sinh động và trực quan, giúp học sinh dễ dàng học thuộc và ghi nhớ kiến thức.
b) Điền từ thích hợp vào những chỗ trống trong câu sau đây:
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng …… cần xác định ……. với những cá thể mang tính trạng ………. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp ……….., còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp…………
Đáp án: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng TRỘI cần xác định KIỂU GEN với những cá thể mang tính trạng LẶN. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp AA, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp Aa.
a) Người ta dùng kĩ thuật gen nhằm đạt được mục đích gì?
Đáp án: Người ta dùng kĩ thuật gen với mục đích chuyển gen từ cá thể của một loài sang cá thể của một loài khác.
b) Kĩ thuật gen gồm có những khâu chủ yếu nào?
Đáp án: Kĩ thuật gen gồm 3 khâu. Khâu thứ nhất là tách ADN nhiễm sắc thể (NST) của tế bào cho, đồng thời tách phân tử ADN dùng làm thể truyền
Khâu thứ hai là tạo ADN tái tổ hợp
Khâu cuối cùng là khâu chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Đáp án: Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen vào các ngành khác nhau như Nông nghiệp, Y học,…
Đáp án: Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
b) Công nghệ sinh học gồm những lĩnh vực nào?
Đáp án: Các lĩnh vực của công nghệ sinh học: công nghệ tế bào, công nghệ lên men, công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi, công nghệ en-zim, công nghệ sinh học y – dược, công nghệ sinh học xử lí môi trường, công nghệ gen,…
Sau khi kết thúc tiết sinh học 9 bài 3, học sinh phải nắm được nội dung quy luật phân li, hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Cuốn sách Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Sinh học 9 được trình bày theo dạng INFOGRAPHIC sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ kiến thức. Sách còn có hệ thống bài tập tự đánh giá và kiểm tra sát sao, giúp học sinh và phụ huynh hoàn toàn có thể học và ôn luyện tại nhà.
Giải Bài Tập Trang 56 Sgk Sinh Lớp 9: Protein Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9
Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein Giải bài tập môn Sinh học lớp 9
Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein
Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu trúc và chức năng của protein trong giáo trình giảng dạy môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 50 SGK Sinh lớp 9: ADN và bản chất của gen Giải bài tập trang 53 SGK Sinh lớp 9: Mối quan hệ giữa gen và ARN
A. Tóm tắt lý thuyết:
Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể còn có một số nguyên tố khác. Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn (có thể dài tới 0,1 µm, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC). Prôtêin cùng dược cấu trúc theo nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin, có hơn 20 loại axit amin khác nhau.
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biểu hiện ở các dạng cấu trúc không gian (hình 18). Chính ở dạng cấu trúc không gian đặc thù, prôtêin mới thực hiện được chức năng của nó.
Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.
Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn.
Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 xếp tạo thành kiếu đặc trưng từng loại prôtêin, ví dụ: prôtêin hình cầu.
Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
Đối với riêng tế bào và cơ thể, prôtêin có nhiều chức năng quan trọng.
1. Chức năng cấu trúc
Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó, hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
Ví dụ: Histôn là loại prôtêin tham gia vào cấu trúc của NST. Đặc biệt, prôtêin dạng nguyên liệu cấu trúc rất tốt (như côlasen và elastin là thành phần chủ yếu mô liên kết, kêratin ở trong móng, sừng, tóc và lông).
2. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hoá sinh được xúc tác các enzim. Bản chất của enzim là prôtêin. Hiện đã biết khoảng 3500 loại enzim mỗi loại tham gia một phản ứng nhất định.
Ví dụ: Trong quá trình tổng hợp phân từ ARN có sự tham gia cùa enzim ARN còn khi phân giải ARN thành các nuclêôtit thì có sự xúc tác của enzim ribônuclêaza.
Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất:
Các hooc môn có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. Các hooc môn phần lớn là prôtêin. Một số hoocmôn ở động vật và ở người là các protein hoạt tính sinh học cao. Ví dụ: Insulin có vai trò điều hoà hàm lượng đường máu, tirôxin điều hoà sức lớn của cơ thể.
Ngoài những chức năng trên nhiều loại prôtêin còn có chức năng khác như bảo vệ cơ thể (các kháng thể), vận động của tế bào và cơ thể. Lúc cơ thể thiếu hụt gluxit với lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh Học lớp 9:
Bài 1: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định?
Đáp án bài 1:
Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loài a.a khác nhau, do đó cách sắp xếp khác nhau của hơn 20 loài a.a này đã tạo nên tính đa dạng của protein.
Còn tính đặc thù của protein được quy định bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các a.a. Ngoài ra tính đặc thù còn được thể hiện qua cấu trúc không gian của nó (cấu trúc ko gian gồm bậc 1, 2, 3, 4)
Bài 2: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Đáp án bài 2:
Bài 3: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?
a) Cấu trúc bậc 1; b) Cấu trúc bậc 2
c) Cấu trúc bậc 3; d) Cấu trúc bậc 4
Đáp án đúng: a. cấu trúc bậc 1
Bài 4: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
a) Cấu trúc bậc 1; b) Cấu trúc bậc i và 2
c) Cấu trúc bậc 2 và 3; d) Cấu trúc bậc 3 và 4.
Đáp án đúng: d. cấu trúc bậc 3, bậc 4
Bài 5: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất:
1. Prôtêin cấu trúc như thế nào?
1. Prôtêin là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 4 nguyên tố c, H, o, N và có thể có một vài nguyên tố khác.
2. Prôtéin là đại phân tử, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC.
3. Prôtêin được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân.
4. Các đơn phân cấu trúc nên prôtêin cũng là các nuclêôtit.
a) 1, 3, 4; b) 2, 3, 4; c) 1, 2, 3; d) 1, 2
2. Tính đặc thù của prôtêin được biểu hiện như thế nào?
a) Ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin
b) Ở các dạng cuấ trúc không gian của protein
c) Ở chức năng của protein
d) cả a và b
Đáp án bài 5: 1 – c; 2 – d
Giải Bài Tập Vbt Sinh Học Lớp 9 Bài 56
Bài tập 1 trang 132 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 56.1.
Trả lời:
Bảng 56.1. Các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm
Bài tập 2 trang 133 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 56.2.
Trả lời:
Bảng 56.2. Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm
Bài tập 3 trang 133 VBT : Hoàn thành bảng 56.3.
Trả lời:
Bảng 56.3. Điều tra tác động của con người tới môi trường
Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại
Xu hướng biến đổi các thành phần của hệ sinh thái trong thời gian tới
Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái
Đề xuất biện pháp khắc phục
Thành phần vô sinh: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, …
Thành phần hữu sinh: con người, các loài động vật, thực vật
II. Thu hoạch
1. Tên bài:
2. Họ và tên:
3. Nội dung thực hành: Trả lời các câu hỏi sau:
– Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không?
Trả lời:
Nguyên nhân gây ô nhiễm hệ sinh thái quan sát: hoạt động của con người.
Khắc phục bằng cách nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân (không xả rác bừa bãi, phân loại và xử lí rác thải trước khi xả ra môi trường, trồng cây xanh, sản xuất nông nghiệp an toàn,…)
– Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?
Trả lời:
Hoạt động của con người làm biến đổi hệ sinh thái: sử dụng chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng nhà cửa, canh tác, xả nước thải sinh hoạt ra môi trường, sử dụng nhiều phương tiện giao thông,…
Hệ sinh thái đang biến đổi theo hướng xấu đi
Khắc phục: Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, xử lí nghiêm các cá nhân và tổ chức có hoạt động gây ô nhiễm môi trường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng nguồn năng lượng sạch,…
-Cảm tưởng của em sau khi học xong bài thực hành về tìm hiểu môi trường ở địa phương? Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm là gì?
Trả lời:
Môi trường ở địa phương đang bị ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm là do hoạt động của con người. Môi trường ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của con người và các loài sinh vật.
Nhiệm vụ của học sinh trong phòng chống ô nhiễm môi trường: thực hiện bảo vệ môi trường: bỏ rác nơi quy định, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phương tiện sạch, dọn dẹp nhà cửa, trồng cây xanh,… và tuyên truyền để người thân và bạn bè cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
Bài viết khác
Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 3 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!