Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Bài Tập Trang 102 Sgk Toán 5: Giới Thiệu Biểu Đồ Hình Quạt # Top 4 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Bài Tập Trang 102 Sgk Toán 5: Giới Thiệu Biểu Đồ Hình Quạt # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Trang 102 Sgk Toán 5: Giới Thiệu Biểu Đồ Hình Quạt mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lời giải bài tập SGK Toán lớp 5

Giải bài tập trang 102 SGK Toán 5: Giới thiệu biểu đồ hình quạt

Lý thuyết Biểu đồ hình quạt

Ví dụ 2: Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5C. Biết rằng lớp 5C có 32 học sinh, hỏi có bao nhiêu bạn tham gia môn Bơi?

Nhìn vào biểu đồ ta thấy có 12,5% học sinh tham gia môn bơi.

Vậy số học sinh tham gia môn Bơi là:

32 × 12,5 : 100 = 4 (học sinh)

Hướng dẫn giải bài tập Giới thiệu biểu đồ hình quạt (bài 1, 2 SGK Toán lớp 5 trang 102)

Giải Toán lớp 5 tập 2 Bài 1 trang 102 SGK Toán 5

Kết quả điều tra về sự ưa thích các loại màu sắc của 120 học sinh được cho trên biểu đồ hình quạt. Hãy cho biết có bao nhiêu học sinh.

a) Thích màu xanh

b) Thích màu đỏ

c) Thích màu trắng

d) Thích màu tím

Phương pháp giải

– Từ biểu đồ ta thấy có 40% số học sinh thích màu xanh, 25% số học sinh thích màu đỏ, 20% số học sinh thích màu trắng và 15% số học sinh thích màu tím. Từ đó ta tìm được số học sinh thích mỗi loại màu đó.

– Quy tắc tìm a% của một số B: Muốn tìm a% của B ta có thể lấy B chia cho 100 rồi nhân với a hoặc lấy B nhân với a rồi chia cho 100.

Đáp án

a) Có 40% học sinh thích màu xanh

120 : 100 x 40 = 48 (học sinh)

b) Có 25 % học sinh thích màu đỏ

120 : 100 x 25 = 30 (học sinh)

c) Có 20% học sinh thích màu trắng

120 : 100 x 20 = 24 (học sinh)

d) Có 15% học sinh thích màu tím

120 : 100 x 15 = 18 (học sinh)

Đáp số: a) 48 học sinh;

b) 30 học sinh;

c) 24 học sinh;

d) 18 học sinh.

Giải Toán lớp 5 tập 2 Bài 2 trang 102 SGK Toán 5

Hãy đọc tỉ số phần trăm của học sinh giỏi, học sinh khá và học sinh trung bình trên biểu đồ

Phương pháp giải

Quan sát biểu đồ đề tìm tỉ số phần trăm của từng loại học sinh.

Đáp án

– Tỉ lệ học sinh giỏi là 17,5 %

– Tỉ lệ học sinh khá là 60%

– Tỉ lệ học sinh trung bình là 22,5 %

Giải Vở Bài Tập Toán 5 Bài 100: Giới Thiệu Biểu Đồ Hình Quạt

Giải vở bài tập Toán 5 tập 2

Giải vở bài tập Toán 5 bài 100

Giải vở bài tập Toán 5 bài 100: Giới thiệu biểu đồ hình quạt trang 16, 17 Vở bài tập Toán 5 tập 2 có đáp án chi tiết giúp các em học sinh nắm được các kiến thức về cách đọc biểu đồ hình quạt. Mời các em cùng tham khảo. Hướng dẫn giải bài tập 1, 2 trang 16, 17 vở bài tập Toán 5 tập 2

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 2 trang 16 – Bài 1

Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ số phần trăm các phương tiện được sử dụng để đến trường học của 40 học sinh trong một lớp bán trú.

Dựa vào biểu đồ, viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

a. Số học sinh đi bộ là …………………..

b. Số học sinh đi xe đạp là ……………………..

c. Số học sinh được bố mẹ chở bằng xe máy là………………………..

d. Số học sinh được đưa đến trường bằng ô tô là………………………

Phương pháp giải:

– Từ biểu đồ ta thấy có 50% số học sinh đi bộ đế đến trường, 25% số học sinh đi xe đạp để đến trường, 20% số học sinh được bố mẹ chở bằng xe máy đến trường và 5% số học sinh được đưa đến trường bằng ô tô. Từ đó ta tìm được số học sinh sử dụng các loại phương tiện để đến trường.

– Quy tắc tìm a% của một số B: Muốn tìm a% của B ta có thể lấy B chia cho 100 rồi nhân với a hoặc lấy B nhân với a rồi chia cho 100.

Đáp án

Hướng dẫn

a. Số em đi bộ là:

40 ⨯ 50 : 100 = 20 (em)

b. Số em đi xe đạp là:

40 ⨯ 25 : 100 = 10 (em)

c. Số em được bố mẹ chở bằng xe máy:

40 ⨯ 20 : 100 = 8 (em)

d. Số em đi ô tô là:

40 ⨯ 5 : 100 = 2 (em)

Dựa vào biểu đồ, ta tính được:

a. Số học sinh đi bộ là 20 em

b. Số học sinh đi xe đạp là 10 em

c. Số học sinh được bố mẹ chở bằng xe máy là 8 em

d. Số học sinh được đưa đến trường bằng ô tô là 2 em.

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Dựa vào biểu đồ, ta tính được:

a. Số cổ động viên của đội Sóc Nâu là ………… học sinh.

b. Số cổ động viên của đội Thỏ Trắng là ………..học sinh.

c. Số cổ động viên của đội Hươu Vàng gấp ……….lần số cổ động viên của đội Gấu Đen.

Phương pháp giải:

– Từ biểu đồ ta thấy có 25% số học sinh là cổ động viên của đội Hươu Vàng, 12,5% số học sinh là cổ động viên của đội Gấu Đen, 15% số học sinh là cổ động viên của đội Thỏ Trắng và 47,5% số học sinh là cổ động viên của đội Sóc Nâu. Từ đó ta tìm được số học sinh là cổ động viên của từng đội.

– Quy tắc tìm a% của một số B: Muốn tìm a% của B ta có thể lấy B chia cho 100 rồi nhân với a hoặc lấy B nhân với a rồi chia cho 100.

Đáp án

a. Số cổ động viên của đội Sóc Nâu:

40 ⨯ 47,5 : 100 = 19 (em)

b. Số cổ động viên của đội Thỏ Trắng:

40 ⨯ 15 : 100 = 6 (em)

c. Số cổ động viên đội Hươu Vàng:

40 ⨯ 25 : 100 = 10 (em)

Số cổ động viên đội Gấu Đen là:

40 ⨯ 12,5 : 100 = 5 (em)

Dựa vào biểu đồ, ta tính được:

a. Số cổ động viên của đội Sóc Nâu là 19 học sinh.

b. Số cổ động viên của đội Thỏ Trắng là 6 học sinh.

c. Số cổ động viên đội Hươu Vàng gấp 2 lần số cổ động viên của đội Gấu Đen.

Giải Toán Lớp 4 Biểu Đồ Sgk Trang 28

Giải Toán lớp 4 Biểu đồ sgk trang 28

a) Những lớp nào được nêu tên trong biểu đồ?

b) Khối lớp Bốn tham gia mấy môn thể thao, gồm những môn nào?

c) Môn bơi có mấy lớp tham gia, là những lớp nào?

d) Môn nào ít lớp tham gia nhất?

e) Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả là mấy môn? Hai lớp đó cùng tham gia những môn thể thao nào?

Lời giải:

a) Các lớp được nêu tên trong biểu đồ là: Lớp 4A, lớp 4B, lớp 4C

b) Khối lớp Bốn tham gia 4 môn thể thao là: Bơi lội, nhảy dây, cờ vua và đá cầu.

c) Môn bơi có hai lớp tham gia là lớp 4A và lớp 4C

d) Môn cờ vua có ít lớp tham gia nhất, chỉ có lớp 4A tham gia

e) Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả 3 môn, trong đó họ cùng tham gia môn đá cầu.

Bài 2 (trang 29 SGK Toán 4): Biểu đồ bên nói về số thóc gia đình bác Hà đã thu hoạch trong ba năm: 2000, 2001, 2002.

b) Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 là bao nhiêu tạ thóc?

c) Cả 3 năm gia đình bác Hà thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc? Năm nào thu hoạch được nhiều nhất? Năm nào thu hoạch được ít nhất?

Lời giải:

a) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2002 là:

10 x 5 = 50 tạ = 5 tấn

b) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2000 là:

10 x 4 = 40 tạ = 4 tấn

Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 là :

50 – 40 = 10 tạ

c) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2001 là:

10 x 3 =30 tạ

Cả 3 năm gia đình bác Hà thu hoạch được số thóc là:

40 + 30 + 50 = 120 tạ = 12 tấn

Ta có: 30 tạ < 40 tạ < 50 tạ

Vậy năm 2001 thu hoạch được ít thóc nhất.

Năm 2002 thu hoạch được nhiều thóc nhất.

Giải Bài Tập Sgk Toán Lớp 7 Bài 3: Biểu Đồ

Giải bài tập SGK Toán lớp 7 bài 3

Giải bài tập Toán lớp 7 bài 3: Biểu đồ

Giải bài tập SGK Toán lớp 7 bài 3: Biểu đồ với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 7. Lời giải hay bài tập Toán 7 này gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán. Mời các bạn tham khảo

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 3 trang 13: Hãy dựng biểu đồ đoạn thẳng theo các bước sau:

a) Dựng hệ trục tọa độ, trục hành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n (độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau).

b) Xác định các điểm có tọa độ là cặp số là giá trị và tần số của nó: (28; 2); (30; 8);…(Lưu ý giá trị viết trướ, tần số viết sau).

c) Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ. Chẳng hạn điểm (28; 2) được nối với điểm (28; 0);…

Lời giải

Bài 10 (trang 14 SGK Toán 7 tập 2): Điểm kiểm tra Toán (học kì I) của học sinh lớp 7C được cho ở bảng 15:

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?

b) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.

Lời giải:

a) Dấu hiệu: Điểm kiểm tra học kì I môn toán.

Số các giá trị: 50.

Bài 11 (trang 14 SGK Toán 7 tập 2): Từ bảng “tần số” lập được ở bài tập 6, hãy dựng biểu đồ đoạn thẳng.

Bài 12 (trang 14 SGK Toán 7 tập 2): Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong một năm của một địa phương được ghi lại trong bảng 16 (đo bằng độ C):

a) Hãy lập bảng “tần số”.

b) Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.

Lời giải:

a) Bảng “tần số”

b) Biểu đồ đoạn thẳng

Bài 13 (trang 15 SGK Toán 7 tập 2): Hãy quan sát biểu đồ ở hình 3 (đơn vị của các cột là triệu người) và trả lời các câu hỏi:

a) Năm 1921, số dân của nước ta là bao nhiêu?

b) Sau bao nhiêu năm (kể từ năm 1921) thì dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người?

c) Từ 1980 đến 1999, dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu?

Lời giải:

Từ biểu đồ hình chữ nhật ta có:

a) Năm 1921, dân số nước ta là 16 triệu người

b) Năm 1921, dân số nước ta là 16 triệu người nếu dân số tăng thêm 60 triệu tức là có 60 + 16 = 76 triệu người. Nhìn trên biểu đồ số 76 tương ứng với năm 1999 và 1999 – 1921 = 78. Vậy sau 78 năm thì dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người.

c) Năm 1980 dân số nước ta là 54 triệu người.

Năm 1999 dân số nước ta là 76 triệu người.

Vậy từ năm 1980 đến năm 1999 dân số nước ta tăng 22 triệu.

Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Trang 102 Sgk Toán 5: Giới Thiệu Biểu Đồ Hình Quạt trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!