Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Trang 56 Sgk Sinh Lớp 9: Protein Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein Giải bài tập môn Sinh học lớp 9
Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein
Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu trúc và chức năng của protein trong giáo trình giảng dạy môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 50 SGK Sinh lớp 9: ADN và bản chất của gen Giải bài tập trang 53 SGK Sinh lớp 9: Mối quan hệ giữa gen và ARN
A. Tóm tắt lý thuyết:
Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể còn có một số nguyên tố khác. Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn (có thể dài tới 0,1 µm, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC). Prôtêin cùng dược cấu trúc theo nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin, có hơn 20 loại axit amin khác nhau.
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biểu hiện ở các dạng cấu trúc không gian (hình 18). Chính ở dạng cấu trúc không gian đặc thù, prôtêin mới thực hiện được chức năng của nó.
Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.
Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn.
Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 xếp tạo thành kiếu đặc trưng từng loại prôtêin, ví dụ: prôtêin hình cầu.
Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
Đối với riêng tế bào và cơ thể, prôtêin có nhiều chức năng quan trọng.
1. Chức năng cấu trúc
Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó, hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
Ví dụ: Histôn là loại prôtêin tham gia vào cấu trúc của NST. Đặc biệt, prôtêin dạng nguyên liệu cấu trúc rất tốt (như côlasen và elastin là thành phần chủ yếu mô liên kết, kêratin ở trong móng, sừng, tóc và lông).
2. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hoá sinh được xúc tác các enzim. Bản chất của enzim là prôtêin. Hiện đã biết khoảng 3500 loại enzim mỗi loại tham gia một phản ứng nhất định.
Ví dụ: Trong quá trình tổng hợp phân từ ARN có sự tham gia cùa enzim ARN còn khi phân giải ARN thành các nuclêôtit thì có sự xúc tác của enzim ribônuclêaza.
Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất:
Các hooc môn có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. Các hooc môn phần lớn là prôtêin. Một số hoocmôn ở động vật và ở người là các protein hoạt tính sinh học cao. Ví dụ: Insulin có vai trò điều hoà hàm lượng đường máu, tirôxin điều hoà sức lớn của cơ thể.
Ngoài những chức năng trên nhiều loại prôtêin còn có chức năng khác như bảo vệ cơ thể (các kháng thể), vận động của tế bào và cơ thể. Lúc cơ thể thiếu hụt gluxit với lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh Học lớp 9:
Bài 1: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định?
Đáp án bài 1:
Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loài a.a khác nhau, do đó cách sắp xếp khác nhau của hơn 20 loài a.a này đã tạo nên tính đa dạng của protein.
Còn tính đặc thù của protein được quy định bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các a.a. Ngoài ra tính đặc thù còn được thể hiện qua cấu trúc không gian của nó (cấu trúc ko gian gồm bậc 1, 2, 3, 4)
Bài 2: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Đáp án bài 2:
Bài 3: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?
a) Cấu trúc bậc 1; b) Cấu trúc bậc 2
c) Cấu trúc bậc 3; d) Cấu trúc bậc 4
Đáp án đúng: a. cấu trúc bậc 1
Bài 4: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
a) Cấu trúc bậc 1; b) Cấu trúc bậc i và 2
c) Cấu trúc bậc 2 và 3; d) Cấu trúc bậc 3 và 4.
Đáp án đúng: d. cấu trúc bậc 3, bậc 4
Bài 5: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)
Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất:
1. Prôtêin cấu trúc như thế nào?
1. Prôtêin là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 4 nguyên tố c, H, o, N và có thể có một vài nguyên tố khác.
2. Prôtéin là đại phân tử, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC.
3. Prôtêin được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân.
4. Các đơn phân cấu trúc nên prôtêin cũng là các nuclêôtit.
a) 1, 3, 4; b) 2, 3, 4; c) 1, 2, 3; d) 1, 2
2. Tính đặc thù của prôtêin được biểu hiện như thế nào?
a) Ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin
b) Ở các dạng cuấ trúc không gian của protein
c) Ở chức năng của protein
d) cả a và b
Đáp án bài 5: 1 – c; 2 – d
Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9 Trang 56: Protein
Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 56: Protein – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo.
Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 56: Protein
A. Tóm tắt lý thuyết:
Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể còn có một số nguyên tố khác. Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn (có thể dài tới 0,1 µm, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC). Prôtêin cùng dược cấu trúc theo nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin, có hơn 20 loại axit amin khác nhau.
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biểu hiện ở các dạng cấu trúc không gian (hình 18). Chính ở dạng cấu trúc không gian đặc thù, prôtêin mới thực hiện được chức năng của nó.
Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.
Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn.
Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 xếp tạo thành kiếu đặc trưng từng loại prôtêin, ví dụ: prôtêin hình cầu.
Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. Đối với riêng tế bào và cơ thể, prôtêin có nhiều chức năng quan trọng.
Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 56: Protein
Bạn đang xem bài viết Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 56: Protein. Bài viết được tổng hợp bởi website https://dethithuvn.com
Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.
Tags: Giải bài tập môn Sinh học lớp 9, Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 56, Protein, sinh học 9, sinh học lớp 9Giải Bài Tập Trang 33 Sgk Sinh Lớp 9: Giảm Phân Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9
Giải bài tập trang 33 SGK Sinh lớp 9: Giảm phân Giải bài tập môn Sinh học lớp 9
Giải bài tập trang 33 SGK Sinh lớp 9: Giảm phân
Giải bài tập SGK Sinh lớp 9: Nguyên phân Giải bài tập trang 26 SGK Sinh lớp 9: Nhiễm sắc thể
A. Tóm tắt lý thuyết:
Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I
Khi bắt đầu phân bào các NST kép xoắn và co ngắn. Sau đó, diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể bắt chéo với nhau. Tiếp theo, các NST kép trong cặp tương đồng lại tách rời nhau. Chúng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tiếp đến, các NST kép trong cặp NST trong đồng phân li độc lập với nhau về hai cực tế bào.
Khi sự phân chia nhân kết thúc, các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành. Hai nhân này đều chứa bộ NST đơn bội kép (n NST kép), nghĩa là có số lượng NST bằng một nửa số lượng NST của tế bào mẹ. Sự phân chia chất tế bào diễn ra hình thành hai tế bào con đều chứa bộ n NST kép khác nhau về nguồn gốc.
Sau kì cuối I là kì trung gian tồn tại rất ngắn, trong thời điểm này không diễn ra sự nhân đôi NST. Tiếp ngay sau đó là lần phân bào II diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với lần phân bào I và có những diễn biến cơ bản của NST như sau:
Khi bước vào phân bào II, các NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). Tiếp theo, NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Mỗi NST kép gắn với một sợi của thoi phân bào.
Tiếp đến, sự phân chia ở tâm động đã tách hoàn toàn hai crômatit thành hai NST đơn và mỗi chiếc đi về một cực của tế bào. Khi kết thúc sự phân chia nhân, các NST nằm gọn trong các nhân mới được tạo thành. Mỗi nhân đều chứa bộ n NST đơn và khi sự phân chia chất tế bào được hoàn thành thì 4 tế bào con được tạo thành.
Sự tan biến và tái hiện của màng nhân, sự hình thành và mất đi của thoi phân bào trong hai lần phân bào của giảm phân đều tương tự như ở nguyên phân.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 33 Sinh Học lớp 9:
Bài 1: (trang 33 SGK Sinh 9)
Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, tạo bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n), tức là ở tế bào con số lượng NST giảm đi 1/2 so với tế bào mẹ.
Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì cửa giảm phân: giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp.
Giảm phân I gồm:
Kì đầu: có sự tiếp hợp cùa các NST kép tương đồng.
Kì giữa: các NST kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào.
Kì cuối 2 tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.
Giảm phân II:
Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau: từng NST kép tách ở tâm động thành hai NST đơn và phân li về hai cực tế bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n.
Bài 2: (trang 33 SGK Sinh 9)
Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Do sự phân li độc lâp và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào, nên tố hợp NST là tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có hai khả năng:
Vì vậy qua giảm phân có thể tạo ra bốn loại giao tử AB, Ab, aB và ab. Trong thực tế, tế bào thường chứa nhiều cặp NST tương đồng, nếu gọi n là số cặp NST tương đồng thì số loại giao tử được tạo ra là 2n.
Bài 3: (trang 33 SGK Sinh 9)
Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Giống nhau:
Đều là quá trình phân bào.
Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
Khác nhau
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
Xảy ra ở tế bào sinh dục cái
1 lần phân bào
gồm 2 lần phân bào liên tiếp
Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào
Có sự phân li độc tập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào
1 tế bào mẹ (2n) nguyên phân tạo ra hai tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng bội (2n)
1 tế bào mẹ (2n) giảm phân tạp 4 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội (n)
Bài 4: (trang 33 SGK Sinh 9)
Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
a) 2 b) 4 c) 8 d) 16
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Đáp án: c) 8
Theo công thức:
Kđ 1: 2n kép; 2nx 2 cromatide
Kg 1: như trên
Ks 1: như trên
Kc 1: n kép; nx 2 cromatide
Kđ 2: như Kc 1
Kg 2: như Kc 1
Kc 2: n đơn
Giải Bài Tập Trang 43 Sgk Sinh Lớp 9: Di Truyền Liên Kết Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9
Giải bài tập trang 43 SGK Sinh lớp 9: Di truyền liên kết Giải bài tập môn Sinh học lớp 9
Giải bài tập trang 43 SGK Sinh lớp 9: Di truyền liên kết
Giải bài tập trang 43 SGK Sinh lớp 9: Di truyền liên kết được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về di chuyền liên kết NST môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 36 SGK Sinh lớp 9: Phát sinh giao tử và thụ tinh Giải bài tập trang 41 SGK Sinh lớp 9: Cơ chế xác định giới tính
A. Tóm tắt lý thuyết:
Các gen phân bỏ dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn của loài. Ví dụ: ở ruồi giấm có 4 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 4.
Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Ví dụ: trong thí nghiệm trên của Moocgan, ở thế hệ lai không xuất hiện những kiểu hình khác p.
Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được: định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 43 Sinh Học lớp 9:
Bài 1: (trang 43 SGK Sinh 9)
Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Di truyền liên kết là trường hợp một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.
Hiện tượng này bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen là sự hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp hay không tạo ra biến dị tổ hợp, nhờ đó người ta luôn có thể chọn những tính trạng tốt luôn được di truyền kèm với nhau.
Bài 2: (trang 43 SGK Sinh 9)
Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám.
Ở ruồi giấm, gen b quy định thân đen.
Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh dài.
Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh cụt.
Ở thế hệ P:
Ruồi thân xám cánh dài BV/bv có gen B và V cũng nằm trên 1 NST. Khi cặp NST tương đồng phân li, B và V cùng phân li trong giảm phân tạo ra một loại giao tử BV
Ruồi thân đen cánh cụt bv/bv có gen b và V cùng nằm trên 1 NST. Khi cặp NST tương đồng bị phân li trong giảm phân tạo một loại giao tử bv.
Trong thụ tinh tạo F1: do sự kết hợp hai loại giao tử trên -” các NST đơn tổ hợp lại thành cặp NST tương đồng (gồm 1 NST mang gen B và V; 1 NST mang gen b và v) tạo hơp tử BV/ bv
Trong phép lai phân tích: Ở ruồi F1 thân xám cánh dài. Khi giảm phân, cặp NST tương đồng bị phân li tạo hai loại giao tử có gen liên kết là giao tử BV và giao tử bv.
Bài 3: (trang 43 SGK Sinh 9)
So sánh kết quả lai phân tích Fị trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền – liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
* Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết.
Di truyền độc lập:
2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST.
Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
Kết quả lai phân tích tạo 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Di truyền liên kết:
2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST.
Các cặp gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử.
Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1.
* Ý nghĩa của di truyền liên kết gen:
Hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.
Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.
Bài 4: (trang 43 SGK Sinh 9)
Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không cỏ tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
a) Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.
b) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
c) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
d) Sự tổ hợp lại các tính trạng ở p.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Đáp án đúng là: c) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Trang 56 Sgk Sinh Lớp 9: Protein Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!