Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Địa Lí 8 Bài 18: Thực Hành: Tìm Hiểu Lào Và Cam mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải Địa Lí 8 Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
1. Vị trí địa lí
(trang 62 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào hoặc Cam-pi-chia:
– Thuộc khu vực nào, biển nào?
– Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.
Trả lời:
Cam-pu-chia:
– Thuộc khu vực bán đảo Trung Ấn, giáp Việt Nam ở phía đông, đông nam lào ở phía đông bắc; Thái Lan ở phía Bắc và Tây Bắc. Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
– Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha-nuc-vin), đường sông và đường bộ.
2. Điều kiện tự nhiên
(trang 63 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 18.1, 18.2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia theo các nội dung sau:
– Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước.
– Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa.
– Nhận xét thuận lợi và khó khă của vị trí, khí hậu đới với sự phát triển nông nghiệp.
Trả lời:
Cam-pu-chia:
– Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Cac-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chơ-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền bắc Việt Nam, mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
– Sông Mê Công, Tông – lê Sáp và biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mở, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 – SGK trang 56).
– Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm nên có điều kiện phát triển trồng trọt. Có biển Hồ, sông Mê Công, tông – lê Sáp vừa cung cấp nước vừa cung cấp cá.
+ Khó khăn: Mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.
3. Điều kiện xã hội, dân cư
(trang 64 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào bảng 18.1 nhận xét Lào hoặc Cam-pu-chia về:
– Số dân, gia tăng, mật độ dân số.
– Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ dân cư thành thị.
– Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trình độ văn hóa của dân cư).
Trả lời:
Cam-pu-chia:
– Số dân: 12,3 triệu người, gia tăng cao (1,7% năm 2002), mật độ dân số trung bình 67 người/km 2 (thế giới 46 người/km 2).
– Dân cư Cam-pu-chia chủ yếu là người Khơ-me, chiếm 90% dân số. Ngoài ra còn có người Việt, Hoa. Ngôn ngữ được dùng phổ biến là tiếng Khơ-me. Đa số dân số cư theo đạo Phật (95% dân cư). Tỉ lệ biết chữ khá thấp (35%).
– Chất lượng cuộc sống của người dân cũng còn thấp do bình quân thu nhập đầu người chỉ đạt mức 280 USD/người (năm 2001).
– Tỉ lệ dân thành thị 16% (năm 2002). Dân cư đô thị tập trung tại một số thành phố lớn như Phnom Pênh (thủ đô), Bat-đom-boong, Công-pông Thông Xiêm Riệp…
– Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước: Cam-pu-chia gặp khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế do thiếu đội ngũ lao động có trình độ, dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn (gần 80% dân số), trình độ dân trí chưa cao.
4. Kinh tế
(trang 64 sgk Địa Lí 8): – Sử dụng hình 18.1 và 18.2 để: Nêu tên ngành sản xuất, điều kiện để sản xuất ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào hoặc Cam-pu-chia.
Trả lời:
Cam-pu-chia:
– Cam-pu-chia phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong cơ cấu kinh tế năm 2002, nông nghiệp chiếm 37,1%, công nghiệp chiếm 20,5%, dịch vụ chiếm 42,4%.
– Trên cơ sở của tài nguyên sẵn có như Biển Hồ rộng lớn, đồng bằng phù sa màu mỡ, có quặng man-gan, quặng sắt, vàng, đá vôi, Cam-pu-chia phát triển một số nghành sản xuất như trồng lúa gạo, ngô tại các đồng bằng ven sông, trồng cao su tại các cao nguyên, đánh cá tại biển Hồ, sản xuất xi măng, khai thác một số quặng kim loại màu, phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cao su.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Địa Lí 8 Bài 18: Thực Hành Tìm Hiểu Lào Và Cam
Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào hoặc Cam-pu-chia:
Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào?
Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước?
Trả lời:
Vị trí địa lí của Lào
Thuộc khu vực Đông Nam Á
Phía đông giáp Việt Nam
Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma
Phía tây giáp Thái Lan
Phía nam giáp Cam-pu-chia.
Vị trí địa lí của Cam-pu-chia
Thuộc khu vực Đông Nam Á
Phía bắc và tây bắc giáp Thái Lan
Phía đông bắc giáp Lào
Phía đông và đông nam giáp Việt Nam
Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan
Dựa vào hình 18.1, 18.2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia theo các nội dung sau:
Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước
Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào?
Đặc điểm mùa mưa, mùa khô
Sông, hồ lớn
Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên Lào
Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:
Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.
Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.
Nhận xét:
Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất.
Điều kiện tự nhiên Cam -pu-chia
Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến.
Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa.
Sông, hồ lớn: sông Mê Công, Biển Hồ (còn gọi là hồ Tông-lê-sáp) nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước.
Nhận xét:
Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công cung cấp nước và phát triển thủy sản.
Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.
Dựa vào bảng 18.1, nhận xét Lào hoặc Cam-pu-chia về:
Số dân, gia tăng, mật độ dân số
Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ số dân biết chữ.
Bình quân thu nhập đầu người.
Tên các thành phố lớn, tỉ lệ dân cư đô thị.
Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trinh độ văn hóa của dân cư).
Trả lời:
Số dân: 12,3 triệu người năm 2002.
Gia tăng dân số: 1,7%
Mật độ dân số: 67 người/km2
Người Khơ me chiếm 90%
Ngôn ngữ phổ biến là khơ me
Số dân: 5,5 triệu người năm 2002.
Gia tăng dân số: 2,3%
Mật độ dân số: 22 người/km2
Người Lào chiếm 90%
Ngôn ngữ phổ biến là Lào
Tôn giáo 95% theo đạo phật
35% dân số biết chữ
GDP/ người: 280USD
20% dân số ở thành thị.
Thiếu lao động có trình độ tay nghề
Trình độ văn hóa còn thấp.
Tôn giáo 60% theo đạo phật
56% dân số biết chữ
GDP/người: 317 USD
22% dân số ở thành thị.
Thiếu lao động cả về chất lượng và số lượng
Trình độ văn hóa chưa cao.
Sử dụng hình 18.1 và 18.2 để:
Nên tên ngành sản xuất, điều kiện để phát triển ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào hoặc Cam-pu-chia.
Trả lời:
Kinh tế nước Lào
Nông nghiệp: là hoạt động kinh tế chính, chiếm 52,9 % GDP.
Lúa gạo : cây trồng chính, phân bố dọc sông Mê Công (sản lượng 2,1 triệu tấn, năm 2000).
Cây công nghiệp: cà phê, hồ tiêu, trồng trên các cao nguyên đất đỏ ở miền Nam.
Chăn nuôi trâu, bò, lợn : khá phát triển (1 triệu con mỗi loại) nhờ có nhiều đồng cỏ trên cao nguyên và nhiều loại hoa màu (ngô, khoai, sắn).
Công nghiệp: Chiếm 22,8 % GDP, chủ yếu là khai thác thủy điện (có đập Nậm Ngừm tương đối lớn), khai thác thiếc, thạch cao, chế biến gỗ.
Các thành phố lớn đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp nhẹ và thực phẩm : Viêng Chăn, Luông Pha-băng, Xa-van-na-khet, Pắc-xế
Kinh tế nước Cam -pu-chia:
Nông nghiệp: Là hoạt động kinh tế chính, chiếm 37,1 % GDP.
Lúa gạo, ngô là cây trồng phổ biến, phân bố dọc sông Mê Công và sông Tông-lê Sap-Biển Hồ. Sản lượng lúa đạt 3,7 triệu tấn (năm 2000).
Cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, thốt nốt, bông vải
Chăn nuôi trâu, bò, thủy sản nước ngọt khá phát triển nhờ có điều kiện thiên nhiên thuận lợi
Công nghiệp: chiếm 20,5% GDP, chủ yếu là khai thác quặng sắt, mangan, sản xuất xi măng, chế biến lương thực, thực phẩm, cao su và gỗ.
Dịch vụ: chiếm 42,4% GDP, đặc biệt du lịch có vai trò quan trọng; nổi tiếng là di tích đền Ăngco (Xiêm Riệp).
Các thành phố lớn cũng là trung tâm công nghiệp và dịch vụ: Phnôm Pênh, Bat-đom-bong, Công-pông-xom, Xiêm Riệp
Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 8 Bài 18: Thực Hành Một Số Thông Tin Về Campuchia Và Lào
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 18: Thực hành một số thông tin về Campuchia và Lào
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 18
Địa lý lớp 8 bài 18: Thực hành một số thông tin về Campuchia và Lào
. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo. CAMPUCHIA
Campuchia có lãnh thổ gồm phần đất liền và các đảo trong vịnh Thái Lan. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, chiếm 3/4 diện tích với đồng bằng Trung tâm khá bằng phẳng, ở giữa là Biển Hồ, thực chất là khúc uốn của sông Tônglê Sáp. Biển Hồ có chiều dài km, nơi rộng nhất là 35km, hẹp nhất là 9km. Dãy núi Đậu Khấu (núi Cacđamôn, núi Con Voi) ở Tây Nam cao trung bình dưới 1000m kéo xuống tận biên giới Việt Nam; dãy Đăngrếch có hướng đông – tây tạo thành biên giới tự nhiên giữa Campuchia và Thái Lan. Phía Bắc, đông bắc (cao nguyên Bô Keo) và đông nam (cao nguyên Chơ Lông) của Campuchia là vùng cao nguyên phù sa cổ hoặc đất đỏ badan.
Campuchia có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc với hai hệ thống sông lớn là Mê Công và Tônglê Sáp – Biển Hồ.
Rừng còn bao phủ nhiều nơi ở Campuchia gồm rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn và rừng thưa xa van.
Đất đang canh tác của Campuchia chỉ chiếm 17% diện tích đất tự nhiên, cây trồng chính là lúa gạo, ngô, cao su, thốt nốt (cây lấy đường thay mía), hồ tiêu, bông. Campuchia phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề cá. Năm 2000 sản xuất 3,7 triệu tấn lúa; 40 nghìn tấn cao su. Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến cao su, gỗ, đường, xay xát lúa, ngô và gần đây phát triển lại nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền. Giao thông vận tải chủ yếu phát triển đường sông và đường biển.
Campuchia còn nổi tiếng với khu di tích đền Ăngco, được xây dựng từ thế kỉ XII. Khu đền gồm hai đền là Ăngco Vát và Ăngco Thom nằm gần nhau. Trong mỗi đền có 5 ngọn tháp, toàn bộ xây dựng băng đá, tường và hành lang các đền chạm khắc có cảnh trích từ truyền thuyết Ấn Độ giáo và các sự tích lịch sử. Đây là khu vực có tiềm năng du lịch to lớn của Campuchia.
LÀO
Lào là quốc gia không có biển, muốn tiếp xúc với biển phải nhờ vào các cảng biển của miền Trung Việt Nam như Cửa Lò, Vinh, Bến Thuỷ, Đông Hà, Đà Nẵng.
Địa hình Lào chủ yếu là núi và cao nguyên. Phần phía Bắc – vùng Thượng Lào có cao nguyên Xiêng Khoảng (Mường Phuôn) ở trung tâm có Cánh Đồng Chum với những chum đá rỗng có đường kính trên 2m và nặng tới vài tấn. Cho tới nay cũng chưa rõ vì sao người xưa lại để tại khu vực này hàng trăm chum đá như vậy. Miền Trung và phía Nam Lào gồm dãy núi Pu Luông (Trường Sơn), cao nguyên Khăm Muộn và Bôlôven. Đồng bằng chỉ chiếm 10% diện tích đất nước, tập trung dọc theo sông Mê Công và được phủ đất phù sa. Các cao nguyên được phủ đất íeralit, riêng cao nguyên Bôlôven có đất đỏ badan màu mỡ.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Lào chịu tác động rất lớn của địa hình. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 do gió mùa tây nam thổi đến gây mưa; sườn đón gió nhận lượng mưa lớn (sang đến Việt Nam gió trở nên khô nóng gây nên hiện tượng gió tây nam khô nóng, thường gọi là gió Lào ở các tỉnh miền Trung). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc khô lạnh, gây rét buốt. Vùng núi phía bắc chịu ảnh hưởng của sương giá.
Sông Mê Công với nhiều phụ lưu (17 nhánh) thu hút nguồn nước mưa dồi dào, vừa là nguồn cung cấp nước tưới, vừa là nguồn thuỷ năng giàu có của Lào.
Phần lớn diện tích đất đai của Lào được phủ bởi rừng rậm, rừng thông, rừng gỗ tếch và đồng cỏ nhiệt đới, nơi cư trú với nhiều loại động vật từ chim đến lợn rừng, hươu nai, gấu, bò tót, trâu rừng, voi, tê giác một sừng…
Đất canh tác của Lào không nhiều song nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính. Ngành này cung cấp tới trên 50% tổng thu nhập trong nước của Lào và thu hút trên 70% dân lao động. Trong nông nghiệp, lúa gạo cũng là cây trồng chính, năm 2000 sản xuất được 2,1 triệu tấn lúa, ngoài ra còn trồng ngô, khoai lang, sắn và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Số lượng trâu, bò, lợn năm 2000 đạt trên dưới 1 triệu con mỗi loại.
Do tiềm năng thủy điện rất lớn nên Lào tập trung phát triển thuỷ điện để có điện xuất khẩu, chủ yếu sang Thái Lan và phục vụ nhu cầu trong nước. Hiện nay Lào mới xây dựng được một số nhà máy trong đó có thuỷ điện Nậm Ngừm với tổng công suất 210 MW nằm ở phía bắc Viêng Chăn. Lào dự kiến tăng cường khai thác nguồn tài nguyên này và sẽ tiếp tục xây dựng thêm các nhà máy thuỷ điện trên sông Mê Công và các phụ lưu của nó.
Lào còn phát triển công nghiệp khai thác gỗ và chế biến lâm sản, công nghiệp dệt và một số ngành công nghiệp nhẹ, thực phẩm tại các thành phố lớn như Viêng Chăn, Xavannakhet, Pắcxế.
Nhìn chung những năm vừa qua tuy tốc độ tăng trưởng của Lào đạt khá cao (6 – 8%) song do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên các ngành kinh tế chưa có sự chuyển đổi đáng kể. Hiện nay Lào đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các tuyến đường giao thông nhằm tạo điều kiện mở rộng quan hệ giữa các vùng trong nước cũng như với các nước láng giềng, tạo khả năng khai thác các vùng miền khác nhau trong nước và phát triển kinh tê đất nước.
Trắc Nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 3 (Có Đáp Án): Thực Hành: Tìm Hiểu Về Gdp Và Sự Phân Bố Nông Nghiệp Của Liên Bang Nga.
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 3 (có đáp án): Thực hành: Tìm hiểu về GDP và sự phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga
Bài tập 1. Tìm hiểu sự thay đổi GDP của LB Nga
Cho bảng số liệu:
GDP của LB Nga qua các năm
(Đơn vị: tỉ USD)
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2015 là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
Câu 2. Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
A. GDP của LB Nga tăng liên tục qua các năm.
B. GDP của LB Nga tăng nhanh nhất ở giai đoạn 2010 – 2015
C. Giai đoạn 2000 – 2010, GDP của LB Nga tăng nhanh
D. GDP của LB Nga giảm trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Câu 3. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga giảm trong giai đoạn 1990 – 2000 là
A. Tốc độ gia tăng dân số giảm và có chỉ số âm.
B. Xung đột và nội chiến kéo dài.
C. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
Câu 4. Nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2015 là do
A. LB Nga thực hiện chiến lược kinh tế mới.
B. Thoát khỏi sự bao vây, cấm vận về kinh tế.
C. Có nguồn tài nguên phong phú, lực lượng lao động trình độ cao.
D. Huy động được nguồn vốn đầu tư lớn từ bên ngoài.
Câu 5. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga năm 2015 giảm là do
A. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.
B. Suy giảm dân số và nguồn lao động.
C. Giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh.
D. Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bài tập 2. Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp của LB Nga
Dựa vào hình 8.10 SGK, trang 73, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8:
Câu 1. Các cây trồng chính của LB Nga là:
A. Lúa mì, củ cải đường.
B. Lúa gạo, hướng dương.
C. Củ cải đường, lúa gạo.
D. Lúa mì, chè.
Câu 2. Lúa mì được phân bố chủ yếu ở
A. Các đồng bằng lớn và đồng bằng ven đại dương.
B. Đồng bằng Đông Âu và phía nam của đồng bằng Tây Xi-bia.
C. Đồng bằng Tây Xi-bia và cao nguyên Trung Xi-bia.
D. Đồng bằng Đông Âu và hạ lưu các con sông lớn.
Câu 3. Củ cải đường được trồng ở
A. phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia.
B. Ven Thái Bình Dương.
C. Phía tây đồng bằng Đông Âu.
D. Ven Bắc Băng Dương.
Câu 4. Các vật nuôi chính của LB Nga là:
A. Bò, cừu, trâu.
B. Bò, lợn, dê.
C. Bò, cừu, lợn.
D. Bò, trâu, ngựa.
Câu 5. Bò phân bố chủ yếu ở:
A. Đồng bằng Đông Âu và phía nam đồng bằng Tây Xi-bia, phía nam cao nguyên Trung Xi-bia.
B. Đồng bằng Đông Âu và phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia, phía nam cao nguyên Trung Xi-bia.
C. Phía bắc đồng bằng Đông Âu và phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia, phía nam cao nguyên Trung Xi-bia.
D. Đồng bằng Đông Âu và phía nam đồng bằng Tây Xi-bia, đồng bằng ven Thái Bình Dương.
Câu 6. Lợn được nuôi chủ yếu ở
A. Đồng bằng Tây Xi-bi-a.
B. Đồng bằng Đông Âu.
C. Cao nguyên Trung Xi-bia.
D. Khu vực dọc biên giới.
Câu 7. Cừu được nuôi chủ yếu ở
A. Dọc theo đường vĩ tuyến 60 o B.
B. Các đồng bằng ven Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
C. Phía nam đồng bằng Đông Âu, phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia, phía tây cao nguyên Trung Xi-bia.
D. Phía nam đồng bằng Đông Âu và phía nam đồng bằng Tây Xi-bia, phía nam cao nguyên Trung Xi-bia.
Câu 8. Các cây trồng, vật nuôi của LB Nga được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu là do:
A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm.
B. Địa hình thấp, có nhiều sông lớn, đất phù sa màu mỡ.
C. Địa hình tương đối cao, có đồi thấp, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa.
D. Địa hình thấp, bằng phẳng, có nhiều mưa vào mùa đông.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bạn đang xem bài viết Giải Địa Lí 8 Bài 18: Thực Hành: Tìm Hiểu Lào Và Cam trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!