Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Gdcd 8 Bài 10 Ngắn Nhất: Tự Lập # Top 12 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Gdcd 8 Bài 10 Ngắn Nhất: Tự Lập # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Gdcd 8 Bài 10 Ngắn Nhất: Tự Lập mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tập Bài 10: Tự lập trong sách giáo khoa GDCD 8 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và làm các bài tập trắc nghiệm thường xuát hiện trong đề kiểm tra.

Khái niệm:

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác

Người có tính tự lập thường thành công trong công việc, xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.

Học sinh rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập công việc và sinh hoạt hằng ngày

Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 10 ngắn nhất

a) Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?

– Bác là một người yêu nước nồng nàn, vì tình yêu nước Bác có thể vượt qua mọi gian nguy, thử thách. – Bác là người tự lập, không dựa dẫm vào người khác, tự tìm cách mưu sinh cho bản thân mình.

b) Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay không?

Bác tự làm mọi công việc để mưu sinh bên nước bạn tìm đường cứu nước, các công việc như làm đầu bếp, tự học ngoại ngữ, làm công nhân….

c) Em hiểu thế nào là tự lập?

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

d) Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội? Trả lời:

Tự lập sẽ giúp mỗi cá nhân, gia đình và xã hội:

– Hoàn thiện được bản thân, mang lại hiệu quả trong công việc.

– Hoàn thiện bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên.

– Làm cho xã hội đi vào nền nếp, mang lại hiệu quả trong lao động.

Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 8 Bài 10 ngắn nhất

Bài 1 trang 26 Giáo dục công dân 8: Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.

– Chủ động chuẩn bị giấy thi để làm bài kiểm tra.

– Chủ động chuẩn bị quần áo, vệ sinh cá nhân, đồ dùng học tập.

– Chủ động học bài cũ, soạn bài mới.

– Chủ động lên kế hoạch về học tập, công việc, chủ động hoàn thiện chuyên môn.

a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập;

b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân;

c) Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững;

d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng;

đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn;

e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

Em tán thành với các ý kiến: (c), (d), (đ), (e). Bởi vì: đây là những ý kiến đầy đủ về sự tự lập, mọi sự dựa dẫm vào người khác sẽ không bền vững, tuy nó không dễ dàng nhưng nếu vượt qua sẽ gặt hái được nhiều thành công, đôi lúc sự tự lập cũng là việc biết hợp tác với người khác.

Em không tán thành các ý kiến: (a), (b). Bởi vì, đây là những suy nghĩ thiếu đúng đắn, ai cũng có thể tự tập được nếu họ quyết tâm.

Bài 3 trang 27 Giáo dục công dân 8: Hãy nhớ lại một kết quả em đã đạt được trong học tập, lao động, hay trong công việc. Em đã làm như thế nào để đạt được kết quả đó? Bây giờ nhớ lại em có cảm nghĩ gì?

Bài 4 trang 27 Giáo dục công dân 8: Em hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.

Trả lời: TẤM GƯƠNG HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ

Cũng như bao bạn bè khác, khi lớn lên em Nguyễn Thị Lan Anh, học sinh lớp 9A Trường THCS Hợp Thịnh có cả bố và mẹ nhưng em không có được sự yêu thương, chăm sóc từ bố mẹ. Năm 8 tuổi bố mẹ ly hôn, giờ đây em lớn lên trong tình yêu thương của bà nội (Nguyễn Thị Sửu 75 tuổi).

Suốt từ năm học lớp 6 đến nay, Lan Anh luôn là học sinh giỏi toàn diện của trường, em được đánh giá là một học sinh ngoan, mạnh mẽ, chăm chỉ, học đều các môn.

Hằng ngày em đi học, tới buổi lại về phụ giúp bà nội cơm nước, giặt giũ, chăn nuôi vịt, gà. Hai bà cháu lại thui thủi bên bữa cơm đạm bạc. Vì sức khỏe yếu nên bà Sửu không thể ra đồng, thu nhập hai bà cháu phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền trợ cấp hàng tháng của nhà nước giành cho hộ nghèo và sự hỗ trợ của bà con lối xóm.

Tuy hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Lan Anh có sự cố gắng rất nhiều trong học tập, đặc biệt trong năm học lớp 8 (2016 – 2017) em đã đạt giải ba cấp huyện môn Lịch sử.

Trả lời:

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10

Câu 1: Câu tục ngữ: Hữu thân hữu khổ nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 2: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là?

A. Trung thành.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 3: Các hoạt động thể hiện tính tự lập là?

A. Đi học đúng giờ.

B. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.

C. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

D. Cả A, B, C.

C âu 4: Các hoạt động thể hiện không có tính tự lập là?

A. Nhờ bạn chép bài hộ.

B. Ở nhà chơi, xin tiền bố mẹ đi lấy vợ.

C. Tự giặt quần áo của mình.

D. Cả A, B, C.

Câu 5: Đối lập với tự lập là?

A. Tự tin.

B. Ích kỉ.

C. Tự chủ.

D. Ỷ lại.

Câu 6: Bạn Q học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Bạn Q là người ỷ lại.

B. Bạn Q là người ích kỷ.

C. Bạn Q là người tự lập.

D. Bạn Q là người vô ý thức.

Câu 7: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?

A. Thành công trong cuộc sống.

B. Mọi người kính trọng.

C. Trưởng thành hơn.

D. Cả A, B, C.

Câu 8: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn E giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. E là người tự lập.

B. E là người ỷ lại.

C. E là người tự tin.

D. E là người tự ti.

Câu 9: Nick Vujicic – người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì?

A. Tự lập.

B. Tự chủ.

C. Tự tin.

D. Dũng cảm.

Câu 10: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Làm những việc vừa sức với mình.

B. Chủ động học hỏi những điều không biết.

C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

D. Cả A, B, C.

Kết quả đạt được qua bài học

1. Kiến thức

– Hiểu thế nào là tính tự lập , những biểu hiện và ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân , gia đình và xã hội .

2. Kĩ năng

– Học sinh thích lối sống tự lập , phê phán lối sống dựa dẫm , ỷ lại phụ thuộc vào người khác.

3. Thái Độ

– Rèn luyện cho mình tính tự lập , biết sống tự lập trong học tập và lao động.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong Bài 10: Tự lập theo cách ngắn gọn nhất rồi. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 8 Bài 10: Tự Lập

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 10: Tự lập

Giải bài tập môn GDCD lớp 8

Bài tập môn GDCD lớp 8

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở công đồng dân cư

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Bài tập 1: Theo em, thế nào là tự lập?

Trả lời

Tự lập là tự làm lấy, giải quyết lấy công việc của mình, không dựa dẫm, trông chờ ỷ lại vào người khác.

Bài tập 2: Hãy nêu một số biểu hiện của tính tự lập và một số biểu hiện trái với tính tự lập trong cuộc sống?

Trả lời

Một số biểu hiện của tính tự lập:

Sự tự tin.

Bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.

Ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên:Trong học tập, Trong công việc, Trong cuộc sống

Một số biểu hiện trái với tính tự lập:

Hèn nhát, luôn dựa dẫm vào người khác

Ỷ lại, không có trách nhiệm

Bài tập 3: Theo em, vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải biết tự lập?

Trả lời

Trong cuộc sống chúng ta cần phải biết tự lập vì người có tính tự lập sẽ gặt hái đuợc nhiều thành công trong công việc và cuộc sống. Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.

Bài tập 4: Để trở thành người có tính tự lập, học sinh phải rèn luyện như thế nào?

Trả lời

Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi nhỏ

Tự lập trong học tập.

Tự lập khi đi làm.

Tự lập trong sinh hoạt hàng ngày

Tự làm lấy mọi công việc của mình, không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác.

Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác

Không hợp tác với ai trong công việc.

Luôn làm theo ý mình, không nghe ý kiến của ai cả.

Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

Ăn chắc mặc bền.

C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Trả lời

Bài 5: B

Bài 6

Tán thành: A, C, D, G, I

Không tán thành: B, E, H

Bài 7: D

Bài tập 8: Hồng là con một trong gia đình, nên ở nhà Hồng không phải làm gì cả, quần áo cũng được mẹ giặt cho. Không những thế, mặc dù nhà cách trường có 2 km nhưng hôm nào bố mẹ cũng phải đưa đón Hồng đi học bằng xe máy. Thấy vậy Thuý hỏi bạn:

– Sao cậu đã là học sinh lớp 8 rồi mà vẫn không tự đi xe đạp đến trường và tự giặt quần áo được à?

Hồng hồn nhiên trả lời:

– Mình là con một mà. Bố mẹ không chăm cho mình thì còn chăm cho ai nữa. Với lại chúng mình vẫn còn nhỏ, bố mẹ chăm sóc như vậy là đương nhiên thôi.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành với suy nghĩ của Hồng không? Vì sao?

2/ Nếu là Thuý, em sẽ nói gì vói Hồng?

Trả lời

1/ Em không tán thành với suy nghĩ của Hồng.

2/ Là học sinh, còn nhỏ nhưng vẫn phải có ý thức tự lập, tự làm lấy các công việc của mình và giúp đỡ cha mẹ việc nhỏ thì lớn lên mới có thể vững vàng lập nghiệp.

Bài tập 9: Năm nay lên lớp 8, Hùng cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định được nhiều việc, không cần phải hỏi ý kiến bố mẹ nữa. Cuối tuần trước Hùng đi chơi xa với một nhóm bạn mà không xin phép bố mẹ. Hùng còn tự ý cho một bạn cùng lớp mượn chiếc xe đạp của mình mấy hôm. Khi bố mẹ hỏi về những việc đó, Hùng nói: “Con lớn rồi, con tự lập được, bố mẹ khỏi phải lo”.

Câu hỏi:

1/ Theo em, việc Hùng làm có thể hiện tính tự lập không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn thân của Hùng, em sẽ góp ý cho Hùng như thế nào?

Trả lời

1/ Những việc làm của Hùng không phải là tự lập.

2/ Nếu là bạn thân của Hùng, em sẽ khuyên nhủ Hùng rằng là con phải theo sự hướng dẫn, quản lí của cha mẹ.

Bài tập 10: Hãy tìm những tấm gương tự lập trong cuộc sống xung quanh em, quan sát để thấy những người (hay những bạn) đó chủ động, vượt khó trong học tập và tự thu xếp cuộc sống cá nhân, gia đình như thế nào. Hãy nêu cảm nghĩ của em về một bạn có tính tự lập trong lớp em hoặc trường em (nếu có).

Trả lời

Tấm gương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo. Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”.

Giải Bt Gdcd 9 (Ngắn Nhất)

Giới thiệu về Giải BT GDCD 9 (ngắn nhất)

Loạt bài tập này bám sát vào các bài tập của chương trình GDCD 9 từ bài 1 đến bài 18.

1: Chí công vô tư

2: Tự chủ

3: Dân chủ và kỷ luật

4: Bảo vệ hòa bình

5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

6: Hợp tác cùng phát triển

7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

8: Năng động, sáng tạo

9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

10: Lý tưởng sống của thanh niên

11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Giải BT GDCD 9 (ngắn nhất) gồm 18 bài viết là phương pháp giải các bài tập GDCD lớp 9 một cách ngắn gọn nhất.

GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư GDCD 9 Bài 2: Tự chủ GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới GDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc GDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo GDCD 9 Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả GDCD 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên GDCD 9 Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước GDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân GDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân GDCD 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân GDCD 9 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tưGDCD 9 Bài 2: Tự chủGDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luậtGDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bìnhGDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớiGDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triểnGDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộcGDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạoGDCD 9 Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quảGDCD 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niênGDCD 9 Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcGDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhânGDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuếGDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dânGDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dânGDCD 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dânGDCD 9 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốcGDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Giải Gdcd 9 Bài 2 Ngắn Nhất: Tự Chủ

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tập Bài 2:Tự chủ trong sách giáo khoa GDCD 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và làm các bài tập trắc nghiệm thường xuát hiện trong đề kiểm tra.

1.Thế nào là tự chủ?

– Tự chủ là làm chủ bản thân.

Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.

2.Biểu hiện của tính tự chủ:

– Thái độ bình tĩnh tự tin. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.

Ý nghĩa của tính tự chủ:

– Tự chủ là 1 đức tính quí giá.

– Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.

– Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.

Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

– Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.

Xem xét thái độ, lời nói, hành/động,

việc làm của mình đúng hay sai.

– Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.

Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 2 ngắn nhất

a) Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?

+ Chăm sóc con tận tình chu đáo trước biến cố to lớn của gia đình.

+ Luôn bên cạnh động viên tinh thần con để con không mặc cảm và tự ti vì mang trong mình căn bệnh thế kỉ.

+ Tích cực tham gia giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời;

+ Động viên và vận động gia đình những người nhiễm HIV/AIDS không kì thị, xa lánh họ.

b) Theo em, bà Tâm là người như thế nào?

Bà Tâm là người mẹ hết lòng vì con, không bi quan chán nản, đau khổ. Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con trai vượt qua mặc cảm bệnh tật và tiếp tục sống lạc quan.

c) N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao như vậy?

+ N chơi cùng nhóm bạn xấu và nghe theo lời rủ rê, lôi kéo nên tham gia vào các trò chơi không lành mạnh.

+ N chểnh mảng, bỏ bê học hành, trốn học liên miên. Kết quả N thi trượt tốt nghiệp lớp 9.

+ N không nghiêm túc nhìn nhận bản thân để sửa sai mà tiếp tục sa ngã và nghiện ngập.

+ Không có tiền ăn chơi đua đòi và chích hút, N đã tham gia trộm cắp và bị bắt giữ.

→ Vì N không có chính kiến, không có quan điểm riêng cũng như bản lĩnh trước những cám dỗ xung quanh mình. Do vậy, N không nhận thức hết hành vi và hậu quả của bản thân, không biết sửa chữa, hối cải mà tiếp tục sa ngã. Hành vi ấy gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, khiến cha mẹ buồn lòng, xấu hổ vì mình, gây nguy hiểm cho xã hội.

d) Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào?

– Tự chủ trước hết là sự bình tĩnh không nóng nảy, vội vàng, hấp tấp; luôn đặt ra những mục tiêu cho bản thân và có chính kiến, suy nghĩ riêng tích cực, sáng suốt.

– Khi gặp khó khăn không sợ hãi, chán nản, bi quan mà luôn luôn có cái nhìn tích cực và tìm ra hướng giải quyết.

đ) Vì sao con người cần phải biết tự chủ?

– Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc hoặc may mắn. Con người luôn luôn gặp những tình huống khó khăn đòi hỏi phải có cách xử lí đúng đắn, hợp tình hợp lí và sáng suốt.

– Đối với cá nhân: Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm đáng tiếc, giúp ta có cái nhìn lạc quan trước khó khăn, sóng gió và dễ dàng tìm ra hướng giải quyết đúng đắn trước khó khăn đó.

– Đối với xã hội: Nếu mọi người đều biết làm chủ hành vi của mình, luôn vì lợi ích chung, không tham lam, nóng nảy thì xã hội sẽ tốt đẹp, nhân văn hơn

Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 9 Bài 1 ngắn nhất

Bài 1 trang 8 Giáo dục công dân 9: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a) Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân;

b) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động;

c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình;

d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau;

đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp;

e) Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.

– Em đồng tình với những ý kiến: (a), (b), (d) (e).

– Vì: Những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ – biết suy nghĩ kĩ trước khi hành động; biết nhận thức hậu quả của mỗi hành động, biết điều chỉnh thái độ và hành vi của mình đúng mực, phù hợp và cầu thị trong giao tiếp, ứng xử.

Bài 2 trang 8 Giáo dục công dân 9: Em hãy kể lại một câu chuyện về một người biết tự chủ.

Em có thể kể những câu chuyện xung quanh cuộc sống của em.

Bài 3 trang 8 Giáo dục công dân 9: Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.

Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?

– Việc làm của Hằng là chưa đúng; đây là biểu hiện của một người chưa có tính tự chủ, chưa biết nhìn nhận và điều chỉnh sở thích của mình.

– Em sẽ khuyên Hằng không nên đòi hỏi nhiều như vậy. Bạn nên xin lỗi mẹ vì hành động chưa đúng của mình. Đồng thời nên suy nghĩ chín chắn, cân nhắc lựa chọn chỉ một món đồ mình thích nhất để xin phép mẹ mua cho.

Bài 4 trang 8 Giáo dục công dân 9: Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã có tính tự chủ chưa. (Trước những khó khăn, xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hoà, lễ độ khòng? Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em có theo họ không? v.v). Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp (ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng) và dự kiến cách ứng xử phù hợp.

– Tự nhận xét: Bản thân em là người có tính tự chủ.

+ Khi gặp khó khăn em không chán nản và đổ lỗi cho hoàn cảnh và nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân.

+ Khi gặp xích mích hay xung đột, em không tức giận gây gổ hay xúc phạm mọi người mà im lặng và bĩnh tĩnh tìm hướng giải quyết mâu thuẫn.

+ Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em không nghe theo họ mà tránh xa và luôn giữ vững lập trường của mình, đồng thời khuyên nhủ họ không nên tiếp tục con đường sai trái ấy.

– Một số tình huống đòi hỏi em có tính tự chủ:

+ Bạn cùng lớp rủ em trốn học để đi chơi điện tử, em đã kiên quyết từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy.

+ Có người lạ mặt nhờ em mang giúp một túi đồ khả nghi đến quán nước hay điểm hẹn và hứa sẽ cho nhiều tiền nếu em làm tốt, em sẽ thẳng thừng từ chối và báo lại sự việc với cô giáo chủ nhiệm để cô nhắc nhở các bạn trong lớp, đồng thời kể với bố mẹ để bố mẹ tư vấn thêm cách xử lí.

Các câu hỏi củng cố kiến thức Bài 2 GDCD 9

Nhân dịp sinh nhật của Huy, mẹ đã mua tặng cho Huy một món đồ chơi mà Huy rất yêu thích. Huy mang quà ra khoe với cả nhà thì em trai của Huy – cu Tí khóc và đòi món đồ chơi của Huy. Huy giải thích với em rằng đây là quà mẹ mua cho anh chứ không phải mua cho em. Cu Tí lại càng khóc to hơn để đòi món đồ chơi đó cho bằng được. Huy nghĩ em Tí đúng là người không có tính tự chủ. Huy cho rằng, mình cần phải thể hiện là người có tính tự chủ nên kiên quyết không đưa cho em Tí món đồ chơi đó.

– Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của Huy hay không? Tại sao?

– Trong trường hợp này, nếu em là Huy thì em sẽ xử lí như thế nào?

Em không đồng ý với suy nghĩ và hành động của Huy vì cu Tí còn nhỏ nên chưa thể có khả năng tự chủ. Ngoài ra, việc kiên quyết không đưa đồ chơi cho em cũng không thể hiện được sự tự chủ của Huy

Trong trường hợp này, em sẽ đưa cho cu Tí đồ chơi. Khi nào cu Tí đã quen với đồ chơi và không chơi nữa thì em sẽ lấy lại

Sau giờ tan học, Hùng thường phụ mẹ bán hàng. Thấy các bạn trong xóm hay đi chơi game nên Hùng cũng thấy tò mò. Có lần, Minh, bạn cùng xóm sang rủ Hùng đi chơi game, lúc đầu Hùng định lấy một ít tiền bán hàng của mẹ để đi cùng nhưng sau một hồi suy nghĩ, Hùng quyết định từ chối không đi với Minh nữa. Hùng nghĩ không đi chơi sẽ tiết kiệm được tiền, hơn nữa sẽ dành thời gian để giúp mẹ bán hàng và tranh thủ ôn bài. Minh cho rằng Hùng là người không có tính tự chủ nên lập trường không vững vàng. – Em có đồng ý với kết luận của Minh hay không? Tại sao?

Em không đồng ý với kết luận của Minh vì Hùng đã đắn đo khi đưa ra quyết định. Đó là quyết định đúng đăn. Hành động đó thể hiện bạn Hùng đã trung thực, siêng năng và chăm chỉ.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2

Câu 1: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tự chủ.

Câu 2: Biểu hiện của tự chủ là?

A. Làm thêm kiếm tiền đi học.

B. Không chép bài của bạn.

C. Làm bài tập khó không xem sách giải.

D. Cả A, B, C.

Câu 3: Biểu hiện không tự chủ là

A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.

B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.

C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.

D. Cả A, B, C.

Câu 4: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là?

A. Khiêm nhường.

B. Tự chủ.

C. Trung thực.

D. Chí công vô tư.

A. E là người tự chủ.

B. E là người trung thực.

C. E là người thật thà.

D. Q là người khiêm nhường.

Câu 6: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. N là người tự chủ.

B. N là người trung thực.

C. N người thật thà.

D. N là người tôn trọng người khác.

Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Câu 8: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

A. B là người không thật thà.

B. B là người không thẳng thắn.

C. B là người không tự chủ.

D. B là người không tự tin.

Câu 9: Tự chủ có ý nghĩa là?

A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.

B. Con người biết sống một cách đúng đắn.

C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.

D. Cả A, B, C.

Câu 10: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Kết quả đạt được qua bài học

1. Kiến thức

– HS hiểu được thế nào là tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội.

– Sự cần thiết phải rè luyện để trở thành người có tính tự chủ.

2. Kĩ năng

– HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ .

3. Thái độ

– HS biết tôn trọng người sống tự chủ, biết rè luyện tính tự chủ.

Bạn đang xem bài viết Giải Gdcd 8 Bài 10 Ngắn Nhất: Tự Lập trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!