Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Lịch Sử Lớp 9 Bài 23:Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám Năm 1945 Và Sự Thành Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
róNG KHỏ! NCHĨA THANC TẬM NAM 194J VÀ Sự THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM * * * DÂN CHỦ CỘNG HOÀ HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Hiểu và trình bày được : Nguyên nhân khiến Tổng khởi nghĩa diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng. Diễn biến cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương trong cả nước. Tầm quan trọng của việc giành được chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Kiến thức cơ bản Mục I. Lệnh Tổng klìởi nghĩa được han hô Chiến tranh thế giới thứ hai ở giai đoạn cuối : phát xít Nhạt đầu hàng Đổng minh không điều kiện (8-1945). Ở trong nước, quân Nhật hoang mang, dao động cực độ. Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. -Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc (ngày 14 và 15-8-1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta. -Tiếp đó, Đại hội Quốc dân Tân Trào họp (16-8-1945) tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập Ưỷ ban Dân tộc giải phóng. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa. Mile II. Giành chính quyền à Hà Nội -Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng rất sôi động... Các đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động khắp thành phố... Ngày 15-8-1945, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở ba rạp hát trong thành phố. Ngày 16-8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp mọi nơi. Chính phủ bù nhìn lung lay đến tận gốc rễ. Ngày 19-8, mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Mục III. Giành chính quyển trong cả nước Từ ngày 14 đến ngày 18-8, bốn tinh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huê' (23-8), Sài Gòn (25-8). Đến ngày 28-8, khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mục IV. Y nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám Ý nghĩa : + Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật - Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa nước ta trở thành một nước độc lạp, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên độc lập, tự do. + Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cô' hoà bình ở khu vực Đổng Nam Á nói riêng, trên toàn thê'giới nói chung. Nguyên nhân thắng lợi : + Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng. + Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. + Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật. Cách học Mục I. Về việc Đảng ta quyết định ban bô' lệnh Tổng khởi nghĩa, học sinh dựa vào SGK để nêu được biểu hiện của thời cơ cách mạng đã đến, từ đó trả lời : Hội nghị toàn quốc của Đáng được triệu tập trong hoàn cảnh nào và có những quyết định quan trọng gì ? Quốc dân đại hội Tân Trào đã thông qua những quyết định quan trọng nào ? Đảng ta đã nắm được thời cơ và quyết tâm khởi nghĩa. Mục II. Về việc giành chính quyền ờ Hà Nội, học sinh tìm hiểu SGK, sử dụng Hình 39. Cuộc mít tinh tại Nhà hút IỚIÌ Hù Nội (19-8-1945) để nêu được diễn biến kiện giành chính quyền tại Hà Nội. Mục III. Về việc giành chính quyền trong cà nước, học sinh tìm hiểu SGK và lược đồ Việt Nam nèu được diẻn biến sự kiện giành chính quyền trong cả nước. Mục IV. Về ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, học sinh có thể vừa nêu vấn đề, kết hợp phân tích để làm sáng tỏ luận điểm đó. Một số khái niệm, thuật ngữ Quân lệnh sô' 1 : mệnh lệnh được phát vào đêm 13-8-1945 do uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố nhằm kêu gọi nhân dân cả nước vùng lên giành chính quyền. -Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945) : văn kiện lịch sử do Chú tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội) ngày 2-9-1945, tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về việc thủ tiêu chế độ thực dân, phong kiến và thành lập nước Việt Nam Dân chú Cộng hoà. Chính phủ lúm thời : chính phú được thành lập trong thời gian trước khi thành lập chính phủ chính thức theo Hiến pháp. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK 1 ' Câu hỏi: Tiến trình Cách mạng tháng Tám : Ngay sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Đảng ta đã phát động Tổng khới nghĩa trong cả nước : Giành chính quyền toàn quốc : + Từ ngày 14 đến ngày 18-8, bốn tinh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. + Chiều 16-8-1945, theo lệnh của Ưỷ ban Khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chì huy, xuất phát từ Tân Trào (Tuyên Quang) tiến về bao vây, đánh Nhật ở Thái Nguyên, mớ đường về Hà Nội. Giành chính quyền ở Hà Nội : + Ngày 15-8-1945, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở ba rạp hát trong thành phô'. Ngày 16-8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp mọi nơi. Chính phù bù nhìn lung lay đến tận gốc rễ. + Ngày 19-8, cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khới nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23-8), Sài Gòn (25-8). Đến ngày 28-8, Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. -Ngày 2-9-1945, tại Quáng trường Ba Đình (Hà Nội). Chú tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên n$ôn Độc láp. khai sinh ra nước Việt Nam Dãn chủ Cộng hoà. Tiến trình Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu và đã giành thắng lợi trong vòng 15 ngày. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá Cứu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt các đại biểu quốc dân lần đầu tiên tại Kì họp thứ nhất Quốc hội khoá I tại Hà Nội. Đại hội quốc dân Tàn Trào (Tuyên Quang). c. Đại hội lần thứ nhất của Đảng tại Ma Cao (Trung Quốc). D. Đại hội đại biếu lấn thứ II của Đảng tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Trong cuộc Tống khởi nghĩa tháng Tám, quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã tiến đánh quân Nhạt đầu tiên tại A. Thái Nguyên. B. Tuyên Quang. c. Lạng Son. D. Hà Nội. Tác giá bài hát Tiến quân ca là nhạc sĩ A. Thuận Yến. B. Đỗ Nhuận. I c. Văn Cao. D. Cao Việt Bách. Bốn tinh giành được chính quyền ở tinh lị sớm nhất trong cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Thái Nguyên, Hái Dương, Hà Tĩnh và Quáng Nam. c. BÁC Giang, Hà Nôi, Hà Tĩnh và Quáng Nam. D. Bắc Giang, Hài Dương, Nam Định và Quãng Nam. Câu 2. Hoàn thiện mốc thời gian cho phù hợp với nội dung sự kiện trong bảng sau : Thời gian Sự kiện lịch sử 1. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành lạp. 2. Khu giải phóng Việt Bắc ra đời. 3. Hội nghị toàn quốc của Đáng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang). 4. Khới nghĩa thắng lợi ở Hái Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quáng Nam. 5. Khởi nghĩa tháng lợi ở Hà Nội. 6. Khới nghĩa thắng lợi ở Huế. 7. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập. Câu 3. Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chú tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thè' hiện ở những điếm nào ? Câu 4. Hãy trình bày nguyên nhân thành công và ý nghĩa lịch sử cùa Cách mạng tháng Tám năm 1945.Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 9 Bài 23: Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám Năm 1945
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
1. Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được quyết định phát động tại
A. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 – 1941).
B. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4 – 1945).
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương (8 – 1945).
D. Đại hội Quốc Dân (8 – 1945).
2. Thời cơ Tổng khởi nghĩa được Đảng xác định là
A. trước khi Nhật đầu hàng đồng minh.
B. sau khi Nhật đầu hàng đồng minh và trước khi quân đồng minh kéo vào nước ta.
C. sau khi quân đồng minh kéo vào nước ta làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
D. sau khi quân đồng minh hoàn thành nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút khỏi nước ta.
3. Chiều 16 – 8 – 1945, đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã tấn công ở
A. Thái Nguyên
B. Cao Bằng
C. Bắc Kạn
D. Lạng Sơn
4. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên được vang lên trong cuộc mít tinh của quần chúng tại
A. Hà Nội
B. Huế
C. Đà Nẵng
D. Sài Gòn
5. Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong các nước là
A. Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam
C. Hà Nội, Bắc Giang, Nghệ An và Huế
D. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn
6. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Đông Dương.
D. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, đấu tranh kiên cường bất khuất cho độc lập, tự do.
7. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Có khối liên minh công nông vững chắc.
B. Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh.
8. Tình hình thế giới có đặc điểm quan trọng đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là
A. Nước Pháp được giải phóng khỏi ách phát xít Đức.
B. Liên Xô giành được thắng lợi lớn trong cuộc chiến tranh về quốc phòng chống phát xít Đức.
C. Nhật Bản giành thắng lợi lớn trong các chiến dịch phản công của quân đồng minh tại Thái Bình Dương.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến hồi kết thúc, phát xít Đức – Nhật bị đánh bại.
Phương pháp giải
mục 1. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố, mục 3. Giành chính quyền trong cả nước và mục 4. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám được trình bày từ bài 23 SGK Lịch Sử 9 để phân tích, trả lời.
Gợi ý trả lời
1.C 2.B 3.A 4.A
5.B 6.D 7.B 8.D
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau:
1. ☐ Ngay sau khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân nổi dậy.
2. ☐ Đại Hội Quốc dân tiến hành họp và lập ra Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc (tức chính phủ lâm thời sau này).
3. ☐ Sáng ngày 19 – 8 – 1945, Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh đã trình bày Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền.
4. ☐ Cuộc mít tinh của quần chúng nhân dân Hà Nội ngày 19 – 8 – 1945 đã nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn.
5. ☐ Cách mạng tháng Tám thắng lợi tương đối nhanh chóng và ít đổ máu là nhờ có sự giúp đỡ trực tiếp của Hồng quân Liên Xô.
Phương pháp giải
Xem lại mục 1. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố và mục 2. Giành chính quyền ở Hà Nội được trình bày từ bài 23 SGK Lịch Sử 9 để phân tích, trả lời.
Gợi ý trả lời
* Câu đúng là:
1. ☒ Ngay sau khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân nổi dậy.
3. ☒ Sáng ngày 19 – 8 – 1945, Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh đã trình bày Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền.
4. ☒ Cuộc mít tinh của quần chúng nhân dân Hà Nội ngày 19 – 8 – 1945 đã nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn.
* Câu sai là:
2. ☒ Đại Hội Quốc dân tiến hành họp và lập ra Uỷ ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc (tức chính phủ lâm thời sau này).
5. ☒ Cách mạng tháng Tám thắng lợi tương đối nhanh chóng và ít đổ máu là nhờ có sự giúp đỡ trực tiếp của Hồng quân Liên Xô.
Hãy nối thời gian cho phù hợp với nội dung sự kiện diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Thời gian
1. Ngày 14 và 15-8
2. Ngày 16-8
3. Ngày 19-8
4. Ngày 23-8
5. Ngày 25-8
6. Ngày 28-8
7. Chiều 30-8
8. Ngày 2-9
9. Ngày 8-9
Nội dung sự kiện:
a, Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào(Tuyên Quang)
b, Cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Huế
c, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng Sản Đông Dương họp ở Tân Trào
d, Cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội
e, Cách mạng thành công trong cả nước
g, Cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn
h, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
i, Vua Bảo Đại thoái vị
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung mục 2. Giành chính quyền ở Hà Nội được trình bày từ bài 23 SGK Lịch Sử 9 để phân tích, trả lời.
Gợi ý trả lời
1-c 2-a 3-d 4-b
5-g 6-e 7-I 8-h
Lệnh Tổng Khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào?
Phương pháp giải
Xem lại mục 1. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố được trình bày từ bài 23 SGK Lịch Sử 9 để phân tích, trả lời.
Gợi ý trả lời
* Hoàn cảnh thế giới:
– Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc: tháng 5 – 1945, Đức đầu hàng, tháng 8 – 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
* Hoàn cảnh trong nước:
– Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
– Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 đến 15 – 8 -1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
– Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (16 – 8) gồm đại biểu ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
+ Đại hội đã nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa.
+ Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
+ Lập ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời sau này) do Hồ Chi Minh làm Chủ tịch.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Phương pháp giải
Xem lại mục 4. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám được trình bày từ bài 23 SGK Lịch Sử 9 để phân tích, trả lời.
Gợi ý trả lời
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945:
– Đối với dân tộc:
+ Là một biến cố vĩ đại, đã phá tan tầng xiềng xích Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến.
+ Việt Nam trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ Cộng hoà, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người dân của một nước độc lập, tự do, làm chủ nước nhà.
– Đối với thế giới: Thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa
Gdcd 8 Bài 21: Pháp Luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khi Nhà nước chưa xuất hiện trong xã hội có tồn tại pháp luật không?
Khi Nhà nước chưa xuất hiện (xã hội chưa có giai cấp) chưa tồn tại pháp luật
Pháp luật xuất hiện từ khi nào?
Pháp luật chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp
Sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của Nhà Nước
a. Khái niệm
Pháp luật là những qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế
Thông qua hoạt động lập pháp (đề ra những qui phạm pháp luật mới để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh )
VD: Điều 48 – Luật Hôn nhân và Gia đình
“Anh, chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục con”
Những qui phạm xã hội được đề lên thành luật
VD: Điều 14 – Luật Lao động năm 2002
“Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”
b. Pháp luật mang 3 đặc điểm cơ bản là
Tính bắt buộc chung (tính qui phạm phổ biến):
Trước hết, qui phạm được hiểu là những qui tắc xử sự chung, được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực, mực thước đối với hành vi của 1 phạm vi cá nhân, tổ chức. Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những qui phạm pháp luật. Do vậy nó cũng là qui tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Pháp luật với các loại qui phạm khác ở chỗ: Pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
VD: Pháp luật qui định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Yêu cầu của pháp luật là phải xác định chặt chẽ về mặt hình thức, được biểu hiện ở:
Lời văn: phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa. Nếu không đúng được yêu cầu này, chủ thể sẽ hiểu sai, hiểu khác.
Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên mỗi một cơ quan/ loại cơ quan chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác định và theo một trình tự, thủ tục nhất định.
VD: Hiếu pháp, bộ luật: Quốc hội mới có quyền ban hành
Nghị định: Chính phủ mới có quyền ban hành
Sự xác định chặt chẽ trong cấu trúc của Pháp luật.
Tính đảm bảo được thực hiện bằng Nhà nước
Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện:
Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật.
Nhà nước đảm bảo cho Pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Tính cưỡng chế là tính không thể tách rời khỏi Pháp luật. Mục đích cưỡng chế và cách thức cưỡng chế là tùy thuộc bản chất Nhà nước.
c. Vai trò của pháp luật
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội
Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới
Pháp luật tạo ra môi trường ổn định trong việc thiết lập các mối quan hệ giao ban giữa các quốc gia
Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Thành Lập
Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền. Nhân dân miền Bắc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Ở miền Nam, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm chống phá Hiệp nghị, chống tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà. Chúng đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh, thẳng tay tiến hành các chiến dịch đàn áp, khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước và mọi lực lượng đối lập. Chúng âm mưu xây dựng chế độ thống trị bằng bạo lực và máy chém, biến miền Nam Việt Nam thành một xã hội phụ thuộc Mỹ, chia cắt lâu dài nước Việt Nam.
Ngày 20/12/1960, các thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
tuyên thệ trong Lễ thành lập Mặt trận.
Trước tình hình như vậy ở miền Nam, tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 15. Trên cơ sở phân tích tình hình, xác định mâu thuẫn của xã hội Việt Nam và miền Nam Việt Nam từ sau Hiệp nghị Giơnevơ, Hội nghị chủ trương có một mặt trận riêng ở miền Nam, coi đây là một trong những nội dung cơ bản của Nghị quyết 15.
Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập, đã hoàn chỉnh những nội dung cơ bản về đường lối và phương pháp cách mạng ở miền Nam. Đại hội chủ trương thành lập Trung ương Cục ở miền Nam để giúp Trung ương Đảng, Bộ Chính trị chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Để tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, Đại hội III của Đảng cũng chủ trương phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam.
Ngày 20-12-1960, tại vùng giải phóng ở xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên), tỉnh Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập bao gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam, không phân biệt xu hướng chính trị, với Tuyên ngôn và Chương trình hành động 10 điểm:
1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ.
2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ.
3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh.
4. Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, giúp người cày có ruộng.
5. Xây dựng nền văn hóa giáo dục dân tộc, dân chủ.
6. Xây dựng một quân đội bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
7. Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo hộ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào.
8. Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập.
9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.
10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới.
Chương trình 10 điểm của Mặt trận đã giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng miền Nam. Chính vì vậy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã có sức thu hút mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân trong vùng giải phóng và các đô thị lớn.
Ngày 16-2-1962 tại Tân Biên (Tây Ninh), Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ I đã cử ra Ủy ban Trung ương chính thức gồm 52 đại biểu. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Các Phó Chủ tịch gồm có: Bác sĩ Phùng Văn Cung; ông Võ Chí Công – đại diện Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam; Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát – Tổng Thư ký Đảng Dân chủ miền Nam; ông Ybih Aleo – người dân tộc Ê đê, Chủ tịch Ủy ban Phong trào tự trị các dân tộc Tây Nguyên; Đại đức Sơn Vọng – đại biểu đồng bào Khơme yêu nước; ông Trần Nam Trung và Nguyễn Văn Hiếu. Ủy viên Đoàn Chủ tịch gồm có: Trần Bạch Đằng, Phan Văn Đáng, Nguyễn Hữu Thế, Trần Bửu Kiếm, bà Nguyễn Thị Định, Hòa thượng Thích Thượng Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, Lê Quang Thành, ông Đặng Trần Thi.
Ngày 11-11-1964, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã họp Đại hội lần thứ 2. Có 150 đại biểu tham dự. Đại hội nhất trí cử ra Ủy ban Trung ương gồm 49 trên 150 đại biểu có mặt. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục được cử làm Chủ tịch đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Phó chủ tịch: ông Ybih Aleo, ông Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, Huỳnh Tấn Phát, Thích Thôm Mê Thê Nhem – dân tộc Khơ me, Trần Nam Trung – đại diện Quân giải phóng Miền Nam. Các ủy viên: Nguyễn Thị Định, Trần Bạch Đằng, Thích Thượng Hào, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Văn Ngợi, Phan Xuân Thái (Phan Văn Đáng), Nguyễn Hữu Thế, Đặng Trần Thi. Ban Thư ký: Huỳnh Tấn Phát (Tổng Thư ký), Lê Văn Huân, Hồ Thu, Ung Ngọc Kỳ, Hồ Xuân Sơn (Phó Tổng Thư ký). Sau ông Nguyễn Văn Hiếu lại tham gia Đoàn chủ tịch.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chọn lá cờ nửa màu xanh, nửa màu đỏ, giữa có ngôi sao vàng năm cánh làm cờ của Mặt trận và bài ca Giải phóng miền Nam làm bài hát của Mặt trận. Mặt trận có Thông tấn xã giải phóng, có Đài phát thanh giải phóng, có vùng căn cứ ở Bắc Tây Ninh, có đường dây liên lạc đến các nơi bằng vô tuyến điện, đường bộ.
Tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bên cạnh Ủy ban Trung ương, khắp các huyện, tỉnh đều tổ chức thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng các cấp. Ủy ban Mặt trận địa phương được tổ chức ở bốn cấp: cấp khu, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đến tháng 10-1962, hầu hết các tỉnh thành đều có Ủy ban Mặt trận. Trong số 41 tỉnh thành từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau thì có 38 tỉnh thành có Ủy ban Mặt trận ra mắt nhân dân. Từ năm 1960 đến 1967, Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng địa phương các cấp thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng ở cấp mình.
Cùng với việc thành lập Ủy ban Mặt trận ở nhiều địa phương là sự ra đời của các tổ chức thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Các tổ chức chính trị thành viên của Mặt trận được xây dựng và phát triển nhanh, có ảnh hưởng rộng rãi. Đặc biệt, sau khi Mặt trận ra đời, với Tuyên ngôn và Chương trình hành động của mình, trong năm 1961, các tổ chức quân sự, tổ chức giai cấp, các tôn giáo, các dân tộc và các giới đồng bào ở miền Nam lần lượt thành lập các hội đoàn và trở thành thành viên chính thức của Mặt trận.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là ngọn cờ công khai đoàn kết, tập hợp, tổ chức, lãnh đạo các hoạt động đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không những có uy tín trong nước mà còn có vị thế trên trường quốc tế. Trong Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương, tháng 3-1965, Mặt trận là đại biểu chính thức của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Tháng 6-1967, Mặt trận thiết lập cơ quan đại diện tại Phnôm Pênh.
Ngày 30-6-1967, Chính phủ Cu Ba cử đại sứ đặc mệnh toàn quyền, bên cạnh Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngày 10-12-1968, Mặt trận đã cử đoàn đại biểu tham dự Hội nghị bốn bên ở Paris do đồng chí Trần Bửu Kiếm làm Trưởng đoàn.
Ngày 30-4-1975, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hiên ngang tung bay trên nóc dinh Tổng thống Sài Gòn, đánh dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tháng 2-1977, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam hợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành một tổ chức duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Từ ngày thành lập đến ngày toàn thắng 30-4-1975 là một chặng đường đấu tranh gian khổ, nhưng hết sức vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sứ mệnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là tập hợp lực lượng nhân dân miền Nam với sự chi viện của miền Bắc XHCN để hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ. Mặt trận đã kế thừa những kinh nghiệm của quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam và vận dụng một cách sáng tạo vào cuộc cách mạng giải phóng miền Nam. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Bạn đang xem bài viết Giải Lịch Sử Lớp 9 Bài 23:Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám Năm 1945 Và Sự Thành Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!