Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Phẫu Đại Cương Nhập Môn Giải Phẫu Học # Top 11 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Phẫu Đại Cương Nhập Môn Giải Phẫu Học # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Phẫu Đại Cương Nhập Môn Giải Phẫu Học mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

GIẢI PHẪU ĐẠI CƯƠNG NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC

Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH SỬ MÔN GIẢI PHẪU HỌC Giải phẫu học người (human anatomy) là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể con người. Tuỳ thuộc vào phương tiện quan sát, giải phẫu học được chia ra thành 2 phân môn: giải phẫu đại thể (gross anatomy hay macroscopic anatomy) nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sát bằng mắt thường; giải phẫu vi thể (microscopic anatomy hay histology) nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên ở hầu hết các trường đại học y, giải phẫu học chỉ trình bày giải phẫu đại thể còn giải phẫu vi thể hay mô học là một bộ môn riêng tách rời với giải phẫu đại thể. Việc nghiên cứu giải phẫu học có từ thời Ai Cập cổ đại, nhưng đến giữa thế kỷ thứ tư (trước công nguyên) Hypocrates “Người cha của y học” đưa giải phẫu vào giảng dạy ở Hy Lạp. Ông cho rằng “khoa học y học bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thể con người”. Một nhà y học nổi tiếng khác của Hy Lạp, Aristotle (384-322 trước công nguyên), người sáng lập ra môn giải phẫu học so sánh và cũng là người có công lớn trong giải phẫu học phát triển và phôi thai học. Ông là người đầu tiên sử dụng từ “anatome”, một từ Hy Lạp có nghĩa là “chia tách ra hay phẫu tích”. Từ phẫu tích “dissection” bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “cắt rời thành từng mảnh”. Từ này lúc đầu đồng nghĩa với từ giải phẫu (anatomy) nhưng ngày nay nó chỉ là từ dùng để chỉ một kỹ thuật để bộc lộ và quan sát các cấu trúc cơ thể nhìn thấy được bằng mắt thường (giải phẫu đại thể), trong khi đó từ giải phẫu là từ chỉ một chuyên ngành hay một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà những kỹ thuật được sử dụng nghiên cứu bao gồm không chỉ phẫu tích mà cả những kỹ thuật khác như siêu âm, chụp X-quang. 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC MÔ TẢ GIẢI PHẪU Ngoài phân tích, người ta có thể quan sát được các cấu trúc cơ thể (hệ xương – khớp và các khoang cơ thể) bằng chụp tia X gọi là giải phẫu X-quang (radiological anatomy). Giải phẫu X-quang là một phần quan trọng của giải phẫu đại thể và là cơ sở của chuyên ngành X-quang. Chỉ khi hiểu được sự bình thường của các cấu trúc trên phim chụp X-quang thì ta mới nhận ra được các biến đổi bất thường của chúng trên phim chụp do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra. Ngày nay, đã có thêm nhiều kỹ thuật mới làm hiện rõ hình ảnh cấu trúc cơ thể (chẩn đoán hình ảnh) như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)... Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau. Các cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu là: 2.1. Giải phẫu học hệ thống (systemic anatomy) Là mô tả cấu trúc giải phẫu theo từng hệ thống các cơ quan, bộ phận (cùng thực hiện một chức năng) nhằm giúp cho người học hiểu được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan trong cơ thể là: hệ da, hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, sinh dục và hệ nội tiết. Các giác quan là một phần của hệ thần kinh. 2.2. Giải phẫu vùng (regional anatomy) 2.3. Giải phẫu bề mặt (surface anatomy) Là mô tả hình dáng bề mặt cơ thể người liên hệ với cấu trúc sâu ở bên trong. Mục đích là giúp cho người học hình dung ra các cấu trúc nằm dưới da để áp dụng thăm khám người bệnh, đánh giá thương tổn và can thiệp khi cần thiết. 2.4. Giải phẫu phát triển (developmental anatomy) Nghiên cứu và mô tả sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Sự tăng trưởng và phát triển diễn ra trong suốt đời người, từ trong bụng mẹ đến khi ra đời, lớn lên, già và chết Mỗi một giai đoạn cơ thể có sự phát triển và cốt hoá riêng. Nghiên cứu quá trình từ trong bụng mẹ đến khi ra đời gọi là phôi thai học. Nghiên cứu sự phát triển của con người từ nhỏ đến già gọi là giải phẫu học trẻ em, giải phẫu học người già. – Giải phẫu chức năng (functional anatomy) là sự kết hợp giữa mô tả cấu trúc và chức năng của từng cơ quan bộ phận trong cơ thể. – Giải phẫu lâm sàng (clinical anatomy) hay giải phẫu thực dụng là việc vận dụng thực tế các kiến thức giải phẫu vào vào việc giải quyết các vấn đề lâm sàng và ngược lại áp dụng các kiến thức lâm sàng vào việc mở rộng các kiến thức giải phẫu. 3. VỊ TRÍ CỦA GIẢI PHẪU TRONG Y SINH HỌC Giải phẫu học là một môn cơ bản, mở đầu và khai sinh ra tất cả những môn phân hoá và phát triển đã nêu trên của nó. Hình thái học là một lĩnh vực cơ bản đầu tiên của sinh học và là cơ sở cho lĩnh vực sinh lý học. Giải phẫu và sinh lý học là 2 môn không thể tách rời nhau được. Hình thái luôn đi cùng chức năng, hình thái nào thì chức năng đó. Cho nên giải phẫu chức năng đã trở thành một quan điểm và phương châm cơ bản của nghiên cứu và mô tả giải phẫu. 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẢI PHẪU HỌC TRONG Y HỌC Giải phẫu học là môn cơ sở của các môn cơ sở cũng như các môn lâm sàng của y học. Thật vậy, không thể hiểu được cấu tạo tế bào của từng mô, từng cơ quan (mô học), không thể hiểu được sự phát triển của từng cá thể (phôi thai học), cũng như chức năng của từng cơ quan (sinh lý học)… nếu chúng ta không biết gì về hình thái, cấu trúc của các cơ quan đó. Đối với các môn lâm sàng cũng vậy, người thầy thuốc cần phải có kiến thức giải phẫu mới có thể thăm khám các phủ tạng để chẩn đoán cũng như điều trị có kết quả. Vì vậy, đúng như Mukhin, một thầy thuốc Nga nói: “Người thầy thuốc mà không có kiên thức về giải phẫu học thì chẳng những vô ích mà còn có hại”. Đặc biệt với các môn học hệ ngoại – sản, kiến thức giải phẫu học lại càng cần thiết. Không thể mổ xẻ tốt trên người sống nếu không nắm vững giải phẫu từng cơ quan, từng bộ phận cũng như từng vùng. Nhà giải phẫu học nổi tiếng người Pháp Testut đã từng viết trong cuốn sách giải phẫu học đồ sộ của mình rằng: “Có thể khẳng định mà không sợ quá đáng là chỉ có trường phái giải phẫu và đặc biệt là giải phẫu định khu mới là nơi đào tạo những nhà phẫu thuật giỏi”. Theo GS. Trịnh Văn Minh: “con người đứng vững bằng đôi bàn chân, Y học bắt đầu từ giải phẫu học”. 5. DANH TỪ VÀ DANH PHÁP GIẢI PHẪU HỌC Mỗi chi tiết giải phẫu có một tên riêng, mỗi danh từ giải phẫu phải đảm bảo yêu cầu mô tả đúng nhất chi tiết mà nó đại diện. Thuật ngữ giải phẫu quốc tế có nguồn gốc từ tiếng Latin, tiếng Ả Rập và tiếng Hy Lạp nhưng đều được thể hiện bằng ký tự và văn phạm tiếng Latin. Trên con đường tiến tới một bản danh pháp giải phẫu quốc tế hợp lý nhất và để bổ sung thêm những chi tiết mới phát hiện, đã có nhiều thế hệ danh pháp giải phẫu Latin khác nhau được lập ra qua các kỳ hội nghị. Bản danh pháp mới nhất là thuật ngữ giải phẫu quốc tế TA (Terminologia Anatomica) được hiệp hội các nhà giải phẫu quốc tế thống nhất và chấp thuận năm 1998. Hiện nay tất cả các danh từ giải phẫu mang tên người phát hiện (eponyms) đã hoàn toàn được thay thế. 6. TƯ THẾ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHẪU 6.1. Tư thế giải phẫu Tư thế người đứng thẳng 2 tay buông xuôi, mắt và 2 bàn tay hướng về phía trước. Các vị trí và cấu trúc giải phẫu được xác định theo 3 mặt phẳng không gian. 6.2. Các mặt phẳng giải phẫu 6.2.1. Mặt phẳng đứng dọc Là mặt phẳng đứng theo chiều trước sau. Có nhiều mặt phẳng đứng dọc song song với nhau, song chỉ có một mặt phẳng đứng dọc giữa nằm chính giữa cơ thể và chia cơ thể làm 2 nửa đối xứng, phải và trái. Ngoài ra, cho mỗi nửa cơ thể, mặt phẳng đứng dọc giữa còn là mốc để so sánh 2 vị trí trong và ngoài. 6.2.2. Mặt phẳng đứng ngang

1. Mặt phẳng đứng ngang 2. Phía sau (lưng) 3. Phía bụng (trước) 4. Mặt phẳng cắt ngang 5. Tư thế sấp 6. Phía gần 7. Phía xa 8. Phía dưới (đuôi) 9. Mặt phẳng đứng dọc 10. Tư thế ngửa 11. Mặt phẳng nằm ngang 12. Mặt phẳng đứng dọc giữa 13. Phía trên (đầu)

Hình 1.1. Các mặt phẳng của cơ thể trong không gian Là mặt phẳng trán, là một mặt phẳng đứng theo chiều ngang, từ bên nọ sang bên kia, thẳng góc với mặt phẳng đứng dọc. Có nhiều mặt phẳng đứng ngang, song người ta thường lấy một mặt phẳng đứng ngang qua giữa chiều dày trước sau của cơ thể làm mốc, chia cơ thể thành phía trước và phía sau. 6.2.3. Mặt phẳng nằm ngang Là mặt phẳng nằm theo chiều ngang, thẳng góc với trục đứng thẳng của cơ thể hay thẳng góc với 2 mặt phẳng đứng. Có nhiều mặt phẳng nằm ngang khác nhau, song song với các chiều nằm ngang phải trái và trước sau của cơ thể. Song cũng có một mặt phẳng nằm ngang qua chính giữa cơ thể, lúc này cơ thể chia thành 2 phần trên và dưới. * Không nên nhầm mặt phẳng nằm ngang với mặt cắt ngang, hai mặt phẳng này có thể trùng nhau. 6.2.4. Các từ chỉ mối quan hệ vị trí và so sánh – Trên: hay đầu, phía đầu. Dưới: hay đuôi, phía đuôi. – Trước: phía bụng. Sau: phía lưng. – Phải trái là 2 phía đối lập nhau. – Trong ngoài là 2 vị trí so sánh theo chiều ngang ở cùng một phía đối với mặt phẳng đứng dọc giữa. – Gần hay phía gần, xa hay phía xa gốc chi. – Quay và trụ hay phía trụ và phía quay. – Phía chày và mác tương ứng với ngoài và trong. – Phía gan tay và phía mu tay tương ứng với trước và sau bàn tay. – Phía gan chân và mu chân tương ứng với trên và dưới bàn chân. 6.2.5. Nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học Đây là môn học mô tả nên phải có các nguyên tắc đặt tên cho các chi tiết đê người học dễ nhớ và không bị lẫn lộn, những nguyên tắc chính là: – Lấy tên các vật trong tự nhiên đặt cho các chi tiết có hình dạng giống như thế. – Đặt tên theo hình học (chỏm, lồi cầu, tam giác, tứ giác…). – Đặt tên theo chức năng (dạng, khép, gấp, duỗi…). – Đặt tên theo vị từ nông sâu (gấp nông, gấp sâu…) – Đặt tên theo vị trí tương quan trong không gian (trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, dọc, ngang...) dựa vào 3 mặt phẳng trong không gian là mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC GIẢI PHẪU 7.1. Phương pháp nghiên cứu Danh từ giải phẫu học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là anatome (cắt ra), nói theo ngôn ngữ hiện nay là “phẫu tích”. Nhưng khi khoa học phát triển thì chỉ quan sát bằng mắt không đủ, mà phải sử dụng nhiều phương pháp khác: bơm tạng, nhuộm màu, chụp X-quang, làm tiêu bản trong suốt, nhuộm mô, tổ chức vv... tuỳ mục đích nhưng chủ yếu là đại thể và vi thể. 7.2. Phương pháp học giải phẫu 7.2.1. Xác và xương rời Học xương thì phải trực tiếp cầm lấy xương mà mô tả, đối chiếu với hình vẽ trong sách hoặc trên tranh. Học các phần mềm thì phải trực tiếp phẫu tích trên xác mà quan sát và hiểu nội dung đã nêu trong bài giảng hoặc sách vở. Xác đóng vai trò quan trọng trong giảng và học giải phẫu, nhưng thực tế hiện nay có rất ít xác nên việc sinh viên trực tiếp phẫu tích trên xác là rất hiếm. Ngoài xác ướp để phẫu tích còn có các tạng rời, súc vật cũng giúp ích cho sinh viên học tập giải phẫu rất tốt. 7.2.2. Các xương rời Các xương rời giúp cho việc học rất tốt nhưng rễ thất lạc. 7.2.3. Các tiêu bản phẫu tích sẵn Các tiêu bản phẫu tích sẵn được bảo quản trong bô can thuỷ tinh, trình bày trong phòng mu se. Một số Thiết đồ cắt mỏng đặt giữa 2 tấm kính, hay các tiêu bản cắt được nhựa hoá, các tiêu bản này như thật nhưng đã được ngấm nhựa. 7.2.4. Các mô hình nhân tạo bằng chất dẻo hay thạch cao Tuy không hoàn toàn giống thật song vẫn giúp ích cho sinh viên học về hình ảnh không gian hơn tranh vẽ và dễ tiếp xúc hơn xác. 7.2.5. Tranh vẽ Tranh vẽ là phương tiện học tập rất tốt và rất cần thiết. 7.2.6. Cơ thể sống Là một học cụ vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Không gì dễ hiểu dễ nhớ, nhớ lâu, và dễ vận dụng vào thực tế bằng quan sát trực tiếp trên cơ thể sống những cái có thể quan sát được như: tai ngoài, mắt, mũi, họng, miệng, răng... 7.2.7. Hình ảnh X-quang Hình ảnh X-quang cũng là học cụ trực quan đối với thực tế trên cơ thể sống. 7.2.8. Các phương tiện nghe nhìn Ngày nay các phương tiện nghe nhìn rất phát triển, thông qua công nghệ thông tin chúng ta có thể cập nhật các kiến thức, hình ảnh (kể cả không gian ba chiều trên mạng). Có thể trao đổi thông tin cũng như tự học. Nói tóm lại giải phẫu học là một môn quan trọng của y học, người sinh viên cũng như người thầy thuốc phải nắm vững giải phẫu cơ thể người thì mới có thể chữa được bệnh cho người bị bệnh.

Giới Thiệu Bộ Môn Giải Phẫu Bệnh

BỘ MÔN GIẢI PHẪU BỆNH

Giới thiệu

I. Lịch sử hình thành và phát triển:

– Bộ môn Giải phẫu bệnh tiền thân là bộ môn Hình thái học-Giải phẫu bệnh ra đời vào năm 2005, cùng với sự ra đời và phát triển của Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam. Trong tình hình mới nhằm phát triển mạnh mẽ các đơn vị trong Học viện và bắt kịp với nhu cầu đào tạo, năm 2011 bộ môn Hình thái học-Giải phẫu bệnh được chia tách thành hai bộ môn riêng biệt, cũng kể từ đó bộ môn Giải phẫu bệnh – Y pháp chính thức ra đời.

– Ban đầu số lượng cán bộ giảng viên không đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của Học viện, từ chỗ chỉ có 02 cán bộ đến nay đã có 05 cán bộ trong đó có 04 giảng viên và 01 kỹ thuật viên. Với số lượng giảng viên như vậy mặc dù vẫn còn thiếu nhưng bộ môn đã đáp ứng được khối lượng giảng dạy của Học viện hiện nay. Trong đó: 01 Giảng viên chính có trình độ Phó giáo sư, 01 Giảng viên đang là NCS Tiến sỹ Y khoa, 01 Giảng viên có trình độ CK, 01 giảng viên đang học Cao học và 01 Kỹ thuật viên trung học.

II.  Chức năng:

– Bộ môn Giải phẫu bệnh – Y pháp là một đơn vị chuyên môn trực thuộc Ban Giám đốc Học viện.

–  Bộ môn Giải phẫu bệnh – Y Pháp có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành Giải phẫu bệnh, Y pháp, Ung bướu, Bệnh lý học. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giảng dạy sinh viên các hệ.

– Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giảng dạy, học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động khoa học, tham gia quản lý cơ sở vật chất, trang thiết  bị, theo sự phân công của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo.

III.  Nhiệm vụ:

1.     Hoạt động đào tạo:

         Bộ môn được phân công giảng dạy các môn học: 

– Giải phẫu bệnh: Cho đối tượng sinh viên hệ CQ 6 năm và 4 năm.

– Bệnh lý học: Cho sinh viên hệ đào tạo liên kết Thiên Tân.

– Pháp Y: Cho đối tượng sinh viên hệ CQ 6 năm.

– Tiến tới đủ khả năng đào tạo phân môn Ung thư cho các đối tượng sinh viên CQ (nếu được hội đồng nhà trường cho phép).

 2. Nhiệm vụ:

            – Đề xuất và xây dựng chương trình chi tiết các môn học, học phần được phân công phù hợp với các phân môn và các hệ đào tạo.

            – Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do nhà trường giao cho: Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo, đúng tiến độ chương trình, kế hoạch giảng dạy học tập đã được nhà trường phê duyệt.

            – Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Đánh giá kết quả học tập của người học theo đúng quy chế hiện hành.

            - Tham gia cùng nhà trường thực hiện công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên liên kết quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học:

         – Đề xuất, đăng ký đề tài khoa học. Liên tục các năm đều có đề tài nghiên cứu khoa học, khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ viên chức của bộ môn tham gia thực hiện các đề tài khoa học đã được phê duyệt.

         – Tham gia nghiên cứu và báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học. 4. Nhiệm vụ khác:

         – Tham gia xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của nhà trường, của ngành y tế.

         – Tham gia các hoạt động đoàn thể, các công tác văn hoá xã hội đạt được nhiều thành tích đáng kích lệ, các nhiệm vụ khác do nhà trường giao phó luôn được bộ môn đảm nhận hoàn thành với kết quả tốt nhất. 5. Quản lý đơn vị:

      – Bộ môn tiến hành giao ban hàng tuần để điều chỉnh kịp thời các khó khăn phát sinh trong quá trình giảng dạy. Phân công quản lý theo mảng công việc. Có kế hoạch phân công giảng dạy học tập cụ thể cho các giảng viên và từng đối tượng sinh viên, đảm bảo đúng tiến độ chương trình học tập.      - Xây dựng và phát triển phương hướng chuyên môn, quy hoạch phát triển dài hạn nhân lực của bộ môn, xây dựng bộ môn vững mạnh về tổ chức.

       – Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức của bộ môn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ, tin học,…Luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức của bộ môn.

      -  Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, bộ môn.

IV.  Thành tích đạt được:

 - Bộ môn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy cho tất cả các đối tượng của sinh viện được phân công.

 -  100% giảng viên Bộ môn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 -  Liên tục các năm đều có đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị.

 -  Bộ môn liên tục các năm đạt danh hiệu tập thể lao động tiến tiến xuất xắc.

 -  Cán bộ của bộ môn nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ GD-ĐT, của Học viện cho những đóng góp của cán bộ Giảng viên.

 - Trong hội khoẻ khối các trường Đại học Cao đẳng thủ đô cán bộ Bộ môn đã cùng đồng nghiệp đóng góp 01 huy chương đồng đôi nam cầu lông cho thành tích chung của Học viện.

Giáo Trình Giải Phẫu Học Y Dược Huế Pdf

ykhoa247.com trân trọng giới thiệu giáo trình giải phẫu học đại học y dược huế pdf.Hi vọng cuốn sách này sẽ giúp các bạn sinh viên Y1 Y2 học tốt và thi tốt môn giải phẫu này.

Ở môn học này, bạn sẽ học cái chi tiết từ đại thể đến vi thể ( chi tiết) những hình ảnh giải phẫu người: từ lục phủ ngũ tạng tay chân mắt miệng…Những buổi học thực hành sẽ giúp các bạn tiếp cận một cách thực tế hơn khi bạn chưa đủ điều kiện đi lâm sàng. Tuy nhiên, mô hình vẫn chỉ là mô hình, nếu bạn có điều kiện tiếp xúc ngoại khoa sớm thì bạn học giải phẫu sẽ rất giỏi.

Tất nhiên giải phẫu người có rất nhiều chi tiết nên tôi khuyên khi học xong môn giải phẫu này các bạn cần nhớ được những điều quan trọng cần nhớ. Không ai đủ giỏi và đủ siêng để học thuộc cuốn sách này đâu.

Dù sao mục đích cuối cùng khi học môn giải phẫu trong chương trình Y1 Y2 cũng là điểm số !!! Chắc chắn có rất nhiều bạn suy nghĩ như vậy. Lời khuyên chân thành của tôi là các bạn cứ học cái này vì điểm đi đã… Hãy cố gắng chắt lọc và nên nhớ những gì cần nhớ !!! Những gì giúp được bạn và bệnh nhân của bạn sau này.

Luôn luôn nhớ rằng” não của bạn còn phải chứa rất nhiều thứ”,” bạn không phải là bách khoa toàn thư đâu”. Vì vậy khi học giải phẫu phải học một cách thông minh. Mục đích rõ ràng.“Điểm số là thước đo hiện tại nhưng kinh nghiệm sẽ giúp bạn chiến thắng sau này”

MỤC LỤC SÁCH:

Chương 1. Đại cương1. Giải phẫu người bài: Nhập môn giải phẫu học2. Giải phẫu người bài: Da3. Giải phẫu người bài: Hệ nội tiết

Chương 2. Chi trên4. Giải phẫu người bài: Xương khớp chi trên5. Giải phẫu người bài: Nách6. Giải phẫu người bài: Cánh tay7. Giải phẫu người bài: Khuỷu8. Giải phẫu người bài: Cẳng tay9. Giải phẫu người bài: Bàn tay

Chương 3. Chi dưới

10. Giải phẫu người bài: Xương khớp chi dưới11. Giải phẫu người bài: Mông12. Giải phẫu người bài: Đùi13. Giải phẫu người bài: Gối14. Giải phẫu người bài: Cẳng chân15. Giải phẫu người bài: Bàn chân

Chương 4. Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành

16. Giải phẫu người bài: Xương khớp thân mình17. Giải phẫu người bài: Cơ thân mình18. Giải phẫu người bài: Cơ hoành19. Giải phẫu người bài: Ống bẹn 20. Giải phẫu người bài: Tim21. Giải phẫu người bài: Phổi và màng phổi22. Giải phẫu người bài: Động mạch chủ23. Giải phẫu người bài: Trung thất

Chương 5. Hệ tiêu hóa

24. Giải phẫu người bài: Dạ dày25. Giải phẫu người bài: Lách26. Giải phẫu người bài: Tá tràng và tụy27. Giải phẫu người bài: Gan và đường mật28. Giải phẫu người bài: Ruột non29. Giải phẫu người bài: Ruột già

Chương 6. Hệ tiết niệu

30. Giải phẫu người bài: Thận – Tuyến thượng thận31. Giải phẫu người bài: Niệu quản32. Giải phẫu người bài: Bàng quang33. Giải phẫu người bài: Niệu đạo

Chương 7. Hệ sinh sản

34. Giải phẫu người bài: Cơ quan sinh sản nam35. Giải phẫu người bài: Cơ quan sinh sản nữ

Chương 8. Đáy chậu – Phúc mạc

36. Giải phẫu người bài: Đáy chậu và hoành chậu hông37. Giải phẫu người bài: Phúc mạc và phân khu ổ bụng

Chương 9. Đầu mặt cổ

38. Giải phẫu người bài: Xương khớp đầu mặt cổ39. Giải phẫu người bài: Cơ mạc đầu mặt cổ40. Giải phẫu người bài: Hệ thống động mạch cảnh41. Giải phẫu người bài: Động mạch dưới đòn42. Giải phẫu người bài: Tĩnh mạch đầu mặt cổ43. Giải phẫu người bài: Bạch mạch đầu mặt cổ44. Giải phẫu người bài: Đám rối thần kinh cổ45. Giải phẫu người bài: Các dây thần kinh sọ

Chương 10. Tai, mắt, mũi, miệng, thanh quản, khí quản, tuyến giáp

46. Giải phẫu người bài: Ổ miệng 47.Giải phẫu người bài: Hầu 48. Giải phẫu người bài: Mũi49. Giải phẫu người bài: Thanh quản50. Giải phẫu người bài: Khí quản 51. Giải phẫu người bài: Tuyến giáp – Tuyến cận giáp52. Giải phẫu người bài: Cơ quan thị giác 53. Giải phẫu người bài: Cơ quan tiền đình ốc tai

Chương 11. Hệ thần kinh trung ương

54. Giải phẫu người bài: Tủy gai55. Giải phẫu người bài: Thân não và tiểu não56. Giải phẫu người bài: Gian não 57. Giải phẫu người bài: Đoan não58. Giải phẫu người bài: Màng não tủy và dịch não tủy59. Giải phẫu người bài: Mạch não tủy60. Giải phẫu người bài: Hệ thần kinh tự chủ

Giải Phẫu Người (Sách Đào Tạo Bsđk)

Chủ biên: PGS. TS. Hoàng Văn Cúc, PGS. TS. Nguyễn Văn Huy

Chuyên ngành: Giải Phẫu Học

Cuốn sách giải phẫu này là tài liệu dạy/học giải phẫu chính thức được dùng cho sinh viên theo học Chương trình Đào tạo Bác sĩ Đa khoa mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2001, trong đó chương trình môn giải phẫu có hai học phần được bố trí học vào năm thứ nhất, bao gồm 5 đơn vị học trình lí thuyết (75 tiết) và 3 đơn vị học trình thực hành (45 tiết).

Trong các mục tiêu trên, mục tiêu 1 là mục tiêu cơ bản và hầu hết dung lượng của sách dành cho mục tiêu này. Các liên hệ chức năng và lâm sàng (mục tiêu 2) được lồng ghép trong các mô tả giải phẫu khi thích hợp hoặc được trình bày sau phần mô tả giải phẫu của các cấu trúc cơ thể. Phần lớn các liên hệ chức năng và lâm sàng được trình bày trong một tài liệu bổ trợ đi kèm theo cuốn sách này, cuốn Giải phẫu lâm sàng, một tài liệu tham khảo được Vụ Khoa học và Đào tạo chấp nhận từ năm 1997.

Từ khóa : Giải phẫu người ĐH Y Hà Nội, Giáo trình giải phẫu người đại học y Hà Nội, Giáo trình giải phẫu người pdf, Giáo trình giải phẫu người Y Hà Nội PDF, Giáo trình giải phẫu người Hoàng Văn Cúc

Tags: Giải phẫu người ĐH Y Hà Nội, Giáo trình giải phẫu người đại học y Hà Nội, Giáo trình giải phẫu người pdf, Giáo trình giải phẫu người Y Hà Nội PDF, Giáo trình giải phẫu người Hoàng Văn Cúc, sách giải phẫu y hà nội pdf, giai phau nguoi y ha noi pdf, pdf giải phẫu y hà nội, sách giải phẫu người đại học y hà nội, sách giải phẫu người y hà nội, pdf giải phẫu người y hà nội, sách giải phẫu đại học y hà nội, sách giải phẫu học y hà nội, giao trinh giai phau nguoi dhyhn, ebook giải phẫu y hà nội, sách giải phẫu của y hà nội, sách giải phẫu người pdf, giáo trình giải phẫu người đại học y hà nội, các sách giải phẫu của đại học y haˋ nội, giải phẫu người, sách giải phẫu y hà nội, download sách giải phẫu người, giải phẫu người nguyễn văn huy, giáo trình đại học y hà nội phẫu, giáo trình đại học y hà nội phẫu 2016, giải phẫu học pdf y hà nội, giải phẫu y hà nội, giải phẫu lâm sàng pdf, giáo trình giải phẫu người, bí quyết học thuộc giáo trình giải phẫu,

Thuộc loại:

SÁCH Y HỌC ” Giáo Trình Tiếng Việt

Loại tài liệu:

Portable Document Format (.pdf)

Gửi bởi:

Guest

Kích cỡ:

*******

Mức phí:

Lần tải:

*******

Mã tài liệu:

TLD18606

Ngày gửi:

18-07-2016

Hỗ trợ qua Email và Yahoo Chát

THÔNG BÁO: từ tháng 04/2018 vì một số lý do bất khả kháng hệ thống nạp điểm bằng thẻ cào của chúng tôi sẽ buộc phải tạm dừng. Trong thời gian này quý khách nạp điểm vào hệ thống thực hiện bằng cách chuyển Khoản qua tài khoản Ngân hàng hoặc ví điện tử MOMO. HỖ TRỢ 0915.558.890

Thông tin tài khoản Ngân hàng của Chúng tôi:

Tên tài khoản: BÙI QUANG THỤ : Số tài khoản: 0451000273276

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công-Hà Nội

Chuyển tiền qua ví điện tử MOMO

ví điện tử MOMO bạn có thể chuyển điểm qua số điện thoại 0915558890

Noitiethoc.com, chúng tôi chúng tôi hỗ trợ tìm tài liệu y học theo yêu cầu

+ Hỗ trợ tìm tải tài liệu y học các trang 123doc, xemtailieu, yhth, tailieu.vn…

+ Tìm sách báo, tiếng anh, tiếng pháp, giáo trình y học trong và ngoài nước..

Hotline : 0915.558.890 or 0978.770.836 EMail Noitiethoc86@gmail.com



Bạn đang xem bài viết Giải Phẫu Đại Cương Nhập Môn Giải Phẫu Học trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!