Xem Nhiều 4/2023 #️ Giải Soạn Bài Luyện Tập Thao Tác Lập Luận Phân Tích Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 6 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 4/2023 # Giải Soạn Bài Luyện Tập Thao Tác Lập Luận Phân Tích Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Soạn Bài Luyện Tập Thao Tác Lập Luận Phân Tích Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Tìm ít nhất một ví dụ để chứng tỏ rằng, trong bài Chí thành (xem bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, bài tập 2, trang 21 trong sách này), Nguyễn Bá Học đã sử dụng thao tác lập luận phân tích, chính vì thế mà bài văn của ông càng thêm rõ ràng, chặt chẽ.

Trả lời:

Chẳng hạn, trong luận điểm đầu tiên của thân bài, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận phân tích để phân biệt rõ người chí thành với người không chí thành.

Trong luận điểm nói về người có lòng chí thành, tác giả lại dùng thao tác phân tích để cho thấy chí thành có thể làm cho con người trở nên tốt đẹp như thế nào trong tư cách của một người con đối với cha mẹ, một bề tôi đối với đất nước, một người anh đối với em, một người vợ đối với chồng, một người bạn đối với bằng hữu, một con người đối với đồng loại của mình. Qua đó, lời khuyên của tác giả đối với học trò càng thêm thấm thía. Người đọc không thể không thấy rõ rằng, dù là ai, người thường hay thánh hiền, Tiên, Phật, cũng cần phải chí thành, và dù trong cương vị, trong tư cách nào cũng có thể đạt tới sự chí thành.

a) Bàn về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

b) Người viết có sử dụng thao tác lập luận phân tích.

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

1. Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyên vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời.

2. […] Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, chiếm nước Tàu và nửa châu Âu, thê mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập.

Người già như ông Lí Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh Đông dẹp Bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.

Thiếu niên như Đổng Thiên Vương chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi. Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên.

Phụ nữ thì có Bà Trưng, Bà Triệu ra tay khôi phục giang san.

Những vị anh hừng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Nhờ những vị anh hùng dân tộc ấy mà nước ta được tự do, độc lập, lừng lẫy ở Á Đông. (…)

3. Sử ta dạy cho ta bài học này:

Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.

Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.

Vậy nay ta phải đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây – Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do.

(Hồ Chí Minh, Nên học sử ta, báo Việt Nam độc lập, ngày 1- 2 – 1942, dẫn từ Thơ văn Hồ Chí Minh (tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường), NXB Giáo dục, 1999)

3. Sử dụng thao tác lập luận phân tích để làm rõ vẻ đẹp của một từ ngữ, một hình ảnh, hoặc một vài câu thơ mà anh (chị) yêu thích.

Trả lời: Tham khảo các đoạn trích sau đây:

a) Chỉ với hai câu đề, hình ảnh của bà Tú đã hiện lên như chân dưng một cuộc đời, một duyên phận:

Quanh năm buôn bán ớ mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Chẳng biết tài hoa tạo nên chữ nghĩa hay tình thương đã tự tìm ra tiếng nói của nó, mà chữ nào ở đây cũng sắc nét, củng đượm tình. Bà Tú đang nổi lên hay đang chìm đi trong cái nhộn nhạo nhốn nháo của chợ đời ? Bà hiện ra trong vòng công việc hay công việc đã cột chặt lấy bà trong cái vòng triền miên mà mòn mỏi của nó ? Hai chữ “quanh năm” không chỉ là độ dài của thòi lượng mà gợi ra cái vòng không kì hạn của thời gian. Hai chữ “mom sông” vẽ ra một không gian ngỡ như tương phản, nào ngờ lại tương hợp với thời gian. Tương phản vì nó là một thẻo đất hẹp nhô hắn ra lòng sông. Lại tương hợp vì nó gợi ra cái thế tồn tại chông chênh của bà Tú. Cả thời gian lẫn không gian đều như hùa với nhau làm nặng nề thêm cái gánh nặng nhọc nhằn đè lên vai người vợ ấy. Câu thứ hai vừa phơi bày ra cái gánh nặng kia vừa như giải thích cái lí do khiến người vợ hiền thảo phải hằng ngày “xuất gia” chường mặt ra với đời. Và đó là một gánh éo le : “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Xuân Diệu đã thật tinh tế khi phát hiện ra những đắng xót trong cái cách đếm chồng. Con thì có thể đếm, còn chồng chỉ có một, sao lại đếm. Khi hạ chữ “một” trước chữ “chồng” ông Tú đã […] cay đắng nhận ra mình cũng chỉ là một thứ con trong cái gánh nặng của vợ. Và cũng có một nỗi cay cực không kém chất chứa trong hai từ “nuôi đủ”. Người chồng nói chữ “đủ” mà đắng lòng xót dạ. Không chi đủ về quân số (năm với một), đủ về thành phần (cả con lẫn chồng), mà còn đủ cả mọi nhẽ mọi bề (nhu cầu đòi hỏi), đủ mùi đủ vẻ (khi hơn thua, lúc thành bại). Cái gánh nhọc nhằn đè trên vai bà Tú là thế “đầu này là năm đứa con, đầu kia là ông chồng”. Chữ “chồng” dằn xuống cuối câu bằng tất cả nỗi hố thẹn của người chồng xem chừng đã làm đầu gánh như chúi hắn xuống vậy.

Mới chỉ là câu đề thôi mà thi đề “Thương vợ” ngỡ đã đủ đầy. Hình tuy mới phác mà nét đã sắc, tình tuy mới bộc bạch mà đã ngập tràn. Nó thật xứng đáng là cặp câu hay nhất của bài thơ.

(Chu Văn Sơn, về bài “Thương vợ”, Tuyển rập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, NXB Giáo dục, 2003, tr.l 15 – 116)

b) Lấy nơi sinh sống đặt tên cho lãnh địa dân tộc mình là lẽ thường tình. Nhiều nước có tên gọi gắn với “đất” (land). Tô Cách Lan (Scotland) là đất của những người nói tiếng Gaelic”, Phần Lan (Finland) là “đất của những người nói tiếng Finnic”, Hà Lan (Holland) là “vùng đất cây cối rậm rạp” và cũng là ”những vùng đất thấp” (Netherlands), Ba Lan (Poland) là “đất của dân tộc Poles”. Nhưng người Việt dùng từ “nước” để chỉ lãnh thổ dân tộc: nước Việt Nam.

Trong tiếng Việt, từ làng nước để chỉ những người cùng làng. Thú vị là từ làng cũng gắn với “những dải nước lớn”, vì ngỉiòi Việt cô “quần cư quanh những dái nước lớn (cũng như đồng bào miền núi thường quần cư bên bờ suối, bờ sông) mà ngày xưa gọi là lang và sau này khi tiếng Việt đã có thanh điệu, cơ sở quần cư ấy được gọi là làng” (Nguyễn Kim Thản).

Nơi ở của người Việt gắn chặt với nguồn nước nên tổ tiên ta đã dùng từ nước (water) đặt tên cho đơn vị hành chính lớn nhất của mình, nước là quốc gia (state). Đồng thời, theo quy luật lấy con người làm trung tâm và lấy những sự vật gần gũi nhất quanh ta để đặt tên nhiều hiện tượng khác, từ nước được người Việt dùng theo nghĩa bóng rất nhiều, những cách dùng từ ngữ hiếm thấy ở những dân tộc khác.

Bắt đầu một ngày, mặt Ười nhô lên khỏi biến được người Việt gọi là “mặt trời mọc” giống như cây mọc từ đất, hoa sen, hoa súng mọc từ nước, trong khi các dân tộc Anh, Nga, Pháp nói là “mặt trời đi lên” (to rise, podnimatsja, se lever). Chuyển từ ngày sang đêm, mặt trời buông xuống rồi biến mất, giống như khi ta lặn xuống nước không ai thấy nữa. Vậy là người Việt nói “mặt trời lặn”.

Trong tiếng Việt, từ nước có tính độc lập cao, nó kết hợp được với tính từ, động từ, danh từ theo những trật tự khác nhau, để mang những ý nghĩa thật là thú vị. Hàng nước đâu chỉ có bán nước, còn bán cả kẹo bột, kẹo vừng, mấy gói thuốc lào, dăm bao thuốc lá. Người uống nước có thể mua thêm cút rượu nhắm suông kẹo lạc, kẹo vừng,… Từ nước đã thay cho nhiều mặt hàng ăn uống lặt vặt.

Nước thì có bề mặt phản chiếu, nên có thể dùng từ nước để chí những gì trên bề mặt có màu sắc: nước da trắng hồng, nước bóng, nước mạ, nước kền, nước son, màu chiếc xe đã xuống nước không còn như lúc mới.

Những con nước lên xuống, rồi một sông nước chảy đôi dòng, dẫn tói những tình huống mà con người phải xử trí hằng ngày, hoặc nói năng ngang bằng sổ thẳng hoặc theo nước đôi muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Tinh huống trong cuộc đòi giống như tình thế trong cuộc cờ. Vậy nên nước còn dùng để nói về nước cờ, thế cờ, “Cờ đang dở cuộc không còn nước” (Nguyễn Khuyến). Nhiều lúc dù có xoay xở hết nước vẫn không thoát khỏi nước bí trong cuộc cờ, củng như trong cuộc đời, nếu như không có những lời mách nước. Kẻ được nước, ớ vị thế cao thì lấn nước, người kia mất nước, ở vị thế thấp đành chịu nước lép. Thậm chí nếu hết đường binh thì chí còn nước chịu thua. Nước đời là vậy.

Dòng nước chảy gợi nên sự chuyển động khiến ta liên tướng tới cách thức đi đimg, hành xử tìm ra đường đi nước bước trong công việc. Ngựa chạy được ví

như nước chảy, có lúc đi nước kiệu, lúc lại phi nước đại. về gần đích, vận động viên chạy nước rút. Cuối năm, nhà máy, xí nghiệp cũng mở cuộc đua nước rút hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch.

Ấy là chúng ta chưa nói về nghĩa bóng của từ nước trong thành ngữ, tục ngữ Việt.

(Theo Nguyễn Đức Dân, Nước – một từ đặc Việt, báo Tuổi trẻ, 28 – 12 – 2009)

Soạn Bài Luyện Tập Thao Tác Lập Luận Phân Tích

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau và đều ảnh hưởng tới kết quả học tập, làm việc

a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

– Khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin

– Biểu hiện:

+ Không dám tin vào năng lực, sở trường, hiểu biết bản thân

+ Nhút nhát, thu mình

+ Không dám đương đầu với nhiệm vụ, thử thách

– Tác hại của thái độ tự ti

b, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ

+ Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Không chịu thừa nhận khả năng, tài năng của người khác

+ Khi làm được điều đó lớn lao thì còn tỏ ra coi thường người khác

– Tác hại của tự phụ

Biện pháp

+ Cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy được những điểm mạnh khắc phục điểm yếu

+ Cần có thái độ sống tự tin và khiêm tốn

+ Hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và học thức

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết lập luận phân tích hình ảnh sĩ tử, quan trường:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc: lôi thôi, ậm ọe

– Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh dáng điệu và hành động của sĩ tử, quan trường

– Nêu cảm nghĩ chung về cảnh thi cử trường ốc ngày xưa

Có thể viết bài văn tổng – phân- hợp theo:

– Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích

– Triển khai phân tích cụ thể nghệ thuật từ ngữ, đối lập, đảo ngữ

– Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới thời phong kiến

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Luyện Tập Thao Tác Lập Luận So Sánh

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Câu 1 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Giống nhau: hoàn cảnh hai tác giả đều xa quê khi còn nhỏ và trở về khi đã già

+ Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương)

+ Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)

– Khi trở về đều trở thành người lạ trên chính quê hương:

+ Đau xót, tủi hờn khi không còn ai nhận ra mình là người cùng quê ( Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? – Hạ Tri Chương)

+ Người đã biến đổi sau chiến tranh, thời gian, người xưa cảnh cũ không còn (Chế Lan Viên)

– Cả hai tác giả đều có sự đồng điệu, thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương dù hai tác giả cách nhau cả nghìn năm

Câu 2 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả”

+ Mùa xuân, mùa thu là hình ảnh ẩn dụ

+ Hai mùa chỉ những gia đoạn khác nhau: ban đầu đơm hoa, sau đó sẽ thu được nhiều quả ngọt

+ Tương tự như chuyện học: tích lũy kiến thức thường xuyên dẫn tới thành công ( kiểu so sánh tạo động lực)

Câu 3 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

– Giống nhau: Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật

– Khác:

+ Bài thơ Hồ Xuân Hương dùng từ ngữ ngôn ngữ bình dị hàng ngày (tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm, tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…)

+ Sử dụng những chữ có âm khó dùng : duyên mõm mòm, già tom

+ Ngược lại, thơ bà Huyện Thanh Quan mang màu sắc trang trọng khi sử dụng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông viễn phố, mục tử cô thôn lữ…)

+ Sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ, hình ảnh trong thơ cổ

⇒ Thơ Hồ Xuân Hương gần gũi với đám đông, có nét tinh nghịch phá cách. Thơ của bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

Câu 4 (trang 117 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Câu tục ngữ :Một mặt người bằng mười mặt của

– Con người là tài sản quý giá nhất trên đời, cha ông nhắc nhở thế hệ sau quý trọng con người hơn mọi của cải vật chất trên đời

– Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh đối lập để nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của con người (một = mười)

– Tiền bạc, của cải có thể làm ra được, còn con người thì không

– Câu tục ngữ cũng phê phán những kẻ xem trọng của cải vật chất, đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của con người

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Luyện Tập Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ, Trang 31 Sgk Văn 11

a) Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn văn của A. L. Ghéc-xen:

– Nội dung: Bác bỏ lối sống theo chủ nghĩa cá nhân.

– Cách bác bỏ: Dùng hình thức so sánh và lí lẽ để bác bỏ. Tác giả đã khéo léo so sánh lối sống cá nhân như là một khu vườn thơm được chăm sóc cẩn thận nhưng lại không thể chống được bão táp. Theo tác giá, người ta chẳng có gì “đáng thèm muốn” một cuộc sống như thế. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh. Nó cần phải được trải qua những gian nan, thử thách.

b) Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn trích của Ncô Thì Nhậm:

– Nội dung: Bác bỏ quan điểm kẻ sĩ không nên ra phụng sự công việc của thiên triều.

– Cách bác bỏ: Tác giả đưa ra hàng loạt những lập luận có tính chất lựa chọn, để từ đó hướng người nghe đến những lựa chọn đúng đắn, hợp lí. Lời lập luận vừa rất chặt chẽ, lại vừa giàu cảm xúc . Vì thế mà tính thuyết phục của đoạn bác bỏ rất cao.

a) Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.

b) Không cần đọc nhiều sách, không cần đọc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.

– Nêu ý kiến cần bác bỏ.

– Phân tích nguyên nhân (cả hai quan niệm trên đều bắt nguồn từ những suy nghĩ phiến diện, từ thái độ học tập, ý thức, động cơ,… rèn luyện, phấn đấu hạn chế,…)-

– Chỉ ra những tác hại của những nhận thức sai lệch đó (ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, tới sự rèn luyện phẩm chất đạo đức của thanh niên, học sinh,…).

– Đề xuất một vài suy nghĩ và hành động đúng đắn về vấn đề bàn luận.

Bài viết (đoạn văn) cần viết sao cho luận cứ sáng sủa, rành mạch, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng khoa học và chặt chẽ.

3. Viết bài luận bác bỏ quan niệm cho rằng: “Thanh niên, học sinh thời nay phải biết ăn diện, nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường,… thế mới là cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập”.

“Gần đây có nhiều bạn đua đòi theo những lồi ăn chơi không lành mạnh. Những bộ mốt dị thường được các cô cậu choai choai diện đến trường hay đi chơi đâu đó. Cách ăn mặc kiểu ấy không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như với hoàn cảnh của gia đình. Thiết nghĩ đây là một vấn đề chúng ta rất cần cảnh báo.

Ngày nay các cô cậu học trò và thậm chí cá một bộ phận không nhỏ người dân ta cứ đua nhau mà chạy theo hai từ “sành điệu”. Họ cứ’nghĩ sành điệu là phải khác người. Cái áo phải quái dị hơn người, phải ngắn hơn người một tí, cái quần phải rộng thùng thình hay những lọn tóc phải vừa xanh vừa đỏ lại hoe vàng, thế mới là “sành điệu” (?) . Thực ra những người như thế chẳng hiểu gì. Ngay từ nơi phát nguồn của nó (phương Tây) từ sành điệu nghĩa là chỉ những người hiểu biết cách ăn mặc phù hợp và tinh tế. Vậy phải chăng chỉ vì một thuật ngữ mà chúng ta đang bị mất đi thuần phong mĩ tục trong ăn mặc.

Thực tế không phải thế! Các cô cậu trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào chiếc áo phông không cổ nghênh ngang đến trường với những hình thù quái dị không đứng đắn thực ra là để ra oai với bạn bè. Đó là kết quả của việc gia đình giáo dục không đún

Bàn đi rồi bàn lại! Vậy chẳng có lẽ dân tộc mình không có một cách ăn mặc nào sành điệu (hiểu theo đúng nghĩa) hay sao! Tôi vội nhớ lại loáng thoánc trong lớp học có mấy lần một bạn nữ nào lên tiếng: “Các thầy cô lúc nào cũng nhắc về ăn mặc, chẳng nhẽ tụi mình lại vận áo dài hay áo the khăn xếp mà đến lớp” Ôi! Cái hiểu biết của cô nữ sinh nọ mới nông cạn làm sao. Nước mình vốn giàu truyền thống, cách ăn mặc của người mình chuộng về kín đáo và lịch sự. Nếu bạn thấy cá một cơ quan, nam nhân viên ai cũng vận quần đen áo trắng bạn sẽ thấy rất rõ điều này. Hoặc ở một nhà hàng nọ, nơi ăn mặc nhiều khi tuỳ hứng vô cùng, thế mà ông chủ vẫn yêu cầu nhân viên của mình mặc đồng phục lịch sự và kín đáo để còn “làm ăn được lâu dài”. Cái áo dài hay áo the khăn xếp giờ đã trở thành quốc phục. Tuy hàng ngày ta ít mặc vì bất tiện nhưng sao ta không học cách người phương Tây say sưa bình bàn về nó. Bởi những thứ thuộc về trang phục thử hỏi có cái gì vừa đẹp vừa có sức sống bền lâu trong lòng dân tộc như chiếc áo dài ễ Chẳng lẽ cha ông ta hàng ngàn đời nay lại khônơ có một chút khái niệm gì về tư duy thẩm mĩ hay sao?

Thế đấy các bạn ạ! Sự sang trọng và văn minh đâu chỉ hiểu đơn thuần là ta đang mặc cái gì, mà còn phải hiểu thêm, ta mặc nó theo cách nào. Cách mặc ấy liệu có phù hợp với lứa tuổi không, có phù hợp với đặc trưng của dân tộc hay không và có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình mình không chứ! Không hiểu biết vể những điều này, chúng ta không bao giờ văn minh được, càng không thể nào vươn tới một cách ăn mặc vừa đẹp vừa lịch sự, lại vừa văn hóa nữa”.

(Theo Ngô Tuần)

Đã có app Học Tốt – Giải Bài Tập trên điện thoại, giải bài tập SGK, soạn văn, văn mẫu…. Tải App để chúng tôi phục vụ tốt hơn.

Bạn đang xem bài viết Giải Soạn Bài Luyện Tập Thao Tác Lập Luận Phân Tích Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!