Xem Nhiều 5/2023 #️ Giải Vbt Ngữ Văn 7 Bài Từ Hán Việt # Top 8 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 5/2023 # Giải Vbt Ngữ Văn 7 Bài Từ Hán Việt # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 7 Bài Từ Hán Việt mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 54 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại (đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà)

Phương pháp giải:

Mẫu: quốc: quốc gia, cường quốc.

Lời giải chi tiết:

– quốc: quốc gia, ái quốc, quốc ca, quốc kì, quốc lộ, …

– sơn: sơn hà, giang sơn, sơn cước, sơn dã, sơn hào, …

– cư: cư trú, cư dân, an cư, định cư, cư ngụ, …

– bại: thất bại, chiến bại, bại vong, đại bại, bại hoại, …

Câu 2 Câu 2 (trang 54 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Xếp các từ ghép hữu ích, chí nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào các nhóm thích hợp.

a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

b. Từ có yếu tố phụ đứng trước , yếu tố chính đứng sau

Phương pháp giải:

– Đối với mỗi từ, trước hết tìm hiểu nghĩa của mỗi yếu tố, sau đó xác định yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính.

– Lưu ý: từ ghép Hán Việt có một số trường hợp trật tự yếu tố khác với từ ghép thuần Việt.

Lời giải chi tiết:

a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.

Câu 3 Câu 3 (trang 54 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

Phương pháp giải:

Xem lại các loại từ ghép Hán Việt, tìm từ và điền vào bảng. Có thể tìm trong các văn bản SGK hoặc trong từ điển.

Lời giải chi tiết:

– 5 từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: ngư nghiệp, cường quốc, quốc kì, tân binh, đại lộ.

– 5 từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhập gia, cách mạng, thủ môn, phát tài, nhập tâm.

Câu 4 Câu 4 (trang 55 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Tìm từ Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt theo từng nghĩa:

Phương pháp giải:

Mẫu:

nhật:

+ mặt trời: nhật thực

+ ngày: sinh nhật

Lời giải chi tiết:

– trọng:

+ nặng: trọng tải, trọng lượng,…

+ cho là có ý nghĩa, cần chú ý, đánh giá cao: trọng điểm, trọng tội,…

– báo:

+ cho biết: thông báo, báo cáo,…

+ đáp lại, đền đáp: báo ơn, báo đáp,…

– thị:

+ chợ: siêu thị,…

+ thành phố: thành thị, thị dân, đô thị,…

– danh:

+ tên: địa danh,…

+ có tiếng tăm: danh nhân, danh tiếng,…

– hành:

+ đi: bộ hành, hành quân,…

+ làm: tiến hành, đồng hành, thực hành,…

– niên:

+ năm: niên đại, niên kỉ, tất niên,…

+ tuổi: trung niên, thiếu niên,…

– khinh:

+ nhẹ: khinh khí cầu,…

+ xem thường, không coi trọng: khinh bỉ, khinh thường, khinh mạt,…

Câu 5 Câu 5 (trang 56 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Trong Tiếng Việt có một số từ ngữ dùng hình dạng chữ Hán (còn gọi là chữ Nho) để miêu tả, so sánh động tác, hình dáng của con người. Cho biết nghĩa và hình dạng của chữ Hán, từ đó em hãy tìm âm của chữ hán trong các từ ngữ sau:

Lời giải chi tiết:

– Chân đi chữ ngũ.

– Kim tự tháp.

– Hình chữ nhật.

– Khuôn mặt chữ điền.

– Hội chữ thập đỏ.

chúng tôi

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Từ Hán Việt

Từ hán việt

Câu 1 (Bài tập 2 trang 71 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 54 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

– quốc: quốc gia, quốc khố, quốc vận, quốc luật,…

– sơn: sơn hà, giang sơn, sơn thủy, sơn trang,…

– cư: cư trú, cư dân, định cư, di cư,…

– bại: bất bại, thất bại,…

Câu 2 (Bài tập 3 trang 71 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 54 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Từ có yếu tố chính đứng trước

hữu ích, thi nhân, phát thanh, phòng hỏa

Từ có yếu tố phụ đứng trước

đại thắng, bảo mật, tân binh, hậu đãi

Câu 3 (Bài tập 4 trang 71 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 54 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính

bạch mã, thư viện, học viện, quốc kì, quốc khố

5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng sau yếu tố chính

truy nguyên, khai hoang, nhập gia, tu trí, cáo trạng

Câu 4 (trang 55 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm từ Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt theo từng nghĩa:

Trả lời:

– trọng:

→ nặng: trọng tải, trọng lượng,…

→ cho là có ý nghĩa, cần chú ý, đánh giá cao: trọng điểm, trọng thưởng,…

– báo:

→ cho biết: thông báo, báo cáo,…

→ đáp lại, đền đáp: báo ơn, báo đáp,…

– thị:

→ chợ: siêu thị,…

→ thành phố: thành thị, thị dân, đô thị,…

– danh:

→ tên: địa danh,

→ có tiếng tăm: danh nhân, danh tiếng,…

– hành:

→ đi: bộ hành, hành quân,…

→ làm: tiến hành, đồng hành, thực hành,…

– niên:

→ năm: niên đại, niên kỉ, tất niên,…

→ tuổi: trung niên, thiếu niên,…

– khinh:

→ nhẹ: khinh khí cầu,…

→ xem thường, không coi trọng: khinh bỉ, khinh thường, khinh mạt,…

Câu 5 (trang 56 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong Tiếng Việt có một số từ ngữ dùng hình dạng chữ Hán (còn gọi là chữ Nho) để miêu tả, so sánh động tác, hình dáng của con người. Cho biết nghĩa và hình dạng của chữ Hán, từ đó em hãy tìm âm của chữ hán trong các từ ngữ sau:

Trả lời:

– Chân đi chữ ngũ.

– Kim tự tháp.

– Hình chữ nhật.

– Khuôn mặt chữ điền.

– Hội chữ thập đỏ.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Từ Hán Việt Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 43 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Chủ đề : Đố nhau giải nghĩa yếu tố Hán Việt. Mỗi em sưu tầm khoảng 10 – 15 từ ghép Hán Việt. Ở cuộc họp tổ, các em đố nhau giải nghĩa các yếu tố trong các từ ghép đó.

2. Nghĩa của quốc, sơn, cư, bại đã được giải thích khi học bài Sông núi nước Nam (trang 62, SGK). Cần chú ý tìm đúng từ ghép có chứa yếu tố Hán Việt với nghĩa đã được giải thích và từ đó phải là từ Hán Việt. Tránh nhầm lẫn với yếu tố đồng âm khác nghĩa.

Ví dụ : sơn : sơn thỷ, giang sơn (phân biệt với sơn trong sơn mài không phải là yếu tố Hán Việt).

3. Để làm bài tập này, trước hết cần tìm hiểu ý nghĩa của mỗi yếu tố và nghĩa của từ, sau đó xác định yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố phụ bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính. Từ đó xác định trật tự của các yếu tố trong những từ ghép đã cho. Lưu ý : từ ghép Hán Việt có một số trường hợp trật tự yếu tố khác với từ ghép thuần Việt.

4. Nên tìm những từ Hán Việt dễ hiểu, gần gũi với HS để làm bài tập này. Ví dụ:

– học sinh (yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau)

– yên tâm (yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau)

Có thể tìm các từ thuộc hai loại từ ghép này trong từ điển hoặc trong các văn bản SGK.

5. Mẫu :

Nhật: + mặt trời : nhật thực

+ ngày : sinh nhật

6. Quan sát hình dạng của chữ Hán, xét nghĩa của cả cụm từ, liên hệ nghĩa của mỗi chữ với yếu tố Hán Việt có nghĩa đó. Từ đó tìm ra âm Hán Việt của chữ Hán đó.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Giải Soạn Bài Từ Hán Việt (Tiếp Theo) Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 52 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Tìm 5 tên riêng (tên người hoăc tên địa lí) là từ thuần Việt. Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm như thế nào ?

Bài tập 1. Bài tập 1, trang 83, SGK. 2. Bài tập 2, trang 83, SGK. 3. Bài tập 3, trang 84, SGK. 4. Bài tập 4, trang 84, SGK. 5.* So sánh các cặp từ ngữ sau đây : a) Các từ ngữ ở nhóm A khác các từ ngữ tương ứng ở nhóm B như thế nào về mặt cấu tạo ? b) Hiện nay, trong giao tiếp hằng ngày, người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm A hay nhóm B ? Tại sao ? 6.* a) Tại sao trong các cặp từ ngữ sau đây, các từ ngữ ở nhóm A (từ ngữ Hán Việt) ngày nay không dùng hoăc ít dùng và người ta chỉ dùng hoặc thường dùng các từ ngữ ở nhóm B (gốc Âu) ? b) Tại sao trong các cặp địa danh sau đây, các địa danh ở nhóm A (từ ngừ Hán Việt) không được dùng nữa và người ta dùng địa đanh ở nhóm B ? 7. Tìm 5 tên riêng (tên người hoăc tên địa lí) là từ thuần Việt. Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm như thế nào ? Gợi ý làm bài

1. Các từ trong mỗi cặp đã cho có sự khác nhau về mặt biểu cảm. So sánh sắc thái biểu cảm của các từ ngữ trong từng cặp để chọn từ ngữ thích hợp với nội dung của câu.

2. Liên hệ với tên của các bạn trong lớp hoặc của người thân bằng từ Hán Việt, tên địa lí bằng từ Hán Việt, so sánh với từ thuần Việt có nghĩa tương ứng để suy ra sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt dùng làm tên người, tên địa lí. sắc thái biểu cảm đó là lí do khiến người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí. Ví dụ : có người đặt tên là Đại chứ ít ai có tên là To, có làng đặt tên là (làng) Phú Mĩ chứ không ai đặt tên là (làng) Giàu Đẹp.

3. Những từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa hiện nay ít được dùng trong đời sống hằng ngày. Lưu ý : Chỉ tìm những từ ngữ Hán Việt mang sắc thái cổ xưa chứ không phải kể ra tất cả từ ngữ Hán Việt có trong đoạn văn.

4. Trước hết phải xét xem mấy câu văn này được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp như thế nào và trong hoàn cảnh giao tiếp đó, dùng từ Hán Việt bảo vệ và mĩ lệ có phù hợp hay không. Sau đó tìm từ thuần Việt có nghĩa tương ứng, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

5. a) Các cặp từ ngữ đã cho là những cặp từ ngữ đồng nghĩa. So sánh cấu tạo từ là so sánh để tìm ra sự khác nhau và sự không khác nhau về yếu tố cấu tạo và về trật tự giữa các yếu tố.

Có thể lập bảng để trình bày vấn đề này. Sự khác nhau được đánh dấu bằng dấu (+), sự không khác nhau được đánh dấu bằng dấu (-).

b) Liên hệ với thực tế để xem xét việc sử dụng từ ngừ ở nhóm A hay nhóm B trong giao tiếp hằng ngày hiện nay và tìm lí do tại sao người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm này mà không dùng hoặc ít dùng từ ngừ ở nhóm kia.

6.* Có thể tìm thấy lí do của hiện tượng (a) ở xu thế dùng thuật ngữ khoa học, ảnh hưởng của ngôn ngữ châu Âu đối với tiếng Việt ; lí do của hiện tượng (b) ở xu thế phiên dịch danh từ riêng trong tiếng Việt.

7.* So sánh loại tên riêng này với tên riêng Hán Việt (ví dụ : so sánh cô Mây với cô Vân, anh Núi với anh Son, làng Ôi với làng Nhị Khê (quê thứ hai của Nguyễn Trãi) để thấy sắc thái tên riêng thuần Việt (khác với tên riêng Hán Việt).

Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 7 Bài Từ Hán Việt trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!