Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 7 Điệp Ngữ mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Điệp ngữ
Câu 1 (Bài tập 1 trang 153 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 127 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, Đoạn thứ nhất
– Điệp ngữ: dân tộc
– Tác giả dùng điệp ngữ đó vì: Muốn khẳng định chủ quyền, sự tự chủ, độc lập của nhân dân Việt Nam, nước Việt Nam là của người Việt Nam, không một ai có thể xâm phạm sự tự do, tự chủ ấy.
b, Đoạn thứ hai
– Điệp ngữ: trông
– Tác giả dung điệp ngữ đó vì: Tác giả muốn bộc lộ được những mong mỏi, ước muốn của nhân dân lao động trong công cuộc lao động sản xuất của mình.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 153 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 128 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Các dạng điệp ngữ:
a, Điệp ngữ xa nhau là loại điệp ngữ cách quãng.
b, Điệp ngữ một giấc mơ là loại điệp ngữ nối tiếp.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 153 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 128 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, Đánh giá: Việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong đoạn văn không mang lại tác dụng biểu cảm.
b, Đoạn văn em sửa lại:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Ở mảnh vườn ấy, em trồng rất nhiều hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em đã hái hoa sau vườn nhà để tặng mẹ và chị.
Câu 4 (trang 128 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau.
Trả lời:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai?
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt?
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt?
Mắt thương nhớ ai
Mắt không ngủ yên?
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Soạn Bài Điệp Ngữ Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 112 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Phân tích cái hay của điệp ngữ trong bài thơ.
Bài tập 1. Bài tập 1, trang 153, SGK. 2. Bài tập 2, trang 153, SGK. 3. Bài tập 3, trang 153, SGK. 4. Bài tập 4, trang 153, SGK. 5. Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất ?
Khăn …
Khăn vắt lên vai ?
Khăn …
Khăn chùi nước mắt ?
Đèn …
Mà đèn chẳng tắt ?
Mắt …
Mắt không ngủ yên ?
6. Phân tích cái hay của điệp ngữ trong bài thơ sau đây
Ò… ó… o
Ò… ó… o
Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt
Giục hàng chuối
Thơm lừng
Trứng cuốc
Giục hàng đậu
Nảy mầm
Giục bông lúa
Uốn câu
Giục con trâu
Ra đồng
Giục đàn sao
Trên trời
Chạy trốn
Gọi ông trời
Nhô lên
Rửa mặt
Ôi bốn bề
Bát ngát
Tiếng gà
Ò… ó… o
Ò… ó… o
Gợi ý làm bài
1. a) Đoạn thứ nhất : Em hãy đặt lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào bối cảnh lịch sử của nước ta năm 1945 để thấy rõ ở thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề gì (vấn đề mà tác giả lặp đi lặp lại).
b) Đoạn thứ hai : Tìm từ được lặp lại nhiều lần (điệp ngữ) và giải thích vì sao tác giả dùng điệp ngữ đó.
2. Trước hết, tìm các điệp ngữ, sau đó vận dụng kiến thức đã học để xác định dạng của điệp ngữ này (điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp hay điệp ngữ chuyên tiếp).
3. a) Sử đụng điệp ngữ là để đạt hiệu quả diễn đạt tốt chứ không phải viết những câu văn rườm rà, lặp đi lặp lại các từ ngữ một cách không cần thiết như trong đoạn văn này.
b) Bỏ bớt những từ ngữ trùng lặp không cần thiết. Có thể gộp hai hoặc nhiều câu thành một câu.
4. Khi viết đoạn văn phải chú ý sử dụng điệp ngữ có tác dụng tốt như đã học.
5. Đọc qua cả bài để tìm xem ở đây tác giả muốn nhấn mạnh điều gì, từ đó xác định điệp ngữ thích hợp.
6. Chú ý đến tác dụng của các điệp ngữ trong việc tạo âm thanh, cảnh sắc làng quê lúc rạng sáng.
Giải Vbt Ngữ Văn 7 Thêm Trạng Ngữ Cho Câu
Thêm trạng ngữ cho câu
Câu 1 (trang 42 VBT): Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ? Trả lời:
Câu có cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ là câu: (b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
Câu 2 (trang 42 VBT): Bài tập 2, trang 40 SGK Trả lời:
Các trạng ngữ:
a, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi; dưới ánh nắng.
Câu 3 (trang 43 VBT): Đặt mỗi câu có một trong các trạng ngữ sau: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ phương tiện và trạng ngữ chỉ cách thức diễn ra sự việc. Trả lời:
Đặt câu:
– Trạng ngữ chỉ thời gian: Mùa hè, khi hoa phượng nỏ đỏ rực những khu phố, tôi lại chuẩn bị một chuyến hành trình mới.
– Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trước con ngõ nhỏ, một cây gạo không biết có tự bao giờ, nở rực đỏ.
– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì trời mưa rất lớn, con đường này đã bị cấm lưu thông.
– Trạng ngữ chỉ mục đích: Chúng tôi nỗ lực hết mình, làm việc ngày đêm để hoàn thành dự án này kịp thời.
– Trạng ngữ chỉ phương tiện: Tôi đến trường bằng xe buýt.
– Trạng ngữ chỉ cách thức diễn ra sự việc: Chúng tôi đã xem xét sự việc này và đưa ra kết luận một cách cẩn trọng và công khai.
Câu 4 (trang 43 VBT): Tìm trạng ngữ trong câu sau đây. Cho biết có thể thay đổi vị trí của trạng ngữ đó như thế nào để câu vẫn đúng ngữ pháp? Trả lời:
Câu trên có thể đổi vị trí của trạng ngữ như sau:
Ông Tú bỏ mất tính thích giao du ngày trước, để hết tâm trí mỏi mệt vào tập sách nho và bộ ấm chén chè tàu kể từ hồi tiền của trong nhà sút kém và bà Tú phải ngược xuôi vất vả.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Vbt Ngữ Văn 7 Đại Từ
Đại từ
Câu 1 (Bài tập 1 trang 56 – 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 45 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a.
b. Từ mình ở câu đầu và từ mình ở câu ca dao khác nhau ở chỗ:
Từ mình ở câu đầu có nghĩa: chỉ người nói, là đại từ ngôi 1 số ít.
Từ mình ở câu ca dao có nghĩa: chỉ người nghe, là đại từ ngôi thứ 2 số ít.
Câu 2 (trang 45 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong các câu sau đây, câu nào có từ in nghiêng là danh từ được dùng như đại từ xưng hô?
Trả lời:
Trong những câu trên, các câu (b), (c), (g) có từ in nghiêng là danh từ được dùng như đại từ xưng hô.
Câu 3 (trang 46 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu với mỗi đại từ: ai, sao, bao nhiêu, thế nào có nghĩa trỏ chung.
Trả lời:
Đặt câu:
Ai: Ai cũng vui mừng cho kết quả thi đấu của vận động viên chủ nhà.
Sao: Có ra sao thì anh ta vẫn sẽ đến đúng hẹn.
Bao nhiêu: Bao nhiêu bình gốm ở đây đều là do các nghệ nhân Bát Tràng tự tay làm ra.
Thế nào: Dù thế nào tôi cũng sẽ không bỏ cuộc.
Câu 4 (Bài tập 4 trang 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 46 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, cách xưng hô lịch sự là: Tớ, mình, bạn.
Ở trường, ở lớp em vẫn còn tồn tại hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự.
Theo em, đối với sự xưng hô thiếu lịch sự đó cần phải được nhắc nhở và chấn chỉnh.
Câu 5 (trang 47 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Người ở đây là đại từ mang sắc thái ý nghĩa gì? Em hãy đặt một câu có đại từ Người mang sắc thái ý nghĩa như Tố Hữu đã dùng.
Trả lời:
Từ Người trong câu thơ của Tố Hữu mang sắc thái ý nghĩa: tôn kính, kính trọng, yêu mến.
Câu em đặt: Bác Hồ – Người là vị lãnh tụ kính yêu, là người cha già của cả dân tộc.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 7 Điệp Ngữ trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!