Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Vbt Ngữ Văn 7 Qua Đèo Ngang # Top 4 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Vbt Ngữ Văn 7 Qua Đèo Ngang # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 7 Qua Đèo Ngang mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Qua đèo ngang

Câu 1 (Bài tập 1 trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 80 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Số chữ trong câu: 7 chữ

b. Số câu trong bài: 8 câu

c. Có vần mang thanh bằng ở cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.

d. Bốn câu giữa: sử dụng phép đôi giữa các cặp câu.

Câu 2 (Bài tập 3 và 4 trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 80 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Cảnh Đèo Ngang đã được miêu tả qua các chi tiết:

– Thời điểm: bóng xế tà.

– Cảnh sắc: cỏ cây chen đá, lá chen hoa, lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đá bên sông chợ mấy nhà.

– Điểm nhìn: từ trên đèo nhìn xuống phía dưới, nhìn ra chung quanh.

b. Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh Đèo Ngang đã hiện lên: rộng, mênh mông, bát ngát nhưng lại vắng vẻ và đượm buồn.

Câu 3 (Bài tập 5 trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 81 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách gián tiếp qua sáu câu thơ đầu:

– Không gian rộng lớn nhưng tiêu đều, vắng vẻ đã thể hiện gián tiếp nỗi cô độc của tác giả.

– Hình ảnh con quốc quốc, cái gia gia được nhắc đến để gián tiếp nói về nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả.

b. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách trực tiếp qua hai câu cuối bài thơ:

– Một mảnh tình riêng: nỗi lòng chồng chất tâm sự, không ai sẻ chia.

– Ta với ta: nỗi cô độc của tác giả giữa không gian đất trời, chỉ có ta với ta.

c. Cảnh buồn, tình buồn song không phải là bi lụy vì ở đây vẫn thấm đượm những nhân tố tích cực làm xao xuyến lòng người, đó là tình cảm nhớ nước thương nhà.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Bài Qua Đèo Ngang

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 80 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

Phương pháp giải:

a. Đọc kĩ phần sau của chú thích (*) . Cần ghi nhớ:

– Cả bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

– Chỉ gieo một vần (vần bằng) ở chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8.

– Có phép đối ở 4 câu giữa: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Phép đối ở 4 câu giữa trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật gọi là đối ngẫu.

Lời giải chi tiết:

a. Số chữ trong câu: 7 chữ

b. Số câu trong bài: 8 câu

c. Có vần mang thanh bằng ở cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.

d. Bốn câu giữa: sử dụng phép đôi giữa các cặp câu.

Câu 2 Câu 2 (trang 80 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

a. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

b. Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Phương pháp giải:

a. Có đến 7 câu miêu tả cảnh đèo Ngang. Hãy dựa vào các chi tiết trong bài thơ để hình dung cảnh tượng đèo Ngang lúc nhà thơ đi qua: về thời điểm, về cảnh sắc âm thanh; điểm nhìn và hướng nhìn; về sinh hoạt của con người… Đọc kĩ các chú thích 2, 3, 4, 5 ở tr. 102 – 103, SGK. Về chú thích (5), “gia” còn có nghĩa là nhà, gia đình.

b. Chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật đã được sử dụng: từ láy, từ tượng thanh, cách sắp xếp trật tự từ. Chú ý rằng ở hai câu 2 và 3, có thể nói tác giả đã tạo trật tự từ 2 lần. Thử dựng lại câu này theo trật tự từ bình thường rồi so sánh sắc thái biểu cảm của lối diễn đạt ở bài thơ với lối diễn đạt bình thường để rút ra kết luận cần thiết.

c. Qua việc phân tích trên, chỉ ra những đặc điểm của cảnh tượng Đèo Ngang: mênh mông bát ngát hay chật hẹp, đông vui hay vắng vẻ?

Lời giải chi tiết:

a. Cảnh Đèo Ngang đã được miêu tả qua các chi tiết:

– Thời điểm: bóng xế tà.

– Cảnh sắc: cỏ cây chen đá, lá chen hoa, lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đá bên sông chợ mấy nhà.

– Điểm nhìn: từ trên đèo nhìn xuống phía dưới, nhìn ra chung quanh.

b. Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh Đèo Ngang đã hiện lên: rộng, mênh mông, bát ngát nhưng lại vắng vẻ và đượm buồn.

Câu 3 Câu 3 (trang 81 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

Phương pháp giải:

a. Yếu tố biểu cảm trong 4 câu thơ đầu tuy ít nhưng không phải không có. Ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chú ý phân tích ý nghĩa của thời điểm “qua đèo Ngang” và tâm trạng của nhà thơ toát lên từ những cảnh tượng hoang sơ “dưới núi” và “bên sông”.

b. Yếu tố biểu cảm thể hiện rõ nét qua câu 5 và câu 6, tuy nhiên vẫn còn là gián tiếp, gián tiếp nhưng không phải không sâu sắc và thấm thía:

– Chim “quốc quốc” và “đa đa” (gia gia) vốn rất dễ gợi sầu, huống chi với một người đa tài, đa cảm vì nhiệm vụ phải xa nhà như Bà Huyện Thanh Quan.

– Chỗ đứng của tác giả là đèo Ngang. Đèo Ngang cùng với sông Gianh gần đó, từng là dấu ấn của một thời lịch sử chia cắt Bắc – Nam (thời chiến tranh Trịnh – Nguyễn). Một nhà thơ nữ đã làm những bài thơ hoài cổ nổi tiếng nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam, đi qua những địa danh lịch sử ấy, không thể không xao động, không này sinh “những ý tưởng não nề”.

– Bà Huyện Thanh Quan dừng chân ở đèo Ngang trên đường vào kinh đô Huế nhận nhiệm vụ dạy công chúa và cung nữ trong hoàn cảnh vừa đoạn tang chồng, chỉ mang được 2 con nhỏ đi theo, phải gửi 2 con lớn cho ông bà ngoại ở Nghi Tàm – Hà Nội. Không biết những điều trên thì không thể hiểu và nhất là không thể cảm được hai câu 5 và 6 của bài thơ.

c. Ngày xưa, lúc trên cao, người ta thường thấy con người trở nên cô đơn, nhỏ bé trước bầu trời cao rộng, từ đó thường thốt lên những lời cảm khái về nhân sinh, về cuộc đời, rộn lên tâm tình hoài cổ. Bà Huyện Thanh Quan cũng không phải là ngoại lệ.

Lời giải chi tiết:

a. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách gián tiếp qua sáu câu thơ đầu:

– Không gian rộng lớn nhưng tiêu đều, vắng vẻ đã thể hiện gián tiếp nỗi cô độc của tác giả.

– Hình ảnh con quốc quốc, cái gia gia được nhắc đến để gián tiếp nói về nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả.

b. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách trực tiếp qua hai câu cuối bài thơ:

– Một mảnh tình riêng: nỗi lòng chồng chất tâm sự, không ai sẻ chia.

– Ta với ta: nỗi cô độc của tác giả giữa không gian đất trời, chỉ có ta với ta.

c. Cảnh buồn, tình buồn song không phải là bi lụy vì ở đây vẫn thấm đượm những nhân tố tích cực làm xao xuyến lòng người, đó là tình cảm nhớ nước thương nhà.

chúng tôi

Soạn Bài: Qua Đèo Ngang (Ngắn Nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Qua Đèo Ngang ngắn nhất. Với bản soạn văn 7 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

Soạn bài Qua Đèo Ngang

Khái quát tác phẩm

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

– Số câu: 1 bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu thơ gồm 7 chữ

– Cách gieo vần: gieo vần “a” ở các câu: 1,2,4,6,8: tà, hoa, nhà, gia, ta.

– Phép đối câu 3 đối câu 4: lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Đối câu 5 với câu 6: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc chiều tà (khi trời chuẩn bị tối)

– Chiều tà là khoảng thời gian gợi buồn, việc miêu tả Đèo Ngang vào khoảng thời gian này trong ngày cho thấy tâm trạng buồn thương của tác giả khi bước tới Đèo Ngang.

Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh qua đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết như:

– Không gian: Đèo Ngang hoang sơ, heo hút

– Thời gian: chiều tà

– Cảnh vật: chỉ có cỏ cây xen lá, đá chen hoa, heo hút, ít người qua lại

– Âm thanh: chỉ có tiếng kêu khắc khoải của con cuốc cuốc và cái gia gia

– Cuộc sống của con người: thưa thớt tiêu điều khi chỉ có vài chú tiều dưới núi, lác đác vài nhà bên sông.

– Các từ láy lác đác, lom khom đã cho thấy con người xuất hiện đã ít ỏi còn nhỏ bé giữa không gian núi rừng rộng lớn. Từ láy quốc quốc, gia gia cho thấy tiếng kêu khắc khoải vô vọng giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang.

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên qua lời thơ của Bà Huyện Thanh Quan đó là cảnh tượng của một không gian rộng lớn hoang vu, xơ xác tiêu điều và không có sự sống tấp nập của con người. Qua đó ta có thể thấy nỗi buồn man mác, nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn của tác giả.

Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đó là tâm trạng đượm buồn.Tâm trạng đó được thể hiện qua 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp:

+ Trực tiếp: tiếng than thở “một mảnh tình riêng ta với ta” cho thấy sự cô đơn, nỗi buồn thầm lặng

+ Gián tiếp: thông qua tả âm thanh của con vật- Âm thanh của con quốc quốc: đây là cách sử dụng từ đồng âm với từ quốc trong quốc gia, đất nước. Chứng kiến cảnh tượng hoang vắng, tiêu điều ở Đèo

Ngang, bà Huyện Thanh Quan nhớ lại thời hưng thịnh của đất nước, khi triều đình còn thịnh trị và chưa dời đô vào xứ Huế.

– Âm thanh của con gia gia, cũng là từ đồng âm với từ gia đình. Trước khung cảnh hoang vắng xơ xác của Đèo Ngang, bà Huyện bỗng nhớ về mái ấm gia đình, cảnh sum họp, đoàn viên.

Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một mảnh tình riêng giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang mang nỗi buồn sâu sắc hơn mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp. Bởi giữa không gian bao la, con người càng trở nên nhỏ bé, nỗi cô đơn, hiu quạnh trong lòng người càng tăng lên. Không gian rộng lớn của Đèo Ngang đã khiến tác giả cảm thấy cô đơn và buồn thầm lặng hơn.

1. Hàm nghĩa của cụm “ta với ta” là: Không có ai khác ngoài nhân vật trữ tình là tác giả. Sử dụng cụm từ này để nhấn mạnh nỗi niềm cô đơn, không biết chia sẻ, giãi bày, tâm sự cùng ai.

2. Học thuộc lòng bài thơ

Giải Soạn Bài Qua Đèo Ngang. Bạn Đến Chơi Nhà Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 67 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Phân tích hai câu cuối của bài thơ Qua Đèo Ngang.

Bài tập 1. Hãy giải thích rằng bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện đúng những điều em đã được học về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 2. Phân tích hai câu cuối của bài thơ Qua Đèo Ngang. 3. Hãy nêu một vài nhận xét về sự khác nhau giữa ngôn ngữ thơ trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến và ngôn ngữ thơ trong đoạn thơ Sau phút chia li trích trong Chinh phụ ngâm khúc. 4. Vị trí của câu thơ thứ 8 (câu cuối cùng) trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là thế nào ? Hãy so sánh cụm từ “ta với ta” trong câu thơ này với cụm từ “ta với ta” trong câu thơ cuối của bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. 5. Giả thiết rằng : Lớp em, dưới sự chỉ đạo của cô giáo chủ nhiệm, sẽ có một buổi sinh hoạt văn học, trong đó có tiết mục thi phát biểu về cái hay, cái hấp dẫn của một bài thơ đã học. Em hãy tham gia và phát biểu về bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Gợi ý làm bài

1. a) Trước hết phải thấy mục đích của bài tập 1 là nhằm giúp các em hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã được học và rèn luyện kĩ năng ứng dụng lí thuyết để nhận diện thể loại của một tác phẩm cụ thể qua bài thơ Qua Đèo Ngang.

b) Để làm được bài tập, em hãy đọc lại chú thích (★) của Bài 8 trong SGK, trang 102 để hiểu những nét lí thuyết cơ bản về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trên các phương diện : số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần và phép đốỉ (tạm chưa nói về luật bằng trắc và niêm…).

c) Từ đó tiến hành giải thích thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở bài thơ Qua Đèo Ngang trên các phương diện : số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần và phép đối.

2. a) – Trước hết, cần hiểu mục đích của bài tập này là nhằm rèn luyện kĩ năng phân tích các chi tiết, các bộ phận – ở đây là hai câu thơ – trong một bài thơ. Việc làm này là rất cần thiết vì muốn hiểu sâu một tác phẩm phải hiểu sâu từng câu, từng chữ, từng bộ phận của nó, nhất là những chi tiết, những bộ phận, nhĩmg câu chữ có hàm lượng nội dung và nghệ thuật cao.

– Để phân tích có kết quả hai câu thơ cuối của bài thơ Qua Đèo Ngang, cần chú ý những điều thuộc về phương pháp như sau :

+ Một là phải biết được vai trò của hai câu thơ cuối này trong nội dung toàn bài thơ.

+ Hai là phải tìm được nội dung cần phần tích ở hai câu thơ đó.

b) Từ những điều trên, em phân tích hai câu thơ bằng cách trả lời các câu hỏi. sau :

– Đã là thơ thì có biểu ý và biểu cảm. Nhưng so với sáu câu trên thì hai câu cuối thiên về mặt nào hơn ? Nội dung biểu đạt đó là gì ?

– Trong hai câu thơ cuối có “một mảnh tình riêng”. “Một mảnh tình riêng” này lại được đặt trong tương quan với trời, non, nước. Như thế thì có gì khác nếu nó được đặt giữa một không gian chật hẹp nào khác ?

– Hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” là gì ?

– Đã nói “một mảnh tình riêng” lại còn thêm “ta với ta” thì điều ấy chứng tỏ tâm trạng của tác giả như thế nào ?

c) Cuối cùng, hãy viết một đoạn văn ngắn để tóm tắt những ý chính đã nêu lên trong khi phân tích hai câu thơ.

3. a) Cần hiểu được mục đích của bài tập này là ở chỗ :

– Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh các hiện tượng văn học (ở đây là hiện tượng ngôn ngữ văn học) theo yêu cầu nâng cao chất lượng của việc học văn.

– Bước đầu có ý niệm về sự phát triển ngôn ngữ thơ ca dân tộc.

b) Để có thể nêu nhận xét về sự khác nhau, trước hết phải tìm ra các phương diện cần so sánh, ở đây là những vấn đề thuộc về trạng thái ngôn ngữ trong thơ, bao gồm hai khía cạnh chính :

– Việc sử dung vốn từ thuần Việt nhiều hay ít.

– Việc sử dụng ngôn ngừ theo phong cách bác học hay bình dân (bác học thì thiên về ước lệ, sách vở, công thức, trừu tượng, dùng điển tích, điển cố, dùng nhiều từ Hán Việt ; bình dân thì dựa vào ngôn ngữ đời thường, khẩu ngừ, ngôn ngữ thuần Việt hoặc có gốc Hán nhưng đã được Việt hoá lâu đời).

c) Từ việc xác lập được các phương diện cần so sánh như trên, em tiến hành việc so sánh, nêu nhận xét về sự khác nhau giữa ngôn ngữ thơ của bài Bạn đến chơi nhà với ngôn ngữ thơ của đoạn trích Sau phút chia li. Với kết quả so sánh đó, có thể phát biểu cảm nhận bước đầu về sự vận động, phát triển của thơ ca tiếng Việt từ bản dịch Chinh phụ ngâm khúc đến bài Bạn đến chơi nhà.

Cần chú ý thêm một số điều sau :

– Trong khi nói đến sự khác nhau, phải thấy giữa hai đối tượng được so sánh vẫn có điểm giống nhau cơ bản. Đó đều là ngôn ngữ thơ tiếng Việt, dù có màu sắc khác nhau. Ngay trong tác phẩm có ngôn ngữ thiên về bác học, vẫn đã có thành phần ngôn ngữ bình dân, đời thường, khẩu ngữ.

– So sánh để tìm ra những nét khác nhau nhằm thấy được sự vận động của ngôn ngữ thơ ca, chứ không phải để nghĩ rằng ngôn ngữ thơ của bài Bạn đến chơi nhà là có giá trị nghệ thuật cao hơn ngôn ngữ thơ dịch của Chinh phụ ngâm khúc, bởi lẽ mỗi tác phẩm thuộc loại kiệt tác đều có độ kết tinh giá trị của nó, do đó không thể nói cái sau hơn cái trước một cách đơn giản, dễ dãi.

4. a) Cần nhận thức được mục đích của bài tập 4 ; Khi phân tích một bài thơ, phải hiểu rõ, hiểu đúng ý của từng câu ; nhưng như thế chưa đủ, mà còn phải biết vị trí của từng câu thơ trong một bài thơ là gì. Tất nhiên, trong một bài thơ không phải các câu đều có vị trí quan trọng như nhau. Thực tế, có câu quan trọng nhiều, có câu ít quan trọng. Câu cuối cùng ở bài Bạn đến chơi nhà có vai trò rất quan trọng, mà qua sự phân tích sẽ thấy rõ.

b) Để biết vị trí của câu cuối trong bài Bạn đến chơi nhà, em hãy trả lời các câu hỏi sau :

– Tính chất biểu ý, biểu cảm của từng câu một trong bài thơ tám câu này là thế nào ?

– Câu thứ tám đã trực tiếp thể hiện tính chất nào rõ nhất trong hai tính chất đó ?

– Từ kết quả trả lời hai câu hỏi trên, em rút ra kết luận về vị trí của câu cuố cùng trong nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà.

c) Riêng vế hai của bài tập yêu cầu so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà với cụm từ “ta với ta” ở bài Qua Đèo Ngang giúp em lưu ý một điều khi học văn : Trong ngôn ngữ văn chương, các từ ngữ có thể giống nhau hoàn toàn nhưng nghĩa của chúng có khi lại không giống nhau do văn mạch khác nhau, văn cảnh khác nhau. Tìm ra sự khác nhau đó là một cách học có kết quả cụ thể, chính xác đối với ngôn ngữ văn chương.

Với nhận thức trên, em hãy tiến hành so sánh bằng cách trả lời các câu hỏi sau :

– Trong bài thơ Qua Đèo Ngang có hai từ “ta”. Vậy ở đây, “ta” thứ nhất là ai ? “ta” thứ hai là ai ?

– Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà cũng có hai từ “ta”. Vậy từ “ta” thứ nhất chỉ ai, “ta” thứ hai chỉ ai ?

– Tìm hiểu hàm nghĩa của hai cụm từ “ta với ta” ở hai bài thơ và nhận xét về sự khác nhau giữa hai hàm nghĩa đó.

5. a) Cần hiểu được mục đích của bài tập này là :

– Tạo thêm một cơ hội để em có thể cảm nhận được sâu sắc hơn về giá trị của một bài thơ sau khi đã được nghe cô giáo (hoặc thầy giáo) giảng.

– Cũng là dịp rèn luyện khá năng diễn đạt một vấn đề văn chương bằng ngôn ngữ trước một số đông người, mà muốn có kết quả, trước hết phải nắm chắc vấn đề mình định nói. Kế đó là phải có năng lực nói ra một cách trôi chảy những gì mình đã hiểu. Đây là những kĩ năng rất cần không chỉ là với việc học văn mà còn là với cuộc sống nói chung.

b) Cách làm :

– Trước hết hãy cố gắng học thuộc lòng bài thơ ở mức thật nhuần nhuyễn.

– Sau đó, viết thành bài nói chuyện về bài thơ, trong đó có : lời mở đầu, các nội dung chính, và kết luận.

Cần chú ý rằng trong bài nói cần có sự kết hợp giữa lời nói của mình và việc đọc lại lời thơ sao cho nhuần nhuyễn, hài hoà để hấp dẫn người nghe.

– Sau khi đã có bài chuẩn bị, em cần tập nói một mình trước gương. Càng tập nhiều lần, càng tốt. Sau mỗi lần cần tự nhận xét nên bớt điều gì, nên thêm điều gì, chỗ nào thấy chưa ổn thì sửa lại. Ngoài việc tự tập nói trước gương, em có thể nhờ bố mẹ hoặc anh chị làm thính giả để mình tập nói.

– Cuối cùng, sau khi đã tham gia buổi sinh hoạt của lớp, em cần suy nghĩ thêm về lời đánh giá của Ban giám khảo và tự xét xem : nếu làm lại thì sẽ bổ sung, sửa chữa điều gì cho tốt hơn.

Ghi chú : Đây là một hình thức học tập rất có ý nghĩa. Nếu em làm được một lần mà thành công thì sẽ thích làm tiếp, và cuối cùng, thế nào em cũng giỏi.

Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 7 Qua Đèo Ngang trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!