Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Luyện Tập Tổng Hợp) # Top 12 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Luyện Tập Tổng Hợp) # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Luyện Tập Tổng Hợp) mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 108 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Cho biết trong trường hợp này, gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao?

Phương pháp giải:

Phân biệt ý nghĩa của gật đầu, gật gù:

– Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng ngay để chào hỏi, để gọi hay tỏ ý ưng thuận.

– Gật gù: cúi nhẹ đầu rồi ngẩng nhiều lần nối tiếp nhau, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.

Lời giải chi tiết:

– Từ ngữ thích hợp: gật gù

– Lí do: Gật gù là “gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng”; còn gật đầu là “động tác cúi đầu xuống rồi ngẩng lên, thường để chào hỏi hay thể hiện sự đồng ý”. Như vậy, gật gù là từ tượng hình, mang tính biểu cảm hơn từ gât đầu.

Câu 2 Câu 2 (trang 108 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong câu chuyện cười sau. (SGK tr. 158)

Phương pháp giải:

Theo nội dung truyện cười, em nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ.

Lời giải chi tiết:

Người vợ không hiểu ý nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn.

Câu 3 Câu 3 (trang 109 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phuowg thức ẩn dụ, nghĩa nào được hình thành theo phương thức hoán dụ.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu nghĩa của mỗi từ nói trên cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

– Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.

– Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).

Câu 4 Câu 4 (trang 109 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Vận dụng kiến thức từ vựngđã học để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Theo cách vận dụng kiến thức về trường từ vựng, em chỉ ra cái hay của từ ngữ trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Cái hay trong cách dùng từ là ở việc dùng:

– Các từ thuộc trường nghĩa màu sắc: đỏ, xanh, hồng.

– Các từ thuộc trường nghĩa về lửa nhưng đã chuyển nghĩa sang trường tình cảm: lửa, cháy, tro.

Câu 5 Câu 5 (trang 109 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào? Hãy tìm năm ví dụ về những từ ngữ sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm của chúng.

Phương pháp giải:

Có hai cách đặt cho các sự vật và hiện tượng nêu ở bài tập: dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới để gọi riêng các sự vật, hiện tượng đó.

Lời giải chi tiết:

– Cách đặt tên trong đoạn trích là dùng từ ngữ sẵn có nhưng mang nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.

– 5 ví dụ khác:

+ cá kìm (cá ở biến có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm);

+ cá kim (cá ở biển có mỏ dài và nhọn như cái kim);

+ chim lợn (loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn);

+ ong ruồi (ong mật nhỏ như ruồi);

+ cà tím (cà quả tròn, nửa trắng nửa tím hoặc màu tím).

Câu 6 Câu 6 (trang 110 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Truyện cười sau phê phán điều gì? (SGK tr. 159 – 160)

Phương pháp giải:

Phát hiện chi tiết gây cười của truyện để chỉ ra điều phê phán.

Lời giải chi tiết:

– Nội dung phê phán của truyện: Một số người sính chữ gọi bác sĩ là Đốc tờ (doctor), nhưng anh chàng này còn dùng bố đốc tờ thì thật là siêu sính chữ. Qua đó phê phán những kẻ dốt chữ mà hay nói chữ.

Bài tiếp theo

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Tổng Kết Từ Vựng (Luyện Tập Tổng Hợp)

Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)

1. Bài tập 1 , tr. 158, SGK Trả lời:

– Thể hiện tích hợp ý nghĩa cần biểu đạt là từ: gật gù

– Lí do: Gật gù là “gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng”; còn gật đầu là “động tác cúi đầu xuống rồi ngẩng lên, thường để chào hỏi hay thể hiện sự đồng ý”. Như vậy, gật gù là từ tượng hình, mang tính biểu cảm hơn từ gât đầu.

2. Bài tập 4, tr. 159, SGK Trả lời:

Cái hay trong cách dùng từ là ở việc dùng:

– Các từ thuộc trường nghĩa màu sắc: đỏ, xanh, hồng.

– Các từ thuộc trường nghĩa về lửa nhưng đã chuyển nghĩa sang trường tình cảm: lửa, cháy, tro.

3. Bài tập 6, tr. 159, SGK Trả lời:

– Nội dung phê phán của truyện: Một số người sính chữ gọi bác sĩ là Đốc tờ (doctor), nhưng anh chàng này còn dùng bố đốc tờ thì thật là siêu sính chữ. Qua đó phê phán những kẻ dốt chữ mà hay nói chữ

4. Tìm mười từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể con người được chuyển sang chỉ bộ phận của đồ vật. Đặt câu với mỗi từ đó Trả lời:

Từ cần tìm Nghĩa gốc Nghĩa chuyển Các câu có dùng từ theo nghĩa chuyển

5. Từ nhóm trong đoạn thơ được dùng với nghĩa nào? Gía trị nghệ thuật của nó như thế nào?

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…

(Bằng Việt, Bếp lửa)

Trả lời:

Từ nhóm được dùng với

– Nghĩa gốc: làm cho lửa bắt vào để cháy lên

– Nghĩa chuyển: nhóm được chuyển nghĩa sang trường từ vựng tình cảm.

→Qua đó tác giả bày tỏ những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống niềm yêu thương cho cháu và mọi người

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG Câu 1 (trang 85 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Điền nội dung thích hợp vào ô trống. Trả lời: Dẫn chứng minh họa cho hình thức phát triển của từ vựng trong sơ đồ trên. Trả lời:

– Hình thức phát triển bằng phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: nóng (nước nóng), nóng (nóng ruột), nóng (nôn nóng), nóng (nóng tính)…

– Hình thức phát triển số lượng các từ vựng:

+ Cấu tạo từ mới: sách đỏ, sách trắng, lâm tặc, rừng phòng hộ…

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô ta, (dịch) SARS…

Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triến số lượng từ ngữ hay không? Vì sao? Trả lời:

Không có ngôn ngữ nào mà từ mượn chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng. Nếu như vậy thì mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa và số lượng từ ngữ sẽ rất lớn, trí nhớ con người không thể nào nhớ hết.

Phần II TỪ MƯỢN Ôn lại khái niệm từ mượn Trả lời:

Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.

Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau. Trả lời:

Câu (c) là câu nhận định đúng. Vay mượn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh có gì khác so với những từ mượn: a-xít, ra-đi-ô,… Trả lời:

Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa. Còn những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn theo hình thức phiên âm.

Phần III TỪ HÁN VIỆT Câu 1 (trang 87 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Ôn lại khái niệm từ Hán Việt Trả lời:

Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.

Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau. Trả lời:

Câu (b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

Phần IV THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội Trả lời:

– Thuật ngữ: là từ dùng trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định.

– Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.

Vai trò của thuật ngữ trong đời sống xã hội hiện nay: Trả lời:

– Thuật ngữ phát triển là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước.

– Thuật ngữ là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.

– Phải dùng đúng thuật ngữ và tránh không được lạm dụng.

Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội: Trả lời:

– Trong nghề y: chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, …

– Trong nghề giáo: cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê (thầy cô dạy quá buồn ngủ)…

– Trong buôn bán: mấy vé, mấy xanh (đô la), cớm (công an)…

Phần V TRAU DỒI VỐN TỪ Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ Trả lời:

– Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng trường hợp cụ thể

– Rèn luyện thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ

Giải thích nghĩa của từ Trả lời:

– Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

– Bảo hộ mẫu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

– Dự thảo: thảo ra để thông qua (động từ), bản thảo đưa ra để thông qua (danh từ).

– Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sức đặc mệnh toàn quyền đứng đầu

– Hậu duệ: con cháu người đã chết.

– Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

– Môi sinh: môi trường sinh sống của sự vật.

Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau. Trả lời:

a.

– Sai về dùng từ béo bổ, béo bổ là từ dùng để chỉ thức ăn nuôi cơ thể.

– Sửa lại: dùng từ béo bở thay thế, béo bở mang lại nhiều lợi nhuận.

b.

– Sai về dùng từ đạm bạc – đạm bạc là sự ăn uống đơn giản, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

– Sửa lại: dùng từ tệ bạc thay thế – tệ bạc là hành động vô ơn không giữ trọng nghĩa tình.

c.

– Sai về cách dùng từ tấp nập – tấp nập là chỉ sự đông người qua lại.

– Sửa lại: dùng từ tới tấp, tới tấp là liên tiếp, dồn dập.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Giải Soạn Bài Tổng Kết Về Từ Vựng Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1

1. Bài tập 2, trang 122, SGK.

Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy: ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.

Trả lời:

Lưu ý phân biệt từ láy với những từ ghép có các yếu tố cấu tạo giống nhau một phần về vỏ ngữ âm nhưng giữa các yếu tố ấy có mối quan hệ ngữ nghĩa. Nếu xét kĩ thì các yếu tố cấu tạo của từ ghép đều có nghĩa. Sự giống nhau về ngữ âm ở đây có tính chất ngẫu nhiên.

2. Bài tập 3, trang 123, SGK.

Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so vơi nghĩa của yếu tố gốc : trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sút sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.

Trả lời:

Từ láy có sự “giảm nghĩa” như trăng trắng ; từ láy có sự “tăng nghĩa” như sạch sành sanh. Dựa vào hai từ này, em hãy xác định những từ còn lại.

II – THÀNH NGỮ

1. Bài tập 2, trang 123, SGK.

Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ ?

a) gần mực thì đen, gần đèn thì sángb) đánh trống bỏ dùic) chó treo mèo đậyd) được voi đòi tiêne) nước mắt cá sấuGiải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

Trả lời: Thành ngữ là một cụm từ cố định, có ý nghĩa và được dùng để tạo câu như từ, còn tục ngữ là một câu. Trong bài tập này có ba thành ngữ và hai tục ngữ.

2. Bài tập 3, trang 123, SGK.

Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.

Trả lời:

Trong tiếng Việt có rất nhiều thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, chẳng hạn : như mèo thấy mỡ, kiến bò chảo nóng,…

3. Bài tập 4, trang 123, SGK.

Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

Trả lời:

Em có thể nhớ lại những thành ngữ trong các tác phẩm đã học như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, thơ của Hồ Xuân Hương,…

III – NGHĨA CỦA TỪ

1. Bài tập 2, trang 123, SGK.

Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau :a) Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.b) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố là phần nghĩa “người phụ nữ, có con”.

c) Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công

d) Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà.

Trả lời:

Để chọn đúng, em cần lưu ý mấy điểm sau : bố có nghĩa là “người đàn ông, có con, nói trong quan hệ với con” ; mẹ trong “Thất bại là mẹ thành công. ” có nghĩa là “cái gốc, cái chính từ đó sinh ra những cái khác” ; bà có nghĩa là “người phụ nữ thuộc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ”.

2. Bài tập 3, trang 123 – 124, SGK.

Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng ? Vì sao ?

a) đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dỗ tha thứ. b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dỗ tha thứ.

Có một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ là : bản chất từ loại của vế được giải thích và vế dùng để giải thích phải đồng nhất. Chẳng hạn, để giải thích nghĩa của một danh từ, phải dùng cụm danh từ ; để giải thích nghĩa của một động từ, phải dùng cụm động từ,…

IV – TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

Bài tập 2, trang 124, SGK.

Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa dược dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?

Nỗi mình thêm tức nồi nhà,Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

(Nguyền Du, Truyện Kiều) Trả lời:

Chú ý so sánh nghĩa của từ hoa trong bông hoa và từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa và xét xem nghĩa của từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa có được dùng phổ biến hay không.

V – TỪ ĐỒNG ÂM

1. Bài tập 2, trang 124, SGK.

Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm ? Vì sao ?a) Từ lá, trong :

(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)

và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.

b. Từ đường, trong :

Đường ra trận mùa này đẹp lắm.

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

và trong: Ngọt như đường.

Trả lời:

Cần xét xem trong hai trường hợp (a) và (b), giữa các nghĩa khác nhau của từ đang xét (lá trong (a) và đường trong (b)) có mối liên hệ với nhau hay không. Nếu có thì đó là hiện tượng từ nhiều nghĩa, nếu không thì đó là hiện tượng từ đồng âm.

2. Hãy cho biết tiếng cười trong bài ca dao sau đây dựa trên hiện tượng nào trong từ vựng :

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Xem một quẻ bói, lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

Trả lời:

Tiếng cười trong bài ca dao bật ra bởi hiện tượng chơi chữ dựa trên các từ đồng âm.

VI – TỪ ĐỒNG NGHĨA

1. Bài tập 2, trang 125, SGK.

Chọn những cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau :a) Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới. b) Đồng nghĩa hao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ. c) Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cùng có nghĩa hoàn toàn giống nhau. d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thế không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.

Cần lưu ý những điểm sau đây :

– Không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.

– Đồng nghĩa có thể là quan hệ về nghĩa giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ.

– Trong một ngôn ngữ, rất ít khi có hai từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau.

2. Bài tập 3, trang 125, SGK.

Đọc câu sau : Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.

Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?

Xuân là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi.

VII – TỪ TRÁI NGHĨA

1. Bài tập 2, trang 125, SGK.

Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa : xấu – đẹp, xa – gần, voi – chuột, rộng – hẹp, ông – bà, chó – mèo.

Trả lời:

Những cặp từ như ông – bà, voi – chuột không có quan hệ trái nghĩa. Em hãy tìm thêm những cặp từ không có quan hệ trái nghĩa trong bài tập. Bằng biện pháp loại trừ, có thể xác định được ba cặp từ có quan hệ trái nghĩa.

2. Bài tập 3*, trang 125, SGK.

Cho những cặp từ trái nghĩa sau: sống – chết, yêu – ghét, chẵn – lẻ, cao – thấp, chiến tranh – hoà bình, già – trẻ, nông – sâu, giàu – nghèo. Có thế xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm: nhóm 1 như sống – chết, nhóm 2 như già – trẻ. Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào ?

Mỗi cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với sống – chết biểu thị những khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia ; các từ trong cặp thường không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ như r ất, hơi, lắm, quá.

Mỗi cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với già – trẻ biểu thị những khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này chưa chắc đã là phủ định cái kia ; các từ trong cặp có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ như rất, hơi lắm, quá.

VIII – CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

1. Bài tập 2, trang 126, SGK.

Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở lớp 6 và lớp 7 để điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ sau.

IX – TRƯỜNG TỪ VỰNG

1. Bài tập 2, trang 126, SGK.

Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau : Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập) Trả lời:

Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là tắm và bể. Nếu không dùng hai từ này thì em có thể diễn đạt lại câu này như thế nào ? So sánh những cách diễn đạt khác nhau để thấy được sự độc đáo và tác dụng của việc dùng hai từ trên.

2. Hãy cho biết nét đặc sắc của các động từ được dùng trong câu ca dao sau :

Cha chài, mẹ lưới, con câu

Chàng rể đi tát, con dâu đi mò.

Trả lời:

Nét đặc sắc của câu ca dao là sử dụng nhiều động từ cùng trường từ vựng chỉ hoạt động của người làm nghề cá.

3. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được xem là Bà Chúa thơ Nôm của Việt Nam. Dựa trên hiểu biết của em về từ vựng tiếng Việt (đồng âm, trường từ vựng…), hãy cho biết từ ngữ trong bài thơ sau đây của bà có gì độc đáo :

KHÓC TỔNG CÓC

Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Luyện Tập Tổng Hợp) trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!