Xem Nhiều 5/2023 #️ Giáo Án Khối Lớp 2 Môn Toán # Top 8 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 5/2023 # Giáo Án Khối Lớp 2 Môn Toán # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Khối Lớp 2 Môn Toán mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

MÔN: TOÁN LỚP: 2/4 GV: HUỲNH THỊ LOAN ANH NGÀY: 3/11/2009 BÀI: 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 12- 8 NỘI DUNG I/ MỤC TIÊU: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12- 8 , lập được bảng 12 trừ đi một số. Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12- 8. II/ ĐDDH: GV:1 bó que tính và 2 que tính rời. HS: Bộ thực hành toán III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Bài cũ: Luyện tập 3 hs lên bảng làm BT 3/ 51. 1 hs lên bảng làm BT4/51. Gv nhận xét bài cũ 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Gv gt bài, ghi đề bài. Gv hướng dẫn hs tìm ra kết quả 12- 8. 12- 8 = 4 Gv hướng dẫn hs đặt tính theo hàng dọc 12 – 8 4 Gv cho hs thành lập bảng trừ 12. Gv cho hs đọc học thuộc lòng bảng trừ 12. Hđ 2: Thực hành BT 1: Tính nhẩm Gv cho hs nêu kết quả từng phép tính GV hỏi: 8+4 = ? 4+8 = ? Khi ta thay đổi thứ tự các số hạng trong phép cộng thì tổng như thế nào? Gv : 12- 8= ? 12- 4 = ? Cho hs nhận xét BT 2: Tính Gv hướng dẫn phép tính 12 - 5 Cho hs dựa vào bảng trừ 12 tính ra kết quả Gv cho hs nêu thành phép trừ 12-5 = 7 BT 4: Giải toán Gv hướng dẫn tóm tắt, ghi bảng lớp Tóm tắt Có 12 quyển vở, trong đó: 6 quyển bìa đỏ Còn lại bìa xanh, có.? Quyển Gv : Muốn biết số vở bìa xanh có bao nhiêu quyển em làm thế nào? Gv chấm vở , nhận xét bài làm 3/ Củng cố, dặn dò: Gv cho hs đọc lại bảng trừ 12 Nhận xét tiết học Chuẩn bị : 32- 8 1 hs đọc lại đề bài 1 hs nhắc lại cách đặt tính Trừ 8 bằng 4 viết 4( viết 4 thẳng cột với 2 và 8) Hs hình thành bảng trừ 12. Lớp thao tác trên que tính, nêu kết quả: 12- 3 = 12- 4 = . . . Hs đọc cá nhân, đồng thanh. 1 hs đọc yêu bài Hs tiếp nối nhau đọc kết quả 8+4= 12 4+8 = 12 1 hs trả lời – 1hs nêu kết quả tính 12-8 = 4 12-4 = 8 1 hs nhận xét: lấy tổng là 12 trừ đi 8 còn 4, lấy tổng là 12 trừ đi 4 còn 8. 1 hs đọc yêu cầu bài Lớp làm bảng con, 1hs TBY lên bảng làm bài 1 hs nêu kết quả 12 trừ 5 bằng 7 ( viết 7 thẳng cột với 2 và 5) 1 hs nêu 12 là só bị trừ , 5 là số trừ , 7 là hiệu 1 hs đọc đề toán 1 hs nhìn tóm tắt đọc lại đề Hs trả lời theo câu hỏi gv Lớp làm bài vào vở , 1 hs lên bảng làm bài 1 hs đọc bảng trừ 12

Giáo Án Lớp 2 Môn Toán

Ngày giảng: 17/11/2008 Toán: TÌM SỐ BỊ TRỪ A.Mục đích yêu cầu (SGV) GD H cẩn thận trong tính toán. B. Chuẩn bị : Tờ bìa kẻ 10 ô vuông như bài học . Kéo C. Lên lớp : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ : -Gọi 2 em lên bảng : x + 7 =15; 9 + x = 47 -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a. Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết: * Bước 1 : Thao tác với đồ dùng trực quan . -Có 10 ô vuông ( đưa ra mảnh giấy 10 ô vuông ) Bớt đi 4 ô vuông ( dùng kéo cắt ra 4 ô vuông ). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông ? – Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính : 10 – 4 = 6 ? -Gắn thanh thẻ ghi tên gọi . -2 – 3 H nêu tên gọi phép tính. -GV: xóa số bị trừ trong phép trừ: Làm thế nào để tìm được SBT? ( – 4 = 6 ) -GV:Ta gọi SBT chưa biết là x, khi đó:x – 4 = 6 -GV hướng dẫn: x – 4 = 6 x = 6 + 4 x = 10 – Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm như thế nào ? – Gọi nhiều em nhắc lại . b. Luyện tập : Bài 1: Tìm x ( bảng con)- H nêu cách làm . x – 4 =8 x – 9 = 18 -Giáo viên nhận xét đánh giá. -Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống. – Muốn tính số bị trừ ta làm như thế nào ? – Muốn tính hiệu ta làm sao ? – Hoạt động nhóm 2 làm phiếu. -Các nhóm nêu kết quả. Nhóm khác nhận xét. -Gv nhận xét kết luận. Bài 4:Yêu cầu 1 em đọc đề . – Yêu cầu lớp vẽ , ghi tên điểm vào vở . – Mời một em lên bảng làm bài . -Mời em khác nhận xét bài bạn . -Nhận xét và ghi điểm học sinh . 3.Củng cố – Dặn dò: -H nhắc quy tắc tìm số bị trừ. -Nhận xét đánh giá tiết học -Hai em lên bảng ,lớp vở nháp. – Nhận xét bài bạn . – Quan sát nhận xét . – Còn lại 6 ô vuông . – Thực hiện phép tính 10 – 4 = 6 10 – 4 = 6 Số bị trừ Số trừ Hiệu – Thực hiện phép tính 6 + 4 = 10 -H nêu thành phần phép tính: x – 4 = 6 – Lấy hiệu cộng với số trừ . – Nhiều em nhắc lại quy tắc . – Lớp thực hiện vào bảng con . x – 4 =8 x – 9 = 18 x = 8 + 4 x = 18 + 9 x = 12 x = 27 – Nêu lại cách tính từng thành phần . – 2 em lên bảng làm . Số bị trừ 11 21 49 62 94 Số trừ 4 12 34 27 48 Hiệu 7 9 15 35 46 – Đọc yêu cầu đề -Tự vẽ đoạn thẳng và ghi tên điểm . C B A D – Hai em nhắc quy tắc – lớp đồng thanh – Về học bài và làm các bài tập còn lại . Tập đọc: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I. Mục đích yêu cầu : (SGV) -Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện ;Tình yêu thương sâu nặng giữa mẹ và con . III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : – Kiểm tra 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc : “ Cây xoài của ông em” -GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới a. Phần giới thiệu : -Để biết tình cảm sâu nặng của mẹ con đựơc giải thích cho câu chuyện mà hôm nay chúng ta tìm hiểu là “ Sự tích cây vú sữa ” TIẾT 1 A. Luyện đọc 1.GV đ ọc mẫu diễn cảm toàn bài . 2. HDH luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. * Yêu cầu đọc từng câu . -Gv theo dõi, hướng dẫn H luyện đọc. -Gv luyện cho H đọc từ khó. * Đọc từng đoạn trước lớp : -Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp . + Đoạn 1: giảng “vùng vằng” + Đoạn 2: Luyện đọc Giảng: “mỏi mắt chờ mong; trổ ra; đỏ hoe; xòa cành” – Yêu cầu đọc nối tiếp lần 2 * Đọc từng đoạn trong nhóm . -Gv theo dõi; hướng dẫn H đọc * Thi đọc :Mời 2 nhóm thi đọc . -Lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt Tiết 2 : 3. Tìm hiểu nội dung đoạn 1và2 -Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi : -Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ? – Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 2 của bài . – Vì sao cậu bé lại quay trở về ? – Khi về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì ? – Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó ? – Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ ? -Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì? – Tại sao mọi người lại đặt tên cho cây lạ là cây vú sữa ? -Nêu nội dung câu chuyện 4. Luyện đọc lại truyện : – Theo dõi luyện đọc trong nhóm . – Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc . – Nhận xét , ghi điểm. 5. Củng cố dặn dò : – Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì ? -Giáo viên nhận xét đánh giá . – Dặn về nhà học bài xem trước bài mới . – Hai em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên. -Vài em nhắc lại tựa bài -Lớp lắng nghe đọc mẫu .Lớp đọc thầm. -H tiếp nối đọc từng câu. -Luyện đọc: trổ ra, gieo, trồng , căng mịn , óng ánh … – H đọc từng đoạn theo yêu cầu – Một hôm ,/ vừa đói ,/ vừa rét ,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh ,/ cậu mới nhớ đến mẹ ,/ liền tìm đường về nhà .// -H đọc nối tiếp lần 2 -Đọc từng đoạn trong nhóm ( 3 em ) . -H khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc . – 2nhóm thi đọc bài tiếp sức. -Lớp bình chọn. -Lớp đọc thầm đoạn 1 – Cậu bé bỏ nhà ra đi vì bị mẹ mắng . -Đọc đoạn 2. -Cậu vừa đói, .. rét lại bị trẻ lớn hơn đánh – Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc . – Cây xanh run rẩy , từ những cành lá , đài hoa bé tí trổ ra , nở trắng như mây . Hoa rụng , quả xuất hiện , lớn nhanh , da căng mịn . Cậu vừa chạm môi vào , một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ . – Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con . Cây xòa cành ôm cậu , như tay mẹ âu yếm vỗ về . – Vì trái chín có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ . *Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con. – Luyện đọc trong nhóm – Thi đọc . -Lớp nhận xét. – Tình yêu thương của mẹ giành cho con . – Hai em nhắc lại nội dung bài . – Về nhà học bài xem trước bài mới . Thủ công: (Đ/C Triều soạn giảng ) Ngày soạn : 14/11/2008 Ngày giảng: Chiều 17/11/2008 Thể dục : TRÒ CHƠI: “NHÓM 3 NHÓM BẢY”. ÔN BÀI THỂ DỤC A.Mục đích yêu cầu : (SGV) – H yêu thích môn học B. Địa điểm phương tiện : Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi , C.Lên lớp : Hoạt động dạy Hoạt động học a.Phần mở đầu : -Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . -Đứng tại chỗ vỗ tay và hát . -Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu . – Ôn bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp . b. Phần cơ bản : * Trò chơi : “ Nhóm ba nhóm bảy “ – GV cho lớp tập hợp đội hình vòng tròn nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi . -HS đứng tại chỗ đọc vần điệu , GV hô : “ Nhóm ba !” để HS làm quen hình thành nhóm 3 người sau đó hô : “Nhóm bảy “ để HS hình thành nhóm 7 ngưòi. -Lớp chơi thử – chơi thật dưới sự điều khiển của GV * Ôn bài thể dục: Yêu cầu cả lớp ôn bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. Sau đó từng tổ trình diễn báo cáo kết quả luyện tập . c . Phần kết thúc: -Cúi người thả lỏng 5 – 6 lần -Giáo viên hệ thống ,nhận xét đánh giá tiết học . -GV giao bài tập về nhà cho học sinh . -Lớp trưởng điều khiển. -Lớp thực hiện theo yêu cầu. -H lắng nghe -H thực hiện theo yêu cầu. § § § § § § § § § § § § -Lớp nhận xét. -Lớp tực hiện động tác hồi tĩnh. – H lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. Toán : 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 – 5 Mục đích yêu cầu (SGV) -H biết cách đặt tính và tính cẩn thận chính xác. B. Chuẩn bị : Bảng gài – que tính . C. Lên lớp : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ : -Gọi 2 em lên bảng , lớp bảng con: Tìm x : x – 14 = 62 ; x – 13 = 30 -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: *. Giới thiệu phép trừ 13- 5 – Nêu bài toán : Có 13 que tính bớt đi 5 que tính . Còn lại bao nhiêu que tính ? -Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? – Viết lên bảng 13 – 5 *.Tìm kết quả : – Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả – Lấy 13 que tính , suy nghĩ tìm cách bớt 5 que tính . – Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình * Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất . -Vậy 13 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính ? – Vậy 13 trừ 5 bằng mấy ? -Viết lên bảng 13 – 5 = 8 * Đặt tính và thực hiện phép tính . – Gọi 1 em lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính – Yêu cầu nhiều em nhắc lại cách trừ . thực hiện tính viết . – Mời một em khác nhận xét . * Lập bảng công thức : 13 trừ đi một số – Yêu cầu sử dụng que tính để tính kết quả các phép trừ trong phần bài học . – Yêu cầu đọc đồng thanh và đọc thuộc lòng bảng công thức . – Xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu học thuộc lòng . * Luyện tập : Bài 1: Tính nhẩm. -Yêu cầu lớp nhẩm, nối tiếp nêu kết quả. -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: Tính – Yêu cầu lớp làm bài bảng con. -Gọi một em đọc chữa bài . Bài 3 :Mời một học sinh đọc đề bài . -Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm như thế nào ? -Yêu cầu cả lớp làm vào vở . – Gọi ba em lên bảng làm bài. -Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh . Bài 4: . -Yêu cầu lớp tự tóm tắt và làm bài vào vở -Yêu cầu 1 em lên bảng giải. -Giáo viên nhận xét đánh giá 3. Củng cố – Dặn dò: – Lớp đọc bảng trừ -Nhận xét đánh giá tiết học -Hai em lên bảng ,lớp bảng con . -Học sinh khác nhận xét . -Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán . – Thực hiện phép tính trừ 13 – 5 -3 em đọc – Thao tác trên que tính và nêu còn 8 que tính. Trả lời về cách làm . – Còn 8 que tính . – 13 trừ 5 bằng 8 – Tự lập công thức 13 – 4 = 9 13 – 7 = 6 13 – 5 = 8 13 – 8 = 5 13 – 6 = 7 13 – 9 = 6 * Lần lượt các tổ đọc đồng thanh các công thức , cả lớp đọc đồng thanh – Một em đọc đề bài . – H nhẩm, nối tiếp nêu kết quả. -Một em đọc đề bài sách giáo khoa – Lớp t … o vở . – Gọi ba em lên bảng làm bài. – Yêu cầu nêu cách đặt tính và tính 3 phép tính trên . -Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh . Bài 4: – Yêu cầu 1 em đọc đề bài . -Yêu cầu lớp tự tóm tắt và làm bài vào vở . – Bán đi nghĩa là thế nào ? -Yêu cầu 1 em lên bảng bài . -Giáo viên nhận xét đánh giá d) Củng cố – Dặn dò: – Muốn tính 14 trừ đi một số ta làm như thế nào ? *Nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học và làm bài tập . -Hai em lên bảng mỗi em làm một bài . – HS1 nêu cách đặt tính và cách tính . – HS2 : Trình bày bài tính trên bảng. -Học sinh khác nhận xét . * Lớp theo dõi giới thiệu bài -Vài em nhắc lại tựa bài. – Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán . – Thực hiện phép tính trừ 14 – 8 – Thao tác trên que tính và nêu còn 6 que tính – Trả lời về cách làm . – Có 14 que tính ( gồm 1bó và 4 que rời ) – Bớt 4 que nữa . – Vì 4 + 4 = 8 – Còn 6 que tính . – 14 trừ 8 bằng 6 14 * Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột – 8 với 4 ( đơn vị ) . Viết dấu trừ và vạch 6 kẻ ngang . Trừ từ phải sang trái . 4 không trừ được 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6 . Viết 6 , nhớ 1 . 1 trừ 1 bằng 0. – Tự lập công thức : * Lần lượt các tổ đọc đồng thanh các công thức , cả lớp đọc đồng thanh theo yêu cầu . -Đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số . – Một em đọc đề bài . – Tự làm bài vào vở dựa vào bảng công thức – Đọc chữa bài : 14 trừ 5 bằng 9 và 14 trừ 9 bằng 5 ,… – Vì khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi . – Ta có thể ghi ngay kết quả 14 – 5 = 9 và 14 – 9 = 5 vì 5 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 5 = 14 . Khi lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia . – Em khác nhận xét bài bạn . -Một em đọc đề bài sách giáo khoa . – Lớp thực hiện vào vở . -Một em nêu kết quả . – Nhận xét bài bạn và ghi vào vở . -Đọc đề . – Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ . -Cả lớp thực hiện làm vào vở . – 3 em lên bảng làm . 14 14 14 – 5 – 7 – 9 9 7 3 -Học sinh khác nhận xét bài bạn – Một em đọc đề . Tóm tắt đề bài . – Tự làm vào vở . – Bán đi nghĩa là bớt đi . -Tóm tắt : – Có : 14 quạt điện – Bán đi : 6 quạt điện – Còn lại: … quạt điện ? – Một em lên bảng làm bài . * Giải : Số quạt điện còn lại là : 14 – 6 = 8 ( quạt điện ) Đ/S : 8 quạt điện – 3 em trả lời . – Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập . – Về học bài và làm các bài tập còn lại . Thứ sáu ngày tháng năm 200 Toán: 34 – 8 B/ Chuẩn bị :- Bảng gài – que tính . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : -Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà -HS1 : Đọc thuộc lòng bảng trừ 14 trừ đi một số -HS2: Thực hiện một số phép tính dạng 14 – 8. -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép trừ dạng 34 – 8. *) Giới thiệu phép trừ 34 – 8 – Nêu bài toán : – Có 34 que tính bớt đi 8 que tính . còn lại bao nhiêu que tính ? -Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? – Viết lên bảng 34 -8 *)Tìm kết quả : * Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả . – Lấy 34 que tính , suy nghĩ tìm cách bớt 8 que tính , yêu cầu trả lời xem còn bao nhiêu que tính . – Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình . * Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất . – Có bao nhiêu que tính tất cả ? -Đầu tiên ta bớt 4 que rời trước . Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ? Vì sao ? – Để bớt được 4 que tính nữa ta tháo 1 bó thành 10 que tính rời . Bớt đi 4 que còn lại 6 que . -Vậy 34 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính ? – Vậy 34 trừ 8 bằng mấy ? -Viết lên bảng 34 – 8 = 26 * Đặt tính và thực hiện phép tính . – Yêu cầu một em lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình . – Yêu cầu nhiều em nhắc lại cách trừ . thực hiện tính viết . – Gọi 1 em lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính – Mời một em khác nhận xét . c/ Luyện tập : -Bài 1: – Yêu cầu 1 em đọc đề bài . -Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . -Yêu cầu đọc chữa bài . -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: – Gọi một em nêu yêu cầu đề bài -Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ? – Yêu cầu tự làm bài vào vở . – Gọi 3 HS lên bảng làm , mỗi em làm một ý . – Yêu cầu 3 em lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính . – Nhận xét ghi điểm . Bài 3: – Yêu cầu 1 em đọc đề bài . – Bài toán thuộc dạng toán gì ? – Yêu cầu học sinh tự tóm tắt đề toán . – Ghi bảng tóm tắt theo học sinh nêu . * Tóm tắt : – Nhà Hà nuôi : 34 con gà – Nhà Ly nuôi ít hơn nhà Hà : 9 con gà – Nhà Ly nuôi : …? con gà -Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . – Mời 1 em lên bảng làm bài . -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 4 – Mời một học sinh đọc đề bài . – x là gì trong phép tính cộng ? -Nêu cách tìm thành phần đó ? -Yêu cầu cả lớp làm vào vở . – Mời 2 em lên bảng , mỗi em làm một bài . – Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn . -Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh . d) Củng cố – Dặn dò: *Nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học và làm bài tập . -Hai em lên bảng mỗi em làm một yêu cầu . – HS1 nêu ghi nhớ bảng 14 trừ đi một số . – HS2 . Lên bảng thực hiện . -Học sinh khác nhận xét . * Lớp theo dõi giới thiệu bài -Vài em nhắc lại tựa bài. – Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán . – Thực hiện phép tính trừ 34 – 8 – Thao tác trên que tính và nêu còn 26 que tính – Trả lời về cách làm . – Có 34 que tính ( gồm 3 bó và 4 que rời ) – Bớt 4 que nữa . – Vì 4 + 4 = 8 – Còn 26 que tính . – 34 trừ 8 bằng 26 34 * Viết 34 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột – 8 với 4 ( đơn vị ) . Viết dấu trừ và vạch 26 kẻ ngang . Trừ từ phải sang trái . 4 không trừ được 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6 . Viết 6 , nhớ 1 . 3 trừ 1 bằng 2 , viết 2. – Một em đọc đề bài . -Yêu cầu lớp tự làm vào vở . – Em khác nhận xét bài bạn . -Một em đọc đề bài sách giáo khoa . – Lấy số bị trừ trừ đi số trừ . – Lớp thực hiện vào vở . -Ba em lên bảng thực hiện . 64 84 94 – 6 – 8 – 9 58 76 85 – Đọc đề . – Bài toán về ít hơn . – Nêu toám tắt bài toán . – Một em lên bảng giải bài . * Giải : – Số con gà nhà bạn Ly nuôi : 34 – 9 = 25 ( con gà ) Đ/ S : 25 con gà . – Nhận xét bài làm của bạn . -Đọc đề . – x là số hạng trong phép cộng . – Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết . a/ x + 7 = 34 b/ x – 14= 36 x = 34 – 7 x = 36 + 14 x = 27 x = 50 – Em khác nhận xét bài bạn . – Hai em nhắc lại nội dung bài . – Về học bài và làm các bài tập còn lại . Thủ công : gấp , cắt , dán hình tròn (t1 ) A/ Mục tiêu :ªHọc sinh biết gấp , cắt dán hình tròn . Gấp , cắt , dán đuợc hình tròn . – HS hứng thú và yêu thích giờ thủ công . B/ Chuẩn bị :ªMẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông trên tờ giấy khổ A4 . Quy trình gấp cắt , dán hình tròn có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tập“ Gấp cắt dán hình tròn “ b) Khai thác: *Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét . -Cho HS quan sát mẫu hình tròn được cắt dán trên nền hình vuông . Gợi ý cho học sinh định hướng vào hình tròn . – Nối điểm O giữa hình tròn với các điểm M, N , P trên hình tròn sau đó đặt câu hỏi để HS so sánh về độ dài các đoạn OM , ON , OP , GV kết luận đội dài các đoạn này đều bằng nhau . -Chúng ta sẽ tạo hình tròn bằng cách gấp cắt giấy . – Cho HS so sánh về đọ dài MNvới cạnh của hình vuông ( Cạnh hình vuông có độ dài bằng độ dài MN của hình tròn ) nếu ta cắt bỏ các phần dư lại của hình vuông ta được hình tròn . *Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu . * Bước 1 :Gấp hình – Cắt một hình vuông có cạnh là 6ô H1 . – Gấp từ hình vuông theo đường chéo ta được H2a và điểm O là điểm giữa của đường chéo . Gấp đôi H2a để lấy đường giữa và mở ra được H2b. – Gấp H2b theo đường dấu gấp sao cho 2 cạnh bên sát vào đường dấu giữa được H3 Bước 2 -Cắt hình tròn. – Lật mặt sau H3 được H4 ,cắt theo đường dấu CD và mở ra được H5a . Từ hình 5a cắt sửa theo đường cong và mở ra được hình tròn .H6 *Bước 3 :- Dán hình tròn . -Dán hình tròn vào tờ giấy khác màu làm nền . – Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các bước gấp cắt , dán hình tròn cả lớp quan sát . GV nhận xét uốn nắn các thao tác gấp , cắt , dán. -GV tổ chức cho các em tập gấp , cắt , dán thử hình tròn bằng giấy nháp . -Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp . d) Củng cố – Dặn dò: -Yêu cầu nhắc lại các bước gấp , cắt dán hình tròn . -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới -Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình . -Lớp theo dõi giới thiệu bài -Hai em nhắc lại tựa bài học . – Lớp quan sát và nêu nhận xét về các độ dài của hình tròn . – Độ dài OM = ON = OP . – Quan sát để nắm được cách tạo ra hình tròn từ hình vuông . -Bước 1 -Gấp hình. H1 – Bước 2 : Cắt hình tròn . – Lớp thực hành gấp cắt dán hình tròn theo hướng dẫn của giáo viên . -Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp hình tròn tt .

Giáo Án Môn Toán 4

Sa sáng Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2019 Toán Tiết 11: triệu và lớp triệu ( Tiếp theo ) I. Mục tiêu: – Giúp học sinh biết đọc, biết viết các số đến lớp triệu.Củng cố thêm về hàng và lớp. Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu. – Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt. – Giáo dục các em yêu thích bộ môn. II. Đồ dùng dạy học – Bảng phụ kẻ sẵn các hàng. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Gọi học lên bảng làm bài tập4 1. Giới thiệu bài 2.Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số. – Giáo viên đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn rồi yêu cầu học sinh lên bảng viết lại các số đã cho trong bảng ra phần bảng của lớp. Viết số: 342157413. – Giáo viên cho học sinh đọc số này. Học sinh nào đọc lúng túng giáo viên hướng dẫn học sinh tách ra thành từng lớp từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu: 342 157 423 . Đọc từ trái sang phải. – Giáo viên cho học sinh nêu lại cách đọc số. 3. Hướng dấn học sinh làm bài tập: Bài 1: Cho học sinh viết số tương ứng vào vở, nêu kết quả là: 32000000; 3251600; 32516497; 834291712; 308250705; 500209037; Bài 2: Cho học đọc các số trong sách giáo khoa, học sinh khác nhận xét đọc lại. Bài 3: Giáo viên cho học sinh viết các số tương ứng, sau đó đổi vở kiểm tra chéo nhau. Mười triệu hai trăm năm mươi nghìn hai trăm bốn mươi: 10250240 Hai trăm năm mươi ba triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn tám trăm tám mươi: 253564880 Bốn trăm triệu không trăm ba mươi sáu nghìn một trăm linh năm: 400036105 Bảy trăm triệu không nghìn hai trăm ba mươi mốt: 700000231. Bài 4: Giáo viên cho học sinh tự xem bảng. Sau đó tự trả lời miệng cá nhân các câu hỏi GSk? a. 2140 b. 8350191 c. 98714 4.Củng cố – Dặn dò : – Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Ss sáng Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010 Toán Tiết : 12 luyện tập I. Mục tiêu: – Giúp học sinh củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu. – Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số. luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số. – Giúp học sinh làm tốt một số bài tập dạng này. – Giáo dục các em kĩ năng học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học – Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập như trong sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Bài tập số 4. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Cho học quan sát mẫu và làm gọi học sinh lên bảng chữa. số Đọc Viết số Lớp triệu Lớp nghìn Lớp đơn vị H trăm triệu H chục triệu H triệu H trăm nghìn H chục nghìn H nghìn H trăm H chục H Đvị Tám trăm năm mươi triệu ba trăm linh bốn nghìn chín trăm 850304900 8 5 0 3 0 4 9 0 0 Bốn trăm linh ba triệu hai trăm mười nghìn bảy trăm mười lăm 403210715 4 0 3 2 1 0 7 1 5 Bài 2: – Giáo viên viết từng số lên bảng gọi từng học sinh đọc. Bài 3: Cho học sinh viết ra vở giáo viên thu và chấm nhận xét: a. 613000000 b. 151405000 c. 512326103 d. 86004702 e. 800004720 g; 754 208 Bài 4: Cho học sinh làm cá nhân đọc số và nêu giá trị của chữ số 5 trong các hàng. a. Chữ số 5 ở hàng nghìn (5000) b. Chữ số 5 ở hàng trăm nghìn (500 000) c. Chữ số 5 hàng trăm (500) 4.Củng cố – Dặn dò : – Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm lại bài số 3. Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm2010 Sáng: Toán Tiết:13 Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố kĩ năng đọc viết, thứ tự các số đến lớp triệu. – Làm quen các số đến lớp tỷ. LT về bài toán sử dụng bảng thống kê số liệu. – Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị. – GV: bảng phụ, tài liệu SNC. HS: vở ghi, bảng con, giấy nháp. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết số sau vào bảng co, 2 em lên bảng viết bài: + ba mươi lăm triệu chín tỷăm mười lăm nghìn hai trăm: 35 915 200. + Số gồm 9 triệu , 5 trăm nghìn và 3 trăm: 9 500 300. B dạy học bài mới. 1. Hướng dẫn HS luyện tập: *Bài tập 1:VG viết các số của bài tập 1 lên bẳng sau đó gọi học sinh đọc và nêu giái trị của chữ số 3, chữ số 5 trong các số đó: +Số 35 627 449 đọc là: Ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm bốn mươi chín. Giá trị của chữ số 5 là 5 000 000, chữ số 3 có giái trị là: 30 000 000. +Số 123 456 789 đọc là một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi chín. Chứ số 5 có giái trị 50 000; chữ số 3 có giá trị là 3000 000. + Tương tự số 82 175 263 và 850 003 200 tiến hành tương tự như với hai số trên. chữ số 5 là: 50 000, chữ số 3 là: 3 đơn vị; CS 5 là 50 000 000, CS 3 là 3000. *bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta viết số: – Gọi hai HS lên bảng viết còn dưới lớp viết vào giấy nháp, sau đó yêu cầu HS kiểm tra chéo trong cặp và nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. a. 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 chục nghìn 3 tăm, 4 chục và 2 đơn vị: viết là: 5 760 342. b. 5 triệu, 7 tăm nghìn, 6 nghìn, 3 trăm 4 chục và 2 đơn vị: Viết là: 5 076 342. c. 5 chục triệu7 chục nghìn, 6 nghìn, 3 chục nghìn 4 nghìn và 2 đơn vị. 50 076 342. c. 5 chục triệu 7 triệu, 6 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 4 nghìn và 2 đơn vị: 57 634 002 . *Bài tập 3: GV treo bảng số liệu trong bài tập và hỏi HS bảng thống kê nội dung gì? Hãy nêu dân số cảu từng nước được thống kê và trả lời các câu hỏi của bài tập: a. Nước có số dân nhiêu nhất là nước ấn Độ: 989 200 000 – Nước có số dân ít nhất là nước Lào: 5 300 000. b. 1 HS lên bảng viết tên các nước có số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều., dưới lớp viết vào vở, sau đó cùng GV nhận xét chữa bài. Thứ tự các nước: Lao, Cam- pu- chia, Việt Nam , Liên Bang Nga, ấn Độ. *Bài 4: giới thiệu lớp tỷ – Em nào viết được 1nghìn triệu; thống nhất cách viết đúng: 1 000 000 000 Gv đây được gọi là 1 tỷ. Vởy số 1 tỷ có mấy chữ số? (10 chữ số); đó là những chữ số nào? bạn nào có thể viết được các số từ 1 tỷ đến 10 tỷ. – 3 tỷ là mấy nghìn triệu: (3 000) triệu, 10 tỷ là 10 000 triệu và có 11 chữ số: – Số: 315 000 000 000 là số bao nhiêu nghìn triêu: 315 nghìn triệu hay là 3 trăm mười lăm tỷ. 3. Củng cố dặn dò. – GV nhận xét tiết học củng cố nội dung bài, dặn dò HS Về nhà học bài làm bài tập 5 và chuẩn bị bài sau. Chiều thứ tư: Toán ôn Luyện tập (tiết 1- tuần 3) I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về cách đọc viết số có nhiều chữ số. Phân tích cấu tạo số. Thực hiện tính đối với số có nhiều chữ số. – Rèn kỹ năng giải toán. – Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị. – GV: bảng phụ, tài liệu SNC. – HS: vở ghi, bảng con, giấy nháp. III. Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: – 2 HS lên bảng viết bài, lớp viết ra nháp. – Viết số: một triệu, năm trăm nghìn: 1 500 000. – Số gồm có: 12 triệu và 15 đơn vị: 12 000 015. B. Học bài mới: 1. Hướng dẫn HS luyện tập *Bài tập 1: a. Đọc các só sau: 54 678; 72 045; 81 999; 1000 012. – HS đọc yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS đọc trong cặp cho nhau nghe, gọi HS nối tiếp đọc các số trên. VD: 45 678 đọc là: bốn mươi lăn nghìn, sáu trăm bảy mươi tám. b. Viết các số sau: (GV đọc lần lượt cho HS viét vào bảng con; hai em viết lên bảng lớp. – năm mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi sáu.: 57 236. – Sáu mươi lăm nghìn tám trăm: 65 800. – bốn mươi ba nghìn không trăm hai mươi tám: 43 028. *Bài 2: Viết theo mẫu; – Yêu cầu hS quan sát mẫu và viết vào vở; 3 em lên bảng viết bài. Lớp cùng GV nhận xét chữa bài. Mẫu: 16 768 = 10 000 + 6 000 + 700 + 60 + 8 83 295 = 65 768 = 47 092 = *Bài 3: Tính nhẩm: (làm miệng) 9 000 + 4 000 = 8 000 – 6 000 = 16 000 : 4 = 8 000 x 2 = 49 000 : 7 = 11 000 x 5 = * Bài 4: Viết các phép tính sau theo hàng dọc rồi tính.(làm vở) 48 352 + 27917 26916 + 53 785 765 8116 – 37 763 65 097 – 34 769 650 781 : 3 38 652 x 8 *Bài 4: Tìm x, biết:(làm vở) X + 15 360 = 42 510 X – 83 691 = 11 425 X x 3 = 65 421 X:4 = 12 652 * Bài 5: Xếp các số sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. (làm theo cặp) 15 835; 9 456 ; 12 685 ; 17 679 ; 21 840; 8 999 . 3. Củng cố dặn dò: – Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau. Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2010 Sáng: Toán Tiết :14 dãy số tự nhiên I. Mục tiêu: – Giúp học sinh nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên. – Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. – Giáo dục các em kĩ năng học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học – Bảng phụ kẻ sẵn tia số. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Bài tập số 4. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên. – Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu một vài số đã học. Giáo viên ghi các số do học sinh nêu lên bảng. Sau đó chỉ vào và nói các số đó 1; 2; 3; 4; 5; ….10; 100; 1000 là các số tự nhiên. Cho học sinh nhắc lại và nêu thêm ví dụ về các số tự nhiên. – Giáo viên hướng dẫn học sinh viết lên bảng các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ chữ số 0 chẳng hạn: 0; 1; 2;3 ;4; 5; 6; 7; 8; 8; 9; 10; …..Giáo viên giới thiệu tất cả các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên. Cho học sinh quan sát trên tia số và nêu nhận xét. 3. Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. – Giáo viên hướng dẫn học sinh tập nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên: Thêm một vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó, vì vậy không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi. Không có số tự nhiên nào liền trước số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất. Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn kém nhau 1 đơn vị. 4. Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân. Học sinh tự nêu kết quả: – Số tự nhiên liền sau của mỗi số là: 7; 30; 100; 102; 1001. Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi trình bày kết quả: – Số liền trước của các số đó là: 11; 99; 999; 1001; 99999. Bài 3: Cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm nhận xét: a. 4; 5; 6; b. 86; 87; 88; c. 896; 897; 898; d. 9; 10; 11; e. 99; 100; 101; g. 9998; 9999; 1000 Bài 4: Hướng dẫn học sinh về nhà. 4.Củng cố – Dặn dò : – Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm lại bài số 4 Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2010 Sáng: Toán Tiết15: viết số tự nhiên trong hệ thập phân I. Mục tiêu: – Giúp học sinh nhận biết về đặc điểm của hệ thập phân. – Sử dụng 10 kí hiệu ( chữ số ) để viết số trong hệ thập phân. – Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. – Giáo dục các em kĩ năng học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học – Bảng phụ kẻ sẵn tia số. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Bài tập số 4 B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nhận biết đặc điểm của hệ thập phân. – Giáo viên nêu câu hỏi để khi trả lời học sinh nhận biết được: Trong cách viết số tự nhiên: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được một chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. Chẳng hạn: 10 đơn vị = 1 chục; 10 chục = 1 trăm; 10 trăm = 1 nghìn. – Với mọi chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 có thể viết được mọi số tự nhiên. ( Giáo viên đọc cho học sinh viết như trong sách giáo khoa.) – Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. – Giáo viên nêu ví dụ: Số 999có 3 chữ số 9, kể từ phải sang trái mỗi chữ số chín lần lượt là nhận giá trị: 9; 90; 900. – Viết số tự nhiên với đặc điểm trên được gọi là gì? (Gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.) 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: – Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân. Học sinh lên bảng chữa, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: Bài 2: – Cho học sinh tự làm vào vở, gọi 3 em lên bảng làm, giáo viên chứa chốt lại: 873 = 800 + 70 +3 ; 4738 = 4000 + 700 + 30 +8 10837 = 10000 + 800 + 30 + 7 Bài 3: Cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm nhận xét: Số 45 57 561 5824 5842769 Giá trị của chữ số 5 5 50 500 5000 5000000 4.Củng cố – Dặn dò : – Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm lại bài vảo vở. Chiều thứ sau: Toán ôn Luyện tập (tiết 2 – tuấn 3) I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về cách đọc viết số có nhiều chữ số. Phân tích cấu tạo số. Thực hiện tính đối với số có nhiều chữ số. – Rèn kỹ năng giải toán. – Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị. – GV: bảng phụ, tài liệu SNC . HS: vở ghi, bảng con, giấy nháp. III. Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: – 2 HS lên bảng viết bài, lớp viết ra nháp. – Viết số: một triệu, năm trăm nghìn: 1 500 000. – Số gồm có: 12 triệu và 15 đơn vị: 12 000 015. B. Học bài mới: 1. Hướng dẫn HS luyện tập *Bài tập 1: Đọc các số sau: (yêu cầu học sinh đọc trong cặp đôi, sau đó gọi một số em nối tiếp đọc, đọc đồng thanh.) a.123 456 789; b.123 456 789 123; c.100 456 123 786; d.9 123 456 789 *Bài 2:Phân tích các số sau đây thành các tổng. – HS đọc đề bài yêu cầu làm vở 1 em làm bảng lớp. Sau đó Gv nhậ xét ghi điểm. a. 897 509 006 = 800 000 000+ 90 000 000 + 7 000 000 + 500 000 + 9 000 + 6 b. 200 785 600 = 200 000 000 + 700 000 + 80 000 + 5 000 + 600. c. 65 794 = 60 000 + 5 000 + 700 + 90 + 4 d. 57 090 = 50 000 + 7 000 + 90 * Bài tập 3: Đọc các số và nêu giái trị của chứ số 0 và chứ số 1. – Yêu cầu HS làm việc theo cặp sau đó gọi một số cặp đọc và nêu giá trị theo yêu cầu bài ra. a. 123 345 098: đọclà: một trăm hai mươi ba triệu ba trăm bốn mưi lăm nghìn không trăm chín mươi tám; giá trị củ chứ số 1 là 100 000 000 (một trăm triệu) giá trị cảu chứ số 0 là: 0 trăm. b. 321 987 034 768 đọc là ba trăm hai mươi mốt tỷ chín trăm tám mươi bảy triệu không trăm bốn mươi ba nghìn, bảy trăm tám mươi sáu. Giá trị của chữ số 1 là 1 000 000 000 (1tỷ) chữ số 0 có giá trị là: 0 trăm nghìn. c. 12 345 678 910 đọc là: mười hai tỷ ba trăm bốn mươi lămởtiệu sáu trăm bảy mươi tám nghìn chín trăm mười. Giá trịo cảu chứ số 1 là : 10 000 000 000 (10 tỷ) Giá trị của chứ số 0 là: 0 đơn vị. 3. Củng cố dặn dò. – GV củng cố bài, dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm.

Giáo Án Môn Giáo Dục Quốc Phòng

Giáo án điện tử môn Quốc phòng an ninh lớp 10

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 6

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD. Hi vọng, với mẫu giáo án điện tử lớp 10 này, quý thầy cô sẽ có thêm tài liệu tham khảo chất lượng để xây dựng bài dạy thú vị giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả.

Tiết 25

Bài 6. CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ

BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG (Tiết 1) PHẦN I: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp: Bong gân, sai khớp, ngất, điện giật, ngộ độc thức ăn, bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.

2. Về kỹ năng

Biết các biện pháp cấp cứu ban đầu các tai nạn: Bong gân, sai khớp, ngất, điện giật, ngộ độc thức ăn, thường gặp trong lao động, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao…

3. Thái độ

Có tinh thần thái độ, tích cực học tập tính cực.

Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính kiên nhẫn trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

Biết vận dụng linh hoạt vào trong quá trình học tập và sinh hoạt, sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1. Nội dung

Đại cương, triệu chứng, cấp cứu ban đầu và cách đề phòng các tai nan: Bong gân, sai khớp, ngất, điện giật, ngộ độc thức ăn

2. Nội dung trọng tâm

Giúp HS nắm được cách cấp cứu ban đầu các tai nạn: Bong gân, sai khớp, ngất, điện giật, ngộ độc thức ăn

III. THỜI GIAN: 45 phút

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức: Tập trung theo đội hình lớp học.

2. Phương pháp:

V. ĐỊA ĐIỂM: Phòng học

VI. VẬT CHẤT

Giáo án, SGK GDQP-AN 10, sách giáo viên GDQP-AN 10.

Vật chất huấn luyện gồm tranh, ảnh, máy chiếu, phiếu học tập, bút….

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Khối Lớp 2 Môn Toán trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!