Xem Nhiều 4/2023 #️ Giới Thiệu Bộ Môn Giải Phẫu Bệnh # Top 4 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 4/2023 # Giới Thiệu Bộ Môn Giải Phẫu Bệnh # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Bộ Môn Giải Phẫu Bệnh mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BỘ MÔN GIẢI PHẪU BỆNH

Giới thiệu

I. Lịch sử hình thành và phát triển:

– Bộ môn Giải phẫu bệnh tiền thân là bộ môn Hình thái học-Giải phẫu bệnh ra đời vào năm 2005, cùng với sự ra đời và phát triển của Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam. Trong tình hình mới nhằm phát triển mạnh mẽ các đơn vị trong Học viện và bắt kịp với nhu cầu đào tạo, năm 2011 bộ môn Hình thái học-Giải phẫu bệnh được chia tách thành hai bộ môn riêng biệt, cũng kể từ đó bộ môn Giải phẫu bệnh – Y pháp chính thức ra đời.

– Ban đầu số lượng cán bộ giảng viên không đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của Học viện, từ chỗ chỉ có 02 cán bộ đến nay đã có 05 cán bộ trong đó có 04 giảng viên và 01 kỹ thuật viên. Với số lượng giảng viên như vậy mặc dù vẫn còn thiếu nhưng bộ môn đã đáp ứng được khối lượng giảng dạy của Học viện hiện nay. Trong đó: 01 Giảng viên chính có trình độ Phó giáo sư, 01 Giảng viên đang là NCS Tiến sỹ Y khoa, 01 Giảng viên có trình độ CK, 01 giảng viên đang học Cao học và 01 Kỹ thuật viên trung học.

II.  Chức năng:

– Bộ môn Giải phẫu bệnh – Y pháp là một đơn vị chuyên môn trực thuộc Ban Giám đốc Học viện.

–  Bộ môn Giải phẫu bệnh – Y Pháp có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành Giải phẫu bệnh, Y pháp, Ung bướu, Bệnh lý học. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giảng dạy sinh viên các hệ.

– Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giảng dạy, học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động khoa học, tham gia quản lý cơ sở vật chất, trang thiết  bị, theo sự phân công của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo.

III.  Nhiệm vụ:

1.     Hoạt động đào tạo:

         Bộ môn được phân công giảng dạy các môn học: 

– Giải phẫu bệnh: Cho đối tượng sinh viên hệ CQ 6 năm và 4 năm.

– Bệnh lý học: Cho sinh viên hệ đào tạo liên kết Thiên Tân.

– Pháp Y: Cho đối tượng sinh viên hệ CQ 6 năm.

– Tiến tới đủ khả năng đào tạo phân môn Ung thư cho các đối tượng sinh viên CQ (nếu được hội đồng nhà trường cho phép).

 2. Nhiệm vụ:

            – Đề xuất và xây dựng chương trình chi tiết các môn học, học phần được phân công phù hợp với các phân môn và các hệ đào tạo.

            – Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do nhà trường giao cho: Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo, đúng tiến độ chương trình, kế hoạch giảng dạy học tập đã được nhà trường phê duyệt.

            – Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Đánh giá kết quả học tập của người học theo đúng quy chế hiện hành.

            - Tham gia cùng nhà trường thực hiện công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên liên kết quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học:

         – Đề xuất, đăng ký đề tài khoa học. Liên tục các năm đều có đề tài nghiên cứu khoa học, khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ viên chức của bộ môn tham gia thực hiện các đề tài khoa học đã được phê duyệt.

         – Tham gia nghiên cứu và báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học. 4. Nhiệm vụ khác:

         – Tham gia xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của nhà trường, của ngành y tế.

         – Tham gia các hoạt động đoàn thể, các công tác văn hoá xã hội đạt được nhiều thành tích đáng kích lệ, các nhiệm vụ khác do nhà trường giao phó luôn được bộ môn đảm nhận hoàn thành với kết quả tốt nhất. 5. Quản lý đơn vị:

      – Bộ môn tiến hành giao ban hàng tuần để điều chỉnh kịp thời các khó khăn phát sinh trong quá trình giảng dạy. Phân công quản lý theo mảng công việc. Có kế hoạch phân công giảng dạy học tập cụ thể cho các giảng viên và từng đối tượng sinh viên, đảm bảo đúng tiến độ chương trình học tập.      - Xây dựng và phát triển phương hướng chuyên môn, quy hoạch phát triển dài hạn nhân lực của bộ môn, xây dựng bộ môn vững mạnh về tổ chức.

       – Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức của bộ môn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ, tin học,…Luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức của bộ môn.

      -  Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, bộ môn.

IV.  Thành tích đạt được:

 - Bộ môn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy cho tất cả các đối tượng của sinh viện được phân công.

 -  100% giảng viên Bộ môn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 -  Liên tục các năm đều có đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị.

 -  Bộ môn liên tục các năm đạt danh hiệu tập thể lao động tiến tiến xuất xắc.

 -  Cán bộ của bộ môn nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ GD-ĐT, của Học viện cho những đóng góp của cán bộ Giảng viên.

 - Trong hội khoẻ khối các trường Đại học Cao đẳng thủ đô cán bộ Bộ môn đã cùng đồng nghiệp đóng góp 01 huy chương đồng đôi nam cầu lông cho thành tích chung của Học viện.

Bộ Môn Mô Phôi, Giải Phẫu Bệnh Và Pháp Y

Trưởng Bộ môn: chúng tôi Nguyễn Văn Mão I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Bộ môn Mô phôi, Giải phẫu bệnh và Pháp y mới được thành lập từ 2 bộ môn trước đây là bộ môn Mô phôi và bộ môn Giải phẫu bệnh – Pháp y năm 2020, theo Quyết định số 159/QĐ-ĐHH ngày 07.02.2020 về việc phê duyệt Đề án Tái cấu trúc Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.

II. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ

Hiện nay Bộ môn có 18 cán bộ, trong đó có 02 PGS, 02 Tiến sĩ, 08 Thạc sĩ, 05 Đại học, 01 Hộ lý.

III. HOẠT ĐỘNG

Tham gia đào tạo sinh viên đại học và học viên sau đại học có y đức, có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với trình độ đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, quản lý, tham gia phòng bệnh và giáo dục sức khoẻ thuộc lĩnh vực Mô phôi, Giải phẫu bệnh và Pháp y, có khả năng tự học suốt đời, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

1. Đào tạo Đại học và Sau đại học

– Đào tạo chuyên ngành Mô phôi, Giải phẫu bệnh và Pháp Y cho các hệ đào tạo chính quy và liên thông của Nhà trường cho các ngành Bác sĩ Y khoa, Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Bác sĩ Y học Dự phòng, Bác sĩ Y học Cổ truyền, Cử nhân Y tế Công cộng, Cử nhân Kỹ thuật Y học, Cử nhân Hình ảnh Y học, cử nhân Điều dưỡng … cho Cao học, nghiên cứu sinh Khoa học Y Sinh và Cao học, Bác sĩ nội trú chuyên ngành ung thư và chẩn đoán hình ảnh.

– Hiện tại Bộ môn đã có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, máy móc hiện đại phục vụ giảng dạy lý thuyết và thực hành Mô phôi, Giải phẫu bệnh và Pháp Y với 4 phòng thực tập thoáng rộng và được trang bị kính hiển vi truyền ảnh, kính hiển vi 2 mắt phục vụ sinh viên, 02 phòng thí nghiệm, 01 Khoa Giải phẫu bệnh và 01 Đơn vị Bảo quản tế bào và mô. Phương pháp giảng dạy được áp dụng chủ yếu là phương pháp học tích cực với sự tương tác giữa người học với người dạy học có sự hỗ trợ của các phần mềm thích hợp trong giảng dạy lý thuyết và thực hành. Thi kiểm tra lý thuyết bằng trắc nghiệm kết hợp tự luận, kiểm tra thực hành bằng chạy trạm.

– Đào tạo các khóa học ngắn hạn tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế về Tế bào học, Mô bệnh học, Kỹ thuật Giải phẫu bệnh… cho các học viên có nhu cầu, mỗi năm 5-6 khóa, cho khoảng 30-40 học viên.

– Hướng dẫn khoa học cho các học viên sau đại học và sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án tại Bộ môn.

– Tổ chức và tham gia các khóa đào tạo y khoa liên tục, cập nhật kiến thức chuyên ngành mang tầm quốc tế. Liên kết với các giảng viên đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Singapore, Hong Kong… để tổ chức các khóa đào tạo y khoa liên tục (CME) về chuyên ngành Giải phẫu bệnh, Giảng dạy chương trình Future Doc Mô phôi cho các sinh viên, học sinh nước ngoài.

2. Nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc tế

– Chủ trì hàng chục các đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh và cấp Trường. Tham gia nhiều đề tài nhánh cấp Nhà nước, cấp Bộ trọng điểm, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Đại học Huế và cấp Trường. Chủ đề chính của các đề tài đã thực hiện: nghiên cứu về phân loại, phân độ Giải phẫu bệnh và áp dụng hóa mô miễn dịch, lai tại chỗ trong chẩn đoán chuyên sâu một số ung thư thường gặp ở tuyến vú, ống tiêu hóa, hạch lymphô, cổ tử cung, tuyến giáp, buồng trứng; Nghiên cứu thực nghiệm cấy ghép mô trên thỏ; Ghép mẫu xương cho bệnh nhân…

– Đã hoàn thành và nghiệm thu 02 đề tài cấp tỉnh, 06 đề tài cấp Đại học Huế, 22 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường.

– Đang tiến hành 02 đề tài cấp Bộ, 02 đề tài cấp Đại học Huế, 08 đề tài cấp Trường.

– Nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước.

– Hướng dẫn 01 đề tài NCKH sinh viên được giải Nhất cấp Trường, giải Nhất cấp Đại học Huế và giải Ba cấp quốc gia 2017.

– 01 đề tài được giải Xuất sắc Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ toàn quốc 2018.

– 01 đề tài sáng kiến được giải nhất cấp trường Hội thi Lao động sáng tạo 2019, được Giải thưởng sáng tạo KHKT cấp tỉnh và được chọn tham dự giải thưởng VIFOTEC 2019.

– 01 đề tài giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2019.

3. Khám chữa bệnh, giám định y pháp

– Xét nghiệm và chẩn đoán Tế bào học (bao gồm cả kỹ thuật ThinPrep Pap Test).

– Xét nghiệm và chẩn đoán Mô bệnh học.

– Xét nghiệm và chẩn đoán Hóa mô miễn dịch.

– Xét nghiệm và chẩn đoán khuếch đại gen trong ung thư vú bằng kỹ thuật lai tại chỗ gắn hai màu (Dual-ISH)…

– Bảo quản xương và cung cấp xương ghép phục vụ cho điều trị, đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học.

– Xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học phục vụ giám định y pháp.

– Hằng năm, Khoa Giải phẫu bệnh thực hiện hàng nghìn xét nghiệm Giải phẫu bệnh cho người đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và các bệnh viện, các cơ sở y tế trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên, là đơn vị uy tín về chẩn đoán các bệnh ung thư của miền Trung và cả nước. Đơn vị bảo quản xương là đơn vị duy nhất miền Trung cung cấp hàng trăm mẫu xương ghép phục vụ điều trị và nghiên cứu khoa học.

– Hỗ trợ Trung tâm giám định y pháp Tỉnh tiến hành chẩn đoán vi thể hàng trăm các trường hợp cần giám định y pháp một cách chính xác, khách quan, tạo uy tín cao.

– Ba mũi nhọn về kỹ thuật hiện nay của Bộ môn là kỹ thuật Hóa mô miễn dịch, Sinh học phân tử Lai tại chỗ và Bảo quản xương.

4. Định hướng phát triển

Trong thời gian tới, Bộ môn tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên và học viên; nâng cao năng lực dạy học và nghiên cứu khoa học của giảng viên theo hướng chuyên sâu, kỹ thuật viên trình độ lành nghề, chuyên nghiệp và chuyên môn hóa; Tăng cường và tranh thủ các nguồn lực từ hợp tác quốc tế, với các đơn vị trong và ngoài trường; Ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao để phục vụ tốt hơn, chuyên sâu hơn công tác đào tạo, khám chữa bệnh và NCKH, đặc biệt triển khai kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán ung thư và giám định y pháp; Bảo quản mô phục vụ ghép mô, thành lập ngân hàng phôi, tinh trùng và phát triển kỹ thuật tế bào gốc.

Giải Phẫu Đại Cương Nhập Môn Giải Phẫu Học

GIẢI PHẪU ĐẠI CƯƠNG NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC

Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH SỬ MÔN GIẢI PHẪU HỌC Giải phẫu học người (human anatomy) là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể con người. Tuỳ thuộc vào phương tiện quan sát, giải phẫu học được chia ra thành 2 phân môn: giải phẫu đại thể (gross anatomy hay macroscopic anatomy) nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sát bằng mắt thường; giải phẫu vi thể (microscopic anatomy hay histology) nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên ở hầu hết các trường đại học y, giải phẫu học chỉ trình bày giải phẫu đại thể còn giải phẫu vi thể hay mô học là một bộ môn riêng tách rời với giải phẫu đại thể. Việc nghiên cứu giải phẫu học có từ thời Ai Cập cổ đại, nhưng đến giữa thế kỷ thứ tư (trước công nguyên) Hypocrates “Người cha của y học” đưa giải phẫu vào giảng dạy ở Hy Lạp. Ông cho rằng “khoa học y học bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thể con người”. Một nhà y học nổi tiếng khác của Hy Lạp, Aristotle (384-322 trước công nguyên), người sáng lập ra môn giải phẫu học so sánh và cũng là người có công lớn trong giải phẫu học phát triển và phôi thai học. Ông là người đầu tiên sử dụng từ “anatome”, một từ Hy Lạp có nghĩa là “chia tách ra hay phẫu tích”. Từ phẫu tích “dissection” bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “cắt rời thành từng mảnh”. Từ này lúc đầu đồng nghĩa với từ giải phẫu (anatomy) nhưng ngày nay nó chỉ là từ dùng để chỉ một kỹ thuật để bộc lộ và quan sát các cấu trúc cơ thể nhìn thấy được bằng mắt thường (giải phẫu đại thể), trong khi đó từ giải phẫu là từ chỉ một chuyên ngành hay một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà những kỹ thuật được sử dụng nghiên cứu bao gồm không chỉ phẫu tích mà cả những kỹ thuật khác như siêu âm, chụp X-quang. 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC MÔ TẢ GIẢI PHẪU Ngoài phân tích, người ta có thể quan sát được các cấu trúc cơ thể (hệ xương – khớp và các khoang cơ thể) bằng chụp tia X gọi là giải phẫu X-quang (radiological anatomy). Giải phẫu X-quang là một phần quan trọng của giải phẫu đại thể và là cơ sở của chuyên ngành X-quang. Chỉ khi hiểu được sự bình thường của các cấu trúc trên phim chụp X-quang thì ta mới nhận ra được các biến đổi bất thường của chúng trên phim chụp do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra. Ngày nay, đã có thêm nhiều kỹ thuật mới làm hiện rõ hình ảnh cấu trúc cơ thể (chẩn đoán hình ảnh) như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)... Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau. Các cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu là: 2.1. Giải phẫu học hệ thống (systemic anatomy) Là mô tả cấu trúc giải phẫu theo từng hệ thống các cơ quan, bộ phận (cùng thực hiện một chức năng) nhằm giúp cho người học hiểu được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan trong cơ thể là: hệ da, hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, sinh dục và hệ nội tiết. Các giác quan là một phần của hệ thần kinh. 2.2. Giải phẫu vùng (regional anatomy) 2.3. Giải phẫu bề mặt (surface anatomy) Là mô tả hình dáng bề mặt cơ thể người liên hệ với cấu trúc sâu ở bên trong. Mục đích là giúp cho người học hình dung ra các cấu trúc nằm dưới da để áp dụng thăm khám người bệnh, đánh giá thương tổn và can thiệp khi cần thiết. 2.4. Giải phẫu phát triển (developmental anatomy) Nghiên cứu và mô tả sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Sự tăng trưởng và phát triển diễn ra trong suốt đời người, từ trong bụng mẹ đến khi ra đời, lớn lên, già và chết Mỗi một giai đoạn cơ thể có sự phát triển và cốt hoá riêng. Nghiên cứu quá trình từ trong bụng mẹ đến khi ra đời gọi là phôi thai học. Nghiên cứu sự phát triển của con người từ nhỏ đến già gọi là giải phẫu học trẻ em, giải phẫu học người già. – Giải phẫu chức năng (functional anatomy) là sự kết hợp giữa mô tả cấu trúc và chức năng của từng cơ quan bộ phận trong cơ thể. – Giải phẫu lâm sàng (clinical anatomy) hay giải phẫu thực dụng là việc vận dụng thực tế các kiến thức giải phẫu vào vào việc giải quyết các vấn đề lâm sàng và ngược lại áp dụng các kiến thức lâm sàng vào việc mở rộng các kiến thức giải phẫu. 3. VỊ TRÍ CỦA GIẢI PHẪU TRONG Y SINH HỌC Giải phẫu học là một môn cơ bản, mở đầu và khai sinh ra tất cả những môn phân hoá và phát triển đã nêu trên của nó. Hình thái học là một lĩnh vực cơ bản đầu tiên của sinh học và là cơ sở cho lĩnh vực sinh lý học. Giải phẫu và sinh lý học là 2 môn không thể tách rời nhau được. Hình thái luôn đi cùng chức năng, hình thái nào thì chức năng đó. Cho nên giải phẫu chức năng đã trở thành một quan điểm và phương châm cơ bản của nghiên cứu và mô tả giải phẫu. 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẢI PHẪU HỌC TRONG Y HỌC Giải phẫu học là môn cơ sở của các môn cơ sở cũng như các môn lâm sàng của y học. Thật vậy, không thể hiểu được cấu tạo tế bào của từng mô, từng cơ quan (mô học), không thể hiểu được sự phát triển của từng cá thể (phôi thai học), cũng như chức năng của từng cơ quan (sinh lý học)… nếu chúng ta không biết gì về hình thái, cấu trúc của các cơ quan đó. Đối với các môn lâm sàng cũng vậy, người thầy thuốc cần phải có kiến thức giải phẫu mới có thể thăm khám các phủ tạng để chẩn đoán cũng như điều trị có kết quả. Vì vậy, đúng như Mukhin, một thầy thuốc Nga nói: “Người thầy thuốc mà không có kiên thức về giải phẫu học thì chẳng những vô ích mà còn có hại”. Đặc biệt với các môn học hệ ngoại – sản, kiến thức giải phẫu học lại càng cần thiết. Không thể mổ xẻ tốt trên người sống nếu không nắm vững giải phẫu từng cơ quan, từng bộ phận cũng như từng vùng. Nhà giải phẫu học nổi tiếng người Pháp Testut đã từng viết trong cuốn sách giải phẫu học đồ sộ của mình rằng: “Có thể khẳng định mà không sợ quá đáng là chỉ có trường phái giải phẫu và đặc biệt là giải phẫu định khu mới là nơi đào tạo những nhà phẫu thuật giỏi”. Theo GS. Trịnh Văn Minh: “con người đứng vững bằng đôi bàn chân, Y học bắt đầu từ giải phẫu học”. 5. DANH TỪ VÀ DANH PHÁP GIẢI PHẪU HỌC Mỗi chi tiết giải phẫu có một tên riêng, mỗi danh từ giải phẫu phải đảm bảo yêu cầu mô tả đúng nhất chi tiết mà nó đại diện. Thuật ngữ giải phẫu quốc tế có nguồn gốc từ tiếng Latin, tiếng Ả Rập và tiếng Hy Lạp nhưng đều được thể hiện bằng ký tự và văn phạm tiếng Latin. Trên con đường tiến tới một bản danh pháp giải phẫu quốc tế hợp lý nhất và để bổ sung thêm những chi tiết mới phát hiện, đã có nhiều thế hệ danh pháp giải phẫu Latin khác nhau được lập ra qua các kỳ hội nghị. Bản danh pháp mới nhất là thuật ngữ giải phẫu quốc tế TA (Terminologia Anatomica) được hiệp hội các nhà giải phẫu quốc tế thống nhất và chấp thuận năm 1998. Hiện nay tất cả các danh từ giải phẫu mang tên người phát hiện (eponyms) đã hoàn toàn được thay thế. 6. TƯ THẾ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHẪU 6.1. Tư thế giải phẫu Tư thế người đứng thẳng 2 tay buông xuôi, mắt và 2 bàn tay hướng về phía trước. Các vị trí và cấu trúc giải phẫu được xác định theo 3 mặt phẳng không gian. 6.2. Các mặt phẳng giải phẫu 6.2.1. Mặt phẳng đứng dọc Là mặt phẳng đứng theo chiều trước sau. Có nhiều mặt phẳng đứng dọc song song với nhau, song chỉ có một mặt phẳng đứng dọc giữa nằm chính giữa cơ thể và chia cơ thể làm 2 nửa đối xứng, phải và trái. Ngoài ra, cho mỗi nửa cơ thể, mặt phẳng đứng dọc giữa còn là mốc để so sánh 2 vị trí trong và ngoài. 6.2.2. Mặt phẳng đứng ngang

1. Mặt phẳng đứng ngang 2. Phía sau (lưng) 3. Phía bụng (trước) 4. Mặt phẳng cắt ngang 5. Tư thế sấp 6. Phía gần 7. Phía xa 8. Phía dưới (đuôi) 9. Mặt phẳng đứng dọc 10. Tư thế ngửa 11. Mặt phẳng nằm ngang 12. Mặt phẳng đứng dọc giữa 13. Phía trên (đầu)

Hình 1.1. Các mặt phẳng của cơ thể trong không gian Là mặt phẳng trán, là một mặt phẳng đứng theo chiều ngang, từ bên nọ sang bên kia, thẳng góc với mặt phẳng đứng dọc. Có nhiều mặt phẳng đứng ngang, song người ta thường lấy một mặt phẳng đứng ngang qua giữa chiều dày trước sau của cơ thể làm mốc, chia cơ thể thành phía trước và phía sau. 6.2.3. Mặt phẳng nằm ngang Là mặt phẳng nằm theo chiều ngang, thẳng góc với trục đứng thẳng của cơ thể hay thẳng góc với 2 mặt phẳng đứng. Có nhiều mặt phẳng nằm ngang khác nhau, song song với các chiều nằm ngang phải trái và trước sau của cơ thể. Song cũng có một mặt phẳng nằm ngang qua chính giữa cơ thể, lúc này cơ thể chia thành 2 phần trên và dưới. * Không nên nhầm mặt phẳng nằm ngang với mặt cắt ngang, hai mặt phẳng này có thể trùng nhau. 6.2.4. Các từ chỉ mối quan hệ vị trí và so sánh – Trên: hay đầu, phía đầu. Dưới: hay đuôi, phía đuôi. – Trước: phía bụng. Sau: phía lưng. – Phải trái là 2 phía đối lập nhau. – Trong ngoài là 2 vị trí so sánh theo chiều ngang ở cùng một phía đối với mặt phẳng đứng dọc giữa. – Gần hay phía gần, xa hay phía xa gốc chi. – Quay và trụ hay phía trụ và phía quay. – Phía chày và mác tương ứng với ngoài và trong. – Phía gan tay và phía mu tay tương ứng với trước và sau bàn tay. – Phía gan chân và mu chân tương ứng với trên và dưới bàn chân. 6.2.5. Nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học Đây là môn học mô tả nên phải có các nguyên tắc đặt tên cho các chi tiết đê người học dễ nhớ và không bị lẫn lộn, những nguyên tắc chính là: – Lấy tên các vật trong tự nhiên đặt cho các chi tiết có hình dạng giống như thế. – Đặt tên theo hình học (chỏm, lồi cầu, tam giác, tứ giác…). – Đặt tên theo chức năng (dạng, khép, gấp, duỗi…). – Đặt tên theo vị từ nông sâu (gấp nông, gấp sâu…) – Đặt tên theo vị trí tương quan trong không gian (trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, dọc, ngang...) dựa vào 3 mặt phẳng trong không gian là mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC GIẢI PHẪU 7.1. Phương pháp nghiên cứu Danh từ giải phẫu học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là anatome (cắt ra), nói theo ngôn ngữ hiện nay là “phẫu tích”. Nhưng khi khoa học phát triển thì chỉ quan sát bằng mắt không đủ, mà phải sử dụng nhiều phương pháp khác: bơm tạng, nhuộm màu, chụp X-quang, làm tiêu bản trong suốt, nhuộm mô, tổ chức vv... tuỳ mục đích nhưng chủ yếu là đại thể và vi thể. 7.2. Phương pháp học giải phẫu 7.2.1. Xác và xương rời Học xương thì phải trực tiếp cầm lấy xương mà mô tả, đối chiếu với hình vẽ trong sách hoặc trên tranh. Học các phần mềm thì phải trực tiếp phẫu tích trên xác mà quan sát và hiểu nội dung đã nêu trong bài giảng hoặc sách vở. Xác đóng vai trò quan trọng trong giảng và học giải phẫu, nhưng thực tế hiện nay có rất ít xác nên việc sinh viên trực tiếp phẫu tích trên xác là rất hiếm. Ngoài xác ướp để phẫu tích còn có các tạng rời, súc vật cũng giúp ích cho sinh viên học tập giải phẫu rất tốt. 7.2.2. Các xương rời Các xương rời giúp cho việc học rất tốt nhưng rễ thất lạc. 7.2.3. Các tiêu bản phẫu tích sẵn Các tiêu bản phẫu tích sẵn được bảo quản trong bô can thuỷ tinh, trình bày trong phòng mu se. Một số Thiết đồ cắt mỏng đặt giữa 2 tấm kính, hay các tiêu bản cắt được nhựa hoá, các tiêu bản này như thật nhưng đã được ngấm nhựa. 7.2.4. Các mô hình nhân tạo bằng chất dẻo hay thạch cao Tuy không hoàn toàn giống thật song vẫn giúp ích cho sinh viên học về hình ảnh không gian hơn tranh vẽ và dễ tiếp xúc hơn xác. 7.2.5. Tranh vẽ Tranh vẽ là phương tiện học tập rất tốt và rất cần thiết. 7.2.6. Cơ thể sống Là một học cụ vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Không gì dễ hiểu dễ nhớ, nhớ lâu, và dễ vận dụng vào thực tế bằng quan sát trực tiếp trên cơ thể sống những cái có thể quan sát được như: tai ngoài, mắt, mũi, họng, miệng, răng... 7.2.7. Hình ảnh X-quang Hình ảnh X-quang cũng là học cụ trực quan đối với thực tế trên cơ thể sống. 7.2.8. Các phương tiện nghe nhìn Ngày nay các phương tiện nghe nhìn rất phát triển, thông qua công nghệ thông tin chúng ta có thể cập nhật các kiến thức, hình ảnh (kể cả không gian ba chiều trên mạng). Có thể trao đổi thông tin cũng như tự học. Nói tóm lại giải phẫu học là một môn quan trọng của y học, người sinh viên cũng như người thầy thuốc phải nắm vững giải phẫu cơ thể người thì mới có thể chữa được bệnh cho người bị bệnh.

Giới Thiệu Sách Destination B1: Grammar &Amp; Vocabulary

1. Giới thiệu chung về sách Destination B1

Destination B1 được thiết kế cho các bạn học tiếng Anh đang ở trình độ trung bình-khá, tức là ở mức độ B1 trên thang điểm CEFR (Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu). Đây là cuốn sách tổng hợp các kiến thức và bài tập thực hành Ngữ Pháp và Từ Vựng trong tiếng Anh để giúp bạn chuẩn bị cho các kỳ thi chuẩn hóa tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC, v.v.

Đây là cuốn sách tuy được xuất bản khá lâu (năm 2008) nhưng vẫn giữ được giá trị đến tận bây giờ nên bạn không có gì phải lo lắng và hoàn toàn có thể tin cậy mà sử dụng.

2. Nội dung của sách Destination B1

Sách Destination B1 có tổng cộng 42 Unit, Mỗi unit có cách trình bày theo hệ thống logic, rõ ràng và dễ hiểu, bao gồm các điểm ngữ pháp và từ vựng chính trong tiếng Anh ở mức độ B1.

Ngoài ra, sách B1 Destination còn tổng hợp các bài tập thực hành cực kỳ đa dạng, trong đó có một số bài tập có cấu trúc tương tự như các bài thi chuẩn hóa quốc tế Tiếng Anh. Cuốn sách tập trung vào việc ôn luyện và củng cố các kiến thức dưới hình thức bài tập và liệt kê thông tin một cách ngắn gọn và dễ hiểu.

Nội dung chính sẽ được chia ra theo từng phần như sau:

28 units về Ngữ Pháp;

14 units về Từ Vựng;

1 bài reviews sau 3 units, có tổng cộng 14 bài reviews;

2 bài kiểm tra tiến độ (Progress tests);

Đáp án cho các bài tập cùng với kiến thức ôn tập cho mỗi bài kiểm tra tiến độ.

1. Nhận xét & Đánh giá

5 điểm mạnh của sách Destination B1

Các kiến thức tổng hợp trong mỗi unit được sắp xếp đơn giản và khoa học chưa phải là tất cả những giá trị mà cuốn sách này mang lại cho sự phát triển của bạn. Hơn thế nữa, Destination B1 còn cung cấp cho các bạn rất nhiều bài tập cho từng Unit. Các dạng bài tập tương đối đơn giản, sát với nội dung kiến thức và có cấu trúc tương tự như các câu hỏi trong các bài thi chuẩn hóa tiếng Anh vừa giúp bạn thực hành vừa giúp bạn làm quen với dạng đề.

Học ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh sẽ không thể nào hiệu quả nếu bạn bỏ qua các bí quyết, đặc biệt là các bí quyết đến từ những chuyên gia ngôn ngữ. Ở mỗi unit, cuốn sách B1 Destination luôn đi kèm theo các bí quyết giúp bạn hiểu rõ và nhớ lâu hơn các điểm ngữ pháp hay từ vựng đang học.

Cứ mỗi 3 units thì cuốn Destination B1 sẽ giúp bạn ôn tập lại các kiến thức thông qua tổng hợp lại các ý chính và thêm vào rất nhiều bài tập kết hợp nhiều điểm ngữ pháp để giúp bạn có cơ hội thực hành và nhớ lâu hơn. Ngoài ra, sau 42 units còn có các bài kiểm tra tiến độ.

3 điểm yếu của sách Destination B1

Bài tập có cấu trúc tương đối lỗi thời so với các bài thi tiếng Anh quốc tế hiện nay

Các bài tập đi kèm trong cuốn sách Destination B1 tuy nhiều, đơn giản và có thể giúp bạn thực hành tốt được các kiến thức vừa học nhưng do đã được xuất bản từ lâu nên các dạng câu hỏi này đã bị lỗi thời vì thế khó có thể giúp bạn làm quen với các đề thi thật.

Destination B1 không đi kèm file audio hướng dẫn cách phát âm các từ vựng trong unit vì thế bạn đã bỏ qua một yếu tố quan trọng của việc học từ đó chính là phát âm của từ. Không biết cách phát âm từ thì các kỹ năng như Nghe và Nói tiếng Anh sẽ bị hạn chế do bạn không nghe được người khác nói gì và người khác thì lại không hiểu bạn đang nói gì.

Collocation của từ là cách sử dụng từ trong câu sao cho hợp ngữ nghĩa. Mặc dù các bài tập đã phần nào chỉ được cách sử dụng từ trong câu nhưng không cung cấp đầy đủ kiến thức.

2. Đối tượng phù hợp với sách Destination B1

Giống như tên gọi của cuốn sách, đây là tài liệu phù hợp với những bạn đang ở mức độ trung bình muốn cải thiện tiếng Anh của mình lên mức khá (Intermediate – B1). Ngoài ra, nếu bạn ở mức căn bản thì không nên sử dụng do toàn bộ cuốn sách được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian.

Thông qua bài viết này, DOL English mong bạn có thêm cho mình một nguồn kiến thức cực kỳ hữu dụng trong việc cải thiện Ngữ pháp và Từ Vựng tiếng Anh. Destination B1 là một cuốn sách cực kỳ hay mà nếu đi kèm với phương pháp học chính xác và sự chịu khó, cầu tiến, bạn sẽ cải thiện một cách nhanh chóng.

Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Bộ Môn Giải Phẫu Bệnh trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!