Xem Nhiều 3/2023 #️ Hà Nội – Điện Biên Phủ (Nốt Chữ Cái + Xướng Âm). # Top 3 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hà Nội – Điện Biên Phủ (Nốt Chữ Cái + Xướng Âm). # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hà Nội – Điện Biên Phủ (Nốt Chữ Cái + Xướng Âm). mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguồn nhạc khuông (chưa hoàn chỉnh):

http://baicadicungnamthang.net/sheet/ha-noi-dien-bien-phu-330.html

Mờ hơn, nhưng hoàn chỉnh:

Hà Nội – Điện Biên Phủ.

Tác giả: Phạm Tuyên.

Nốt chữ cái giọng F trưởng (?), cao hơn nhạc khuông 1 quãng 8:

Bê Năm Hai tan xác cháy sá…ang bầu trời. A5 A5 A5 A5 C6 A5 A5-G5 F5 F5. Hào khí Thăng Long ánh lê…ên ngời ngời. A4 F5 E5 D5 F5 E5-D5 C5 C5. Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần kha…át máu. C5 F5 G5 A5 A5 A5 C6 A5 G5 F5 G5-A5 A5. Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù. D6 D6 C6 Bb5 Bb5 F5 Bb5 G5 Bb5 C6 D6 C6 Bb5. Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xơ…âm lăng. F5 G5 Bb5 C6 C6 D6 G5 Bb5 C6-D6 C6.

Hà Nội ơi! Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. C6 C6 F6! E6 E6 E6, D6 D6 D6, C6 F5 A5. Hà Nội của chúng ta! A5 A5 C6 E6 D6! Trong trận Điện Biên mới oai hùng, Bb5 D5 F5 Bb5 D6 C6 A5, Sáng rực hào quang chiến thắng. A5 C5 F5 G5 C6 C6.

Hà Nội ơi! Dẫu phố…ô* phường bị giặc tàn* phá đau thương, A5 A5 E6! E6 E6-C#6* A5 E5 A5 C#6* E6 D6 D6, (dường như câu này là Dm hòa âm) Ta bước trên đầu thù. D6 F6 E6 C6 C6. Tự hà…o thay dáng đứng Việt Nam! G5 G5-Bb5 C6 E6 E6 C6 F6!

Nhân dân ta tay súng giữ lấy…y cuộc đời. A5 A5 A5 A5 C6 A5 A5-G5 F5 F5. Dù mấy gian nguy vẫn tư…ơi nụ cười. A4 F5 E5 D5 F5 E5-D5 C5 C5. Niềm tin ta sắt đá, bom Mỹ đâu lay được y…ý chí. C5 F5 G5 A5 A5, A5 C6 A5 G5 F5 G5-A5 A5. Giữ vững Thành Đồng, miền Nam rền vang tiếng súng diệt thù. D6 D6 C6 Bb5, Bb5 F5 Bb5 G5 Bb5 C6 D6 C6 Bb5. Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời Ba…ắc Nam. F5 G5 Bb5 C6 C6 D6 G5 Bb5 C6-D6 C6.

Hà Nội [ơi/đây]! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời C6 C6 F6! E6 E6 E6 D6 D6 D6 C6 F5 A5 Của Hà Nội chúng ta? A5 A5 C6 E6 D6? Đâu chỉ vì [non nước riêng/ riêng nước non] này Bb5 D5 F5 Bb5 D6 C6 A5 Phất ngọn cờ sao chính nghĩa. A5 C5 F5 G5 C6 C6.

Hà Nội ơi! Trong bo…om* đạn vẫn ngời ánh* sáng tương lai. A5 A5 E6! E6 E6-C#6* A5 E5 A5 C#6* E6 D6 D6. (dường như câu này là Dm hòa âm) Ghi chiến công tuyệt vời D6 F6 E6 C6 C6 Một Đị…ên Biên sáng chói, Hà Nội ơi! G5 G5-Bb5 C6 E6 E6, C6 C6 F6!

Xướng âm giọng Pha trưởng (?), cao hơn nhạc khuông một quãng tám:

Bê Năm Hai tan xác cháy sá…ang bầu trời. La5 La5 La5 La5 Đô6 La5 La5-Xon5 Pha5 Pha5. Hào khí Thăng Long ánh lê…ên ngời ngời. La4 Pha5 Mi5 Rê5 Pha5 Mi5-Rê5 Đô5 Đô5. Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần kha…át máu. Đô5 Pha5 Xon5 La5 La5 La5 Đô6 La5 Xon5 Pha5 Xon5-La5 La5. Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù. Rê6 Rê6 Đô6 Tê5 Tê5 Pha5 Tê5 Xon5 Tê5 Đô6 Rê6 Đô6 Tê5. Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xơ…âm lăng. Pha5 Xon5 Tê5 Đô6 Đô6 Rê6 Xon5 Tê5 Đô6-Rê6 Đô6.

Hà Nội ơi! Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Đô6 Đô6 Pha6! Mi6 Mi6 Mi6, Rê6 Rê6 Rê6, Đô6 Pha5 La5. Hà Nội của chúng ta! La5 La5 Đô6 Mi6 Rê6! Trong trận Điện Biên mới oai hùng, Tê5 Rê5 Pha5 Tê5 Rê6 Đô6 La5, Sáng rực hào quang chiến thắng. La5 Đô5 Pha5 Xon5 Đô6 Đô6.

Hà Nội ơi! Dẫu phố…ô* phường bị giặc tàn* phá đau thương, La5 La5 Mi6! Mi6 Mi6-Đi6* La5 Mi5 La5 Đi6* Mi6 Rê6 Rê6, (dường như câu này là Rê thứ hòa âm) Ta bước trên đầu thù. Rê6 Pha6 Mi6 Đô6 Đô6. Tự hà…o thay dáng đứng Việt Nam! Xon5 Xon5-Tê5 Đô6 Mi6 Mi6 Đô6 Pha6!

Nhân dân ta tay súng giữ lấy…y cuộc đời. La5 La5 La5 La5 Đô6 La5 La5-Xon5 Pha5 Pha5. Dù mấy gian nguy vẫn tư…ơi nụ cười. La4 Pha5 Mi5 Rê5 Pha5 Mi5-Rê5 Đô5 Đô5. Niềm tin ta sắt đá, bom Mỹ đâu lay được y…ý chí. Đô5 Pha5 Xon5 La5 La5, La5 Đô6 La5 Xon5 Pha5 Xon5-La5 La5. Giữ vững Thành Đồng, miền Nam rền vang tiếng súng diệt thù. Rê6 Rê6 Đô6 Tê5, Tê5 Pha5 Tê5 Xon5 Tê5 Đô6 Rê6 Đô6 Tê5. Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời Ba…ắc Nam. Pha5 Xon5 Tê5 Đô6 Đô6 Rê6 Xon5 Tê5 Đô6-Rê6 Đô6.

Hà Nội [ơi/đây]! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời Đô6 Đô6 Pha6! Mi6 Mi6 Mi6 Rê6 Rê6 Rê6 Đô6 Pha5 La5 Của Hà Nội chúng ta? La5 La5 Đô6 Mi6 Rê6? Đâu chỉ vì [non nước riêng/ riêng nước non] này Tê5 Rê5 Pha5 Tê5 Rê6 Đô6 La5 Phất ngọn cờ sao chính nghĩa. La5 Đô5 Pha5 Xon5 Đô6 Đô6.

Hà Nội ơi! Trong bo…om* đạn vẫn ngời ánh* sáng tương lai. La5 La5 Mi6! Mi6 Mi6-Đi6* La5 Mi5 La5 Đi6* Mi6 Rê6 Rê6. (dường như câu này là Rê thứ hòa âm) Ghi chiến công tuyệt vời Rê6 Pha6 Mi6 Đô6 Đô6 Một Đị…ên Biên sáng chói, Hà Nội ơi! Xon5 Xon5-Tê5 Đô6 Mi6 Mi6, Đô6 Đô6 Pha6!

Nốt chữ cái giọng C trưởng (?):

Bê Năm Hai tan xác cháy sá…ang bầu trời. E5 E5 E5 E5 G5 E5 E5-D5 C5 C5. Hào khí Thăng Long ánh lê…ên ngời ngời. E4 C5 B4 A4 C5 B4-A4 G4 G4. Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần kha…át máu. G4 C5 D5 E5 E5 E5 G5 E5 D5 C5 D5-E5 E5. Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù. A5 A5 G5 F5 F5 C5 F5 D5 F5 G5 A5 G5 F5. Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xơ…âm lăng. C5 D5 F5 G5 G5 A5 D5 F5 G5-A5 G5.

Hà Nội ơi! Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. G5 G5 C6! B5 B5 B5, A5 A5 A5, G5 C5 E5. Hà Nội của chúng ta! E5 E5 G5 B5 A5! Trong trận Điện Biên mới oai hùng, F5 A4 C5 F5 A5 G5 E5, Sáng rực hào quang chiến thắng. E5 G4 C5 D5 G5 G5.

Hà Nội ơi! Dẫu phố…ô* phường bị giặc tàn* phá đau thương, E5 E5 B5! B5 B5-G#5* E5 B4 E5 G#5* B5 A5 A5, (dường như câu này là Am hòa âm) Ta bước trên đầu thù. A5 C6 B5 G5 G5. Tự hà…o thay dáng đứng Việt Nam! D5 D5-F5 G5 B5 B5 G5 C6!

Nhân dân ta tay súng giữ lấy…y cuộc đời. E5 E5 E5 E5 G5 E5 E5-D5 C5 C5. Dù mấy gian nguy vẫn tư…ơi nụ cười. E4 C5 B4 A4 C5 B4-A4 G4 G4. Niềm tin ta sắt đá, bom Mỹ đâu lay được y…ý chí. G4 C5 D5 E5 E5, E5 G5 E5 D5 C5 D5-E5 E5. Giữ vững Thành Đồng, miền Nam rền vang tiếng súng diệt thù. A5 A5 G5 F5, F5 C5 F5 D5 F5 G5 A5 G5 F5. Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời Ba…ắc Nam. C5 D5 F5 G5 G5 A5 D5 F5 G5-A5 G5.

Hà Nội [ơi/đây]! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời G5 G5 C6! B5 B5 B5 A5 A5 A5 G5 C5 E5 Của Hà Nội chúng ta? E5 E5 G5 B5 A5? Đâu chỉ vì [non nước riêng/ riêng nước non] này F5 A4 C5 F5 A5 G5 E5 Phất ngọn cờ sao chính nghĩa. E5 G4 C5 D5 G5 G5.

Hà Nội ơi! Trong bo…om* đạn vẫn ngời ánh* sáng tương lai. E5 E5 B5! B5 B5-G#5* E5 B4 E5 G#5* B5 A5 A5. (dường như câu này là Am hòa âm) Ghi chiến công tuyệt vời A5 C6 B5 G5 G5 Một Đị…ên Biên sáng chói, Hà Nội ơi! D5 D5-F5 G5 B5 B5, G5 G5 C6!

Xướng âm giọng Đô trưởng (?):

Bê Năm Hai tan xác cháy sá…ang bầu trời. Mi5 Mi5 Mi5 Mi5 Xon5 Mi5 Mi5-Rê5 Đô5 Đô5. Hào khí Thăng Long ánh lê…ên ngời ngời. Mi4 Đô5 Ti4 La4 Đô5 Ti4-La4 Xon4 Xon4. Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần kha…át máu. Xon4 Đô5 Rê5 Mi5 Mi5 Mi5 Xon5 Mi5 Rê5 Đô5 Rê5-Mi5 Mi5. Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù. La5 La5 Xon5 Pha5 Pha5 Đô5 Pha5 Rê5 Pha5 Xon5 La5 Xon5 Pha5. Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xơ…âm lăng. Đô5 Rê5 Pha5 Xon5 Xon5 La5 Rê5 Pha5 Xon5-La5 Xon5.

Hà Nội ơi! Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Xon5 Xon5 Đô6! Ti5 Ti5 Ti5, La5 La5 La5, Xon5 Đô5 Mi5. Hà Nội của chúng ta! Mi5 Mi5 Xon5 Ti5 La5! Trong trận Điện Biên mới oai hùng, Pha5 La4 Đô5 Pha5 La5 Xon5 Mi5, Sáng rực hào quang chiến thắng. Mi5 Xon4 Đô5 Rê5 Xon5 Xon5.

Hà Nội ơi! Dẫu phố…ô* phường bị giặc tàn* phá đau thương, Mi5 Mi5 Ti5! Ti5 Ti5-Xi5* Mi5 Ti4 Mi5 Xi5* Ti5 La5 La5, (dường như câu này là La thứ hòa âm) Ta bước trên đầu thù. La5 Đô6 Ti5 Xon5 Xon5. Tự hà…o thay dáng đứng Việt Nam! Rê5 Rê5-Pha5 Xon5 Ti5 Ti5 Xon5 Đô6!

Nhân dân ta tay súng giữ lấy…y cuộc đời. Mi5 Mi5 Mi5 Mi5 Xon5 Mi5 Mi5-Rê5 Đô5 Đô5. Dù mấy gian nguy vẫn tư…ơi nụ cười. Mi4 Đô5 Ti4 La4 Đô5 Ti4-La4 Xon4 Xon4. Niềm tin ta sắt đá, bom Mỹ đâu lay được y…ý chí. Xon4 Đô5 Rê5 Mi5 Mi5, Mi5 Xon5 Mi5 Rê5 Đô5 Rê5-Mi5 Mi5. Giữ vững Thành Đồng, miền Nam rền vang tiếng súng diệt thù. La5 La5 Xon5 Pha5, Pha5 Đô5 Pha5 Rê5 Pha5 Xon5 La5 Xon5 Pha5. Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời Ba…ắc Nam. Đô5 Rê5 Pha5 Xon5 Xon5 La5 Rê5 Pha5 Xon5-La5 Xon5.

Hà Nội [ơi/đây]! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời Xon5 Xon5 Đô6! Ti5 Ti5 Ti5 La5 La5 La5 Xon5 Đô5 Mi5 Của Hà Nội chúng ta? Mi5 Mi5 Xon5 Ti5 La5? Đâu chỉ vì [non nước riêng/ riêng nước non] này Pha5 La4 Đô5 Pha5 La5 Xon5 Mi5 Phất ngọn cờ sao chính nghĩa. Mi5 Xon4 Đô5 Rê5 Xon5 Xon5.

Hà Nội ơi! Trong bo…om* đạn vẫn ngời ánh* sáng tương lai. Mi5 Mi5 Ti5! Ti5 Ti5-Xi5* Mi5 Ti4 Mi5 Xi5* Ti5 La5 La5. (dường như câu này là La thứ hòa âm) Ghi chiến công tuyệt vời La5 Đô6 Ti5 Xon5 Xon5 Một Đị…ên Biên sáng chói, Hà Nội ơi! Rê5 Rê5-Pha5 Xon5 Ti5 Ti5, Xon5 Xon5 Đô6!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Chiến Thắng Điện Biên (Nốt Chữ Cái)

Kỷ niệm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05/1954.

Nhạc và lời: Đỗ Nhuận.

Lời (giọng Đô trưởng???):

Lời 1:

Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân…ân trở…ơ về G4 E5 C5 D5, G4 A4 C5 D5 C5-A4 G4-A4 G4

Giữa…ưa mùa này hoa…a nở C5-A4 G4 G4 A4-G4 D4

Miền Tây Bắc tưng…ưng bừng vui F4 A4 C5 A4-G4 D4 G4

Bản…an mường…ương xưa nương lúa mới trồng, D4-F4 D4-F4 G4 A4 C5 A4 G4

Kìa đàn…an em…m bé giữa đồng nắm chúng tôi xoè hoa. G4 A4-G4 A4-C5 D5 C5 A4 C5 A4-G4 F4 G4.

Dọc đường chiến thắng ta…a tiến…iến về…ê, A4 A4 D5 D5 B4-A4 B4-D5 A4-G4,

Đoàn dân công tiền tuyến vẫy…ây chào pháo chúng tôi vượt qua. E4 G4 A4 A4 D5 B4-A4 G4 D5 B4-A4 G4 A4.

Súng…ung đại…ai bác quấn lá…a ngụy trang, từng…ưng đàn…an bươm bướm trắng rỡn lá…a ngụy trang. D5-C5 A4-C5 D5 D5 B4-A4 G4 A4, D4-F4 D4-F4 G4 A4 D5 D5 B4-A4 G4 A4.

Xiết…iết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc, A4-G4(?) G4 A4 F4 C4 C4 F4 G4 A4,

Đồng bào nao nức mong đón ta trở về. F4 F4 G4 A4 F4 G4 F4 C4 D4.

Giờ chiến thắng ta…a đã về, D4 D5 D5 B4-A4 B4 A4,

Vui…ui mừng…ừng đón chúng ta…a tiến về. D5-C5 A4-C5 D5 D5 B4-A4 B4 A4.

Núi…ui sông…ông bừng lên. E5-G5 E5-D5 C5 D5.

Đất nước ta…a sáng ngời, cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng…ưng bừng trên…ên trời. D5 D5 B4-A4 B4 A4, G4 E4 G4 A4 D4 D5 D5 B4-A4 G4 A4-G4 G4.

Lời 2:

Giải phóng miền Tây, bộ đội ta đã chúng tôi trưởng…ưởng thành, G4 E5 C5 D5, G4 A4 C5 D5 C5-A4 G4-A4 G4

Thắng…ăng trận Điện Biên…iên Phủ, C5-A4 G4 G4 A4-G4 D4

Càng tin quyết tâm…âm ở trên. F4 A4 C5 A4-G4 D4 G4

Đổ…ô mồ…ô hôi phá núi, bắc cầu, D4-F4 D4-F4 G4 A4 C5 A4 G4

Vượt rừng…ừng, qua…a suối, đắp đường thắng lợi…ợi về đây. G4 A4-G4 A4-C5 D5, C5 A4 C5 A4-G4 F4 G4.

Phương châm đánh chắc ta…a tiến…iến lên…ên, A4 A4 D5 D5 B4-A4 B4-D5 A4-G4,

Lực lượng như bão táp, quân…ân thù mấy cũng…ung phải tan. E4 G4 A4 A4 D5, B4-A4 G4 D5 B4-A4 G4 A4.

Vang…ang lừng…ưng tiếng súng khi…i mừng công, thoả…a lòng…ong ta dâng Bác bấy lâu…âu chờ mong. D5-C5 A4-C5 D5 D5 B4-A4 G4 A4, D4-F4 D4-F4 G4 A4 D5 D5 B4-A4 G4 A4.

Xiết…iết bao sướng vui nhìn đồng quê phơi phới, A4-G4(?) G4 A4 F4 C4 C4 F4 G4 A4,

Nông dân hăng hái khi chúng ta trở về. F4 F4 G4 A4 F4 G4 F4 C4 D4.

Ruộng đất chúng ta…a đã về, D4 D5 D5 B4-A4 B4 A4,

Vui…ui mừng…ừng đón chúng ta…a tiến về. D5-C5 A4-C5 D5 D5 B4-A4 B4 A4.

Chiến…iến sĩ…i Điện Biên. E5-G5 E5-D5 C5 D5.

Thế giới đang…ang đón mừng chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây…ây dựng hoà…a bình. D5 D5 B4-A4 B4 A4 G4 E4 G4 A4 D4 D5 D5 B4-A4 G4 A4-G4 G4.

Nguồn nhạc khuông:

http://baicadicungnamthang.net/sheet/chien-thang-dien-bien-2

Điện Biên Phủ Trên Không

“Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại. Bộ đội tên lửa những ngày đánh trận Điện Biên Phủ trên không – Ảnh: Tư liệu/Internet

Chiến dịch Điện Biên Phủ với chiến thắng “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7-5-1954) đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm của quân và dân ta. Từ đó, Điện Biên Phủ trở thành một biểu tượng chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam thời hiện đại. Và không phải ngẫu nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, báo chí và công luận đã mệnh danh chiến thắng của quân, dân ta đối với cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của chính quyền Richard Nixon vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12-1972 là Điện Biên Phủ trên không. Đây là cuộc đụng đầu trực diện, mang ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta với lực lượng không quân chiến lược vô cùng hiện đại và mạnh mẽ của Mỹ. Những phương tiện chiến tranh tối tân bậc nhất đã thất bại trước sức mạnh to lớn của ý chí Việt Nam, của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Sức mạnh ấy một phần được làm nên nhờ quân và dân ta đã bước vào cuộc chiến với tư thế sẵn sàng quyết chiến, tinh thần cảnh giác, vững vàng về tư tưởng.

NHÌN THẤU ÂM MƯU ĐỊCH, CHUẨN BỊ ĐÒN GIÁNG TRẢ

Cho đến tháng 10-1972, cuộc tiến công chiến lược của quân, dân ta ởmiền Nam đã diễn ra hơn nửa năm và giành được một số thắng lợi to lớn, làm thay đổi cục diện chiến trường. Trên miền Bắc, kể từ tháng 4-1972, quân, dân ta đã đánh bại một bước quan trọng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của không quân và hải quân Mỹ; không ngừng tăng cường sức người, sức của vào tiền tuyến lớn, cùng quân, dân miền Nam phát triển cuộc tiến công chiến lược. Tại Paris, cuộc đàm phán giữa ta và Mỹ kéo dài đã bốn năm. Ngày 8-10-1972, Chính phủ ta đưa ra bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hai bên đã thỏa thuận hầu hết các nội dung trong văn kiện, ấn định ngày 20-10-1972 sẽ ký tắt tại Hà Nội và ngày 31-10-1972 sẽ ký chính thức tại Paris. Nhưng chính quyền Nixon cố tình dây dưa, muốn đợi qua cuộc bầu cử tổng thống, đồng thời chuẩn bị bước phiêu lưu quân sự mới, nhằm giành lại thế mạnh cả về quân sự và ngoại giao, ép ta phải nhân nhượng theo những điều kiện có lợi cho Mỹ.

Đơn vị pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô đã bắn rơi nhiều máy bay B-52 trong trận 12 ngày đêm.

Phân tích những âm mưu và hành động của đối phương, Bộ Chính trị nhận định, Mỹ sẽ đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, có nhiều khả năng, chúng sẽ dùng máy bay B52 đánh ồ ạt Hà Nội, Hải Phòng… Nhiệm vụ của Quân chủng Phòng không – Không quân là tập trung mọi khả năng, nhắm trúng máy bay B52 mà tiêu diệt. Kế hoạch chuẩn bị đánh trả và phòng tránh máy bay B52 được quân và dân ta triển khai khẩn trương, tích cực, chủ động, kiên quyết; trong đó, lực lượng nòng cốt là quân chủng Phòng không – Không quân.

Thực tế là, không phải đến cuối năm 1972, mà ngay từ 7 năm trước đó – năm 1965, khi đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, tiến hành “chiến tranh cục bộ” và bắt đầu sử dụng lực lượng ném bom chiến lược B52 trên chiến trường, trong một lần đến thăm bộ đội phòng không Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “bê” gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ, chứ nhiều hơn nữa, ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”(1).

Để chuẩn bị đánh B52, trước tiên là phải tìm hiểu tính năng, kỹ thuật, đặc điểm và quy luật hoạt động của nó, trên cơ sở đó, tìm ra cách đánh phù hợp. Nhằm thực hiện đầy đủ mục đích trên, đồng thời, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, tháng 5-1966, Quân chủng Phòng không – Không quân đã tổ chức cho trung đoàn tên lửa 238 cơ động vào Vĩnh Linh, nghiên cứu cách đánh B52. Ngày 17-9-1967, tại trận địa T5, Nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh), tiểu đoàn 84, trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc máy bay B52 đầu tiên. Từ đó, chúng ta luôn luôn duy trì một lực lượng ở chiến trường để đánh B52, với phương châm là vừa đánh địch, vừa nghiên cứu địch.

Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”(2).

Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là sự nhắc nhở thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân bắt tay vào xây dựng kế hoạch đánh trả một cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội trong vòng 5 năm tới. Có thể nói, đây là một bản kế hoạch rất độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bởi lẽ, lúc bấy giờ, ngay cả phía Mỹ cũng chưa có chút manh nha gì về kế hoạch tiến công ồ ạt miền Bắc bằng máy bay B52. Lúc đầu, tuy còn sơ lược, nhưng qua chiến đấu thực tiễn và từng bước rút kinh nghiệm, bản kế hoạch được hoàn chỉnh dần. Đáng chú ý nhất là cuốn sách cẩm nang bìa đỏ mang tên ” Cách đánh B52 ” của bộ đội tên lửa. Tuy chỉ có 30 trang đánh máy, nhưng đó là sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm trong quá trình gần 7 năm chiến đấu với B52 và các thủ đoạn của không quân Mỹ, nhất là những kinh nghiệm và phương pháp mới nhất, được rút ra sau trận tập kích ngày 16-4-1972 bằng B52 của địch vào Hà Nội và Hải Phòng.

Những phương pháp đánh B52 trong cuốn cẩm nang đó đã được quân chủng phổ biến tỉ mỉ cho từng kíp chiến đấu. Bởi thế, sau này bước vào chiến dịch, bộ đội tên lửa của ta đã bình tĩnh, tự tin, bẻ gãy các đợt tiến công của không quân Mỹ. Thậm chí, có những đơn vị chưa từng chạm trán với máy bay B52, như trung đoàn tên lửa 257 và trung đoàn tên lửa 261, nhưng từ kinh nghiệm và phương cách trong cuốn sách “Cách đánh B52”, các trung đoàn đó đã bắn rơi 24 máy bay B52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ.

Như đã nêu ở trên, lúc đầu bản kế hoạch tuy còn sơ lược nhưng ít nhiều quân ta cũng đã dự đoán được các hướng tiến công chủ yếu của địch. Đối với Hà Nội, các nhà lập kế hoạch quân sự đã phán đoán máy bay B52 sẽ bay vào theo 5 hướng chủ yếu là từ Tây Bắc và Đông Bắc xuống, từ Tây Nam vào, từ Nam và Đông Nam lên. Thực tế sau này, trong 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội, 70% số máy bay địch đều lợi dụng địa hình địa vật và từ hướng Tây Bắc đi xuống. Phán đoán chính xác hướng tiến công, nhất là hướng tiến công chủ yếu, đã giúp ta có biện pháp sử dụng các lực lượng hợp lý. Có như vậy, việc dàn thế trận mới đạt tới độ hiểm hóc để đánh thắng địch.

Đúng như ta phán đoán, ngày 17-12-1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52, mang tên Linebacker II vào Hà Nội và Hải Phòng.

Vào hồi 19 giờ 20 phút ngày 18-12-1972, ra đa của ta phát hiện máy bay B52 của địch bay vào vùng trời miền Bắc. Được chuẩn bị chu đáo từ trước đó, một lực lượng lớn đã tham gia chiến dịch với 6 trung đoàn tên lửa phòng không (SAM-2), 3 trung đoàn không quân tiêm kích, 4 trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo cao xạ, 356 đơn vị pháo, súng máy cao xạ, toàn mạng ra đa và các lực lượng phục vụ khác. Không quân ta đón đánh địch ở vòng ngoài. Bộ đội cao xạ và lưới lửa tầm thấp của dân quân tự vệ hất máy bay chiến thuật của địch lên cao. Ra đa, tên lửa, vừa khắc phục các loại nhiễu, vừa phát sóng, bắt mục tiêu B52 và phóng đạn tiêu diệt.

Xác B52 rơi ở đường Hoàng Hoa Thám – Hà Nội

Với thái độ ngạo mạn và coi thường, chính quyền Mỹ cho rằng, cùng với tàu ngầm nguyên tử, tên lửa vượt đại châu mang đầu đạn hạt nhân và những loại vũ khí chiến lược như siêu pháo đài bay B52, có thể ép được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris theo những điều khoản có lợi cho Mỹ. Nhưng trái lại, chỉ sau ba ngày Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, đã có tới 12 máy bay B52 bị bắn rơi. Và “nếu B52 cứ rơi với tốc độ này thì sau hai tuần lễ sẽ không còn máy bay ở Đông Nam Á để chiến đấu nữa”(3). Điều dự kiến đó không phải là thiếu căn cứ. Bởi trước đó bảy tháng, từ tháng 5-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không – Không quân đã đặt vấn đề: “Tỷ lệ B52 bị bắn rơi ở mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển? Mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Sau mấy tuần lễ, câu trả lời đã được đưa ra: N 1: Tỷ lệ chịu đựng được là 1 – 2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ); N 2: Tỷ lệ Nhà Trắng rung chuyển là 6 – 7%; N 3: Tỷ lệ buộc Mỹ phải thua cuộc là trên 10%.

Quân chủng Phòng không – Không quân loại trừ N 1, quyết tâm đạt N 2 và vươn tới N 3. Khôngnhững thế, trên thực tế chiến trường, bộ đội ta còn thực hiện vượt mức chỉ tiêu N 3. Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, tỷ lệ B52 bị bắn rơi là 17,6% (34/147 chiếc, trong đó Hà Nội góp công 23 chiếc).

Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn nhất bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng đã hoàn toàn bị đánh bại. Trong 12 ngày đêm, địch đã xuất kích 663 lần/chiếc máy bay chiến lược B52 và hơn 3.800 lần/chiếc máy bay chiến thuật các loại.

Đây là lần đầu tiên, quân và dân ta tổ chức và thực hành thắng lợi một chiến dịch phòng không – một loại hình chiến dịch của chiến tranh hiện đại – đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của địch, một chiến dịch phòng không độc nhất trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng – đồng thời là cố gắng cao nhất của Mỹ trong năm 1972, và cũng là trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược, buộc chính quyền Nixon phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Với lý do thất bại nặng nề như vậy, đúng 7 giờ ngày 30-12-1972, Chính phủ Hoa Kỳ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp đại biểu Chính phủ ta tại Paris, bàn việc ký kết Hiệp định.

BẰNG TRÍ TUỆ QUÂN SỰ THÔNG MINH, SÁNG TẠO, CHIẾN ĐẤU GIÀNH THẮNG LỢI TO LỚN

Từ chỗ dám đánh, biết đánh rồi biết thắng, trong 12 ngày đêm chiến đấu chống cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã giành được một thắng lợi to lớn chưa từng thấy.

Với yêu cầu tập trung, bắn rơi tại chỗ nhiều B52, thì vấn đề cơ bản nhất là phải tách cho được B52 ra khỏi nền nhiễu và ra khỏi khối liên kết với các loại máy bay chiến thuật làm nhiệm vụ hộ tống, gây nhiễu trong đội hình chiến đấu để nâng cao hiệu quả tiêu diệt. Một công việc thật không dễ dàng chút nào nhưng đây lại là vấn đề sáng tạo nhất trong cách đánh của ta.

Việc đưa B52 ra khỏi nền nhiễu là một vấn đề rất khó khăn, nhưng cuối cùng, mọi biện pháp kỹ thuật hiện đại của đối phương đều bị các chiến sĩ phòng không phát hiện trên màn hiện sóng. Trong việc vạch nhiễu, tìm thù, đâu là máy bay B52, đâu là máy bay cường kích, tiêm kích, hay tiêm kích làm giả B52, đều được phơi trần trước cặp mắt tinh tường của bộ đội ra đa và bộ đội tên lửa.

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm cán bộ tiểu đoàn trinh sát nhiễu của Quân chủng Phòng không – Không quân lại phát hiện được một hiện tượng khá đặc biệt là trong số ra đa quân ta đang sử dụng, có một loại mà máy bay B52 không phát hiện được. Trên cơ sở đó, cuối năm 1971, tổ cán bộ nghiên cứu đã đề xuất một công trình cải tiến kỹ thuật: dùng loại ra đa không bị máy bay B52 gây nhiễu, ghép với đài điều khiển, phục vụ bộ đội tên lửa đánh B52. Bộ khí tài mới này mang ký hiệu là KX. Tháng 1-1972, bộ khí tài đưa ra ứng dụng, đã thu được kết quả tốt và được đánh giá là đủ khả năng chỉ ra chính xác mục tiêu, giúp đài điều khiển tên lửa phát hiện máy bay B52 để tiêu diệt.

Vì vậy, trong 12 ngày đêm, cùng với bộ khí tài KX, phối hợp với các lực lượng phòng không ba thứ quân, bộ đội tên lửa đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay B52. Đêm 22-12-1972, trung đoàn tên lửa 257 đã phóng 4 quả đạn, diệt 2 chiếc B52. Trong 7 ngày đêm (từ 18 đến 24-12-1972), với chỉ dẫn mục tiêu của bộ khí tài KX, tiểu đoàn 57, trung đoàn 261 cũng đã bắn rơi 4 máy bay B52.

Trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12-1972, để bảo đảm an toàn cho B52 vào đánh phá, các nhà quân sự Mỹ đã sử dụng một lực lượng hùng hậu, gồm các loại máy bay tiêm kích, bay phía trước, phía sau, bay hai bên sườn, làm nhiệm vụ hộ tống (chặn đánh gần); các máy bay tiêm kích làm nhiệm vụ thả nhiễu và chặn đánh xa; máy bay chế áp hệ thống phòng không ở mặt đất; máy bay tạo giả B52; các máy bay tác chiến điện tử phát nhiễu, tạo một vùng nhiễu rộng, ngụy trang cho lực lượng máy bay vào đánh phá.

Thực chất của cách tổ chức đội hình này là sự liên kết chặt chẽ chức năng và phát huy tối đa tính ưu việt của từng loại máy bay, với những trang bị kỹ thuật hiện đại, tạo thành một cơ cấu vững chắc, đảm bảo an toàn cho B52 trong quá trình làm nhiệm vụ rải thảm bom hủy diệt mục tiêu. Như vậy, sức mạnh của B52 chỉ có thể phát huy tác dụng khi duy trì được khối liên kết chặt chẽ giữa B52 với các loại máy bay khác trong đội hình chiến dấn. Nếu sự liên kết đó bị phá vỡ, B52 khó lọt qua được lưới lửa phòng không của ta (đặc biệt là tên lửa và máy bay MIG). Đây là điểm yếu chí mạng của phương pháp liên kết chức năng và cũng là mắt xích quan trọng nhất.

Quân đội ta xác định, muốn giành được thắng lợi cho chiến dịch, vấn đề đặt ra là phải chuyển hóa lực lượng, tập trung mọi nỗ lực, vận dụng cách đánh sáng tạo, linh hoạt, liên tục phá hỏng sự liên kết giữa các thành tố trong đội hình bay của địch, làm bộc lộ lực lượng, tách B52 ra để tiêu diệt. Cùng với việc tổ chức lực lượng đánh trả, phá hỏng sự liên kết của đối phương từ xa, bộ đội tên lửa thực hiện đánh tập trung, đánh hiệp đồng liên tiếp trên đường bay của chúng, làm rối loạn đội hình, tạo điều kiện thuận lợi để bắn trúng B52.

Để giữ vững và phát huy sức mạnh đánh địch trong quá trình chiến dịch, việc giữ gìn lực lượng ta cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì sức mạnh của ta cũng dựa trên cơ sởxây dựng thế trận và sự liên kết chức năng của các lực lượng, các binh chủng. Lực lượng nào bị sứt mẻ cũng đều ảnh hưởng đến sức mạnh của cả chiến dịch. Vì vậy, ngay sau khi các sân bay của ta bị đánh hỏng, quân, dân ta đã kịp thời khôi phục lại, tạo điều kiện để không quân xuất kích chiến đấu cùng vớicác lực lượng khác. Đặc biệt, việc huy động sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân đối phó với những thủ đoạn nham hiểm của địch tại các địa bàn trọng yếu ở trong và các vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng đã góp sức cho thắng lợi của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm này.

Sau những đêm đầu bị giáng trả quyết liệt, nhiều B52 bị bắn rơi, địch phát hiện ra đối thủ nguy hiểm nhất chính là tên lửa và tìm mọi cách tập trung đánh phá. Để tiêu diệt lực lượng nòng cốt của cuộc tập kích, ta cũng chủ trương chỉ tập trung tên lửa đánh B52. Do đó, việc bảo vệ an toàn cho tên lửa là rất bức thiết. Một số đơn vị pháo cao xạ, từ Thanh Hóa, Nam Định được điều về bảo vệ tên lửa ởHà Nội. Mặt khác, ta cũng tập trung không quân, pháo cao xạ tiêu diệt máy bay cường kích để bảo vệ tên lửa. Nhờ cách tổ chức lực lượng, bố trí thế trận hợp lý, khoa học, ta đã duy trì được sức mạnh đánh địch liên tục, rộng khắp trên những địa bàn trọng điểm và đã giành được chiến thắng lớn, đặc biệt là trong các đêm 20 và 26-12-1972.

Chiến thắng của quân và dân ta đối với cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, tháng 12-1972, có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Chiến thắng oanh liệt của trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời này đã góp phần kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài, hao người tốn của của một đạo quân viễn chinh. Âm hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định “đánh cho Mỹ cút” sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975. ” Điện Biên Phủ trên không ” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại./.

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1996, t.11, tr.467.

(2) Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Hồ Chí Minh Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, H, 1990, tr. 203.

(3) Tạp chí Air Force, số 7-1977.

DƯƠNG XUÂN ĐỐNG Nhà nghiên cứu văn hóa quân sự

Chiến Thắng Điện Biên Phủ 1954

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Năm 1954, trên đại ngàn Tây Bắc đất nước, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạp bằng mọi khó khăn thử thách, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ, dựng lên mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử dân tộc, đồng thời làm “chấn động địa cầu”, tác động mạnh đến phong trào đầu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Nhân kỷ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2020), xin trân trọng giới thiệu bài viết “Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 – Sự kiện mang giá trị và tầm vóc thời đại” của Đại tá Trần Tiến Hoạt, nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Trận quyết chiến chiến lược

Đến năm 1953, sau 8 năm trở lại xâm lược Đông Dương, dù đã huy động tiềm lực kinh tế, quân sự đến mức cao nhưng thực dân Pháp vẫn không đạt được mục đích cơ bản đề ra là tiêu diệt chính phủ cách mạng và lực lượng kháng chiến, thiết lập lại nền cai trị trên toàn Đông Dương như trước năm 1945. Trái lại, chúng phải chịu những tổn thất nặng nề: bị thiệt hại 390.000 quân, vùng chiếm đóng thu hẹp, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng ngày càng sâu sắc…

Mặt khác, những khó khăn về kinh tế, tài chính và phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong nước ngày càng dâng cao đẩy chính phủ Pháp rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị mới. Lợi dụng tình thế này, đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào Đông Dương, tích cực viện trợ cho Pháp kéo dài và mở rộng cuộc chiến nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu phản cách mạng.

Tháng 5/1953, chính phủ Pháp cử tướng Nava – người được đánh giá là “một nhà chiến lược văn võ kiêm toàn” sang làm tổng chỉ huy quân viễn chinh ở Đông Dương với hy vọng sớm giành thắng lợi quân sự quyết định, tìm “lối thoát danh dự” dứt điểm cuộc chiến tranh. Sau một thời gian tìm hiểu tình hình chiến trường, tháng 7/1953, tướng Nava đề ra kế hoạch quân sự mới ở Đông Dương (còn gọi Kế hoạch Nava), gồm hai bước.

Bước 1 (Thu Đông năm 1953 và Xuân năm 1954): giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với chủ lực đối phương; tiến công chiến lược ở chiến trường phía nam, đánh chiếm các căn cứ kháng chiến, trước hết là vùng tự do Liên khu 5 và Khu 9 của cách mạng; đồng thời ra sức bắt lính mở rộng ngụy quân, tập trung xây dựng khối chủ lực cơ động mạnh.

Bước 2 (từ Thu Đông năm 1954): dồn lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện các đòn tiến công chiến lược, tiêu diệt quân chủ lực đối phương để giành thắng lợi quyết định, buộc chính phủ kháng chiến phải đầu hàng, hoặc chấp nhận đàm phán kết thúc chiến tranh theo những điều kiện do Pháp đặt ra.

Cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều đánh giá kế hoạch Nava là “hoàn hảo, phù hợp”, sẽ mang đến thắng lợi trong vòng 18 tháng!

Thực hiện kế hoạch quân sự mới đề ra, thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân đánh phá, càn quét bình định, ra sức bắt lính; đồng thời đưa thêm nhiều đơn vị quân viễn chinh vào Đông Dương. Chỉ sau một thời gian ngắn, địch đã củng cố, xây dựng được 84 tiểu đoàn cơ động chiến lược, trong đó tập trung 44 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ.

Về phía ta, cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn, đề ra chủ trương chiến lược cho hoạt động quân sự Đông Xuân 1953 – 1954: Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch tương đối yếu, có nhiều sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch, tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ. Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chiến lược là: tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt; đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh.

Chấp hành chủ trương chiến lược đã đề ra, quân dân Việt Nam phối hợp chặt chẽ cùng với quân dân hai nước bạn Lào và Campuchia mở các cuộc tiến công trên khắp chiến trường Đông Dương buộc Pháp phải phân tán lực lượng đối phó. Khối chủ lực cơ động của địch từ chỗ tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, chỉ sau một thời gian ngắn, chính thức “bị xé nát” thành 5 mảnh, đứng chôn chân trên 5 khu vực (Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào) mà hầu như không thể hỗ trợ được cho nhau.

Phối hợp với đòn tiến công của bộ đội chủ lực, ở chiến trường sau lực địch, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích nhằm bảo vệ căn cứ kháng chiến, chia cắt giao thông, tiến công diệt thêm đồn bốt, căn cứ hậu cần, uy hiếp hệ thống phòng tuyến bên ngoài của địch… Sự phối hợp chiến đấu nhịp nhàng, rộng khắp đã đẩy quân Pháp lún sâu vào thế bị động. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

Tại mặt trận Tây Bắc, từ tháng 11/1953, trước sự tiến công của quân ta, bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương quyết định điều quân xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Trong toan tính của tướng Nava, Điện Biên Phủ giữ vị trí chiến lược quan trọng nhằm bảo vệ Tây Bắc, Thượng Lào. Mặt khác, nơi đây là thung lũng phì nhiêu (dài 18 km, rộng 6 – 8 km), giàu có nhất vùng Tây Bắc. Không gian và địa thế đó cho phép xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu hút và đánh bại chủ lực đối phương.

Đến đầu tháng 3/1954, quân địch tập trung tại Điện Biên Phủ lên đến 16.200 tên, gồm những đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh, xe tăng, không quân thuộc loại tinh nhuệ nhất ở Đông Dương; được bố trí thành hệ thống phòng ngự mạnh, gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu. Cả Pháp và Mỹ đều đánh giá Điện Biên Phủ là “pháo đài không thể công phá”, công khai thách thức đối phương tiến công.

Về phía ta, sau khi phân tích kỹ tình hình mọi mặt, nhất là so sánh tương quan lực lượng địch – ta, Trung ương Đảng và Bộ chỉ huy tối cao đã quyết tâm mở chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ – đòn quyết chiến chiến lược nhằm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao trọng trách Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”, cả nước dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ. Lực lượng tham gia chiến đấu lên đến 55.000 quân, gồm 3 đại đoàn bộ binh (308, 312, 316), Trung đoàn bộ binh 57 (Đại đoàn 304), Đại đoàn công binh – pháo binh 351. Trên 260.000 dân công và 27.400 tấn gạo được huy động để cung cấp cho chiến dịch. Hàng vạn thanh niên xung phong phối hợp cùng bộ đội công binh ngày đêm mở đường ra mặt trận dưới bom đạn địch, nên sau một thời gian ngắn, hàng ngàn km đường được xây dựng, sửa chữa. Công tác chuẩn bị các mặt trên vượt ra ngoài mọi dự đoán, tạo bất ngờ lớn đối với cả Pháp và Mỹ.

Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công, mở màn chiến dịch. Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng mãnh, vượt qua muôn vàn gian khổ, “gan không núng, chí không mòn”, chiều ngày 7/5/1954, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống tướng chỉ huy De Castries, kết thúc thắng lợi trận quyết chiến chiến lược.

Ý nghĩa lịch sử trọng đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của quân dân Việt Nam đã đập tan những cố gắng quân sự cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945 – 1954). Đồng thời, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia.

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đập tan một mắt xích quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, mở đầu cho sự sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới; giáng đòn nặng nề đầu tiên vào dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Nhà sử học Pháp Jules Roy sau này đã thừa nhận, xét trên phạm vi thế giới “Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương Tây, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn hãy còn vang vọng”.

Cũng từ đây, “tiếng sấm Điện Biên Phủ” có sức cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là các nước châu Phi, châu Mỹ la-tinh; đồng thời góp phần làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác – Lênin thời đại ngày nay: Một dân tộc bị áp bức, nhưng nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, biết phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân, sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có khả năng đánh bại những đội quân xâm lược hung bạo. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 để lại cho cách mạng Việt Nam những bài học – kinh nghiệm rất quý báu: giữ vững và tăng cường phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời nắm bắt thời cơ, chớp thời cơ, chỉ đạo chiến lược nhạy bén, sắc sảo nhằm tập trung sức mạnh cao độ cả nước để giành thắng lợi quyết định; thực hiện tốt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, biết dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phát huy thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, không ngừng xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng lớn mạnh, đặc biệt là bộ đội chủ lực để sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, những trận quyết chiến; không ngừng chăm lo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công – nông làm nền tảng, tích cực đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đều hướng đến mục tiêu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội. Những bài học – kinh nghiệm ấy vẫn vẹn nguyên giá trị, tiếp tục được Đảng, Nhà nước ta chắt lọc, vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Bạn đang xem bài viết Hà Nội – Điện Biên Phủ (Nốt Chữ Cái + Xướng Âm). trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!