Xem Nhiều 3/2023 #️ Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Sinh Học Lớp 11 Trang 110 Bài 26: Cảm Ứng Ở Động Vật # Top 6 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Sinh Học Lớp 11 Trang 110 Bài 26: Cảm Ứng Ở Động Vật # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Sinh Học Lớp 11 Trang 110 Bài 26: Cảm Ứng Ở Động Vật mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Khái niệm về cảm ứng ở động vậtCảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triểnVí dụ: Khi trời lạnh mèo xù lông, co mạch máu, và nằm co mình lạiTác nhân kích thích: Những thay đổi của môi trường gây được phản ứng ở sinh vậtCảm ứng: Là nhận biết kích thích và phản ứng với kích thíchTính cảm ứng: Khả năng nhận biết kích thích để phản ứng với kích thích đóPhản xạ: Một điển hình của cảm ứngĐể có cảm ứng cầnBộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)Bộ phận phân tích tổng hợp (hệ thần kinh)Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến…)

2. Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinhĐộng vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh có khả năng nhận biết và trả lời kíchVí dụ: Trùng đế giày Paramecium bơi tới chỗ có ôxi, trùng biến hình amip thu chân giả để tránh ánh sáng chói.

3. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh khác nhaua. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lướiCó ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn (ruột khoang)Các tế bào thần kinh nằm rải rác, liên hệ với sợi thần kinh tạo mạng lưới thần kinh

b. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạchCó ở động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên (giun dẹp, giun tròn, chân khớp)Các tế bào tập trung thành hạch thần kinh. Các hạch nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể: Hạch là trung tâm điều khiển một vùng xác định.

c. Ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạchNhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăngDo tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng cường.Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

Giải bài tập trang 110 SGK Sinh học lớp 11Câu 1. Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng.

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.Ví dụ: Trùng giày bơi tới chỗ có nhiều ôxi.Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói.

Câu 2. Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. Tại sao?

Khi kích thích một điểm trên cơ thể xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh làm cho động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân. Do co toàn bộ cơ thể nên (dù bị kích thích 1 điểm) nên tiêu phí nhiều năng lượng.

Câu 3. Kể tên bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm:Bộ phận tiếp nhận kích thích là các giác quan.Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin là hạch não.Bộ phận thực hiện là cơ

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Sinh Học Lớp 11 Trang 104 Bài 24: Ứng Động

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học lớp 11 trang 104 bài 24: Ứng động

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Ứng động

I. Khái niệm về ứng động

Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.

Ví dụ: Hoa của cây nghệ tây và hoa Tulip nở vào buổi sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối

Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của cơ quan

Ví dụ: Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì đế hoa uốn cong xuống (hoa nở), và ngược lại (hoa đóng)

II. Các kiểu ứng động

1. Ứng động sinh trưởng: Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…)

a. Quang ứng động

Ví dụ: Hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối

Ví dụ: Lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối

Tác nhân: Ánh sáng đến từ mọi phía

Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa, lá vào những thời điểm khác nhau.

b. Nhiệt ứng động

Ví dụ: Hoa Tulip: Giảm 1 0C hoa khép lại, tăng 3 0 C hoa nở ra

Tác nhân: Nhiệt độ môi trường

Cơ chế: Do sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên cánh hoa nhanh hơn hoa nở. Ngược lại hoa khép

a. Ứng động sức trương: Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan.

Ví dụ: Phản ứng cụp lá của cây trinh nữ

Nguyên nhân: Do sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.

Ví dụ: Phản ứng đóng mở khí khổng của lá

Nguyên nhân: Do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng

b. Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động

Ví dụ: Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây bắt ruồi.

Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân kích thích cơ học)

Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic.

Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích

Cơ chế: Sóng lan truyền kích thích

Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chưa Nitơ trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học.

Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích.

Phản ứng: Bằng cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi

3. Vai trò của ứng động: Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển

Giải bài tập trang 104 SGK Sinh học lớp 11

Câu 1. Ứng động sinh trưởng là gì?

Trả lời: Ứng động sinh trường là phản ứng sinh trưởng của các cơ quan hình dẹp (lá, hoa) ở cơ thể thực vật đối với sự biến đổi của tác nhân ngoại cảnh (nhiệt độ ánh sáng) tác động khuếch tán mọi phía.

Câu 2. Cơ quan nào của hoa có ứng sinh trưởng.

Trả lời: Cụm hoa có ứng động sinh trường.

Câu 3. Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trường nào?

Trả lời: Sự vận động nở hoa là quang ứng động.

Câu 4. Phân biệt ứng động không sinh trường và ứng động sinh trưởng.

Ứng động sinh trường là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau ở cơ quan (lá, cánh hoa,…) có tốc độ sinh trường khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh.

Ứng động không sinh trường là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

Câu 5. Nêu vai trò của ứng động đối với đời sống của thực vật.

Trả lời: Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường, bảo đảm cây tồn tại và phát triển

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Sinh Học Lớp 11 Trang 19 Bài 3: Thoát Hơi Nước

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học lớp 11 trang 19 bài 3: Thoát hơi nước

Tóm tắt kiến thức: Thoát hơi nước

1. Vai trò của quá trình thoát hơi nước

Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.

Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá

Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.

2. Thoát hơi nước qua lá

a. Lá là cơ quan thoát hơi nước: Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp phủ bề mặt gọi là lớp cutin, lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng.

b. Hai con đường thoát hơi nước: Qua lớp cutin và qua khí khổng.

Thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu.

Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở.

Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.

3. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước: Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

Nước: Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.

Ánh sáng: Khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,…cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.

4. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây: Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)

Khi A = B: Mô của cây đủ nước à cây phát triển bình thường.

Khi A < B: Mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết

Số liệu về số lượng khí khổng/mm2 ở mặt trên và mặt dưới với cường độ thoát hơi nước mg/24 giờ của mỗi mặt lá: Mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên, luôn có cường độ thoát hơi nước cao hơn ở cả 3 loài cây.

Mặt trên của cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi nước chứng thực rằng quá trình thoát hơi nước có thể xảy ra không qua con đường khí khổng. Bởi vì, hơi nước có thể khuếch tán qua lớp biểu bì của lá khi nó chưa bị lớp cutin dày che phủ, gọi là thoát hơi nước qua cutin.

Cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá là khí khổng và cutin.

Bài 1. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Trả lời: Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với nơi không có bóng cây và mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.

Bài 2. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?

Bài 3. Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?

Trả lời: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Sinh Học Lớp 11 Trang 90 Bài 19: Cân Bằng Nội Môi

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học lớp 11 trang 90 bài 19: Cân bằng nội môi

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Cân bằng nội môi

1. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi

Nội môi: Là môi trường bên trong cơ thể. Gồm các yếu tố hoá lý,

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.

Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và không duy trì được sự ổn định(mất cân bằng nôi môi) thì sẽ gây ra biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, các cơ quan, cơ thể gây tử vong.

2. Sơ đồ khái quát cơ thể cân bằng nội môi

Hình 20.1 SGK trang 86.

3. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu a. Vai trò của thận.

Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao: Thận tăng cường tái hấp thu nước tả về máu.

Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm: Thận tăng cường thải nước. Ngoài ra thận còn thải các chất thải như: urê, crêatin.

b. Vai trò của gan.

Gan điều hoà nồng độ nhiều chất trong huyất tương như: protêin, các chất tan và glucôzơ trong máu.

Nồng độ glucôzơ trong múa tăng cao: Tuyến tuỵ tiết ra isullin làm tăng quá trình chuyển glucôzơ đường thành glicogen dự trữ trong gan, làm cho tế bào tăng nhận và sử dụng glucôzơ.

Nồng độ glucôzơ trong múa giảm: Tuyến tuỵ tiết ra glucagôn tác dụng chuyển glicôgen trong gan thành glucôzơ đưa vào máu.

4. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng độ ph nội môi

Hệ đệm có khản năng lấy đi H+ hoặc OH– khí các ion này xuất hiện trong máu để duy trì độ pH ôn định.

Giải bài tập trang 90 SGK Sinh học lớp 11

Câu 1: Cân bằng nội môi là gì ?

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong. Ví dụ, duy trì nồng độ glucozo trong máu người ở 0,1%; duy trì thân nhiệt người ở 36,5 độ C.

Sự ổn đinh về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch mô) đảm bảo cho động vận tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể hoạt động bình thường khi các điều kiện lí hóa của môi trường thích hợp và ổn định.

Câu 2: Tại sao cân bằng mội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể ?

Cân bằng nội môi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và duy trì được ổn đinh (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, thậm chí gây tử vong

Rất nhiều bệnh tật ở người và động vật là hậu quả của việc mất cân bàng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao do chế độ ăn nhiều muối gây ra huyết áp cao

Môi trường trong duy trì được sự ổn định nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

Câu 3: Tại sao bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều kiển và bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?

Gợi ý trả lời: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều kiển, bộ phận thực hiện:

Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm. bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển

Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc các tuyến nội tiết. Bộ phận này có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi các tín hiệu thần kinh hoặc hocmon.

Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, tim, phổi….. Bộ phân này dựa trên tín hiệu thần kinh và hocmon để tăng hay giảm hoạt động, đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng ổn định. Ví dụ, khi huyết áp tăng cao thì nhịp tim giảm và giảm lực co bóp làm cho huyết áp bình thường trở lại.

Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm thay đổi điều kiện lí hóa của môi trường trong. Sự thay đổi đó có thể trở thành kích thích tác động ngược trở lại lên bộ phận tiếp nhận kích thích. Sự tác động ngược trở lại đó gọi là liên hệ ngược.

Bất kì một bộ phận nào thuộc cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi

Câu 4: Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi?

Gợi ý trả lời: Chức năng của thận trong cân bằng nội môi là:

Điều hòa hấp thụ nước:

Trong cơ chế điều hòa hấp thụ nước ở thận, hoocmon ADH do vùng dưới đồi tiết ra có tác dụng kích thích ống thận hấp thụ nước trả về máu.

Khi cơ thể mất nước do ỉa chảy, mất mồ hôi: Áp suất thẩm thấu tăng kích thích vùng dưới đồi, tuyến yên gây cảm giác khát và tăng tiết hoocmon ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu. Nhờ vậy, lượng nước thải theo nước tiểu giảm, áp suất thẩm thấu trở lại bình thường.

Điều hòa hấp thụ Na+

Khi huyết áp thấp do giảm Na+ trong máu, kích thích thụ quan áp lực ở quan cầu tiết renin. Renin kích thích tuyến trên thận tiết anđôstêrôn giúp ống thận trả Na+ về máu.

Do Na+ có tác dụng giữ nước rất mạnh nên khi Na+ được trả về máu lằm tăng hàm lượng nước trong máu dẫn đến duyết áp tăng dần lên và trở lại bình thường.

Câu 5: Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucozo trong máu.

Gợi ý trả lời: Vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucozo máu là:

Khi nồng độ glucozo máu tăng lên, tuyến tụy tiết insulin. Insulin có tác dụng làm cho gan nhận và chuyển glucozo thành glicogen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào cơ thể tăng nhận và sử dụng glucozo. Do đó nồng độ glucozo trong máu ổn định trở lại.

Khi nồng độ glucozo trong máu giảm, tuyến tụy tiết glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicogen thành các glucozo đưa vào máu, nhờ đó glucozo trong máu tăng lên và ổn định trở lại.

Câu 6: Hệ đệm, phổi, thận duy trì pH máu bằng cách nào?

Gợi ý trả lời: Hệ đệm duy trì được pH ổn định do chúng có khản năng lấy đi H+ hoặc OH– khi các ion này xuất hiện trong máu. Trong máu có các hệ đệm sau:

Hệ đệm Proteinat (protein): Đây là hệ đệm mạch nhất.

Phổi và thận cũng có vai trò quan trọng trong điều hòa và cân bằng pH nội môi. Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải CO2 vì khí CO2 tăng lên làm H+ trong máu tăng lên. Thận tham gia điềuhòa pH nhờ thải H+, tái hấp thụ Na+, thải NH

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Sinh Học Lớp 11 Trang 110 Bài 26: Cảm Ứng Ở Động Vật trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!