Xem Nhiều 4/2023 #️ Hướng Dẫn Phương Pháp Dạy Giải Toán Có Lời Văn Lớp 2 # Top 5 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 4/2023 # Hướng Dẫn Phương Pháp Dạy Giải Toán Có Lời Văn Lớp 2 # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phương Pháp Dạy Giải Toán Có Lời Văn Lớp 2 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong môn Toán ở Tiểu học, việc giải các bài toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng vì : Các khái niệm, các quy tắc về Toán nói chung đều được giảng dạy thông qua các ví dụ bằng số và giải các bài toán, phần lớn nội dung trong sách giáo khoa là dành cho các bài toán, kết quả học tập môn Toán của học sinh thường được đánh giá qua kỹ năng giải các bài toán có lời văn.

Giải toán giúp học sinh hình thành, củng cố vận dụng kiến thức, kỹ năng về Toán. Đồng thời qua giải toán, giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc những thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng của học sinh, để giúp các em phát huy ưu điểm khắc phục thiếu sót.

Việc giải toán còn có tác dụng giáo dục các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch. Thói quen tự kiểm tra công việc của mình, có óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, phát triển tư duy.

Qua nhiều năm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và việc thay sách giáo khoa lớp 2, tôi đã thấy được ưu điểm khi dạy môn Toán dạng bài : giải toán có lời văn, học sinh đọc được đề bài, tóm tắt được bài toán dễ dàng và tự phát huy tính tích cực, tìm tòi ngay đáp số bài toán và biết trình bày bài giải một cách hoàn chỉnh.

Mặt khác, nhằm từng bước kiện toàn phương pháp dạy toán có lời văn đạt được hiệu quả cao hơn.

CHUYÊN ĐỀ : I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong môn Toán ở Tiểu học, việc giải các bài toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng vì : Các khái niệm, các quy tắc về Toán nói chung đều được giảng dạy thông qua các ví dụ bằng số và giải các bài toán, phần lớn nội dung trong sách giáo khoa là dành cho các bài toán, kết quả học tập môn Toán của học sinh thường được đánh giá qua kỹ năng giải các bài toán có lời văn. Giải toán giúp học sinh hình thành, củng cố vận dụng kiến thức, kỹ năng về Toán. Đồng thời qua giải toán, giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc những thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng của học sinh, để giúp các em phát huy ưu điểm khắc phục thiếu sót. Việc giải toán còn có tác dụng giáo dục các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch. Thói quen tự kiểm tra công việc của mình, có óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, phát triển tư duy. Qua nhiều năm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và việc thay sách giáo khoa lớp 2, tôi đã thấy được ưu điểm khi dạy môn Toán dạng bài : giải toán có lời văn, học sinh đọc được đề bài, tóm tắt được bài toán dễ dàng và tự phát huy tính tích cực, tìm tòi ngay đáp số bài toán và biết trình bày bài giải một cách hoàn chỉnh. Mặt khác, nhằm từng bước kiện toàn phương pháp dạy toán có lời văn đạt được hiệu quả cao hơn. II/ MỤC TIÊU CỦA GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN : 1/ Kiến thức : Học sinh giải được bài toán có lời văn theo các dạng : -Đề bài cho sẵn. -Dựa vào tóm tắt. -Sơ đồ đoạn thẳng. 2/ Kỹ năng : -Học sinh biết vận dụng tìm tòi lời giải cho bài có lời văn (qua cá nhân hoặc nhóm). -Học sinh giải được bài toán có lời văn, lời giải hợp lý và kết quả đúng với yêu cầu của đề bài toán. III/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ : Trong những năm học vừa qua, dựa trên cơ sở bài thi của học sinh. Nhìn chung, kết quả giải bài toán có lời văn đạt tỉ lệ rất thấp, lí do đạt như vậy là do các bài toán có lời văn các em chưa hiểu, chưa nắm vững cách tiến hành thực hiện giải toán nên các em có thái độ lơ là và chán nản đối với những bài toán có lời văn. Đặc biệt là ở lời giải, các em líng túng không biết đặt như thế nào cho đúng, không xác định được yêu cầu của đề bài hỏi gì? Vì vậy dẫn đến chất lượng học tập của các em còn hạn chế. Nên cần có biện pháp khắc phục. IV/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1/ Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp : Giải toán không phải chỉ dựa vào mẫu để giải mà đòi hỏi phải biết vận dụng các kỹ năng linh hoạt, sáng tạo. Đòi hỏi học sinh phải nắm được những khái niệm cơ bản khi giải toán có lời văn. Nắm vững các bước giải toán có lời văn và biết vận dụng kết hợp mẫu, khái niệm và tính sáng tạo. *Từ những vấn đề trên, ta thấy hoạt động giải toán có lời văn là một hoạt động phức tạp và khó khăn, không đơn giản. 2/ Phương pháp giảng dạy : Có nhiều phương pháp như : Hỏi đáp, quan sát, trò chơi nhưng chủ yếu là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Có nhiều phương pháp nhưng không có phương pháp nào là tối ưu cả, nên trọng tâm dạy học người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp một cách linh hoạt và sáng tạo thì mới đạt hiệu quả cao. 3/ Các bước giải toán có lời văn ở lớp 2 : a.Nghiên cứu đề bài : -Tìm hiểu bài : +Cho học sinh đọc đề bài toán nhiều lần. +Xác định yêu cầu của đề bài toán (cái đã cho và cái cần tìm). -Trình bày số liệu đã tìm được. Ví dụ : +Bài toán cho biết gì ? +Bài toán hỏi (yêu cầu tìm) gì ? b.Thiết lập các mối quan hệ của bài toán : -Định dạng phép tính và kết quả của phép tính. c.Lập kế hoạch giải bài toán. d.Tiến hành giải. -Sau khi tiến hành thiết lập các mối quan hệ và tiến hành giải toán. -Đưa ra đáp số cho bài toán. g.Kiểm tra kết quả của bài toán. -Sau khi đưa ra kết quả, học sinh cần phải kiểm tra lại đề bài và kết quả theo dự kiện đề toán. -Thay thế kết quả và thử lại theo dự kiện. 4/ Các ví dụ minh họa. a.Dạng đề cho sẵn : Ví dụ 1 : Một cửa hàng buổi sáng bán được 12 xe đạp, buổi chiều bán được 20 xe đạp. Hỏi hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu xe đạp ? (Sách giáo khoa Toán 2, trang 5). -Bước 1 : Học sinh đọc đề bài, xác định cái đã cho và cái cần tìm (Đề cho biết gì ? Hỏi gì ? -Bước 2 : Lập kế hoạch giải. +Muốn biết hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp ta làm gì ? +Tìm lời giải (dựa vào câu hỏi của bài toán), đơn vị. -Bước 3 : Trình bày bài giải. Hai buổi cửa hàng bán được số xe đạp là : 12 +20 = 32 (xe đạp) Đáp số : 32 xe đạp. -Bước 4 : Kiểm tra đánh giá cách giải. +Xem lại dự kiện và yêu cầu của bài toán. +Lấy kết quả làm điều kiện để so sánh (32 lớn hơn các số đã cho là 12 và 20 có thể là hướng đúng, vì tất cả nghĩa là phải cộng lại ). *Lưu ý : Cần tóm tắt đề theo 1 hoặc 2 dạng sau : }? Dạng 1 Dạng 2 Buổi sáng : 12 xe đạp 12 Buoåi chieàu : 20 xe ñaïp 20 Caû hai buoåi : ? xe ñaïp b.Daïng ñeà döïa vaøo toùm taét. Ví duï 2 : Giaûi toaùn theo toùm taét sau : Goùi keïo chanh : 28 caùi Goùi keïo döøa : 26 caùi Caû haùi goùi : ? caùi. (Saùch giaùo khoa Toaùn 2, trang 22). -Böôùc 1 : Ñoïc toùm taét, xaùc ñònh caùi ñaõ cho, caùi caàn tìm. -Böôùc 2 : Laäp keá hoaïch giaûi (nhö ví duï 1). -Böôùc 3 : Tieán haønh giaûi vaø kieåm tra. c /Daïng ñeà toùm taét baèng sô ñoà ñoaïn thaúng: Ví Duï 3 : Giaûi toaùn theo toùm taét sau : Đội 1 : 15 người Đội 2 : 2người ? người (Sách giáo khoa Toán 2 trang 25) -Bước 1 : Xác định dự kiện đề toán, tìm cái đã cho và cái cần tìm. -Bước 2 : Lập kế hoạch giải (tìm lời giải, phép tính, đơn vị). -Bước 3 : Tiến hành giải. Đội hai có số người là : 15 + 2 = 17 (người) Đáp số : 17 người. -Bước 4 : Kiểm tra kết quả (như các ví dụ trước). V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : -Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Toán (giải toán có lời văn) cần lưu ý sau : +Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu, phân loại học sinh theo đúng trình độ và có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời. +Nghiên cứu, tìm tòi phương pháp áp dụng đúng với nội dung bài học và đúng với trình độ của học sinh. +Kết hợp ba môi trường giáo dục, tạo niềm tin say mê học Toán giải toán của học sinh. +Phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh tự tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học. Thạnh Phú 2, ngày 03 tháng 01 năm 2012 Người thực hiện TỔ 2 Tổ trưởng Tìa Minh Thế

Tài liệu đính kèm:

chuyen de giai toan co loi van lop chúng tôi

Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Lớp 5 Giải Toán Có Lời Văn

Chương trình giải toán tiểu học, việc giải bài toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng. Việc hình thành các khái niệm toán học, các quy tắc đều được giảng dạy thông qua giải toán có lời văn.

Ví dụ như: Muốn hình thành phép nhân một số thập phân cho một số tự nhiên. Trước hết ta phải đưa ra bài toán như SGK / 55: Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của hình tam giác đó bằng bao nhiêu mét?

Học sinh phải giải bài toán bằng cách lấy 1,2 x 3 = ? (m). Từ đó chúng ta đã hình thành được cho học sinh quy tắc nhân. Đồng thời, thông qua giải toán cũng giúp giáo viên nắm được mức độ kiến thức, kĩ năng của từng học sinh, từ đó giúp giáo viên có hướng điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Việc hướng dẫn học sinh cả lớp giải đúng được bài toán đã khó nhưng việc giải đúng, lời giải hay, tạo ra nhiều cách giải lại càng khó hơn. Đa số giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh giải đúng chứ chưa chú trọng đến việc giải hay và giải nhiều cách. Khi học sinh trình bày, giáo viên chữa bài thì chưa chú ý đến sáng tạo của học sinh trong khi đặt lời giải, vì học sinh đặt lời giải không giống nhau nhưng vẫn thể hiện đúng ý. Chính vì sợ mất nhiều thời gian nên nhiều giáo viên chưa khai thác hết các cách giải khác nhau hoặc chưa ra thêm bài tập đồng dạng và nâng cao hơn để học sinh tự rèn luyện.

Giải toán giúp học sinh vận dụng vào thực tế cuộc sống. Ví dụ như những bài toán về tính số tiền, tính số viên gạch, tính diện tích, chu vi thửa ruộng, mảnh đất,

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN ************** I-Đặt vấn đề: Chương trình giải toán tiểu học, việc giải bài toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng. Việc hình thành các khái niệm toán học, các quy tắc đều được giảng dạy thông qua giải toán có lời văn. Ví dụ như: Muốn hình thành phép nhân một số thập phân cho một số tự nhiên. Trước hết ta phải đưa ra bài toán như SGK / 55: Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của hình tam giác đó bằng bao nhiêu mét? Học sinh phải giải bài toán bằng cách lấy 1,2 x 3 = ? (m). Từ đó chúng ta đã hình thành được cho học sinh quy tắc nhân. Đồng thời, thông qua giải toán cũng giúp giáo viên nắm được mức độ kiến thức, kĩ năng của từng học sinh, từ đó giúp giáo viên có hướng điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc hướng dẫn học sinh cả lớp giải đúng được bài toán đã khó nhưng việc giải đúng, lời giải hay, tạo ra nhiều cách giải lại càng khó hơn. Đa số giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh giải đúng chứ chưa chú trọng đến việc giải hay và giải nhiều cách. Khi học sinh trình bày, giáo viên chữa bài thì chưa chú ý đến sáng tạo của học sinh trong khi đặt lời giải, vì học sinh đặt lời giải không giống nhau nhưng vẫn thể hiện đúng ý. Chính vì sợ mất nhiều thời gian nên nhiều giáo viên chưa khai thác hết các cách giải khác nhau hoặc chưa ra thêm bài tập đồng dạng và nâng cao hơn để học sinh tự rèn luyện. Giải toán giúp học sinh vận dụng vào thực tế cuộc sống. Ví dụ như những bài toán về tính số tiền, tính số viên gạch, tính diện tích, chu vi thửa ruộng, mảnh đất,... Chính vì thế việc giải toán có lời văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Để giúp học sinh giải tốt dạng toán này trước tiên mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề, phải có sự đầu tư kĩ lưỡng từ phương pháp hướng dẫn cho đến việc hướng dẫn giải nhiều cách và ra bài tập nâng cao hơn. Từ những điều trên tôi thấy đây là một vấn đề không chỉ là nỗi lo của học sinh, của giáo viên mà là sự quan tâm sát sao của phụ huynh, của ngành. Khi giảng dạy lớp 5, tôi nghĩ bất kỳ một giáo viên nào thực sự tâm huyết với nghề đều phải dày công nghiên cứu làm cách nào, bằng biện pháp nào để nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 5 nhằm góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh khá, giỏi của lớp mình. Vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài: Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán có lời văn II-Nội dung - Biện pháp thực hiện: 1/-Nguyên nhân làm cho việc giải toán của học sinh lớp 5 còn hạn chế: *Do đặc điểm tâm lí: -Nhiều năm liền tiếp xúc với học sinh lớp 5, qua trao đổi với các em về môn Toán, đa số các em đều cảm thấy chán ngán đối với những bài toán giải. Dù biết rằng những dạng toán điển hình các em đã được học lặp đi lặp lại nhưng khi tiếp xúc với toán giải thì các em bị ức chế, ngán ngại. -Đặc thù của toán giải là mang tính khô khan dễ nhàm chán. Nhưng nếu giáo viên xác định, tìm ra phương pháp dạy học thích hợp sẽ gây hứng thú cho học sinh nhưng nếu chúng ta không có phương pháp hướng dẫn phù hợp học sinh sẽ không khắc sâu kiến thức và không giải được dẫn đến nhàm chán, không phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, dẫn đến các em bị ức chế khi giải toán. -Khi lên lớp 5, các em có sự thay đổi tâm lí rõ rệt. Các em dạn dĩ hơn, quan sát, nhận xét các sự vật tỉ mỉ hơn. Nhưng các em cũng rất hay mặc cảm, tự ti khi chưa hiểu rõ vấn đề hoặc thắc mắc về một vấn đề nào đó các em chưa mạnh dạn trao đổi với bạn hay thầy (cô) vì sợ bạn cười. Ngoài ra các em còn chịu sự chi phối của các phương tiện thông tin hiện đại mà các em tiếp xúc hằng ngày. *Do hoàn cảnh gia đình: -Trường thuộc địa bàn xã, nằm cách xa thị xã, thị trấn nên đa số học sinh thuộc gia đình lao động nghèo, phải vất vả kiếm sống nên bố mẹ không quan tâm đến việc học của con em (nhất là học sinh yếu), dẫn đến các em chưa có ý thức học tốt. Phụ huynh bị hạn chế về trình độ nên khi học sinh học ở nhà gặp lúc không hiểu thì không biết hỏi ai. Hoặc phụ huynh không kiểm tra việc học ở nhà, quan tâm đến việc làm bài tập ở nhà của học sinh. Từ đó kiến thức ngày càng mai mọt, mau quên, các em rơi vào tình trạng chán nản. *Do chưa nắm vững dạng toán và phương pháp giải toán: một phần giáo viên đứng lớp chưa nắm hết các dạng toán điển hình ở tiểu học và phương pháp giải đặc trưng cho từng dạng toán. Chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học và các đồ dùng dạy học sáng tạo để kích thích tinh thần học tập của học sinh. Qua kết quả giảng dạy môn Toán của những năm học trước do lớp tôi chủ nhiệm cho thấy chất lượng dạy học Toán chưa cao (nhất là học sinh khá, giỏi). Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú SL TL SL TL SL TL SL TL 2006 - 2007 26 5 19,3% 8 30,7% 11 42,3% 2 7,7% Cả năm 2007 - 2008 32 7 21,9% 10 31,2% 13 40,6% 2 6,3% Cả năm Trước thực trạng trên, tôi luôn tự hỏi mình phải làm sao để nâng tỉ lệ học sinh khá, giỏi môn toán. 2/-Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm kiến thức từng học sinh: Đầu năm học, khi nhận bàn giao, tôi tìm hiểu tình hình học tập của lớp qua trao đổi với giáo viên lớp 4 tôi chú trọng những học sinh có năng khiếu học Toán và những học sinh yếu Toán ghi lại danh sách. -Khi thực hiện giảng dạy một, hai tuần đầu ôn tập lại kiến thức và kiểm tra chất lượng đầu năm. Qua đó, tôi tách ra học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh yếu môn Toán. Qua một, hai tuần đầu thực tế đứng lớp tôi luôn tạo điều kiện thăm hỏi hoàn cảnh gia đình của từng đối tượng về hoàn cảnh kinh tế, về địa bàn cư trú, về lí lịch,... Qua đó, tôi có thể nhận biết vì sao một số em lại học giỏi Toán hoặc yếu Toán. 3/-Lập kế hoạch hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn: Muốn hướng dẫn học sinh giải được bài toán có lời văn thì trước hết giáo viên cần nắm vững các dạng toán cơ bản mà học sinh đã được học ở tiểu học và những phương pháp để giải các dạng toán đó, nhất là các dạng Toán ở lớp 4+ 5. Từ đó, đề xuất nhiều phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Các dạng toán cơ bản đó là: -Tìm số trung bình cộng. -Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. -Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. -Bài toán về tỉ số phần trăm. -Bài toán về chuyển động đều. -Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích). ............................................................... ............................................................... ................................................................. Một số phương pháp giải toán có lời văn ở Tiểu học thường là: - Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng. -Phương pháp chia tỉ lệ. -Phương pháp thay thế. -Phương pháp thử. -Phương pháp tính ngược từ cuối. -Phương pháp lựa chọn. ............................................. .............................................. ................................................ Sau khi nhận thấy bản thân đã nắm vững được các dạng toán điển hình và các phương pháp giải toán tôi tiến hành làm một số công việc như sau: a/-Gặp gỡ phụ huynh đầu năm (phiên họp lần 1) trao đổi vấn đề học tập của học sinh: -Giáo viên nêu khó khăn, thuận lợi, tình hình học tập của học sinh qua một, hai tuần thực học. -Thông qua chất lượng kiểm tra đầu năm. Từ đó, kiến nghị phụ huynh quan tâm hơn, theo dõi, nhắc nhở con em làm bài tập về nhà đầy đủ, thường xuyên hơn, cần sự hỗ trợ của gia đình nhiều hơn. b/-Phân nhóm học sinh theo trình độ: -Qua danh sách học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu đã lập sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm tôi chia học sinh của lớp thành 3 nhóm: +Nhóm 1: Những học sinh giỏi Toán, có kiến thức cơ bản vững chắc, đa số các em thuộc thành phần gia đình khá, có điều kiện học tập tốt, được cha mẹ quan tâm hoặc gia đình nghèo nhưng có ý chí học tập tốt nên học giỏi. +Nhóm 2: Những học sinh khá Toán cũng nắm kiến thức khá vững nhưng do thiếu cẩn thận. +Nhóm 3: Những học sinh thuộc dạng trung bình, yếu Toán, đa số các em bị mất căn bản do: phụ huynh không quan tâm, gia đình lao động nghèo, nghỉ học thường xuyên để giúp đỡ gia đình hoặc lười học. 4/-Tổ chức các biện pháp: Sau khi phân nhóm học tập theo trình độ tôi tiến hành một số biện pháp nâng cao kĩ năng giải toán của học sinh qua các công việc cụ thể: a/-Sinh hoạt với từng nhóm đối tượng và giao việc cụ thể: +Đối với nhóm 1: Tôi tiếp xúc với từng em và nắm được những điểm mạnh của từng em. Tôi ra các bài tập nâng cao hơn và yêu cầu các em giải bằng nhiều cách. Khuyến khích các em hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giải toán (nhất là học sinh yếu). Phân các em gần nhà lập thành một nhóm nhỏ để giúp đỡ nhau học tập. +Đối với nhóm 2: Tiếp xúc với các em qua 1, 2 tuần đầu, tôi nắm được những hạn chế thiếu sót của từng em. Từ đó, tôi luôn khuyến khích các em cần phải lưu ý, cẩn thận hơn. Cần học tập, trao đổi thêm cách giải toán với bạn, giải toán và hỗ trợ những em chưa biết giải toán hoặc giải chậm. +Đối với nhóm 3: Đây là những đối tượng học sinh cần được quan tâm nhiều hơn. Tôi lên kế hoạch phụ đạo 1 buổi / tuần, trong những giờ phụ đạo đó tôi củng cố lại cho học sinh nắm từng cách giải cho từng dạng toán, ra bài tập cụ thể theo dạng toán đó (đặc biệt là số nhỏ, dễ tính) để các em chủ yếu là biết cách giải, giải được, rồi từ từ ra bài tập khó hơn một chút. Ngoài ra tôi còn khuyến khích các em là phải mạnh dạn trao đổi khi họp nhóm và nên thắc mắc với giáo viên khi chưa hiểu được gì khi giải toán. Tôi còn thông tin cho các em biết sắp tới phải học nhóm nhỏ ở nhà và phải cố gắng làm bài tập nhiều hơn. -Đối với học sinh cá biệt như em Nguyễn Trí Hiếu: đầu óc hay quên, hay em Nguyễn Hữu Phong: nhà nghèo, ba mẹ làm ăn xa, sống với ông nội già yếu. Tôi luôn tạo điều kiện cho các em thực hành giải toán nhiều trên bảng lớp (nhất là những bài tập đơn giản). Bằng tình cảm chân thành, yêu thương, lo lắng cho các em từ đó tôi thấy các em thích làm bài tập hơn, tôi thường ra thêm bài tập đồng dạng cho học sinh tự giải ở nhà. b/-Giao việc cụ thể và tiến hành thực hiện: *Giao việc cụ thể cho học sinh: Tôi tiến hành lập các nhóm nhỏ (5 - 6 học sinh). Mỗi nhóm như thế bao gồm đủ các đối tượng học sinh: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình, học sinh yếu. Tôi dặn dò các em cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong khi học nhóm; học sinh giỏi phải làm gương, giảng giải cách làm cho các bạn học yếu chưa biết giải toán. Học sinh khá cố gắng khắc phục những thiếu sót, tính toán cẩn thận hơn. Các học sinh trung bình, yếu chưa biết giải toán phải chăm chú nghe hướng dẫn của bạn, làm bài tập nhiều hơn. Tôi đưa vào tiêu chí thi đua giữa các tổ. Mỗi ngày, sau buổi học tôi ra bài tập về nhà. Đầu buổi học hôm sau tôi tổ chức chữa bài, sau khi chữa bài xong, các em đổi vở cho nhau kiểm tra; Mỗi em làm đúng thì được ghi một điểm 10 cho tổ. Qua hai năm thực hiện tôi rất tâm đắc về điều này. Chỉ cần 1, 2 bài tập mỗi ngày, các em sẽ giải được bài dễ, dần dần giải bài khó hơn, nhiều cách hơn. Cứ như thế cuối mỗi buổi học là các em yêu cầu tôi ra bài tập về nhà. *Tiến hành thực hiện: Khi giảng dạy trên lớp tôi cố gắng nghiên cứu kĩ từng bài toán giải và đề ra phương pháp hướng dẫn, nội dung câu hỏi chính xác, phù hợp từng đối tượng học sinh. Khi học sinh chưa trả lời được tôi ra câu hỏi gợi ý, giảng giải; sau đó cho các em lặp lại ý đúng nhiều lần để khắc sâu kiến thức. Tôi cải tiến phương pháp hướng dẫn giải toán bằng nhiều cách. *Sử dụng phương pháp theo 4 bước: Để có thể giải được một bài toán, thường phải tuân theo một đường lối chung gồm bốn bước như sau: -Bước 1: Đọc kĩ đề toán (ít nhất là hai lần), để nắm vững nội dung, ý nghĩa của bài toán: xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm. Cần hết sức lưu ý tìm hiểu ý nghĩa cho các từ quan trọng trong đề toán. Chớ vội bắt tay vào tính toán khi chưa đọc kĩ đề. -Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ ngắn gọn. Thông qua đó, thiết lập mối quan hệ giữa những cái đã cho và những cái phải tìm. Ví dụ 1: Với bài toán "Lớp em có 46 bạn. Số bạn trai nhiều hơn số bạn gái 6 bạn. Hỏi số bạn trai và số bạn gái của lớp em? Ta có thể tóm tắt như sau: ? Bạn gái: 6 46 bạn Bạn trai: ? Ví dụ 2: Với bài toán "3 thùng mật ong đựng được 27lít. Hỏi có 5 thùng như vậy thì đựng được bao nhiêu lít?". Ta có thể tóm tắt theo một vài cách như sau: *Cách 1: 3 thùng : 27 lít 5 thùng : ? lít *Cách 2: 27 l ? l v.v... Ví dụ 3: Với bài toán "Cứ 13,5m vải thì may được 9 cái áo đồng phục cho học sinh. Biết rằng lớp 5A có 45 học sinh, lớp 5B có ít hơn 5A là 3 học sinh. Hỏi cần phải dùng bao nhiêu mét vải để may áo đồng phục cho cả hai lớp?", ta có thể tóm tắt như sau: Dùng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng 13,5m 9 áo 45hs 5A 3hs ? hs ? m 5B -Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải Thường thường, ta xuất phát từ cái phải tìm, tức là từ câu hỏi của bài toán mà suy luận ngược lên cho tới những điều đã cho để tìm cách giải (phương pháp này là phân tích). Như vậy, ta thường phải tự hỏi mình: +Bài toán hỏi gì? +Muốn trả lời được câu hỏi đó thì phải biết cái gì? +Muốn biết cái đó thì phải thực hiện phép tính nào? Ví dụ: Với bài toán nêu trong "Ví dụ 3" ở trên, có thể phân tích để tìm cách giải như sau: +Bài toán hỏi gì? (Số mét vải cần dùng cho cả hai lớp) +Muốn tìm số vải đó ta phải làm như thế nào? (Lấy tổng số học sinh của cả hai lớp nhân với số vải để may 1 áo) +Muốn tìm tổng số học sinh của hai lớp ta làm thế nào? (Lấy số học sinh lớp 5A cộng lớp 5B) +Số học sinh lớp 5A biết chưa? (Biết rồi, 45) +Số học sinh lớp 5B biết chưa? (Chưa biết). Có thể tính bằng cách nào? (Lấy học sinh lớp 5A trừ đi 3) +Bấy giờ, muốn tìm số vải để may 1 áo ta làm thế nào? (Lấy số vải đã dùng để may 9 áo chia cho 9; tức là 13,5m : 9) Quá trình phân tích trên thường được lần lượt ghi lại vắn tắt thành sơ đồ như sau: Tổng số vải = Tổng số HS x Số vải để may 1 áo 5A + 5B (Số vải để may 9 áo) : 9 45 5A - 3 13,5m : 9 Đi ngược lại sơ đồ trên (từ dưới lên) ta có trình tự giải bài toán: Đây là phương pháp tổng hợp, giúp học sinh trình bày lời giải của bài toán (1) Tính số học sinh lớp 5B (Số học sinh lớp 5A - 3) (2) Tính tổng số học sinh hai lớp (3) Tính số vải để may 1 áo (13,5m : 9) (4) Tính tổng số vải cần dùng (Kết quả bước 2 nhân với bước 3) -Bước 4: Thực hiện chính xác các phép tính và trình bày bài giải +Thực hiện các phép tính theo trình tự đã được thiết lập để tìm đáp số. Mỗi khi thực hiện phép tính xong cần thử lại xem đã tính đúng chưa. Giải xong, phải thử xem đáp số có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? +Trình bày bài giải của bài toán: Ví dụ, với bài toán nêu ở trên, ta trình bày bài giải như sau: Giải: Số vải để may một áo là: 13,5 : 9 = 1,5 (m) Số học sinh lớp 5B là: 45 - 3 = 42 (học sinh) Số học sinh cả hai lớp là: 45 + 42 = 87 (học sinh) Tổng số vải cần dùng là: 1,5 x 87 = 130,5 (m) Đáp số: 130,5m *Sử dụng phương pháp lựa chọn: Ví dụ: Cho 1 số có hai chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục. Nếu lấy số đó cộng với 7 thì được số có hai chữ số giống nhau. Hãy tìm số đã cho. Giải Số có 2 chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục. Vậy số đó có thể là: 12 ; 24 ; 36 ; 48 Xét lại điều kiện của bài toán: Nếu lấy số đó cộng với 7 thì được số có hai chữ số giống nhau. Vậy ta có: 12 + 7 = 19 ( loại ) 24 + 7 = 31 ( loại ) 36 + 7 = 42 ( loại ) 48 + 7 = 55 ( nhận ) Vậy số cần tìm là : 55 *Sử dụng hình ảnh trực quan, thực tế: Đối với những bài toán mang tính suy luận tôi thường sử dụng hình ảnh trực quan, thực tế để mang đến cho các em sự hứng thú khi giải toán. Ví dụ như: Bài 2 trang 21 / SGK: Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và một con). Bình quân thu nhập hằng tháng là 800000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền? -Tôi sẽ mời 3 học sinh đứng trước lớp đóng vai bố, mẹ và con. Mỗi bạn cầm 1 tờ phiếu ghi số 800000 đồng, tôi hỏi: +Lúc đầu gia đình có mấy người? (Có 3 người) +Bình quân hằng tháng mỗi người thu nhập được bao nhiêu tiền? (800000 đồng) +Đề bài cho biết có thêm mấy người nữa? (1 người) +Vậy gia đình đó có tất cả mấy người? (4 người); Giáo viên gọi thêm 1 học sinh nữa bước vào nhóm +Đề bài cho biết số tiền thu nhập hằng tháng của mỗi người có tăng thêm không? (không) +Nhiệm vụ của các em sẽ tìm gì? (Số tiền thu nhập hằng tháng của mỗi người sẽ bị giảm đi bao nhiêu?) *Sử dụng đồ dùng dạy học linh hoạt, sáng tạo: Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ngoài những đồ dùng dạy học sẵn có, tôi cùng với đồng nghiệp bàn luận hoặc sưu tầm thêm để gây sự chú ý cho học sinh Ví dụ 1: Khi dạy bài 1 / 31 SGK: "Để lát nền một căn phòng hình chữ nhật, người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng đó, biết rằng căn phòng đó có chiều rộng 6m, chiều dài 9m?" (Diện tích phần mạch vữa không đáng kể) Tôi mang theo viên gạch hình vuông cạnh 30cm để các em quan sát. Sau khi cho học sinh tìm hiểu đề, tôi hỏi: +Bài toán cho biết gì? (Người ta dùng loại gạch men hình vuông cạnh 30cm để lát kín căn phòng có chiều rộng 6m, chiều dài 9m) +Bài toán hỏi gì? (Cần bao nhiêu viên gạch để lát kín căn phòng?) +Để tìm được số viên gạch để lát kín căn phòng, ta cần biết gì? (Diện tích căn phòng và diện tích một viên gạch) -Giáo viên giới thiệu viên gạch: Đây là viên gạch hoa hình vuông có số đo một cạnh là 30cm (Giáo viên dùng thước đo kiểm tra lại cho cả lớp quan sát) +Khi biết được diện tích căn phòng và diện tích một viên gạch ta tìm số viên gạch bằng cách nào? (Lấy diện tích căn phòng chia cho diện tích một viên gạch) -Giáo viên cần giới thiệu cho học sinh hiểu phần mạch vữa không đáng kể nghĩa là diện tích chỗ tiếp xúc giữa 2 viên gạch khi lát nền căn phòng không tính. Kết quả là các em nhớ lâu dạng toán này và ham thích học. Ví dụ 2: Khi dạy bài 3 / 60 SGK: Trên bảng đồ tỉ lệ 1 : 1000000, quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết đo được 19,8cm. Hỏi độ dài thực của quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết là bao nhiêu ki - lô - mét? Tôi sử dụng bản đồ phân môn địa lý tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh khi tiếp xúc dạng toán này. Có thể cho học sinh đo đạc trực tiếp trên bản đồ giúp các em vận dụng hiểu biết vào thực tế. *Sử dụng các hoạt động ôn tập hỗ trợ: Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để cùng với gia đình đôn đốc, nhắc nhở các em học tập tốt hơn, làm bài tập đầy đủ hơn. Vì hằng ngày, cuối mỗi buổi học tôi thường ra bài tập về nhà dạng nâng cao cho học sinh làm thêm. Khi gặp bài toán khó, ngoài khả năng hỗ trợ của những phụ huynh, phụ huynh đến hỏi tôi nhiệt tình giải thích từ đó phụ huynh rất hài lòng về cách làm của tôi và đôn đốc các em học tập tốt hơn. Điều quan trọng nhất đối với môn Toán là ôn luyện kiến thức một cách thường xuyên. Đây là yếu tố quan trọng quyết định kết quả học tập của các em. Tôi thường tổ chức ôn tập, củng cố lại kiến thức mà các em hay quên và hạn chế vào chiều thứ sáu hàng tuần, đầu giờ ôn bài và 5 - 10 phút sau mỗi buổi học. 5/-Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: Qua nhiều năm áp dụng biện pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy học môn Toán nâng lên đáng khích lệ (nhất là tỉ lệ học sinh khá, giỏi), học sinh trung bình yếu tiến bộ rõ rệt. Các em nắm chắc các dạng toán và giải chính xác hơn. Bi

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Giải Toán Có Lời Văn Ở Lớp 2

n chưa biết trong phép tính "ở lớp 2 : *Giáo viên : - Ưu điểm : Đa số GV giảng dạy nhiệt tình, dạy đúng đủ theo nội dung chương trình SGK và tuân thủ phần gợi ý trong SGV. - Nhược điểm : - GV còn phụ thuộc nhiều vào SGK, SGV và xem đó là pháp lệnh, cần dạy đúng , đủ theo nội dung trong sách. GV ít cho HS sử dụng vở bài tập Toán vì vở trình bày số liệu khác SGK dù hình thức, dạng bài thì không lêch lạc. - Chưa phát huy cao tính tích cực, sáng tạo của HS. * Học sinh : - Ưu điểm : HS làm đủ các bài tập trong SGK. Làm khá tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo mọi hình thức ( tính dọc, tính nhẩm ngang ). - Nhược điểm : Không có thói quen tóm tắt bài toán có lời văn nên HS đã lúng túng, lẫn lộn khi giải các bài có nội dung về "nhiều hơn", "ít hơn". Ví dụ: Bài 3 trang 24 Toán 2 Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3 cm. Hỏi Đào cao bao nhiêu xăng-ti-mét ? Ở đây, HS hay lẫn lộn: cộng thành trừ. - HS tóm tắt nhưng không đúng cả về nội dung lẫn hình thức hoặc đúng nhưng không rõ lắm. Ví dụ:Bài 3 trang43 Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2 lít dầu.Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ? Thay vì lời giải là Số lít dầu thùng thứ hai hoặc thùng thứ hai có số lít dầu thì HS hay đặt như sau : + Số thùng thứ hai là : (Số lít chứ không phải số thùng) + Số lít dầu thùng thứ nhấtlà : (thùng thứ nhất có rồi) + Thùng thứ hai ít hơn là(đã biết rồi) + Thùng thứ nhất nhiều hơn là:( không đúng) *Nguyên nhân dẫn đến HS không thực hiện tốt bài toán có lời văn : - Nguyên nhân thứ nhất : GV chưa thực sự quan tâm chất lượng HS, từ đó đã không phụ đạo ,söûa chữa kịp thời nội dung hay sai. - Nguyên nhân thứ hai : Vì cho rằng SGK là pháp lệnh nên GV đã quá bám sát nội dung sách quên đi tình hình thực tế, không chú ý đối tượng học thuộc mức độ, trình độ nhận thức như thế nào. - Nguyên nhân thứ ba : Quy tắc bài học được GV trang bị, áp đặt sẵn hoặc liên hệ quá nhiều kiến thức đã học hay đơn điệu hoá phương pháp mà không để HS tự chiếm lĩnh qua các thao tác thực hành ĐDHT cá nhân trong quá trình tóm tắt bài toán giải có lời văn, GV hay hỏi : "Em hãy cho biết trong bài toán này đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm ?Ai biết giơ tay?. Khi đàm thoại như thế, thật không có gì có thể bảo đảm là cả lớp đều suy nghĩ để xác định đâu là cái đã cho?Đâu là cái phải tìm ? Bởi vì thường thường chỉ có 4,5 em thậm chí 1,2 em giơ tay xin trả lời. Do đó, ta có thể khẳng định là trong lớp chỉ có nhiều nhất là 4,5 em suy nghĩ. Vì thế HS hay làm sai bài toán ! GV còn sợ HS làm không được nên đã giảng giải và gợi ý gần hết, không hề để HS tư duy : - Nguyên nhân thứ tư : HS ít được luyện tập nhiều lần một dạng bài, một hình thức bài do một tiết học có hạn mà phải chuyển tải nhiều kiến thức. HS đã bị hạn chế " quen tay ".Vì vậy, cứ hay quên kiến thức đã học nhất là giải các bài toán có lời văn. - Nguyên nhân thứ năm : Lỗi từ phía HS, các em không thích học Toán, không có thói quen xung phong phát biểu , xung phong lên bảng thực hiện bài , chỉ thụ động chờ nhìn bài của bạn hoặc có em lại quá hiếu động, hay làm việc riêng nên không chú ý nghe hướng dẫn, sửa bài Cũng có một số HS tuy có cố gắng hết sức nhưng hiệu quả không cao do trí não bị khiếm khuyết. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 2.1. Hiệu quả của sáng kiến "Phương pháp dạy học tích cực giải toán có lời văn ở lớp 2". 2.1.2. Một số nội dung mà người giáo viên cần nhớ: Để có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp giúp HS thực hành tốt các bài toán có lời văn ở lớp 2, GV cần nắm vững một số nội dung quan trọng : *Các hình thức tóm tắt đề toán ở lớp 2 : Có nhiều cách tóm tắt một đề toán có lời văn nhưng ở lớp 2 chỉ nên cho HS làm quen với 2 cách tóm tắt sau : *Tóm tắt đề toán bằng ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn nhằm viết tắt các ý chính , chủ yếu của đề toán. Ví dụ: Lớp 2A có 29 học sinh, lớp 2B có 25 học sinh .Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?. Lớp 2A : 29 HS Tóm tắt: HS? Lớp 2B : 29 HS Lớp 2A : 25HS Hoặc: Lớp 2B : 25HS Cả hai lớp : .HS? - Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng : dùng các đoạn thẳng để biểu thị các số đã cho, các số phải tìm , các quan hệ toán học trong đề toán. Ví dụ: Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2 lít dầu . Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ? Tóm tắt 16lít Thùng thứ hai: Thùng thứ nhất: 21lít ? lít * Lời giải: Các câu lời giải trong bài giải toán nhằm giải thích ý nghĩa cho kết quả của các phép tính giải tương ứng. - Lời giải dựa vào câu hỏi của bài toán. Chẳng hạn "Vừa gà vừa thỏ có 42 con , trong đó có 18 con thỏ . Hỏi có bao nhiêu con gà?"HS chỉ việc sửa lại câu hỏi một chút là được lời giải "Số gà có là :" - Dựa vào nội dung bài toán ,HS đặt lời giải với nhiều câu từ linh hoạt nhưng nội dung không thay đổi Ví dụ: Thùng to có 45 kg đường, thùng bé có ít hơn thùng to 6 kg đường.Hỏi thùng bé có bao nhiêu ki-lô-gam đường? Lời giải Thùng bé có số đường là : Hoặc Số kg đường của thùng bé là : Hay Số kg đường thùng bé có là : 2.1.2.3. Những phương pháp tích cực dạy giải toán có lời văn ở lớp 2 : 2.1.2.3.1. Phương pháp tư duy : Mỗi đề toán giải có lời văn đều gồm có hai bộ phận : Bộ phận thứ nhất là những điều đã cho, bộ phận thứ hai là cái phải tìm. GV cần hướng sự tập trung suy nghĩ của HS vào những từ quan trọng của đề toán , phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán . Ở các bài toán giải lớp 2 có nội dung không phức tạp như các lớp khác nên GV cần tập cho HS tự tìm hiểu đề toán bằng cách yêu cầu HS đọc thật kĩ đề toán ( 1,2 HS đọc to, rõ ràng , số HS còn lại đọc thầm) để xác định đâu là những cái đã cho , đâu là cái phải tìm rồi lấy viết chì gạch chân trong SGK. Ví dụ: Cửa hàng có 13 xe đạp , đã bán 6 xe đạp . Hỏi cửa hàng còn lại mấy xe đạp? 2.1.3.2.2 Phương pháp hỏi đáp: Khi HS đã đọc xong và một phần nào đã xác định được những nội dung trọng tâm của bài toán, GV đặt câu hỏi, cả lớp tham gia phát biểu : Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?Song song với việc HS trả lời là GV ghi hoặc vẽ nhanh phần tóm tắt trên bảng. Nếu không kịp thời thì tác dụng của việc tóm tắt không cao. Khi HS đã được hướng dẫn vài lần cách tóm tắt thì HS sẽ tự tóm tắt vào bảng con, 1 HS lên bảng làm trên bảng , GV nhận xét, uốn nắn nhất là số HS trung bình yếu . Ví du 1 : Bài 4 trang 84 Anh cân nặng 50kg, em nhẹ hơn anh 16kg. Hỏi em cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? *Hướng dẫn tóm tắt bằng ngôn ngữ , ký hiệu ngắn gọn GV đặt câu hỏi HS trả lời GV tóm tắt Bài toán cho biết gì? Anh nặng 50 kg Anh: 50 kg Bài còn cho biết gì nữa? Em nhẹ hơn anh 16kg Em nhẹ hơn: 16kg Bài yêu cầu tìm gì? Em nặng bao nhiêu? Em: .?kg *Hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: GV đặt câu hỏi HS trả lời GV tóm tắt Bài toán cho biết gì? Anh nặng 50 kg Anh 50 kg Bài còn cho biết gì nữa? Em nhẹ hơn anh 16kg Em : 16kg Bài yêu cầu tìm gì? Em nặng bao nhiêu? ..?kg *Hướng dẫn tóm tắt các bài toán có lời văn có dạng không quen thuộc không điển hình theo phương pháp hỏi đáp: Ví dụ 3: Hoạt động Thời gian Học 4 giờ Vui chơi 60 phút Giúp mẹ việc nhà 30 phút Xem ti vi 45 phút Trong các hoạt động trên, Hà dành nhiều thời gian cho các hoạt động nào? Sau khi học sinh nhẩm,so sánh, đánh thứ tự hoạt động chiếm thời gian từ ít đến nhiều ( giúp mẹ việc nhà,xem ti vi, vui chơi, học.) GV đặt câu hỏi HS so sánh- trả lời GV tóm tắt Hoạt động nào chiếm ít thời gian nhất? Giúp mẹ việc nhà ( 30 phút) Giúp mẹ : 30 phút Kế đến là hoạt động nào ? Hoạt động xem ti vi( 45 phút) Xem ti vi : 45 phút Và sau đó hoạt động nào nhiều thời gian hơn ? Vuichơi ( 60 phút ) Vui chơi : 60 phút (1 giờ) Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào ? Học ( 4 giờ ) Học : 4 giờ Tuy GV yêu cầu cả lớp đều phải làm việc cá nhân để tìm ra những ý trọng tâm, cốt lõi của bài toán nhưng chắc chắn sẽ có những HS không tư duy, không hoạt động , GV phải có biên pháp khắc phục ngoài việc hỏi đáp như : Kiểm tra xác suất,kiểm tra chéo, GV cần giúp đỡ HS yếu kịp thời, có thể thêm những câu hỏi phụ. 2.1.3.3.3 Phương pháp phân tích-tổng hợp: HS cần suy nghĩ xem: "Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì, cần phải làm phép tính gì? Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa biết ấy thì lại phải biết những gì, phải làm tính gì ? Cứ như thế ta đi dần tới những điều đã cho trong đề toán và tới đáp số của bài toán. Ở toán lớp 2 với mức độ đơn giản không đòi hỏi "Muốn tìm cái chưa biết ấy thì phải biết những gì, phải làm tính gì ?"Chỉ đơn thuần là" Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì , cần phải làm phép tính gì?"Nếu GV để cho một vài HS nhanh miệng trả lời "Thưa thầy, em làm tính cộng ạ!" thì sẽ không thể phát huy tiếp tính tích cực của HS. Hãy để các em tự trả lời bài làm của mình qua thực hành làm ngay sau đó. 2.1.3.3.4 Phương pháp thực hành : Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng trên lớp -GV bao quát lớp nhằm giúp đỡ số HS yếu và chú ý HS nghiêm túc khi làm bài tránh tình trạng nhìn bài của bạn. Riêng đối với số HS khó khăn trong học tập ,GV phải kèm cặp riêng chỉ yêu cầu HS đạt mức độ tối thiểu là thực hiện được đúng phép tính cũng chấp nhận được . Chú ý số HS đã làm xong bài cần thử lại cho chắc chắn từng phép tính, thử lại đáp số xem có phù hợp không. Cũng cần soát lại các câu lời giải xem đã đủ ý và gọn chưa? 2.1.3.3.5 Phương pháp khai thác bài toán , tìm lời giải hay : Ở chương trình Toán 2 , với nội dung đơn giản ,các bài toán chỉ có 1 cách giải duy nhất nên GV không yêu cầu HS tìm nhiều cách giải(thường dành cho HS giỏi làm ) mà GV nên cho HS nhận xét lời giải của bạn trên bảng rồi gọi đọc lời giải của một số em dưới lớp , GV cần khen động viên những em có lời giải ngắn gọn , xúc tích , hay. 2.1.3.3.6 Phương pháp trò chơi : Nhằm củng cố kiến thức đã học , nâng cao kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng tính nhẩm(Những tiết luyện tập chung, ôn tập).GV có thể cho HS chơi trò chơi ) Hái hoa dân chủ. GV : viết sẵn một số đề toán có lời văn (đơn giaûn)cho HS lên bốc thăm bài rồi đọc lên và giải miệng. Cả lớp nhận xét -Tuyên dương. 2.1.3.3.7 Phương pháp luyện tập: "Trăm hay không bằng tay quen", GV cần xem Vở bài tập in sẵn là phương tiện thuận lợi và hữu hiệu nhất để HS được luyện tập ở nhà. Đây là thời gian làm bài có hiệu quả cho những HS nhút nhát, hay bị mất tâm thế khi học ở lớp. Nhưng để đạt hiệu suất cao, GV phải có kế hoạch kiểm tra chặt chẽ nhằm chấn chỉnh kịp thời về nội dung cũng như hình thức bài làm và chú ý cả tác phong học tập ở nhà nữa. 2.1.3.3.8 Phương pháp tự bồi dưỡng : Giáo viên hệ thống, ghi lại đủ các hình thức bài toán có lời văn ở lớp 2 và ghi lại những khó khăn học sinh hay mắc phải vào sổ tay .Ở mỗi sai sót của HS, GV ghi lại các giải pháp tương ứng. Ví dụ cách ghi chép : STT Hình thức đề toán Mẫu HS sai sót Khắc phục 01 Bài toán bằng lời bình thường Lời giải:Số tiền -Số anh. Yêu cầu HS đọc kỹ đề . 02 Đề toán tóm tắt yêu cầu lập đề và giải Anh:15 tuổi Em:10 tuổi Hai anh em? tuổi Đặt câu không trôi chảy Luyện đặt câu . . Còn rất nhiều phương pháp phát huy tính tích cực của HS trong việc rèn giải toán có lời văn ở lớp 2. Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin bàn đến một số phương pháp như trên. 2.2.1. Những biện pháp sư phạm cần thực hiện để rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 2 2.2.1.1. Biện pháp thứ nhất : Nếu cả lớp có trình độ nhận thức không được nhạy bén ( lớp trung bình yếu ) GV nên chuẩn bị kế hoạch bài học theo hướng hoạt động tích cực ). Đó là phải soạn bài theo hướng tổ chức cho các em vừa quan sát, vừa thực hành bằng đồ vật cụ thể như mô hình , que tính,tóm tắt bài toángiống như các tiết 14 ,15,16( Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 ).Và như vậy,GV cũng cần dặn dò kỹ lưỡng HS nhớ đem đầy đủ đồ dùng học tập theo yêu cầu . Ví dụ 1 : Bao gạo to cân nặng 25kg, bao gạo bé cân nặng 10kg. Hỏi cả hai cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam. - HS nêu miệng - GV ghi bài giải : Bài giải Cả hai bao gạo cân nặng là: 25+10=35(kg) Đáp số:35(kg) Cho học sinh phân tích, tóm tắt để nhận ra cả hai bao gạo cân nặng tất cả số ki-lô-gam. Thay vì cho HS tóm tắt đề bài thì GV có thể làm như sau : GV yêu cầu HS cầm 25 que tính trên tay phải, tay trái cầm 10 que và cho biết : Trên cả hai tay thầy có tất cả bao nhiêu que ? HS nhẩm đếm và nêu : 35 que. - GV: Em tính thế nào? - HS: 25 que cộng thêm 10 que thì được 35 que . - HS cất que tính . - GV giảng lại để HS nắm kĩ đề bài hơn. Với cách dẫn dắt như vậy sẽ không quá thấp đối với HS hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành mà lại vừa sức với đối tượng học sinh còn chậm vừa đỡ mất thời gian, dành thời gian cho luyện tập. - Nếu cả lớp đều có trình độ học tốt ngang nhau, chỉ có một vài HS nhận thức chậm thì GV chuẩn bị kế hoạch bài học dựa theo các bước hướng dẫn trong SGV để dạy cả lớp và sau đó đến phần luyện tập, GV sẽ tranh thủ hướng dẫn số HS còn chưa hiểu bài bằng cách trên ( cho HS thao tác trên mô hình hoặc que tính ). 2.2.1.2. Biện pháp thứ hai: Thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập ở phần củng cố trong tiết dạy Toán hoặc ở những buổi phụ đạo cho đối tượng trung bình yếu : a) Trò chơi " Tiếp sức" - Chia 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em. - Nêu luật chơi: + GV đọc đề . + Em thứ nhất của mỗi nhóm ghi lại đề . + Em thứ hai ghi tóm tắt. + Em thứ ba ghi lời giải. + Em thứ tư lập phép tính. + Em thứ năm tính ra kết quả. Nhóm nào xong trước, nhóm đó thắng. Ví dụ: GV đọc : Em thứ nhất ghi : Lớp 2A có 29 học sinh, lớp 2B có 25 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh? Em thứ hai ghi tóm tắt. Tóm tắt: Lớp 2A : 29HS Lớp 2B : 25HS Cả hai lớp : .HS? + Em thứ ba ghi lời giải.Cả hai lớp có số học sinh là. + Em thứ tư lập phép tính. 29+25 + Em thứ năm tính ra kết quả. 54 Trò chơi được làm nhiều lượt , cần để HS trung bình yếu và số HS nhút nhát tham gia đầy đủ. Tác dụng của trò chơi : +Cả lớp sẽ chú ý các bạn đang thi đua nhau làmbài trên bảng ( kể cả số HS cá biệt), các em cảm thấy hứng thú và sẽ tham gia giải bài tích cực.Từ đó , các em sẽ hiểu bài và nhớ bài học hơn . +Tập cho các em có thao tác nhanh , chính xác. + Thể hiện tính đồng bộ , đoàn kết . b) Trò chơi " Đố bạn" hoặc "Đố vui để học". - Chia 2 dãy bàn HS thành 2 nhóm . - Luật chơi : + 1 em bất kỳ trongdãy bàn phía trái đặt câu hỏi( có nội dung "Tìm thành phần chưa biết"). + 1 em bất kỳ trong dãy bàn phía phải tính nhẩm trả lời. Nếu trả lời đúng, tuyên dương, có quyền đặt câu hỏi ngược lại. Ví dụ : + Dãy thứ nhất hỏi : Có 23 cái kẹo bớt đi 7 cái vậy còn lại bao nhiêu cái kẹo? + Dãy thứ hai trả lời : Còn lại 16 cài kẹo. - Trò chơi được tiến hành nhiều lượt , không hạn chế mức độ và phép tính . - Thỉnh thoảng GV nên gợi ý nhóm trả lời 1 số câu hỏi phụ để củng cố mối tương quan giữa các phép tính. Tác dụng : + Tập vận dụng nhanh trí não để tiếp thu lời nói và hiểu ,ứng xử chính xác. + Vui mà học sẽ nhớ lâu. Tóm lại ," Chơi mà học - Học mà chơi", HS hứng thú , tư duy được kích thích hoạt động,từ đó kiến thức khắc sâu hình thành kỹ năng "Tìm thành phần chưa biết trong các phép tính" . 2.2.1.3. Biện pháp thứ ba: Cần cho HS được luyện tập nhiều lần dạng hình thức bài tập để rèn chắc kỹ năng. Muốn vậy, sau khi làm hết số bài tập trong SGK ở lớp, cần dặn dò HS làm thêm một số bài tập tương ứng trong cuốn vở bài tậpToán. Chính việc làm bài tập ở nhà đã giúp cho các em nhút nhát , chậm chạp nắm vững bài học và làm chính xác hơn ở lớp. Ví dụ : Bài "Bảng chia 4" ( SGK trang 118) - Ở SGK có 3 bài luyện tập: Bài tính nhẩm, 2 bài toán giải-HS đã làm ở lớp. 2.2.1.4. Biện pháp thứ tư : Giáo viên hệ thống, ghi lại đủ các hình thức bài tập"Giải bài toán có lời văn" ở lớp 2 và ghi lại những khó khăn học sinh hay mắc phải vào sổ tay .Ở mỗi sai sót của HS, GV ghi lại các giải pháp tương ứng. - Giáo viên dạy theo phân phối chương trình của Bộ quy định về môn Toán. Ngoài ra, tham khảo các sách mới về kĩ năng học toán, để mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh. - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản vững vàng và được giải thêm toán nâng cao nên các em rất thích học toán. 2.2.1.5. Kết quả đạt được. + Trước khi thực hiện biện pháp này : Tổng số học sinh : 19 em Trong đó: HTT 02 em . Tỉ lệ : 10,53 % HT 14 em Tỉ lệ : 73,68 % CHT 03 em . Tỉ lệ : 15,79 % + Sau khi thực hiện biện pháp này : Tổng số học sinh : 19 em Trong đó: HTT 07 em . Tỉ lệ : 37 % HT 11 em Tỉ lệ : 58 % CHT 01 em . Tỉ lệ : 5 % Sau khi thực hiện biện pháp này học sinh đã có tiến bộ rõ rệt về môn Toán Và hơn nữa các em luôn hào hứng học môn toán hơn trước đó . 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến Muốn dạy tốt môn toán ở lớp 2 thì : - Giáo viên cần soạn bài kỹ, soạn trước một tuần. - Học sinh có sự chuẩn bị trước bài ở nhà thật chu đáo. - Luôn động viên, khuyến khích học sinh có phương pháp giải toán tối ưu. - Giáo viên thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn để có khả năng giảng dạy tốt, tìm tòi, mở rộng từ các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa và vở bài tập Toán lớp 2. Bên cạnh đó giáo viên cần nâng cao kiến thức cho các em bằng những bài toán nâng cao và khắc sâu kiến thức. - Luôn đổi mới trong phương pháp dạy học để cuốn hút học sinh say mê học Toán. - Chấm chữa bài, nhận xét kỹ, thường xuyên. - Đánh giá, kiểm tra, động viên học sinh kịp thời. CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong giai đoạn đổi mới giáo dục như hiện nay, nhiệm vụ của người giáo viên ngày càng nặng nề. Nếu giáo viên không tự mình học hỏi nâng cao tay nghề, tiếp thu có hiệu quả những đổi mới phương pháp mà chỉ dạy chay, dạy đơn điệu sẽ đẩy lùi sự phát triển giáo dục. Vì vậy đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên là người trực tiếp giảng dạy nên không còn cách nào khác là phải chuẩn bị tốt bài dạy của mình. Đặc biệt là khâu thiết kế bài dạy. Để thiết kế bài dạy đạt hiệu quả cao, cần thực hiện tốt những vấn đề sau : + Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình môn học nhất là mảng số học và các phép tính để thấy được hệ thống logic được cấu trúc chặt chẽ từng chương, từng bài. + Nghiên cứu các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. + Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý học sinh. + Thu thập kiến thức ở nhiều tài liệu để có phương án dạy học hiệu quả . + Tham gia các hội thi, chuyên đề thao giảng . 2. Đề xuất, kiến nghị Để công tác giảng dạy được tốt hơn, đảm bảo với yêu cầu của xã hội ngày nay thì cần phải có đầy đủ đồ dùng dạy học. Vì vậy Kính mong Ban giám hiệu nhà trường tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện giúp đỡ để giáo viên khi lên lớp có đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy học để đảm bảo cho học sinh được học đi đôi với thực hành một cách tốt nhất. Trong quá trình viết không tránh khỏi phần thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp, để sáng kiến được hoàn thiện hơn . Kim Bôi, ngày 28 tháng 4 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TÁC GIẢ Bùi Thị Diệp ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA CÁC CẤP

Skkn Một Số Biện Pháp Dạy Học Sinh Lớp 2 Giải Toán Có Lời Văn

1.1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy Đại hội Đảng lần thứ XI đã có nghị quyết về giáo dục đó là: “Nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.” Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục – đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Là bậc học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu tạo ra những con người có “tài”, có “đức”. Những gì thuộc về trí thức và kỹ năng về hành vi và tình người được định hình ở bậc Tiểu học và nó sẽ theo suốt cuộc đời mỗi em như : kỹ năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày Những gì được hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi, cải tạo lại. Chính vì vậy môn Toán ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động trí tuệ rất lớn cho học sinh. [1] Hiện nay trong các trường đã và đang vận dụng phương pháp dạy học đổi mới, đó là cách dạy hướng vào người học hay còn gọi là “Lấy học sinh làm trung tâm”, người thầy là người hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Để vận dụng tốt được cách dạy học mới này đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải dày công nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp với đối tượng học sinh mình dạy. Qua xem xét và nghiên cứu thực tế dạy toán có lời văn của lớp 2 trường Tiểu học Quảng Lưu. Tôi thấy chỉ được khoảng 30% biết giải toán, còn 70% rất lơ mơ, lúng túng những bài toán có lời văn. Dạy học toán có lời văn là một bộ phận kiến thức toán học hoàn chỉnh cho học sinh Tiểu học. Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề. Qua giảng dạy thực tế của lớp 2 những năm trước, tôi thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn về tính toán, tư duy, kĩ năng trong việc giải toán có lời văn. Chính vì những lý do trên bản thân tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiÖm về: “Một số biện pháp dạy học sinh lớp 2 giải toán có lời văn” 1.2. Mục đích nghiên cứu: – Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp bản thân tôi cũng như đồng nghiệp có được những hiểu biết cơ bản về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Qua đề tài này tôi có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học nói chung. – Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 2 thành thạo và vận dụng được các phép tính nhân chia vào giải toán có lời văn và kỹ năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; hứng thú đọc sách, nghiên cứu và yêu thích học Toán. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Quảng Lưu – Quảng Xương – Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trực quan Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại) Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề [2] 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1.Cơ sở lí luận của việc giải toán có lời văn ở lớp 2: 2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của môn toán lớp 2: Môn Toán là một môn học khó đối với tất cả các lớp học và giải toán có lời văn lại càng khó hơn đối với các em đầu cấp. Toán lớp 2 là môn học có vị trí gần như là nền móng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Các em học tốt và giải các bài toán có lời văn một cách thành thạo là điểm khởi đầu cho các môn học khác, giúp các em lớn lên nhiều em trở thành tiến sĩ, kĩ sư, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ… trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống; trên tay có máy tính xách tay, trong túi có máy tính bỏ túi… nhưng các em không nắm được các công thức toán học để vận dụng vào cuộc sống thường ngày thì máy xách tay, máy tính bỏ túi, điện thoại, cũng vô giá trị. Vì vậy việc học toán rất là quan trọng và những bài toán giải có lời văn ban đầu các em cần phải giải thành thạo. Từ đó giúp các em tự tin trong học toán. Đối với mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. Thông qua cách giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Giải toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. 2.1.2. Vai trò của việc dạy giải toán cho học sinh lớp 2: Với việc dạy và rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 là một việc khó và rất quan trọng của môn Toán. Thông qua dạy giải toán có lời văn, giáo viên đã giúp học sinh xác định được cấu trúc giải một bài toán có đầy đủ các phần (tóm tắt, bài giải, câu lời giải, phép tính và đáp số). Giúp học sinh dễ tìm hiểu những nội dung có trong bài toán và qua đó góp phần giáo dục học sinh về mọi mặt. Mặt khác, học sinh hiểu và biết cách giải bài toán có lời văn ngay từ lớp 2 sẽ thuận lợi hơn khi theo học các lớp trên và áp dụng giải những bài tập khó hơn, phức tạp hơn. 2.1.3. Nội dung chương trình của toán lớp 2 loại bài toán giải có lời văn: Chương trình Toán 2 gồm 175 tiết, trong đó có đưa phần ôn tập về dạng toán thêm, bớt ở lớp 1 và phần lớn là ở 2 dạng toán mới về giải toán có lời văn (Bài toán về nhiều hơn – Bài toán về ít hơn) vào học kỳ I và chia thành hai giai đoạn: – Giai đoạn 1: Giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng. – Giai đoạn 2: Giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ. [3],[4],[5] 2.2. Thực trạng: 2.2.1 Tình hình địa phương và nhà trường: Quảng Lưu là một xã nằm ở phía đông huyện Quảng Xương là một xã thuộc vùng khó của huyện Quảng Xương. Nền kinh tế của nhân dân còn thấp, chưa đồng đều. Bố mẹ chủ yếu đi làm ăn xa, để con ở nhà với ông bà, thậm chí có em ở nhà với anh, chị cũng là học sinh cấp 1, 2. Điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con. Đa số học sinh ngoài giờ học còn phải giúp bố mẹ công việc gia đình. Có lẽ vì vậy mà thời gian học ở nhà của các em ít và không được sự bố mẹ hướng dẫn thêm cho các em học ở nhà. Những hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói chung đối với môn toán nói riêng và đặc biệt là việc học giải toán có lời văn của học sinh. Để nâng cao chất lượng của học sinh, tôi đã chú trọng đến các môn học nói chung và nhất là môn toán, một môn học khó đối với học sinh. Trọng tâm hơn là chú trọng đến việc học giải toán có lời văn tốt hơn. 2.2.2. Thực trạng của việc tố chức dạy học rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2: * Những việc làm được: – Về giáo viên: Những năm học gần đây, chất lượng môn toán ngày càng đi lên kể cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Bam giám hiệu đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn toán. Bam giám hiệu đã tổ chức cho giáo viên dạy đối chứng chuyên đề, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Qua những tiết dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi muốn học sinh trường Tiểu học Quảng Lưu giải toán có lời văn tốt hơn nữa nên tôi ứng dụng biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học lớp 2E, lớp tôi chủ nhiệm và giảng dạy.. – Về học sinh: Lớp tôi chủ nhiệm có 32 em học sinh, đa số các em ngoan, chăm học. Đầu năm học, tôi đã kiểm tra đồ dùng học tập, sách, vở của từng em nên lớp tôi 100% học sinh có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập phục vụ các môn học. Lớp tôi có khoảng 32% học sinh trong diện tiếp thu bài nhanh ở môn toán. Tôi đã xây dựng được nề nếp học tập trong lớp. Các em đã có thói quen học tập cá nhân, học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến bộ. * Những việc chưa làm được: – Đối với giáo viên: Những tiết dự giờ đồng nghiệp trong trường, qua các vòng thao giảng để chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường và qua những năm tháng giảng dạy, tôi nhận thấy phương pháp dạy dạng giải toán có lời văn ở một số giáo viên chưa phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2. Từ cách dẫn dắt, diễn đạt của giáo viên còn lúng túng, khó hiểu đối với học sinh và hình thành cho học sinh giống như một bài mẫu để học sinh bắt chước. Phương pháp truyền thống theo lối mòn chủ yếu của giáo viên là đọc đầu bài cho học sinh nghe, (hoặc nhìn sách) rồi sau đó gợi ý học sinh tìm lời giải một cách chung chung không cụ thể, học sinh không hiểu bắt đầu viết lời giải như thế nào? Dựa vào đâu?… Vì vậy chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh dẫn đến học sinh còn lúng túng trong cách giải, giải sai. – Đối với học sinh: Học sinh lớp 2, bước đầu các em mới được làm quen và giải toán có lời văn về dạng “Thêm – Bớt”. Các em còn lúng túng trong cách giải, vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Hơn nữa một số học sinh chưa biết cách tự học, chưa tự giác trong học tập còn phải nhắc nhở, đôn đốc. Có em có thể viết được phép tính và tính đúng kết quả của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra cách giải, chưa biết trình bày bài giải một cách đầy đủ, diễn đạt còn quá vụng về, thiếu lôgic. Một số em học toán và giải toán một cách máy móc, bắt chước bài mẫu, chưa linh động, sáng tạo trong giải toán có lời văn. Học sinh còn lẫn lộn giữa giải toán có lời văn với thực phép hiện tính, chưa phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm trong giải bài toán có lời văn. Qua khảo sát thực tế chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 2E, lớp tôi chủ nhiệm và lớp 2B do cô Nguyễn Thị Hà chủ nhiệm giữa kì 1, năm học 2017 – 2018 như sau: Đề bài: Câu 1: Hà có 25 que tính, Lan có nhiều hơn Hà 5 que tính. Hỏi Lan có bao nhiêu que tính? Câu 2: Giải bài toán có tóm tắt sau: – Hướng dẫn học sinh tóm tắt: 10 viên bi Hùng: 3 viên bi Cường: ? viên bi Kết quả khảo sát lần 1 Lớp Sĩ số Học sinh làm bài tốt Học sinh làm đúng phép tính, sai lời giải(hoặc đúng lời giải, sai phép tính Học sinh chưa hiểu cách làm bài giải, làm sai cả lời giải và phép tính 2B 30 em SL TL SL TL SL TL 14 46,7% 10 33,3% 6 20% 2E 32 em 13 40,6% 11 34,4% 8 25% Từ kết quả khảo sát chất lượng ở hai lớp, tôi thấy số học sinh làm sai phép tính và lời giải chiếm tỷ lệ khá cao, lớp 2B: 6em/ 20%; Lớp 2E: 8 em/25%. Phần lớn là học sinh gặp khó khăn trong việc tìm câu lời giải cho bài toán, có nhiều em quên ghi đơn vị ở kết quả của phép tính và ở đáp số. * Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trên: Ở lớp 1 các em mới được làm quen với giải toán có lời văn về dạng toán “Thêm – Bớt”, các em còn lúng túng trong việc giải toán. Lên lớp 2, ngay đầu năm các em được ôn lại phần giải toán có lời văn về dạng “Thêm – Bớt”. Và bắt đầu từ tuần 5, các em chuyển sang dạng giải toán có lời văn “Bài toán về nhiều hơn”. Dạng toán này, các em chỉ được học trong 2 tiết, các em chưa nắm vững cách giải dạng toán này lại tiếp tục học dạng mới về giải toán dạng “Bài toán về ít hơn”. Vì vậy một số em còn lẫn lộn giữa dạng toán “Thêm – Bớt”, dạng toán “Bài toán về nhiều hơn” và dạng toán “Bài toán về ít hơn”. Một số em còn nhút nhát, không tự tin, không chịu suy nghĩ tìm tòi lời giải. Các em chưa mạnh dạn trao đổi với bạn, với cô giáo khi chưa hiểu yêu cầu của bài nên hiểu thế nào làm thế ấy dẫn đến làm sai. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề dạy giải toán có lời văn ở lớp 2: 2.3.1. Đối với giáo viên dạy lớp 2: – Để giảng dạy tốt môn Toán lớp 2 nói chung và giảng dạy phần “Giải bài toán có lời văn” nói riêng, việc đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. – Luôn học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, có đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. – Lựa chọn câu hỏi sao cho gần gũi với lời giải, học sinh chỉ cần thay đổi chút ít về từ để được câu lời giải thích hợp. – Gợi mở bằng cách cài “cốt câu” lời giải vào tóm tắt để học sinh có thể dựa vào tóm tắt mà viết câu lời giải. – Khuyến khích học sinh tìm ra cách nêu câu lời giải khác nhau cho lời giải. Ví dụ: Em hái được 12 bông hoa, chị hái đươc nhiều hơn em 5 bông hoa. Hỏi chị hái được bao nhiêu bông hoa? Học sinh có thể đặt lời giải theo rất nhiều cách như: + Chị hái được số bông hoa là: …….. + Số bông hoa chị hái được là: ………. 2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước làm toán có lời văn lớp 2 và khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn lớp 2: Qua đề tài này, tôi hy vọng giúp cho giáo viên đang giảng dạy ở lớp 2 trường Tiểu học Quảng Lưu hướng dẫn học sinh khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn với nội dung thực tế gần gũi và gắn liền với cuộc sống đời thường của học sinh, trong đó có các dạng giải toán có lời văn: – Bài toán về nhiều hơn. – Bài toán về ít hơn. Qua kinh nghiệm 28 năm công tác, tôi nhận thấy học sinh thường mắc những lỗi sai khi giải toán có lời văn như sau: Ví dụ: Tấm vải xanh dài 52cm, tấm vải đỏ dài hơn tấm vải xanh 6cm. Hỏi tấm vải đỏ dài bao nhiêu xăng – ti – mét? – Sai về đặt lời giải (hoặc dùng từ chưa chính xác) như: Học sinh có thể đặt lời giải cho bài giải như sau: Tấm vải xanh dài mấy cm: Hoặc: Tấm vải đỏ dài mấy xăng – ti – mét: – Sai về phép tính (Hoặc kết quả của phép tính chưa đúng) như: 52 – 6 = 46 (cm) Hoặc: 52cm + 6cm = 58(cm) – Thiếu đơn vị đo ở phép tính như: 52 + 6 = 52 – Có học sinh khi giải bài toán quên không ghi đáp số (Hoặc thiếu đơn vị đo ở đáp số) Để giúp học sinh lớp 2 khắc phục những lỗi sai trên về giải toán có lời văn, tôi tiến hành theo 5 bước sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán: Thông qua việc đọc bài toán, học sinh phải đọc kĩ để hiểu rõ bài toán cho biết gì? Cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán phải hiểu rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường sau đó học sinh “thuật lại vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại nguyên văn đề bài, đó là bước 1. Bước 2: Tóm tắt bài toán: Là bước quan trọng để thể hiện phần trọng tâm và toát lên những cái phải tìm của đề bài. Bước 3: Tìm tòi cách giải bài toán: Gắn liền với việc phân tích các giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Minh họa bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùng sơ đề hoặc dùng mẫu thích hợp, tranh, ảnh Lập kế hoạch giải bài toán, có hai hình thức thể hiện: Đi từ câu hỏi của bài toán đến với số liệu, hoặc đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán. Ví dụ: Giang hái được 24 quả cam, Sơn hái được nhiều hơn Giang 5 quả cam. Hỏi Sơn hái được bao nhiêu quả cam? Xuất phát của bài toán đến giữ kiện: – Bài toán hỏi gì? (Giang hái được bao nhiêu quả cam?) – Có thể biết ngay chưa? Vì sao? – Có thể biết được số quả cam Sơn hái được nhiều hơn Giang bao nhiêu quả cam chưa? Vì sao? – Vậy việc đầu tiên các em phải tìm cái gì? – Tiếp theo là làm gì? Bằng cách nào? Đã trả lời lời câu hỏi của bài toán chưa? Xuất phát từ giữ kiện đến câu hỏi của bài toán. Kết quả cuối cùng có phải là đáp số của bài toán không? Bước 4: Thực hiện cách giải: Bài giải Sơn hái được số quả cam là: 24 + 5 = 29 (quả) Đáp số: 29 quả cam Bước 5: Cách giải bài toán: Phân tích cách giải đúng hay sai, sai ở chỗ nào để sửa chữa. *) Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn, thông qua ví dụ sau: Ví dụ: Lan hái được 15 bông hoa, Huệ hái được nhiều hơn Lan 4 bông hao. Hỏi Huệ hái được bao nhiêu bông hoa? Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán: – Bài toàn này thuộc loại toán nào? – Đề bài cho chúng ta biết gì? – Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bước 2: Tóm tăt đề toán: Biểu thị số bông hoa bằng sơ đồ đoạn thẳng 15 bông hoa 4 bông hoa Lan Huệ ? bông hoa – Tìm cách giải bài toán: Nhìn vào tóm tắt cho thấy Huệ có nhiều hơn Lan 4 bông hoa. – Muốn tìm số bông hoa của Huệ ta phải làm thế nào? Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải Huệ hái được số bông hoa là: 15 + 4 = 19 (bông) Đáp số: 19 bông hoa Ví dụ: Phương Chi được cô giáo thưởng 10 quyển vở, Ánh Ngọc được cô giáo thưởng ít hơn Phương Chi 3 quyển vở. Hỏi Ánh Ngọc được cô giáo thưởng mấy quyển vở? – Hướng dẫn học sinh tóm tắt: 10 quyển vở Phương Chi: 3 quyển vở Ánh Ngọc: ? quyển vở Bài giải Ánh Ngọc được cô giáo thưởng số quyển vở là: 10 – 3 = 7 (quyển) Đáp số: 7 quyển vở – Kiểm tra bài giải: Qua ví dụ trên em nào biết: Muốn làm một bài toán có lời văn thì ta phải thực hiện mấy bước? (Thực hiện 5 bước) – Học sinh xây dựng thành ghi nhớ. – Giáo viên ghi lên bảng từng bước sau đó gọi 1, 2 học sinh đọc to cho cả lớp nghe. 2.3.3. Lựa chọn phương pháp phù hợp để dạy dạng bài: “Giải bài toán có lời văn” ở lớp hai: * Phương pháp trực quan: Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 2 thường sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 2 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan. [2] * Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại): Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm cách giải, chữa bài làm của học sinh, nhận xét đánh giá bài làm của bạn … Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh trả lời như: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán yêu cầu tìm gì. Gợi mở để dẫn dắt học sinh thông qua những dữ kiện đã biết để tìm cái chưa biết, cần tìm. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học giải toán có lời văn lớp 2 nói riêng phải sử dụng phương pháp nàythật khéo léo, nhẹ nhàng, dùng các từ ngữ dễ hiểu để gợi ý để học sinh dễ hiểu và các em mới nhớ lâu. [2] * Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này. Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải. Hoặc giáo viên cho phần biết – học sinh tự nêu phần hỏi và giải bài toán hay ngược lại. 2.3.4. Đổi mới phương pháp dạy học:   Lứa tuổi học sinh lớp 2, lứa t

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phương Pháp Dạy Giải Toán Có Lời Văn Lớp 2 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!