Cập nhật thông tin chi tiết về Kết Hợp Chặt Chẽ Phát Triển Kinh Tế mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Haiphong.gov.vn) – Sáng 11/12, tại Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quân sự, quốc phòng địa phương năm 2020; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Dự Hội nghị có Thiếu tướng Nguyễn Quang Ngọc, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân khu 3. Đồng chí Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị
Năm 2020, UBND thành phố đã chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương đạt kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật là: Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ được bảo đảm, tiềm lực quốc phòng - an ninh được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác giáo dục quốc phòng thực hiện có chiều sâu; lực lượng vũ trang thành phố được xây dựng vững mạnh, chất lượng chính trị, khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng cao, thực sự là lực lượng nòng cốt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; tổ chức tốt huấn luyện chiến đấu, diễn tập, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân. Tham gia hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID 19; xây dựng tốt mối đoàn kết quân dân; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, các chính sách xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa trên địa bàn thành phố.
Thiếu tướng Nguyễn Quang Ngọc, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân khu 3 trao tặng danh hiệu cho các tập thể, cá nhân
Trong năm 2021, Thiếu tướng Nguyễn Quang Ngọc đề nghị Thành ủy, HĐND, UBND thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trọng tâm như: Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết về công tác quân sự, quốc phòng; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia xử lý các tình huống thiên tai, dịch bệnh; làm tốt công tác giáo dục quốc phòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế – xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; tập trung xây dựng Đảng bộ quân sự thafh phố vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; tiếp tục triển khai các quy hoạch, đề án quốc phòng đã được phê duyệt; chỉ đạo lực lượng vũ trang bảo đảm đầy đủ, kịp thời các mặt công tác hậu cần, kỹ thuật và bảo đảm an toàn tuyệt đối…
Thiếu tướng Nguyễn Quang Ngọc cũng cảm ơn Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo đến công tác quân sự, quốc phòng; cảm ơn các sở, ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng vũ trang thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam cảm ơn, tiếp thu ý kiến phát biểu chỉ đạo của Thiếu tướng Nguyễn Quang Ngọc, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân khu 3, ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị và sẽ chỉ đạo bổ sung vào phương hướng thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương của thành phố Hải Phòng năm 2021.
Phó Chủ tịch UBD thành phố nhấn mạnh, trước yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao, để chỉ đạo hoàn thành công tác quân sự, quốc phòng địa phương năm 2021, Phó Chủ tịch UBD thành phố đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: Quán triệt và triển khai thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đường lối quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng xây dựng tiềm lực trong khu vực phòng thủ; thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Chỉ đạo quyết liệt công tác tuyển quân, phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân năm 2021 (2.500 chỉ tiêu), bảo đảm chất lượng. Hoàn thành công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng. Thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế – xã hội gắn với củng cố quốc phòng – an ninh. Chú trọng công tác quản lý đất, công trình quốc phòng; tiếp tục quan tâm bố trí quỹ đất và đầu tư ngân sách cho xây dựng các công trình trong khu vực phòng thủ quận, huyện.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam trao Cờ thi đua cho các tập thể
Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân
Cùng với đó, nâng cao chất lượng huấn huyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang thành phố, hiệu quả hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên. Tổ chức tốt diễn tập Khu vực phòng thủ thành phố; diễn tập chiến đấu phòng thủ và diễn tập phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày Lễ, sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, thành phố.
Phó Chủ tịch UBD thành phố cũng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị cần quan tâm hơn nữa đến công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, xây dựng khu vực phòng thủ; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh góp phần bảo đảm quốc phòng – an ninh của thành phố.
Phó Chủ tịch UBD thành phố giao Bộ Chỉ huy quân sự thành phố tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, địa phương, đơn vị; tham mưu, đề xuất UBND thành phố xem xét, giải quyết.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch UBD thành Lê Khắc Nam cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa của Bộ Tư lệnh Quân khu 3 để lực lượng vũ trang thành phố Hải Phòng thực sự là lá cờ đầu trong công tác quân sự, quốc phòng của lực lượng vũ trang Quân khu; thành phố Hải Phòng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng và an ninh trong thời gian tới.
Đại tá Nguyễn Minh Quang, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố trao danh hiệu cho các tập thể, cá nhân
Tại Hội nghị, Quân khu 3 trao trao tặng 14 tập thể danh hiệu đơn vị quyết thắng, 8 chiến sĩ thi đua cơ sở đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng năm 2020. UBND thành phố trao Cờ thi đua cho 3 tập thể, tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 7 cá nhân có thành tích xuất sắc toàn diện trong phong trào thi đua quyết thắng năm 2020. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố trao khen thưởng cho 21 tập thể danh hiệu đơn vị tiên tiến và 125 chiến sĩ thi đua. Phương Trang
Một Số Giải Pháp Kết Hợp Phát Triển Kinh Tế
Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh là chủ trương chiến lược của Đảng. Đó là sự kế thừa, phát triển kinh nghiệm truyền thống “dựng nước phải đi đôi với giữ nước” của dân tộc ta. Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo”1. Điều đó đặt ra yêu cầu cao đối với các tỉnh biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Tuyến biên giới Tây Nam nước ta (phần trên bộ giáp Lào, Cam-pu-chia, gồm 10 tỉnh, từ Kon Tum tới Kiên Giang, dài 1.137 km) là khu vực có địa hình, thời tiết phức tạp, mật độ dân cư thưa thớt, khu vực biên giới chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, kinh tế nhiều nơi kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo có nơi còn từ 50% đến 70% (theo tiêu chí mới); hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, giáo dục – đào tạo, y tế, bưu chính – viễn thông… còn nhiều hạn chế, bất cập. Đây cũng là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, nhất là lợi dụng các vấn đề: “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá cách mạng nước ta. Thực tiễn đã chứng minh, đây còn là địa bàn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) với tăng cường quốc phòng – an ninh (QP-AN) ở các tỉnh biên giới Tây Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về trước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, cần sớm khắc phục. Đó là nhận thức của một số cán bộ, trong đó có cả cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành về kết hợp kinh tế với QP-AN chưa thật đầy đủ, còn có biểu hiện tuyệt đối hóa về kinh tế, làm kinh tế bằng mọi giá, chưa quan tâm đúng mức đến QP-AN. Việc triển khai thực hiện kết hợp kinh tế với QP-AN ở một số ngành, địa phương còn thiếu tích cực, đồng bộ. Cơ chế lãnh đạo, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ; các cơ quan tham mưu ở một số ngành, địa phương chưa phát huy hết trách nhiệm giúp cấp ủy, chính quyền về công tác quan trọng này, v.v.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN ở các tỉnh biên giới Tây Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo chúng tôi, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, nhất là của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ quan trọng này. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, xuyên suốt, nhằm bảo đảm việc kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN ở các tỉnh biên giới Tây Nam đúng định hướng, quan điểm của Đảng. Theo đó, cấp ủy các cấp cần nắm vững định hướng của Trung ương, của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tăng cường phổ biến, quán triệt các quan điểm của Đảng về kết hợp kinh tế với QP-AN; kịp thời đề ra những quyết sách lãnh đạo ngành, địa phương thực hiện kết hợp một cách đúng đắn, hiệu quả; gắn lãnh đạo với tăng cường kiểm tra việc thực hiện của chính quyền, đoàn thể, các tổ chức KT-XH; tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc kết hợp ở ngành, địa phương. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo không chỉ dừng lại ở chủ trương, quan điểm, nhận thức mà còn phải được thể hiện bằng chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, kế hoạch công tác và phải được cụ thể hóa bằng các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; quy định rõ trách nhiệm của các ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện. Đặc biệt, cần phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan quân sự, công an, biên phòng trong việc tham mưu; đồng thời, phân công theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện và rút kinh nghiệm kịp thời. Muốn vậy, đội ngũ cán bộ phải có kiến thức toàn diện cả về KT-XH và QP-AN, am hiểu tình hình địa phương và phong tục tập quán sinh sống của đồng bào, nhất là đồng bào khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa. Trong quá trình thực hiện, các ngành, địa phương cần chú trọng xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hằng năm; chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình, phương pháp quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, nắm tình hình, thu thập, xử lý thông tin đến tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành và cán bộ thuộc các thành phần kinh tế, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng nâng cao kiến thức cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ địa phương; những vấn đề về lý luận và thực tiễn, nội dung của kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN… Ngoài ra, các cấp, các ngành cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương về kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN trên địa bàn.
2. Gắn phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN ngay từ trong các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, phù hợp với đặc điểm địa bàn và thực tiễn đời sống của đồng bào các dân tộc khu vực biên giới Tây Nam. Quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào điều kiện của mỗi địa phương, cơ sở. Trong đó, quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh cần tuân thủ quy hoạch tổng thể của bộ, ngành Trung ương theo từng lĩnh vực, với yêu cầu đặt ra là đánh giá toàn diện, đúng hiện trạng, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch kết hợp cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, địa phương ngay từ khâu khảo sát, đánh giá các nguồn lực của tỉnh (nội lực và nguồn lực bên ngoài). Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và các chính sách, giải pháp, như: chính sách khai thác các nguồn lực; chính sách đầu tư và phân bổ đầu tư; điều động nhân lực, bố trí dân cư và chính sách phát triển khoa học – công nghệ phục vụ cho việc thực hiện kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN của mỗi tỉnh, nhất là các địa bàn tuyến biên giới, vùng sâu, vùng xa. Trong quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển của các ngành cần chú trọng kết hợp đảm bảo QP-AN, thế trận khu vực phòng thủ tỉnh, huyện. Cùng với đó, cần nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên xây dựng quy hoạch, kế hoạch; có cơ chế, chính sách phối hợp xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp; đầu tư kinh phí kịp thời, hiệu quả. Các chương trình, dự án cần tính đến yếu tố đặc thù của từng vùng và phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc tại địa phương.
Đối với các tỉnh biên giới Tây Nguyên, cần tận dụng các tiềm năng, lợi thế, nhất là lợi thế về phát triển cây công nghiệp, để tạo sự chuyển biến mạnh, mang tính đột phá về chất lượng tăng trưởng và giá trị, trước hết là trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ, bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức tốt việc định canh, định cư và có chính sách phù hợp để động viên, điều chỉnh dân số trên địa bàn và đưa dân từ nơi khác đến. Trước mắt, cần nhân rộng mô hình gắn phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN của Binh đoàn 15, tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và QP-AN, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của từng khu vực. Bên cạnh đó, cần tính đến mô hình xây dựng các làng định cư ở khu vực biên giới, tạo điều kiện cho các gia đình trẻ có đất sản xuất; đồng thời, làm nòng cốt xây dựng và bảo vệ tuyến biên giới an toàn. Đối với các tỉnh biên giới Tây Nam Bộ, tập trung quy hoạch vùng và các tiểu vùng kinh tế, tổ chức lại sản xuất, ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chuyên canh, thâm canh, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp phối hợp ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ở khu vực hai bên biên giới; đồng thời, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào để họ yên tâm lao động sản xuất, nâng cao đời sống.
Bên cạnh đó, cần chú trọng quan tâm đầu tư phát triển kinh tế gắn với tăng cường QP-AN ở các khu vực cửa khẩu, bảo đảm mọi hoạt động đều được gắn chặt với nhiệm vụ QP-AN; thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135 về phát triển KT-XH đối với các xã nghèo, các địa bàn chiến lược trọng yếu sát dọc biên giới. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia xây dựng các khu kinh tế – quốc phòng, nhằm tạo thế và lực mới cho phát triển KT-XH và tăng cường sức mạnh QP-AN trên địa bàn.
Đại tá, TS. VŨ THANH HIỆP
1 – ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.234.
Bài 23: Khôi Phục Và Phát Triển Kinh Tế
Chi tiết Chuyên mục: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
* Giai đoạn 1954 – 1960:
– Hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, khôi phục và phát triển kinh tế.
* Giai đoạn 1961 – 1965:
– Trên mặt trận kinh tế: đạt được những thành tựu nhất định về nông nghiệp, công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965), bước đầu xây dựng nền móng của chủ nghĩa xã hội.
– Cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, cán bộ, chiến sĩ cho tiền tuyến miền Nam.
* Giai đoạn 1965 – 1968:
– Trên mặt trận kinh tế:
+ Nông nghiệp: tăng diện tích đất canh tác, sản lượng lúa tăng, nhiều hợp tác xã đạt “ba mục tiêu”.
+ Công nghiệp: đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống; công nghiệp địa phương và quốc phòng đều phát triển.
– Trên mặt trận quân sự: chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ giành thắng lợi.
– Chi viện cho miền Nam:
+ Miền Bắc luôn là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam về sức người và sức của.
+ Xây dựng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trên bộ và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.
– Cung cấp hàng vạn cán bộ, trang bị về mặt vật chất như thuốc men, đạn dược… cho miền Nam.
* Giai đoạn 1969 – 1973:
– Kinh tế miền Bắc cơ bản được khôi phục, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.
– Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ hai năm 1972, buộc Mĩ phải Hiệp định Paris ngày 27 – 1 – 1973 .
– Chi viện cho tiền tuyến miền Nam: hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm… để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh k
Chi tiết Chuyên mục: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)Thời gian
Thắng lợi tiêu biểu
21 – 7 – 1954
Ký Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương
1959 – 1960
Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi, phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, làm phá sản “chiến lược Aixenhao”.
20 – 2 – 1960
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đã làm nhiệm vụ đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ – Ngụy.
9 – 1960
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
1961 – 1965
Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
1965 – 1968
Đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
Năm 1968
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1969 – 1973
Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Năm 1972
Tổng tiến công chiến lược
Năm 1973
Thắng Mĩ trận “Điện Biên Phủ trên không”.
21 – 7 – 1973
Ký kết Hiệp định Pari
Chi tiết Chuyên mục: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)* Nguyên nhân thắng lợi:
– Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.
– Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
* Ý nghĩa lịch sử:
– Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hình thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
– Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
– Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
– Là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Chi tiết Chuyên mục: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)* Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 – 3 đến ngày 24 – 3)
– Ngày 4 – 3 – 1975 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và KonTum.
– Ngày 10 – 3 – 1975 bất ngờ đánh mạnh ở ở Buôn Ma Thuột, giành thắng lợi.
– Ngày 12 – 3 – 1975, địch phản động chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.
– Đến ngày 24 – 3 – 1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
* Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (từ 21 – 3 đến 29 – 3 – 1975)
– Ngày 21 – 3 – 1975, ta đánh thẳng vào căn cứ của địch, hình thành thế bao bây thế trận trong thành Huế.
– Ngày 26 – 3 – 1975 giải phóng hoàn toàn thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
– Ngày 29 – 3 – 1975, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.
– Cuối tháng 3, đầu tháng 4 các tỉnh còn lại ở miền Trung, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ được giải phóng.
* Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 – 4 đến 30 – 4)
– Ngày 26 – 4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân tiến vào Sài Gòn chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
– Ngày 30 – 4, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.
– Ngày 2 – 5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.
Chi tiết Chuyên mục: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)* Điều kiện thời cơ:
Năm 1974 – 1975, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đã quyết định đưa ra kế hoạch phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976.
* Nội dung của chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
– Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
– Đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa v.v…giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
Bài 15. Sự Phát Triển Kinh Tế Và Văn Hóa Thời Trần
Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
Bài tập 1 trang 49 SBT Lịch sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Để mở rộng diện tích ruộng đất, nhà Trần đã thực hiện biện pháp
A. chiêu tập dân nghèo khai hoang.
B. bắt dân binh đi khai hoang.
C. vương hầu, quý tộc nhà Trần trực tiếp đi khai khẩn đất đai.
D. huy động lực lượng quân đội đi khai hoang.
2. Dưới thời Trần, nguồn thu nhập chính của nhà nước từ loại ruộng đất nào?
A. Ruộng đất công làng xã.
B. Ruộng đất của quý tộc, vương hầũế
C. Ruộng đất của nhà chùa.
D. Ruộng đất tư hữu của địa chủ.
3. Tinh hình thủ công nghiệp nước ta thời Trần :
A. không phát triển
B. phát triển chậm.
C. chỉ phát triển trong bộ phận thủ công nghiệp Nhà nước.
D. rất phát triển cả thủ công nghiệp nhân dân và thủ công nghiệp Nhà nước
1. A 2. A 3. D
Bài tập 2 trang 50 SBT Lịch sử 7
Trình bày nét chính sự phát triển kinh tế dưới thời Trần. Những nguyên nhân nào đưa đến sự phát triển kinh tế thời Trần?
– Nông nghiệp: Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc… và thực hiện các biện pháp khuyến nông : đắp đê, khai hoang, lập làng, bảo vệ trâu bò… có tác dụng tích cực làm cho kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển.
– Thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển…
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng… Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu (H.35) và gạch đất nung chạm khắc nổi (H.36, SGK) là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.
– Thương nghiệp: Nhiều địa phương có chợ, buôn bán tấp nập, làm xuất hiện một số thương nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, chợ lớn. Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.
– Nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế: Được sự quan tâm của nhà nước, các hoạt động buôn bán và kinh tế phát triển dễ dàng.
Bài tập 3 trang 50 SBT Lịch sử 7
Hãy nối ô bên phải với ô bên trái sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
1 – e; 2 – d; 3 – c; 4 – a; 5 – b.
Bài tập 4 trang 51 SBT Lịch sử 7
Em hãy kể tên các tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta dưới thời Trần.
Ở thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với nước.
Bài tập 5 trang 51 SBT Lịch sử 7
Hãy điền mốc thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử ghi trong bảng
Bài tập 6 trang 51 SBT Lịch sử 7
Hãy điền vào ô bên phải tên địa phương có các công trình kiến trúc mới hoặc được tu sửa dưới thời Trần ghi ở ô bên trái.
Bài tập 7 trang 51 SBT Lịch sử 7
Sinh hoạt văn hoá thời Trần được thể hiện như thế nào?
Đạo Phật phát triển nhưng không bằng thời Lý.
Nho giáo ngày càng phát triển mạnh (Do các nhà Nho được bổ nhiệm vào bộ máy nhà nước) và do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị .
Các tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn trước:
Nhân dân ta ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa,chèo tuồng, đấu vật, đua thuyền… Vẫn được phát triển và phổ biến.
Tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản nhưng bên trong là một dân tộc giàu tinh thần thượng võ yêu quê hương đất nước thiết tha và trọng nhân nghĩa
Bài tập 8 trang 51 SBT Lịch sử 7
Nêu những thành tựu của nền giáo dục thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Trần?
Nhận xét: Tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn thời Lý. Giáo dục, thi cử phát triển đã đào tạo cho đất nước nhiều nho sĩ trí thức giỏi.
Bạn đang xem bài viết Kết Hợp Chặt Chẽ Phát Triển Kinh Tế trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!