Cập nhật thông tin chi tiết về Lời Giải Bài Tập Hóa 8 Bài 10 Hay Nhất 2022 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tóm tắt lý thuyết hóa 8 bài 10 – Hóa trị
I. Hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?
1. Cách xác định
Quy ước: Gán cho H hóa trị I
Nguyên tử nguyen tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hidro thì nó có hóa trị bấy nhiêu
Thí dụ:
HCl: Clo hóa trị I
H2O: Oxi hóa trị II
NH3: Nito hóa trị III
Hóa trị của oxi được xác định là hai đơn vị, nguyên tử nguyên tố khác có khả năng liên kết như O thì tính là hai đơn vị
Thí dụ:
Na2O: 2Na liên kết với 1O, natri hóa trị I
CaO: 1Ca liên kết với 1O, canxi hóa trị II
CO2: 1C liên kết với 2O, cacbon hóa trị IV
Hóa trị của nhóm nguyên tử được xác định bằng cách xác định theo hóa trị của H và O
Thí dụ:
H2SO4 nhóm SO4 hóa trị II
nước H2O nhóm OH hóa trị I
2. Kết luận
Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Hóa trị được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
II. Quy tắc hóa trị
1. Qui tắc
Trong hợp chất AxBy , gọi a, b là hóa trị của A, B, ta có:
x. a = y. b
Thí dụ:
NH3: III. 1 = I. 3
CO2: IV. 1 = II. 2
Ca(OH)2: II. 1 = I. 2
Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia
2. Vận dụng
Theo qui tắc hóa trị
aAxbByxy=baAxaBybxy=ba
a) Tính hóa trị của một nguyên tố
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Thí dụ: Tính hóa trị (a) của Fe trong hợp chất FeCl3, biết clo hóa trị I.
b) Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị
Biết a và b thì tính được x, y để lập công thức hóa học
Thí dụ 1:
Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hóa trị IV và oxi.
Công thức dạng chung: SxOy
Theo qui tắc hóa trị: x. VI = y. II
Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIVI=13xy=IIVI=13
Công thức hóa học của hợp chất: SO3
Thí dụ 2:
Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Natri hóa trị I và nhóm (SO4) hóa trị II.
Công thức dạng chung Nax(SO4)y
Theo qui tắc hóa trị thì: x. I = y. II
Chuyển thành tỉ lệ: xy=III=21xy=III=21
Công thức hóa học của hợp chất: Na2SO4
2. Lời giải chi tiết bài tập hóa 8 bài 10 hay nhất:
Câu 1:
Đề bài
a) Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử ) là gì ?
b) Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?
Lời giải chi tiết
a) Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
b) Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Câu 2:
Đề bài
Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây :
a) KH,H2S,CH4KH,H2S,CH4.
b) FeO,Ag2O,NO2FeO,Ag2O,NO2.
Lời giải chi tiết
Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của các nguyên tố.
3. File tải miễn phí bài tập hóa 8 bài 10 hay nhất:
Chúc các em thành công!
Giải Hóa 8 Bài 8 Bài Luyện Tập 1 Hay Nhất
Giải Hóa 8 Bài 8 Bài luyện tập 1 là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn hóa. Đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em nắm được các bước làm và giải bài luyện tập 1 hóa 8 nhanh chóng, dễ dàng.
Giải Hóa 8 Bài 8 Bài luyện tập 1 thuộc phần: Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử
Hướng dẫn Giải Hóa 8 Bài 8 Bài luyện tập 1
1. Giải bài 1 trang 30 SGK Hóa học 8
Giải bài 1 trang 30 SGK Hóa học 8. Hãy chỉ ra từ nào chỉ vật thể tự nhiên…
Đề bài
a) Hãy chỉ ra từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, từ nào chỉ vật thể nhân tạo, từ nào chỉ chất trong các câu sau đây:
– Chậu có thể làm bằng nhôm và chất dẻo.
– Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong thân cây (gỗ, tre, nứa…).
b) Biết rằng sắt có thể bị nam châm hút, có khối lượng riêng D = 7,8 g/ cm3 ; nhôm có D = 2,7 g/cm3 và gỗ tốt (coi như là xenlulozo) có D = 0,8 g/cm3. Hãy nói cách làm để tách riêng mỗi loại chất trong hỗn hợp vụn rất nhỏ ba chất.
Lời giải chi tiết
a) + Vật thể tự nhiên : thân cây
+ Vật thể nhân tạo : chậu
+ Chất : nhôm, chất dẻo, xenlulozo.
b)
Tách riêng sắt: Dùng nam châm để hút sắt ra khỏi hỗn hợp.
Tách riêng nhôm và gỗ:
Ta cho hai chất còn lại vào chậu nước.
+ Khối lượng riêng của nhôm (D = 2,7 g/cm3) lớn hơn khối lượng riêng của nước (D = 1 g/cm3) nên chìm xuống.
+ Khối lượng riêng của gỗ (D ≈ 0,8 g/cm3) nhỏ hơn khối lượng riêng của nước (D = 1 g/cm3) nên gỗ nổi lên mặt nước.
Gạn và sấy khô ta thu được bột gỗ và bột nhôm.
Như vậy ta đã tách riêng được các chất trong hỗn hợp.
2. Giải bài 2 trang 31 SGK Hóa học 8
Giải bài 2 trang 31 SGK Hóa học 8. Cho biết sơ đồ nguyên tử magie như hình bên:
Đề bài
Cho biết hình bên là sơ đồ nguyên tử magie.
b) Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi (Xem sơ đồ nguyên tử ở bài 5, Bài 4 – Nguyên tử, trang 16).
Lời giải chi tiết
a)
+ Số p trong hạt nhân: 12
+ Số e trong nguyên tử: 12
+ Số lớp e: 3 lớp
+ Số e lớp ngoài cùng: 2e
b)
*Giống nhau: Ca và Mg đều có 2e lớp ngoài cùng.
*Khác nhau:
– Số p trong hạt nhân: Mg có 12, Ca có 20.
– Số lớp e: Mg có 3 lớp e, Ca có 4 lớp e.
3. Giải bài 3 trang 31 SGK Hóa học 8
Giải bài 3 trang 31 SGK Hóa học 8. Một hợp chất có phân tử …
Đề bài
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.
a) Tính phân tử khối của hợp chất.
b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1, trang 42).
a) PTK = 31.PTKH2 = ?
Lời giải chi tiết
Hợp chất gồm 2 X và 1 O nên công thức phân tử của hợp chất có dạng: X2O
a) Phân tử khối của phân tử hiđro là 1.2 = 2 đvC
b) Nguyên tử khối của X là:
Vậy X là nguyên tố natri.
Kí hiệu hóa học là Na.
4. Giải bài 4 trang 31 SGK Hóa học 8
Giải bài 4 trang 31 SGK Hóa học 8. Chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp:
Đề bài
Chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp:
a) Những chất tạo nên từ hai… trở lên được gọi là…
b) Những chất có… gồm những nguyên tử cùng loại …được gọi là…
c) … là những chất tạo nên từ một…
d) … là những chất có…gồm những nguyên tử khác loại…
e) Hầu hết các …có phân tử là hạt hợp thành, còn… là hạt hợp thành của…kim loại.
Lời giải chi tiết
a) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên được gọi là hợp chất.
b) Những chất có phân tử gồm những nguyên tử cùng loại liên kết với nhau được gọi là đơn chất.
c) Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
d) Hợp chất là những chất có phân tử gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau.
e) Hầu hết các chất có phân tử là hạt hợp thành, còn nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
5. Giải bài 5 trang 31 SGK Hóa học 8
Giải bài 5 trang 31 SGK Hóa học 8. Câu sau đây gồm hai phần :
Đề bài
Khẳng định sau gồm 2 ý : “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi đúng 1000C”.
Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau :
A. Ý 1 đúng, ý 2 sai.
B. Ý 1 sai, ý 2 đúng.
C. Cả hai ý đều đúng và ý 2 giải thích cho ý 1.
D. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1.
E. Cả 2 ý đều sai.
(Ghi trong vở bài tập).
Lời giải chi tiết
Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1.
Đáp án D
Có thể hoàn chỉnh lại
+ Ý 1: Nước cất là tinh khiết
+ Hoặc sửa lại ý 2: Vì nước cất tạo bởi hai nguyên tố hiđro và oxi.
Xem Video bài học trên YouTubeGiải Bài Tập Hóa Học 8 Bài 2 Chất Hay Nhất
Giải bài tập hóa học 8 bài 2 Chất là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn hóa. Đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em nắm được các bước làm và giải bài tập hóa 8 bài 2 Chất nhanh chóng, dễ dàng.
thuộc phần: Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử
Hướng dẫn giải bài tập hóa học 8 bài 2 Chất
1. Giải bài 1 trang 11 SGK Hóa học 8
Giải bài 1 trang 11 SGK Hóa học 8. a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
Đề bài
a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
b) Vì sao nói được : ở đâu có vật thể, ở đó có chất ?
Lời giải chi tiết
a) Hai vật thể tự nhiên: các vật thể tự nhiên gồm một số chất khác nhau: núi đá, khí quyển.
Hai vật thể nhân tạo: các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu do quá trình gia công chế biến tạo nên: cặp sách, cốc nhựa đựng nước.
b) Bởi vì vật thể được cấu tạo từ một chất hay một số chất, mà chất có ở khắp nơi và chất là thành phần tạo nên vật thể. Nên ta có thể nói: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
2. Giải bài 2 trang 11 SGK Hóa học 8
Giải bài 2 trang 11 SGK Hóa học 8. Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng…
Đề bài
Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:
a) Nhôm ; b) Thủy tinh ; c) Chất dẻo.
Lời giải chi tiết
a) Ba vật thể được làm bằng nhôm : Ấm đun nước bằng nhôm, móc treo quần áo, lõi dây điện.
b) Ba vật thể được làm bằng thủy tinh : Ly nước, kính cửa sổ, mắt kính.
c) Ba vật thể được làm bằng chất dẻo : Thau nhựa, thùng đựng rác, đũa, ống nước.
3. Giải bài 3 trang 11 SGK Hóa học 8
Giải bài 3 trang 11 SGK Hóa học 8. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau…
Đề bài
Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau :
a) Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước.
b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
d) Áo may bằng sợi bông (95 ÷ 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).
e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,…
Lời giải chi tiết
– Vật thể : Cơ thể người, lõi bút chì, dây điện, áo, xe đạp.
– Chất : nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.
4. Giải bài 4 trang 11 SGK Hóa học 8
Giải bài 4 trang 11 SGK Hóa học 8. Hãy so sánh tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.
Đề bài
Hãy so sánh tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.
Lời giải chi tiết
Lập bảng so sánh:
5. Giải bài 5 trang 11 SGK Hóa học 8
Giải bài 5 trang 11 SGK Hóa học 8. Chép vào vở những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ phù hợp…
Đề bài
Chép vào vở những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:
“Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được….. Dùng dụng cụ đo mới xác định được….. của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải……..”
Lời giải chi tiết
Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được tính chất bề ngoài của chất. Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải làm thí nghiệm.”
6. Giải bài 6 trang 11 SGK Hóa học 8.
Giải bài 6 trang 11 SGK Hóa học 8. Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là cacbonic) là chất có thể…
Đề bài
Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta.
Lời giải chi tiết
Để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta, ta làm theo cách sau : Lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong và thổi hơi thở sục qua. Khi quan sát, ta thấy li nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.
cacbon đioxit + nước vôi trong canxi cacbonat (kết tủa trắng) + nước
7. Giải bài 7 trang 11 SGK Hóa học 8
Giải bài 7 trang 11 SGK Hóa học 8. Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
Đề bài
a) Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
b) Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn ?
Lời giải chi tiết
a) Giữa nước khoáng và nước cất có:
– Hai tính chất giống nhau : đều là chất lỏng ở điều kiện thường, trong suốt, không màu.
– Hai tính chất khác nhau : nước cất là chất tinh khiết còn nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp.
b) Nước khoáng uống tốt hơn nước cất vì trong nước khoáng có nhiều chất tan có lợi cho cơ thể.
Nước cất được dùng trong pha chế thuốc hoặc trong phòng thí nghiệm.
8. Giải bài 8 trang 11 SGK Hóa học 8
Giải bài 8 trang 11 SGK Hóa học 8. Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể…
Đề bài
Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở – 183 oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?
Lời giải chi tiết
Tách riêng khí oxi và khí nito từ không khí bằng cách:
Nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở – 183 oC cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ xuống -200 oC để hóa lỏng không khí. Sau đó nâng nhiệt độ của không khí lỏng lên đến -196 oC, nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến – 183 oC mới sôi, tách riêng được hai khí.
Xem Video bài học trên YouTubeGiải Bài Tập Sbt Hóa Học Lớp 10 Đầy Đủ Và Hay Nhất
Trước tiên để học tốt môn Hóa cũng như các môn học khác các em cần trả lời được các câu hỏi: Học để làm gì? Học cho ai?
– Có đầy đủ các “công cụ” để học Hóa
– Nắm rõ bảng tuần hoàn Hóa Học
– Ghi nhớ các khái niệm Hóa Học và học cách giải quyết các vấn đề hiệu quả
Mỗi một dạng bài tập đều có nhiều cách giải khác nhau. Sau mỗi lần trau dồi lý thuyết, hãy làm thật nhiều dạng bài tập và mỗi một dạng hay tìm cách giải thật nhiều cách để có thể tìm ra được cách tối ưu nhất.
Làm bài tập toán Hóa thường xuyên là cách học tốt môn Hóa siêu hiệu quả của nhiều học sinh giỏi Hóa. Nếu chỉ học lý thuyết mà không làm bài tập, các em sẽ khó có thể vận dụng hóa học trong cuộc sống và sẽ không thể tiến bộ với môn học này.
Câu ngạn ngữ “Học đi đôi với hành” mà hầu hết các em đều biết, nó có nghĩa việc học phải bao gồm cà lý thuyết và thực hành. Lý thuyết là điều kiện cần và thực hạnh là điều kiện đủ, đây là cách học giỏi hiệu quả nhất. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, càng làm nhiều thi nghiệm bạn càng hiểu rõ được bản chất của các phản ứng Hóa học. Vì thế, hãy làm tốt các bài thực hành trên lớp sẽ giúp bạn học sâu, nhớ lâu các kiến thức này. Các phản ứng Hóa học là một lĩnh vực không thể thiếu của môn Hóa học. Lý thuyết, công thức, bài tập đều là những tiền đề để hỗ trợ cho việc viết chuẩn và chính xác những phản ứng hóa học và ngược lại, đây là cách học tốt môn Hóa hiệu quả nhật.
Ý nghĩa lớn nhất mà môn học này mang đến cho bạn chính là nắm chắc chắn cách mà các chất hóa học sẽ phản ứng với nhau khi chúng được kết hợp với nhau. Và điều này được ứng dụng vô cùng nhiều trong cuộc sống thường nhật.
Nếu Hóa là một môn học đơn giản thì có lẽ rằng bất cứ ai cũng có thể giỏi Hóa. Tiếc thay, hóa học là môn học cực kỳ khó nhằn. Và ngay cả đối với những người yêu thích môn học này cũng khó có thể theo đuổi đến cùng.
Còn đồi với các em thì sao? Dù thích hay không thích nhưng một khi đã muốn bản thân tiến bộ với hóa học, hãy chọn cách học tốt môn hóa theo hướng kiên trì đến cùng. Đừng thấy “gian nan bắt đầu nản”.
Không hiểu ở đâu phải ngay lập tức tìm được mấu chốt vấn đề, tìm nút thắt và gỡ. Đừng bỏ qua nút thắt vì có thể nút thắt này chính là câu trả lời cho những câu hỏi tiếp theo.
Học theo nhóm cũng là một cách học Hóa hiệu quả mà nhiều người lựa chọn. Quá trình học nhóm sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề mình đang vướng mắc và tìm nút thắt ở đâu. Đấy cũng chính là lý do nhiều người học giỏi thường duy trì cách học Hóa tốt theo nhóm.
Ngay cả khi các em không hợp với cách học Hóa giỏi, cách giải quyết vấn đề của các thành viên khác trong nhóm thì điều đó cũng không thực sự quan trọng. Bởi vì, nhiều tính cách khác nhau mới tạo được những phương pháp học khác nhau và điều này lại thực sự cần thiết đối với những người muốn giỏi môn học này.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm là nếu các thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động sẽ không cao, dễ dấn đề nhóm sẽ hoạt động theo các chiều hướng khác nhau.
Bạn đang xem bài viết Lời Giải Bài Tập Hóa 8 Bài 10 Hay Nhất 2022 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!