Xem Nhiều 3/2023 #️ “Lương Y Như Từ Mẫu” # Top 7 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # “Lương Y Như Từ Mẫu” # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về “Lương Y Như Từ Mẫu” mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Lương y như từ mẫu” – phẩm chất cao quý của Thầy thuốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị, nhất là những người làm công tác y tế chung tay phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả để “không ai bị để lại phía sau” thì những tấm gương hy sinh thầm lặng của các thầy thuốc làm sáng mãi phẩm chất cao quý “Thầy thuốc phải như mẹ hiền” theo lời dạy của Bác Hồ.

“Lương y như từ mẫu” – chuẩn mực y đức cao quý nhất của thầy thuốc

Cách đây 65 năm, ngày 27-02-1955, trong Thư gửi cán bộ Hội nghị y tế, Bác Hồ đã căn dặn những người làm công tác y tế phải thực hiện cho kỳ được tinh thần trách nhiệm lớn lao trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân: “Lương y phải như từ mẫu”1. Thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ thầy thuốc và ngành Y tế Việt Nam luôn coi đây là phương châm hành động cao cả, là trách nhiệm chính trị đối với nhân dân khi được Đảng và Bác Hồ giao cho.

Thăm Bệnh xá Vân Đình (1963), Người căn dặn cán bộ bệnh xá thực hiện “Lương y như từ mẫu”. Ảnh tư liệu

Khẳng định vai trò to lớn của ngành Y, từ rất sớm – ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công – Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm chăm lo xây dựng y đức cho thầy thuốc. Vì vậy, trong Thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3 năm 1948, đăng trên Báo Cứu quốc, chi nhánh số 6, số 908 ngày 23-4-1948, một mặt, Người khen ngợi những nỗ lực lớn của lực lượng Quân y trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp “Từ ngày kháng chiến đến nay, quân y phát triển rất khá và các bác sĩ, khán hộ, cứu thương, ai cũng chịu khó, cố gắng. Đó là những điểm rất tốt”2. Mặt khác, Người cũng chỉ ra những khuyết điểm đó là: “Song, quân y cũng như mọi việc khác, chúng ta đang mới mẻ, chúng ta còn nhiều khuyết điểm. Chúng ta phải cố gắng nữa, để tiến bộ hơn nữa”3.

Để phát huy những thành tích đã đạt được và từng bước khắc phục có hiệu quả những hạn chế, khuyết điểm, Người căn dặn Quân y phải nêu cao tinh thần ““Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”4. Đây là phẩm chất cao quý nhất trong thang giá trị y đức của người thầy thuốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi theo Người, người thầy thuốc phải thực hiện “nhiệm vụ kép”: Vừa chữa bệnh tật, vừa chữa “tâm bệnh” như một nhà tâm lý học thân thiết như người mẹ hiền của bệnh nhân: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”5. Luận giải rõ hơn vấn đề này, trong Thư gửi cán bộ Hội nghị y tế, Người khẳng định: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Nhiệm vụ ấy có hai phần: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân”6. Theo đó, “Thầy thuốc như mẹ hiền” là một đòi hỏi khách quan trong thực hành y nghiệp, y đức, cũng là nhiệm vụ vẻ vang, là trách nhiệm của thầy thuốc trước Đảng và chính phủ; do đó, Người nhắc nhở đội ngũ thầy thuốc: “Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng”7. Không những vậy, Người còn chỉ ra phương thức để người thầy thuốc thực sự là “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Cán bộ y tế nên cố gắng thực hiện mấy điểm này”8:

Thứ nhất, phải nâng cao trình đội chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc tích cực, chủ động tự học tập, tự nghiên cứu trau dồi kiến thức y học, y sinh, làm chủ phương tiện khám, chữa bệnh: “Về chuyên môn: Cần luôn luôn học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta hiện nay”9.

Thứ hai, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng và trau dồi đạo đức cách mạng, vươn lên địa vị người làm chủ trong chế độ xã hội mới – chế độ dân chủ nhân dân: “Về chính trị: Cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: Yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác”10.

Thứ ba, xây dựng các cơ sở, trung tâm và toàn ngành Y tế vững mạnh về tổ chức theo hướng “giản chính, tinh cán” làm điều kiện tiên quyết để xây dựng đội ngũ thầy thuốc sáng y đức, giỏi y nghiệp: “Về tổ chức: Cần chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy từ trên xuống dưới làm cho nó gọn gàng, hợp lý, ít tốn người tốn của mà làm được nhiều việc ích lợi cho nhân dân”11.

Thứ tư, làm tốt công tác cán bộ ngành Y. Nhất quán tinh thần “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, Người yêu cầu phải xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế đủ số lượng, chất lượng ngày càng cao và có cơ cấu hợp lý, trong đó phải khéo lựa chọn và đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ mới ở vùng tạm chiếm, vùng núi – căn cứ địa cách mạng: “Về cán bộ: Cần lựa chọn và đào tạo nhiều cán bộ mới trong số thanh niên nam nữ, dạy cho họ những công tác cần thiết trong nhân dân, trong dân công ở vùng tạm chiếm và vùng rừng núi”12.

Tất cả những phương thức trên chẳng những đào tạo được đội ngũ “thầy thuốc như mẹ hiền”, mà còn góp phần xây dựng nền y học nhân đạo, vì nhân dân: “Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học, dân tộc và đại chúng”13.

Xây dựng chuẩn mực y đức “Lương y như từ mẫu” theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực y đức của thầy thuốc: “Lương y như từ mẫu” chẳng những đã góp phần đào luyện nên một thế hệ thầy thuốc tài năng, giàu lòng nhân ái để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân nhằm góp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc thành công trước đây, mà còn là kim chỉ nam cho xây dựng đội ngũ thầy thuốc vững mạnh về mọi mặt, trong đó y đức là quan trọng hàng đầu để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho toàn dân trong tình hình mới; đặc biệt, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới, khu vực và ở Việt Nam phải đối mặt với dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp với tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát, nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhất là những cán bộ, nhân viên ngành Y tế trực tiếp tham gia khám, chữa cho các bệnh nhân dương tính với Covid-19.

Bệnh nhân Phạm Văn Vương, 31 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) được ghép chi thể đồng loài thành công. Ảnh: TL

Thấu triệt và thực hiện lời dạy của Bác Hồ, mọi cán bộ ngành Y tế làm việc với tinh thần và trách nhiệm “Lương y như từ mẫu” đã không quản khó khăn, gian khổ, bất chấp ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân và thân nhân luôn đi đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh; họ thực sự là “dũng sĩ” trên trận tuyến phòng, chống dịch Covid-19. Kết quả là: Từ khi bệnh nhân đầu tiên dương tính với Covid-19 ở Việt Nam và dừng lại ở con số 16 người, thì đến hết ngày 25/2/2020 đã có 16/16 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và đã hơn 10 ngày Việt Nam không phát sinh người dương tính với Covid-19, đặc biệt là không có người tử vong. Theo đó, Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên thế giới và được Tổ chức Y tế đánh giá cao. Phát huy những kết quả đã đạt được, việc xây dựng chuẩn mực y đức “Lương y như từ mẫu” theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường giáo dục y đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó tập trung giáo dục, xây dựng đội ngũ thầy thuốc trung thành với Tổ quốc, Đảng và nhân dân; chủ động khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Sẵn sàng đem hết năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm để khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân; hết lòng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phát triển ở người thầy thuốc tấm lòng nhân ái, ứng xử có văn hóa với bệnh nhân và đồng nghiệp. Trong điều kiện hiện nay cần tiếp tục thực hiện nghiêm và có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) của Đảng gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 20-NQ/TW) ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng đội ngũ thầy thuốc “vừa hồng vừa chuyên”, giỏi về y thuật, y lý, sáng về y đức. Theo đó, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, bác sỹ, y tá, là những người có tình thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Phát huy tấm lòng yêu thương con người của các thế hệ thầy thuốc và coi đây sức mạnh nội sinh của y tế cách mạng Việt Nam, của người thầy thuốc cách mạng. Xử lý nghiêm minh với những trường hợp y, bác sỹ vi phạm pháp luật, đặc biệt vi phạm nguyên tắc, đạo lý trong ngành Y.

Thứ ba, tiếp tục tinh giản cơ cấu bộ máy ngành Y tế. Trong đó, ngành Y tế cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17 tháng 04 năm 2015 của Bộ Chính trị, Khóa XI về tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế.

Nguyễn Bảo Minh

Theo Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minh

Tâm Trang (st)

1, 7, 13, 14. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 8, tr.343; tr.343; tr.343-344; tr.3432, 3, 4, 5. Sđd, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, tr.487; tr.487; tr.487; tr.4876, 8, 9, 10, 11, 12. Sđd, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, tr.154; tr.154; tr.154; tr.154; tr.155; tr.155

Bình Luận Về Câu Nói: “Lương Y Như Từ Mẫu”

Trong xã hội này, 2 nghề được xem là cao quý và thiêng liêng nhất, được mọi người tôn trọng và tôn vinh lên làm “thầy” đó là nghề giáo và nghề y. Chính vì mà ngạn ngữ Trung Quốc đã từng ví von rằng ” Lương y như từ mẫu” mà sau nay Bác Hồ đã dịch qua là “thầy thuốc như mẹ hiền”.

Để làm rõ điều này chúng ta cần hiểu rõ như thế nào “lương y như mẹ hiền”. Trước hết là hai chữ “lương y”, theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “thầy thuốc giỏi”. Thật ra, trong dân gian nói đến lương y, người ta người hành nghề chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Kế đến là hai chữ từ mẫu, dĩ nhiên có nghĩa là mẹ hiền. Như vậy, câu lương y như từ mẫu có thể hiểu là người thầy thuốc cổ truyền giỏi như là một người mẹ hiền. Nhưng theo cách hiểu của thời đại y học phương Tây ngày nay, người ta cũng hiểu câu đó là người bác sĩ tốt cũng như là một bà mẹ hiền.

Hiểu sâu sắc “lương y như từ mẫu” có nghĩa thầy thuốc phải giống như mẹ hiền của thời hiện đại. Người mẹ hiền thời nay không còn là người mẹ quê mùa, chỉ biết thương yêu con với tình yêu mù quáng, chỉ biết rầy la mắng mỏ con với thái độ gia trưởng. Mà là bà mẹ có học thức, biết chăm sóc con với kiến thức khoa học, giỏi tâm lý tiếp xúc, khi cần là người bạn chân tình ngang hàng con cái chứ không phải kẻ cả.

Thời nay, rõ ràng con cái dù mẹ hiền và tốt đến đâu vẫn thích tâm sự với bạn thân chí cốt của mình, sẵn sàng thố lộ tình cảm và đón nhận ý kiến của bạn bè nếu người mẹ không sẳn sàng làm bạn với con mình.

Nếu hiểu sâu sắc vừa nêu trên thì “lương y như từ mẫu” vẫn có thể áp dụng cho y học hiện đại. Thầy thuốc giỏi trong thời đại hiện nay là bác sĩ hành nghề theo y học thực chứng đã nêu ở trên. Và nếu thầy thuốc đó có tấm lòng mẹ hiền sẽ làm tốt việc phối hợp kiến thức kỹ năng chuyên môn được cập nhật những chứng cứ khoa học là thử nghiệm lâm sàng có độ tin cậy cao nhất với sự tôn trọng nỗi đau và kỳ vọng của bệnh nhân. Thầy thuốc giỏi không phán lệnh như gia trưởng mà đối xử bệnh nhân như người bạn chân tình (partnership), để bác sĩ và bệnh nhân cùng đóng vai trò quyết định phương án điều trị dựa vào chứng cứ tốt nhất.

Như vậy, ta thấy câu “lương y như từ mẫu” nếu hiểu một cách sâu sắc vừa có thể xem là cách ví von tuyệt vời về từ ngữ vừa có ý nghĩa phù hợp với y học hiện đại dựa trên y học thực chứng.

Trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế, ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Rồi Người kết luận: “Lương y phải như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng”.

Thực tế, không chỉ trong bức thư ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới nói câu “Lương y phải như từ mẫu”, mà trong suốt thời gian từ năm 1947 đến năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 20 bức thư gửi ngành Y tế và viết rất nhiều bài báo về ngành Y tế, hay trong những lần đi thăm các bệnh viện, trạm xá, bên cạnh việc động viên, khen ngợi, định hướng chiến lược cho sự nghiệp phát triển của ngành Y tế nước nhà, Người thường xuyên căn dặn một câu “Lương y phải như từ mẫu” hoặc “Lương y phải kiêm từ mẫu”.

Trong bức thư gửi Hội nghị Quân y, được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc, tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”

Đến tháng 6 năm 1953, cũng nhân dịp Hội nghị Y tế toàn quốc được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho ngành Y tế nước nhà, trong thư Người viết: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu”

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, buộc Chính phủ thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và đi đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ vào cuối tháng 7 năm 1954. Theo đó, lập lại hoà bình ở Việt Nam; lấy vĩ truyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc; quân Pháp rút khỏi miền Bắc; miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội XHCN… Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, ngày 10/10/1954, từ 5 cửa ô, bộ đội ta đã tiến vào giải phóng và tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Ngày 15/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức trở về Hà Nội. Nơi đầu tiên Người đến ở là Nhà thương Đồn Thuỷ (nay là Bệnh viện Hữu nghị)[4]. Người chọn Nhà thương Đồn Thuỷ làm nơi dừng chân trong những ngày đầu trở về Thủ đô Hà Nội không phải bởi sức khoẻ của Người, mà là để tiện cho việc theo dõi, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và bộ đội. Qua đó cho thấy, những ngày đầu giành thắng lợi, dù bận trăm công nghìn việc, vừa lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thi đua lao động sản xuất xây dựng và kiến thiết nước nhà, vừa ra sức xây dựng và củng cố lực lượng để tiếp tục trường kỳ kháng chiến cứu nước, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới ngành Y tế.

Hiểu theo nghĩa trên, tôi nghĩ câu “lương y như từ mẫu” khó có thể áp dụng cho y học hiện đại. Khi đã nói “từ mẫu” là gián tiếp đặt vị trí của người thầy thuốc trong vai trò của người mẹ, cấp trên, gia trưởng. Người mẹ dù hiền đức vẫn là người có thể ra lệnh cho con, dù thương con vẫn có thể cho roi cho vọt. Người thầy thuốc (hay bác sĩ) thời xưa thì có thể là người ra lệnh cho bệnh nhân, nhưng ngày nay, trong thế giới y học thực chứng và bình đẳng thì bác sĩ là người ra khuyến nghị. Do đó, vai trò và chức năng của người thầy thuốc khó có thể so sánh với “từ mẫu”. Có thể (chỉ “có thể” thôi) vai trò của người y tá, nay gọi là “điều dưỡng”, thì mới tương xứng và so sánh với hành vi của người mẹ hiền.

Câu “lương y như từ mẫu” có thể xem là một cách ví von hay về từ ngữ, nhưng ý nghĩa thì khó mà phù hợp với y học hiện đại dựa vào nguyên lí của y học thực chứng. Tôi biết nói ra những suy nghĩ này là đi ngược lại tư duy đã ăn sâu vào nhiều bạn bè và đồng nghiệp, và không chừng sẽ bị chỉ trích, nhưng tôi nghĩ trong thực tế khó có một “chân lí” nào là vĩnh cửu.

Bình Luận Về Câu Nói: Lương Y Như Từ Mẫu

Bài làm

Cuộc sống hiện đại chạy đua theo giá trị đồng tiền đôi lúc khiến con người ta quên đi những đạo lí căn bản nhất để làm người. Trong khi đó, càng vào những thời điểm như thế này, bài học làm người cơ bản được đúc kết qua những câu nói, những quan niệm, phát ngôn… càng quan trọng và ý nghĩa hơn. Câu nói “Lương y như từ mẫu” là một trong số đó.

Câu “Lương y như từ mẫu” vốn bắt đầu xuất hiện trong một bức thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở đây, Bác muốn nhắc nhở các cán bộ, nhân viên y tế rằng: một người thầy thuốc cũng giống như một người mẹ hiền. Hai điều kiện người thầy thuốc cần có là “Lương y” và “Từ mẫu”. Lương y tức là lòng nhân ái, thương yêu bệnh nhân. Từ mẫu là người mẹ hiền. Tất nhiên, đã là người mẹ hiền thì không mong muốn con mình bị ốm đau, bệnh tật. Như vậy, câu nói là lời nhắc nhở những người làm nghề y rằng: đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Vậy như thế nào mới là “Lương y như từ mẫu”? Một vị bác sĩ có lương y trước hết phải là một bác sĩ giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ. Người bác sĩ ấy phải có năng lực dùng kiến thức và kỹ năng của mình để chữa bệnh cho mọi người. Vị bác sĩ giỏi còn phải vững vàng về chuyên môn, luôn không ngừng học hỏi, tiếp thu cái mới, cái tiến bộ để có phương pháp chữa trị tốt nhất, hiệu quả nhất cho người bệnh. Vị bác sĩ giỏi còn phải biết cách thấu hiểu tâm lý, nguyện vọng của bệnh nhân giống như người mẹ luôn luôn hiểu được tâm tính của đứa con mình sinh ra.

Và hơn hết, lương y của người bác sĩ thể hiện ở sự tôn trọng sinh mạng con người. Cụ thể, bác sĩ phải nghĩ cho bệnh nhân trước hết, làm mọi điều có lợi nhất cho bệnh nhân, chăm sóc chu đáo, tận tụy. Giữa các bệnh nhân với nhau cũng không được phân biệt sang giàu hay nghèo hèn. Bác sĩ cần có sự công bằng và chính trực trong mọi suy nghĩ và việc làm.

Nhưng mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên đều trở thành “mẹ hiền”, mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân, mới có thể trở thành mẹ hiền được.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít các y, bác sĩ bị chi phối bởi ma lực của đồng tiền mà bỏ qua đạo đức nghề nghiệp. Đó là hành động lấy phong bì làm thước đo cho sự tận tình, ai phong bì “sang” hơn sẽ được ưu ái hơn. Đó là bỏ qua bệnh nhân nguy cấp không chữa chỉ vì họ không có khả năng thanh toán viện phí. Đó là thờ ơ, vô tư trước bệnh tình bệnh nhân khiến cho bệnh tình bệnh nhân chuyển biến xấu… Tình trạng đó báo hiệu vấn đề y đức đang đi theo chiều hướng tha hóa, mai một, xuống cấp nghiêm trọng.

Trái lại, đáng khen thay vẫn có những bác sĩ trẻ tình nguyện về các bệnh viện nghèo thăm khám, chữa bệnh từ thiện và phát thuốc miễn phí cho đồng bào vùng khó khăn. Những con người ấy vẫn hằng ngày hằng giờ thầm lặng làm việc, cống hiến hết mình vì nghề nghiệp, góp phần làm dịu cơn đau về cả thể chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân theo đúng nghĩa đen của nó.

Tóm lại, trong cuộc sống, khi làm bất kì nghề nghiệp gì, đạo đức nghề nghiệp luôn là yếu tố quan trọng nhất. Như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Nghề y là một nghề cao quý và giúp ích rất nhiều cho xã hội. Mong rằng những ai đã, đang và sẽ trở thành người làm về y học sẽ có nhận thức đúng đắn đề chăm sóc tốt cho người dân.

Hoài Lê

3 Mẫu Bài Tập Nghiệp Vụ Kế Toán Tiền Lương Có Lời Giải Đáp Án

CS1 : Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội CS2 : Nguyễn Cơ Thạch – Từ Liêm – Hà Nội CS3 : KĐT Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội CS4 : Đường Ngô Thì Nhậm – Hà Đông – Hà Nội CS5 : 71 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa -Hà Nội CS6 : 124 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội

CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình – HCM CS9 : 35 Lê Văn Chí – Q. Thủ Đức – TP HCM CS10 : Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – Tp. Bắc Ninh CS11 : Lạch Tray – Q. Ngô Quyền – Tp. Hải Phòng CS12 : Hoàng Hoa Thám – Thủ Dầu 1 – Bình Dương CS13 : Nguyễn Văn Cừ – Q Ninh Kiều – Tp Cần Thơ

CS14 : Kim Đồng – Trần Hưng Đạo – Tp Thái Bình CS15 : Chu Văn An – Tp.Thái Nguyên CS16 : Đoàn Nhữ Hài – TP Hải Dương CS17 : Quy Lưu – Minh Khai – Phủ Lý – Hà Nam CS18 : Đường Giải Phóng – Tp. Nam Định CS19 : Nguyễn Văn Cừ – TP Hạ Long – Quảng Ninh CS20 : Chu Văn An – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc CS21 : Trần Nguyên Hãn – Tp.Bắc Giang CS22 : Tràng An – p Tân Thành – TP. Ninh Bình CS23 : Phong Định Cảng – TP Vinh – Nghệ An CS24 : Trần Cao Vân – Q Thanh Khê – Tp Đà Nẵng CS25 : Đường Ngô Quyền – TP Huế CS26 : Đường Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh

 CS27: Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu

Bạn đang xem bài viết “Lương Y Như Từ Mẫu” trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!