Cập nhật thông tin chi tiết về Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 21: Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn bài: Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 21: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 32, 33, 34 tập 2 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập các dạng bài tập xác định các vế câu ghép bằng quan hệ từ, tìm câu ghép, tạo câu ghép,… Mời các em cùng tham khảo chi tiết.
1. Hướng dẫn giải phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 32
Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt 5)
Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?
a. Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
Đoàn Giỏi
b. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
Trinh Đường
Gợi ý:
– Con xác định các vế câu ghép trong câu.
– Xác định các từ nối trong câu.
– Nhận xét cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong từng câu ghép.
a) Vì con khỉ này rất nghịch
b) Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
* Cấu tạo của hai câu ghép có sự khác nhau là:
– Câu ghép (a) thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép. Chúng nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì… nên…
Vế 1 chỉ nguyên nhân – vế 2 chỉ kết quả.
– Câu ghép (b) thể hiện quan hệ từ nhân – quả giữa hai vế câu ghép. Chúng nối với nhau bằng một quan hệ từ vì.
Vế 1 chỉ kết quả – Vế 2 chỉ nguyên nhân.
Câu 2 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Tìm thêm những quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
– Quan hệ từ: Bởi vì, cho nên, nên,…
– Cặp quan hệ từ: Bởi vì… cho nên…, do… mà…, nhờ… mà…
2. Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 33, 34
Câu 1 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu trong những ví dụ sau.
a) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
CA DAO
b) Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
TRINH ĐƯỜNG
c) Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
TRINH MẠNH
Gợi ý:
– Con xác định các vế câu trong từng trường hợp
– Xác định vế chỉ nguyên nhân và vế chỉ kết quả
– Tìm quan hệ từ trong câu.
Trả lời:
a) – Vế 1: Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
– Vế 2: Cho nên tôi phải băm bào, thái khoai.
– Vế 1 chỉ nguyên nhân; vế 2 chỉ kết quả.
– Quan hệ từ: Bởi chưng… cho nên…
b) – Vế 1: Sau vì nhà nghèo quá
– Vế 2: chú phải nghỉ học.
– Vế 1 chỉ nguyên nhân; vế 2 chỉ kết quả.
– Quan hệ từ vì.
c) – Vế 1: Lúa gạo quý vì
– Vế 2: phải đổ mồ hôi mới làm ra được
– Vế 1: Vàng cũng quý vì
– Vế 2: nó đắt và hiếm.
– Vế 1 chỉ nguyên nhân; vế 2 chỉ kết quả.
– Sử dụng quan hệ từ vì để nối hai vế câu ghép.
Câu 2 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, hãy tạo ra câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thay bớt từ nếu thấy cần thiết).
a) Tôi phải băm bèo, thái khoai vì nhà tôi nghèo.
b) Chú phải bỏ học vì gia đình nghèo không đủ tiền cho chú ăn học
c) Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Vì vàng rất đắt và hiếm nên vàng cũng rất quý.
Câu 3 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống. Giải thích vì sao em chọn quan hệ từ ấy.
a) … thời tiết thuận nên lúa tốt.
b) … thời tiết không thuận nên lúa xấu. (tại, nhờ)
a. /Nhờ/ thời tiết thuận/ nên/ lúa tốt.
Giải thích: Ta sử dụng từ nhờ là bởi vì từ này biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn tới một kết quả khả quan được nói tới. Trong câu a thì thời tiết là một nguyên nhân dẫn tới một kết quả tốt là lúa tốt.
b. /Do/ thời tiết không thuận/ nên/ lúa xấu.
*Giải thích: Ta sử dụng từ tại là bởi vì từ này biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn tới một kết quả không hay được nói tới. Trong câu b thì thời tiết lại là một nguyên nhân dẫn tới một kết quả không hay là lúa xấu.
Câu 4 (trang 34 sgk Tiếng Việt 5)
Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả.
a) Vì bạn Dũng không thuộc bài …
b) Do nó chủ quan …
c) … nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
a. Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.
b. Do nó chủ quan nên nó luôn thất bại.
c. Nhờ bạn bè giúp đỡ thường xuyên nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 21: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ là lời giải phần Luyện từ và câu lớp 5 SGK trang 32, 33, 34 có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo, luyện tập. Các em học sinh có thể luyện tập thêm Bài tập Tiếng việt lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để ôn tập lại cách xác định quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của các cặp quan hệ từ
Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.
Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 22: Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 22: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 38, 39 tập 2 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập các dạng bài tập xác định các vế câu ghép bằng quan hệ từ, tìm cặp quan hệ từ, tạo câu ghép,… Mời các em cùng tham khảo chi tiết.
1. Hướng dẫn giải phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 38
Câu 1 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5)
Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?
a. Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.
b. Con phải mặc ấm, nếu trời trở rét.
Gợi ý:
Con phân tích để tìm ra hai vế câu, sau đó chú ý thành phần đứng giữa hai vế câu chính là cách nối của câu đó. Sau đó quan sát xem các vế câu được đặt theo thứ tự khác nhau như thế nào?
Trả lời:
a. Các vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Nếu…thì. Vế câu chỉ điều kiện đặt trước, chỉ kết quả đặt sau.
b. Các vế câu chỉ được nối với nhau bằng quan hệ từ nếu. Vế câu chỉ kết quả đặt trước, chỉ điều kiện đặt sau.
Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5)
Tìm thêm các cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.
Trả lời:
Cặp QHT nối các vế câu thể hiện quan hệ ĐK – KQ, giả thiết (GT) – KQ: nếu… thì…, nếu như… vì…, hễ… thì… hễ mà… thì, giá.. thì, giả sử… thì.
2. Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 39
Câu 1 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5)
Tìm vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau:
a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường.
Theo CẬU BÉ THÔNG MINH
b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
TRƯƠNG QUỐC KHÁNH
Gợi ý:
– Con phân tích các thành phần trong câu.
– Từ đó tìm ra ý nghĩa từ vế và các quan hệ từ đi kèm.
Trả lời:
“Là người, tôi sẽ chết cho quê hương” được coi là một câu đơn được mở đầu bằng trạng ngữ “Là người”.
Câu 2 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5):
Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện – kết quả:
a) … chủ nhật này trời đẹp … chúng ta sẽ đi cắm trại.
b) … bạn Nam phát biểu ý kiến … cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c) … ta chiếm được điểm cao này … trận đánh sẽ rất thuận lợi.
Gợi ý:
Một số quan hệ từ chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả có thể dùng được là: nếu … thì…; hễ … thì ….; giá …. thì …; …..
Trả lời:
a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. (GT – KQ).
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. (GT – KQ).
c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. (GT – KQ).
Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5)
Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết
quả hoặc giả thiết – kết quả.
a) Hễ em được điểm tốt …
b) Nếu chúng ta chủ quan …
c) … thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Gợi ý:
– Con đọc kĩ vế đã cho để hiểu câu đó sẽ đề cập đến nội dung gì.
– Lựa chọn một số quan hệ từ chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả có thể dùng được là: nếu … thì…; hễ … thì ….; giá …. thì …; …..
Trả lời:
a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà đều vui mừng.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì công việc khó mà thành công được.
c) Nếu chịu khó trong học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 22: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ là lời giải phần Luyện từ và câu lớp 5 SGK trang 38, 39 có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo, luyện tập. Các em học sinh có thể luyện tập thêm Bài tập Tiếng việt lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để ôn tập lại cách xác định quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của các cặp quan hệ từ
Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.
Tiếng Việt Lớp 5: Luyện Từ Và Câu. Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ
Vì cuộc sống thanh bình – Tuần 22
Tiếng Việt lớp 5: Luyện từ và câu. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Hướng dẫn giải phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 44
Câu 1 – Nhận xét (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5)
Tìm câu ghép trong hai đoạn văn sau và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào:
Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: Xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực.
Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he…
Theo THI SẢNH
– Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
– Các vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng…
Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5)
Tìm thêm những câu ghép có quan hệ từ tương phản.
– Vì dậy muộn nên Nam đến trường trễ.
– Nếu chăm chỉ thêm một chút thì kết quả học tập của Hoa đã tốt hơn rất nhiều rồi.
Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 45
Câu 1 – Luyện tập (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5)
Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau:
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
HỒ CHÍ MINH
b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
NGUYỄN ĐÌNH THI
a) Mặc dù giặc Tây/ hung tàn/ nhưng chúng/ không thể ngăn cản các cháu học
CN VN CN VN
tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
b) Tuy rét/ vẫn kéo dài,/ mùa xuân /đã đến bên bờ sông Lương.
CN VN CN VN
Câu 2 (trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 5)
Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:
a) Tuy hạn hán kéo dài …………………….
b) …………………. nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Lời giải
a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng vì có hệ thống tưới tiêu tốt nên người dân quê không hề lo lắng.
b) Mặc dù trời rét đậm nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Câu 3 (trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 5)
Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện vui sau:
Chủ ngữ ở đâu?
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép:
“Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8.”
Rồi cô hỏi:
– Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?
Hùng nhanh nhảu:
– Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.
PHẠM HẢI LÊ CHÂU
Lời giải
– Chủ ngữ: tên cướp, hắn.
– Vị ngữ: rất hung hăng, gian xảo, vẫn đưa hai tay vào còng số 8.
Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 5
Tiếng Việt Lớp 5 Luyện Từ Và Câu: Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ
Soạn bài: Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Câu 1 (trang 21 sgk Tiếng Việt 5): Tìm câu ghép trong đoạn trích sau:
(1) Anh công nhân I – va – nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. (2) Một lát sau, I – va – nốp đứng dậy nói: ” Đồng chí Lê – nin, giờ đã đến lượt tôi. (3) Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ cho đồng chí. (4) Đó là quyền của tôi.”
(5) Mọi người đều cho I – va – nốp nói rất đúng. (6) Lê – nin cũng không tiện từ chối nữa, đồng chí cảm ơn I – va – nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Trả lời:
– Câu số 4, số 5 là câu đơn.
– Các câu: 1, 2, 3, 6 là câu ghép.
Câu 2 (trang 22 sgk Tiếng Việt 5): Xác định các vế trong từng câu ghép.
Trả lời:
Câu 3 (trang 22 sgk Tiếng Việt 5): Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác nhau?
HỒ CHÍ MINH
Trả lời:
– Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu.
– Cặp quan hệ từ trong câu là: Nếu … thì …
Thái hậu ngạc nhiên nói :
– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?
Tô Hiến Thành tâu :
– (…) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (…) thần xin cử Trần Trung Tá.
Theo QUỲNH CƯ – ĐỖ ĐỨC HÙNG
Trả lời:
– (Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá.
Câu 3 (trang 23 sgk Tiếng Việt 5):
Trả lời:
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn thì bạn đến nhà mình ?
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
nguoi-cong-dan-tuan-20.jsp
Bạn đang xem bài viết Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 21: Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!