Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Xuân Của Tôi mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu 1 (Bài tập 1 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
– Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
– Hoàn cảnh sáng tác của bài văn đó là khi đất nước bị chia cắt, tác giả đang sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-ngụy, xa cách với quê hương đất Bắc của mình.
– Qua bài văn tác giả đã thể hiện tâm trạng nhớ mong da diết, đau buồn khi phải sống xa quê.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
a, Văn bản tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (được người soạn sách đặt tiêu đề là Mùa xuân của tôi) có thể chia làm 3 đoạn:
– Đoạn thứ nhất: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”
– Đoạn thứ hai: Từ “Tôi yêu sông xanh núi tím” đến “mở hội liên hoan”
– Đoạn thứ ba: Từ “Đẹp quá đi” đến hết.
b, Nội dung chính của mỗi đoạn:
– Đoạn thứ nhất: Tình cảm yêu mến mà con người dành cho mùa xuân.
– Đoạn thứ hai: Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ, nồng nhiệt khi mùa xuân đến.
– Đoạn thứ ba: Cảm xúc trầm lắng, ngưng đọng, thu lại vào bề sâu khi Tết đã hết.
c, Giữa các đoạn có một sự liên kết về nội dung hết sức chặt chẽ: Từ chỗ nói về thị hiếu, cảm xúc chung của mọi người, tác giả đã chuyển sang nói đến niềm yêu thích riêng của bản thân mình, rồi lại từ cảm xúc chung về mùa xuân ấy tác giả nói đến khoảng thời gian của mùa xuân mà tác giả thấy say đắm, lưu luyến nhất.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 147 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
– Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa,…
– Trời đất mang mang.
b, Sức sống do mùa xuân khơi gợi đã tuôn trào khắp nơi:
– Trong thiên nhiên: Đã có sự thay da đổi thịt, mọi thứ đều êm dịu.
– Ở con người: muốn phát điên lên, ngồi yên không chịu được, nhựa sống căng lên, tim người ta như trẻ ra, đập mạnh hơn.
– Ở riêng tác giả: “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự.
Đặt trong bối cảnh sáng tác đương thời, tình cảm riêng của tác giả đối với Mùa xuân không chỉ là của tôi nữa mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương, đất nước, niềm khao khát hòa bình, tự do.
c, Với ngôn từ phong phú, sinh động, đa dạng, đoạn trích đã mang một giọng điệu vừa nhung nhớ, vừa xót xa rất phù hợp với tâm trạng và hoàn cảnh của nhà văn lúc bấy giờ.
Câu 4 (trang 148 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Theo em có nên giữ nguyên tên văn bản Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt rồi ghi thêm trích hay đặt tên mới như ở SGK? Em có thể đặt một tên nào hay hơn không?
Giải đáp:
– Theo em, nên giữ nguyên tên văn bản như ban đầu là Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt bởi từ ngữ “mơ về” bộc lộ được hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình, “rét ngọt” là từ có màu sắc biểu cảm cao.
– Có thể đặt một số tên khác như: Xuân xa, Mùa xuân Bắc Việt, Nhớ mùa xuân của tôi,…
Bài trước: Sài Gòn tôi yêu – trang 143 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Luyện tập sử dụng từ – trang 149 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
✅ Mùa Xuân Của Tôi
Câu 1 (Bài tập 1 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
– Bài văn viết về cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội.
– Hoàn cảnh sáng tác: đất nước bị chia cắt, tác giả đang sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-ngụy, xa cách với quê hương đất Bắc của mình.
– Tâm trạng: mong nhớ da diết, đau buồn.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, Phần trích văn bản tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (được người soạn sách đặt tiêu đề là Mùa xuân của tôi) có thể chia làm 3 đoạn:
– Đoạn thứ nhất: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”
– Đoạn thứ hai: Từ “Tôi yêu sông xanh núi tím” đến “mở hội liên hoan”
– Đoạn thứ ba: Từ “Đẹp quá đi” đến hết.
b, Nội dung của mỗi đoạn:
– Đoạn thứ nhất: Ai cũng yêu mến mùa xuân.
– Đoạn thứ hai: Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ, nồng nhiệt khi mùa xuân đến.
– Đoạn thứ ba: Cảm xúc trầm lắng, ngưng đọng, thu lại vào bề sâu khi Tết đã hết.
c, Giữa các đoạn có một sự liên kết về nội dung hết sức chặt chẽ: Từ chỗ nói về thị hiếu, cảm xúc chung của mọi người, tác giả đã chuyển sang nói đến niềm yêu thích riêng của bản thân mình, rồi lại từ cảm xúc chung về mùa xuân tác giả nói đến khoảng thời gian của mùa xuân mà tác giả thấy say đắm, lưu luyến nhất.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 147 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua những chi tiết:
– Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa,…
– Trời đất mang mang.
– Cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm.
b, Sức sống do mùa xuân khơi gợi đã tuôn trào khắp nơi:
– Trong thiên nhiên: thay da đổi thịt, mọi thứ đều êm dịu.
– Ở con người: muốn phát điên lên, ngồi yên không chịu được, nhựa sống căng lên, tim người ta như trẻ ra, đập mạnh hơn.
– Ở riêng tác giả: “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự.
Đặt trong bối cảnh sáng tác đương thời, tình cảm riêng của tác giả đối với Mùa xuân không chỉ là của tôi nữa mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương, đất nước, niềm khao khát hòa bình, tự do.
c, Với ngôn từ phong phú, sinh động, đa dạng, đoạn trích đã mang một giọng điệu vừa nhung nhớ vừa xót xa rất phù hợp với tâm trạng và hoàn cảnh của nhà văn lúc bấy giờ.
Câu 4 (trang 148 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Theo em có nên giữ nguyên tên văn bản Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt rồi ghi thêm trích hay đặt tên mới như ở SGK? Em có thể đặt một tên nào hay hơn không?
Trả lời:
– Nên giữ nguyên tên văn bản như ban đầu, “mơ về” bộc lộ được hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình, “rét ngọt” là từ có màu sắc biểu cảm cao.
– Có thể đặt một số tên khác như: Mùa xuân Bắc Việt, Xuân xa, Nhớ mùa xuân của tôi,…
Hướng Dẫn Soạn Văn Mùa Xuân Của Tôi
Hướng dẫn soạn văn Mùa xuân của tôi
1. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
-Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở miền Bắc Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội. Bài văn được sáng tác khi tác giả đang ở Sài Gòn trước năm 1975, khi đó Sài Gòn đang trong sự kiểm soát của quân Mỹ ngụy. Tâm trạng của tác giả là sự nhớ thương da diết về mùa xuân của quê hương.
2. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn
-Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu cho đến “mê luyến tâm hồn”: cảm nhận về quy luật trong tình cảm của con người
+ Đoạn 2: tiếp theo cho đến “mở hội liên hoan”: Cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở Hà Nội.
+ Đoạn 3: còn lại: Cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
-Các đoạn văn được liên kết chặt chẽ bằng mạch cảm xúc của tác giả.
3. Đọc lại đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
-Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả một cách rất chân thực và sinh động, tràn ngập màu sắc rực rỡ và âm thanh rộn ràng.
-Được gợi tả qua các chi tiết: sông xanh, núi tím, mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?
-Mùa xuân đã khơi dậy một sức sống mới, căng tràn trong cả thiên nhiên và con người, từ khí hậu, thời tiết, các đặc trưng thiên nhiên, đến âm thanh, mùi nhang trầm, đèn nến và hình ảnh gia đình sum vầy.
-Khi mùa xuân đến trong lòng tác giả trỗi dậy một tinh thần mới, sức sống mới “nhựa sống trong người căng lên như…” và cảm thấy trẻ hơn, yêu đời hơn “tim người ta như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”, bên cạnh đó cũng có những suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn “cái rét ngọt ngào”.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?
-Đoạn văn mang giọng điệu vừa sôi nổi lại vừa trữ tình, tha thiết, ngôn ngữ thiên về gợi cảm.
4. Đọc lại đoạn văn từ “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả
-Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
-Cỏ không mướt xanh như cuối đông, nhưng lại nức một mùi hương man mác.
-Trời đã hết nồm, mùa xuân thay thế mưa phùn
-Bầu trời không còn đục đục như màu pha lê mờ, có những vệt xanh tươi hiện ở trên trời
-Khi đó người ta trở về với bữa cơm giản dị
-Các trò vui ngày Tết kết thúc, những chỗ cho cuộc sống thường nhật.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
-Có thể thấy, tác giả không chỉ là một người tinh tế, nhạy cảm trước cảnh sắc, thiên nhiên và cuộc sống mà đặc biệt rất am hiểu về đặc điểm thời tiết, các phong tục tập quán của Việt Nam.
5. Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả
-Cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả đã được hiện lên một cách chân thực với những ấn tượng êm đềm, ngọt ngào. Cách cảm nhận của tác giả là sự cảm nhận chỉ có trong những con người yêu quê hương tha thiết. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là sự giao hòa trọn vẹn của đất trời và con người.
1. Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân
-Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
-Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
2. Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống
-Mùa xuân là một mùa khởi đầu của năm, nó mang theo những niềm vui mới, hạnh phúc mới và sức sống mới. Đây cũng được coi là một mùa đẹp nhất trong năm, và mùa được mong chờ nhất. Thời tiết mùa xuân chấm dứt những cái rét giá buốt, thay vào đó là những cơn mưa phùn ấm áp. Bầu trời mùa xuân trong xanh, sáng chứ không u ám và xám xịt như mùa đông. Mọi người chào đón mùa xuân ai cũng tươi mới, rạng rỡ và vui vẻ, hối hả chuẩn bị chào đón năm mới. Có thể nói, mùa xuân là mùa của yêu thương, sum vầy và gói gọn nhưng tinh hoa của đất trời.
Bài 23 Mùa Xuân Nho Nhỏ
1.Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên trong khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có những nét gì đặc sắc ? cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên được thể hiện như thế nào ?
2.Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào ? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy.
3.Hãy nêu cảm nghĩ của em về điều tâm nguyện của nhà thơ được thể hiện trong hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ.
4.Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình ?
5.Em biết những bài thơ nào về mùa xuân trong thơ ca Việt Nam ? Hãy ghi lại một số câu thơ hay trong những bài thơ ấy. Nhận xét về sự sáng tạo của Thanh Hải trong hình ảnh Mùa xuân nhơ nhỏ.
1.Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được vẽ bằng ít nét chấm phá nhưng rất đặc sắc. Hãy chú ý đến các từ ngữ, hình ảnh về không gian, màu sắc, ánh sáng, âm thanh trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân, không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa trên dòng sông xanh. Đặc biệt, hình ảnh mùa xuân trở nên rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời được thể hiện trong cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như trò chuyện với thiên nhiên : “ơi… hót chi mà…”. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trong một động tác trữ tình thể hiện sự đón nhận vừa trân trọng vừa thiết tha, trìu mến với mùa xuân : đưa tay hứng lây từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.
2.Có ba hình ảnh mùa xuân trong bài thơ : mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nhỏ của mỗi người. Từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên dẫn đến cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. Như vậy, hình ảnh mùa xuân trước đã chuẩn bị và gợi ra những hình ảnh mùa xuân tiếp theo. Trong hình ảnh mùa xuân đất nước cũng có hình ảnh mùa xuân thiên nhiên. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ của mỗi người cũng được thể hiện bằng những chi tiết đã được hiện ra trong hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, nhưng có sự biến đổi: “Ta làm con chim hót – Ta làm một cành hoa”.
3.Tham khảo đoạn văn sau :
“Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi người những niềm khao khát và hi vọng. Với Thanh Hải, đây cững là thời điểm nhà thơ nhìn lại cuộc đời mình và bộc bạch điều tâm niệm tha thiết của một nhà thơ gắn bó trọn đời với đất nước và cách mạng.
Khát vọng của nhà thơ là được “làm con chim hót”, được “làm một cành hoa” hoà nhập mùa xuân nhà của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước, góp một “nốt trầm xao xuyến” vào – bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng Mùa xuân nho nhỏ – nghĩa là phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mỗi người – cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp và chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Khát vọng ấy được thể hiện bằng những hình ảnh giản dị, tự nhiên mà có sức gợi cảm và rất phù hợp với hình tượng mùa xuân trong toàn bài thơ. Khát vọng ấy thật tha thiết và cũng rất khiêm nhường : được làm con chim dâng tiếng hót, cành hoa nhỏ dâng sắc hương cho mùa xuân đất nước, góp một nốt trầm – không phải là một nốt cao vượt trội – trong bản hoà ca của cuộc đời, nốt trầm mà xao xuyến. Mùa xuân nho nhỏ của mỗi cuộc đời dâng cho đất nước cũng không hề ồn ào mà là sự hiến dâng lặng lẽ, tự nguyện.
Điều tâm niệm của tác giả cũng là khát vọng chung của nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Bởi vậy, tiếng lòng của nhà thơ đã gặp gỡ với tâm trạng của đông đảo mọi người và nhà thơ đã nói bằng tiếng nói chung với đại từ “ta”.
4.Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dựng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyên biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Từ sự phân biệt nghĩa và sắc thái của hai đại từ tôi, ta, vận dụng vào trường hợp của bài thớ này đã lí giải việc chuyên đổi đại từ ở hai phần. Từ tôi trong câu “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng từ ta thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ ta lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.
5.Ví dụ những bài thơ về mùa xuân : Mộ xuân tức sự (Nguyễn Trãi), Mưa xuân, Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tứ). Em tìm đọc những bài thơ nêu trên và tìm thêm những bài thơ khác về mùa xuân trong các tuyển tập thơ Việt Nam. Chép lại một số câu đặc sắc.
Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, góp vào các hình ảnh mùa xuân trong thơ ca. Các nhà thơ từ xưa tới nay đã viết nhiều về mùa xuân với nhiều cảm hứng và những phát hiện riêng khác nhau nhưng tựu trung thường khai thác hai phương diện : mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của con người. Thanh Hải cũng không đi ra ngoài hai phương diện ấy của thi đề mùa xuân. Cái đặc sắc ở đây chính là hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ. Đó là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân nho nhỏ ấy góp vào để làm nên mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Hình ảnh này thể hiện quan niệm về sự thông nhát giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân yà cộng đồng.
Bạn đang xem bài viết Mùa Xuân Của Tôi trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!