Cập nhật thông tin chi tiết về Ngày Giải Phóng Miền Nam – Suy Nghĩ Của Thế Hệ Trẻ mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thử hỏi đối với giới trẻ hiện nay – những đứa con sinh ra sau ngày Giải phóng Miền Nam 30/4/1975, mấy ai biết và hiểu rõ ý nghĩa của ngày này. Cái ngày mà 39 năm trước, đánh dấu chiến thắng của cha ông ta trong công cuộc chiến đấu quật cường để giải phóng miền Nam và thống nhất cả nước Việt Nam.
Đối với thế hệ trước, mọi khoảnh khắc lịch sử của ngày 30/4 thần thánh, hằng năm đều như sống lại trong từng ngõ ngách, con đường của thành phố xinh đẹp mang tên Bác: cũng con đường đó, Dinh Độc Lập đó của 39 năm về trước, người dân đã hồ hởi đổ ra tuần hành reo hò ăn mừng ngày đại thắng và rừng cờ đỏ sao vàng bay rợp khắp các khung đường….
Với ký ức,với kỷ niệm vẻ vang đó, các lớp cha ông luôn hãnh diện tự hào được là một phần lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Ngày nay, thời kỳ kinh tế thị trường, cuộc sống trở nên tất bật, người dân phần lớn đều đã dần quên đi ý nghĩa của các ngày trọng đại của lịch sự dân tộc, kể cả ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975, mà chỉ tập trung nghỉ đến Lễ mỗi năm là vào thứ mấy, được nghỉ bao nhiêu ngày, đi đâu và làm gì trong Lễ để giải tỏa căng thẳng của cuộc sống, … Và với tôi – người con của thế hệ trẻ suy nghĩ đó cũng không ngoai lệ. Nói như vậy thật là đáng chê trách đúng không.
Nhưng suy nghĩ của xu thế đó dường như đã dần thay đổi trong tôi, khi tôi được nhận vào làm việc tại một đơn vị hoàn toàn khác với những nơi mà tôi đã từng chìm đắm trong công việc không quan tâm đến bất kỳ những gì xung quanh, kể cả giá trị ý nghĩa truyền thống cũng dần lãng quên.
Và nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975 – 30/4/2014, các hoạt động truyền thống khác nói riêng, tại ngôi nhà làm việc mới – ngôi nhà công ty Cholimex, không khí hưởng ứng ngày kỷ niệm này đã nóng lên, bên cạnh sự tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từ ba bốn ngày trước đó: cờ phướng, băng-rôn được treo đỏ cả một góc trời công ty; từ ban lãnh đạo đến các nhân viên tích cực tham gia các hoạt động mừng ngày kỷ niệm, mà điển hình là ngày học tập chuyên đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hổ Chí Minh” – đây là thời gian để mọi người được nhắc lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhân ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam và phát triển tinh thần làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp cho mỗi cá nhân trong một tập thể, cũng như tiếp thu thêm các thông tin cần thiết giữa tình hình kinh tế, chính trị hiện nay.
Là thế đấy, tuy tuổi đời của tôi còn khá non nớt khi tiếp xúc công việc thực tế sau khi tốt nghiệp khỏi ghế nhà trường nhưng tôi đã có cơ hội đến trải nghiệm các môi trường làm việc khác nhau, rõ ràng nơi làm việc mới này đã mang đến cho tôi hết sự bất ngờ này đến sự thích thú khác, và ngôi nhà thứ hai này đã giúp tôi tìm lại rất nhiều giá trị tốt đẹp mà đã rất lâu tôi không nhớ đến.
Và trong không khí háo hức của cả nước, tinh thần tự hào dân tộc như những người đi trước, của tập thể công ty – nơi tôi làm việc của mừng ngày kỷ niệm, tôi thật may mắn khi có được cơ hội được thể hiện những suy nghĩ của mình như thế này.
Một người con của nước Việt Nam và cũng là đứa con của đất Sài Gòn, phải tưởng nhớ, biết ơn đến sự hi sinh oanh liệt của các thế hệ đi trước để cho ta có cuộc sống an bình, phải tự hào và quan tâm đến từng sự kiện, hoạt động diễn ra để kỷ niệm ngày đại thắng nói chung và các ngày Lễ quan trọng khác nói riêng.
Giá trị truyền thống và niềm tự hào dân tộc là điều thiêng liêng cao đẹp mà các thế hệ nên tiếp bước duy trì và phải không ngừng phát triển. Tôi có thể thay đổi suy nghĩ thì mọi người cũng có thể.
Phòng Kinh Doanh Thị Trường – Thủy Tiên
Ký Ức Ngày Giải Phóng Miền Nam Của Người Lính Xe Tăng
Đã 44 năm trôi qua, nhưng ký ức về buổi sáng 30/4/1975 lịch sử, về trận đấu ác liệt giữa ta và địch trong Chiến dịch mang tên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí ông Nguyễn Trần Đoàn – người lính xe tăng Trung đoàn 273, hiện đang sinh sống tại thành phố Hải Phòng.
Với ông, niềm vinh dự nhất là có mặt trong đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn, được đóng góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào chiến thắng của dân tộc.
Ông Nguyễn Trần Đoàn cùng những cựu chiến binh Hải Phòng ôn lại ký ức về ngày giải phóng.Sau giải phóng Buôn Ma Thuột (tháng 3/1975), Trung đoàn xe tăng 273 được lệnh hành quân tiến về Sài Gòn. Sáng 27/4, khi đang cùng đồng đội ém quân tại khu rừng thưa ven sông Sài Gòn, ông Nguyễn Trần Đoàn – khi đó là trưởng xe tăng R153 (đại đội 11, tiểu đoàn 1, Trung đoàn 273) được chính trị viên đại đội thông báo: “Chúng ta đã mở chiến dịch Hồ Chí Minh – chiến dịch mang tên Bác. Các đồng chí vừa đánh, vừa giữ để giải phóng, tiếp quản Sài Gòn”. Ông Nguyễn Trần Đoàn cùng đồng đội vô cùng phấn khởi, hừng hực khí thế xung trận.
“ Sáng 29/4/1975, chúng tôi bắt đầu xuất quân, xếp thành hàng đi, tôi được biên chế đi thứ 7 trong cánh quân Tây Bắc. Chạy đến đường 1, tôi nhìn thấy 23 cái M113, tức là xe bọc thép của ngụy. Đặc công phát hiện được, bắn trả. Đoàn hành quân của chúng tôi tập kết ở phía sau, đánh trận đầu tiên, đánh gọn 23 cái M113 của Ngụy” – ông Đoàn kể lại.
Sau chiến thắng tại cầu Bông, sáng 30/4/1975, đoàn xe tăng của ông Nguyễn Trần Đoàn và các đơn vị bộ binh làm nhiệm vụ đột phá, dũng mãnh tiến thẳng về hướng Ngã tư Bảy Hiền.
Trên đường đi, cứ cách khoảng 100 mét, địch lại đắp một lũy bằng đất, rào bùng nhùng bằng dây thép gai từ bên trái qua 2/3 bên phải đường; rồi lại từ phải qua trái. Đầu các ngõ hẻm, xe tăng M41, M48 của địch đã phục sẵn nhả đạn vào xe tăng và đội hình tiến quân của ta. Các pháo thủ của ta dùng súng 12 ly 7 bắn vào mặt lũy, đồng thời, từ xa đã bắn áp đảo vào các cửa sổ nhà cao tầng 2 bên phố, phòng địch phục kích.
Đến ngã tư Bảy Hiền, xe tăng của ông Nguyễn Trần Đoàn bị pháo kích. Sau ánh chớp và tiếng nổ đinh tai, ông Đoàn thấy chiến sĩ bộ binh phía cửa xe bị thương. Ông đưa tay kéo đồng đội lại thì một quả đạn tiếp theo nổ, cánh tay trái của ông đứt lìa.
Bình tĩnh ngồi xuống, kéo cánh tay “lủng lẳng” vướng ngoài cửa xe vào lòng, ông Đoàn garô vết thương, nén cơn đau, tiếp tục chỉ huy xe chiến đấu. Do chỉ còn một tay nên hướng súng không được chuẩn, ông mới gọi điện báo bị thương.
Ông Nguyễn Trần Đoàn được khênh xuống xe, nằm lại trên đường và ngất lịm đi, trong khi đồng đội và xe tăng của ông tiến thẳng hướng Tân Sơn Nhất.
Ông Nguyễn Trần Đoàn say sưa kể về những kỷ niệm, những ký ức ngày giải phóng 44 năm về trước.Tỉnh dậy với cánh tay trái đã được cắt và băng bó cẩn thận, cũng là lúc ông Nguyễn Trần Đoàn nghe thông tin chiến thắng.
“Khoảng 3, 4h chiều, tôi tỉnh dậy, hỏi cô y tá: “Mình đánh đến đâu rồi?”. Cô trả lời “Giải phóng hoàn toàn rồi”, lúc ấy tôi òa lên khóc. Tất cả nhân viên y tế và anh em thương binh hân hoan, hấn khởi lắm. Sau trận này sẽ không ai bị thương nữa, không ai hy sinh nữa. Mình sẽ là những thương binh cuối cùng. Đấy là hạnh phúc nhất” – ông Nguyễn Trần Đoàn kể lại.
Trưởng xe tăng Nguyễn Trần Đoàn giờ là chủ Doanh nghiệp Vận tải 273, một doanh nghiệp kinh doanh thành công tại thành phố Hải Phòng và có nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa, như: tặng quà, giúp đỡ các gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa tặng các cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn, tặng học bổng cho con em cựu chiến binh…
Sự anh dũng, quả cảm trong chiến đấu, nghị lực mạnh mẽ và lòng nhân ái của ông Nguyễn Trần Đoàn luôn khiến mọi người nể phục.
Ông Nguyễn Hữu Nhị – trưởng xe tăng R154, Trung đoàn 273 năm xưa, hiện sống tại phường Đông Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhận xét, ông Đoàn có tình đồng đội rất cao, chiến đấu rất quả cảm, khi bị thương, vẫn chiến đấu hết mình.
“Sau đó ông Đoàn học đại học rồi lập công ty, lấy tên lữ đoàn đặt cho công ty. Điều đấy chứng tỏ ông luôn tâm niệm và hướng về đơn vị, lấy thành tích đơn vị 2 lần anh hùng trong chiến đấu để noi theo, đồng thời hết sức mình để thực hiện lời dạy của Bác “thương binh tàn nhưng không phế” – ông Nguyễn Hữu Nhị cho biết./.
Bài Viết Của Chủ Tịch Nước Nhân Kỷ Niệm Ngày Giải Phóng Miền Nam
Nhân dịp kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2018), Chủ tịch Nước Trần Đại Quang có bài viết “Phát huy sức mạnh của ý chí thống nhất đất nước và khát vọng hòa bình trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy hy sinh, gian khổ nhưng vô cùng hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta.
Kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta vô cùng tự hào nhìn lại bước đường đấu tranh cách mạng lâu dài và oanh liệt mà nhân dân ta đã vượt qua dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Từ những người dân mất nước, nhân dân ta đã anh dũng vùng lên, lần lượt đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đưa nước nhà bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng, nhân dân ta đã góp phần thực hiện lý tưởng cao đẹp mà nhân loại hằng mơ ước là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. 43 năm đã qua, song thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc như trang sử chói lọi nhất; ý chí thống nhất đất nước và khát vọng hòa bình vẫn luôn là tài sản vô giá, tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để giành được những thắng lợi to lớn như ngày hôm nay, đất nước ta đã phải vượt qua muôn vàn gian lao, thử thách. Dưới lá cờ vinh quang của Đảng, biết bao cán bộ, đảng viên, đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu, nêu cao truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng, lòng trung thành vô hạn đối với sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và dân tộc.
Những cống hiến lớn lao, những tấm gương kiên trung, hy sinh anh dũng của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng, liệt sỹ, đồng chí, đồng bào sống mãi với non sông đất nước ta, với thế hệ hôm nay và muôn đời con cháu mai sau.
Mỗi bước phát triển, trưởng thành của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng sôi nổi, cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Người là tấm gương mẫu mực về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập, tự chủ; chủ nghĩa nhân văn cao cả và tình yêu thương đồng chí, đồng bào; đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị; niềm tin tất thắng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, từ điểm xuất phát rất thấp về kinh tế, lại chịu hậu quả nặng nề của những năm tháng chiến tranh khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Cả nước đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, nhiều đơn vị chiến đấu giỏi, nhiều địa phương có cách làm mới, năng động, sáng tạo. Thực tiễn sinh động của các cơ sở, các cấp, các ngành đã đem lại những bài học kinh nghiệm quý báu để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới mang tầm vóc lịch sử.
Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển.
Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa, xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng.
Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh tổng hợp của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.
Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Đặc biệt, năm 2017, đất nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật, toàn diện, nhất là về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xây dựng Đảng. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành toàn diện và vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội do Quốc hội đề ra.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế đều đạt mục tiêu đề ra. Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã thu được thành quả rất đáng khích lệ.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, đem lại không khí phấn khởi trong toàn xã hội, được dư luận và bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Đây là tiền đề quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển bền vững, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua gian khổ, hy sinh, tích cực thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới.
Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới với thời cơ mới, vận hội mới. Với niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tiền đồ tươi sáng của dân tộc, thời gian tới, chúng ta cần nhận thức sâu sắc tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ mới; phát huy cao độ quyết tâm chính trị, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, tiếp tục tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và Quốc hội đã chỉ rõ; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.
Tiếp tục đổi mới tư duy, tạo bước đột phá về lý luận và chính sách để phát triển bền vững. Tập trung nghiên cứu, tổng kết, dự báo chính xác những vấn đề mới nảy sinh; nhận thức, luận giải thấu đáo, giải quyết đúng và trúng các yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp đổi mới; xây dựng căn cứ khoa học để hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Gắn kết, phát huy đồng bộ vai trò của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò động lực quan trọng của kinh tế tư nhân, động viên tinh thần khởi nghiệp, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, huy động tốt nhất mọi nguồn lực trong xã hội. Tiếp tục đổi mới cơ chế phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, đoàn kết, có năng lực sáng tạo, trung thực, trách nhiệm và nhân ái. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, khích lệ, động viên nhân dân tích cực phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện để nhân dân được thụ hưởng xứng đáng những thành quả của công cuộc đổi mới, đồng thời đề cao kỷ cương, phép nước, thượng tôn pháp luật trong thời kỳ phát triển mới.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân và “thế trận lòng dân,” kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững.
Kiên định thực hiện sáng tạo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng phân tích, dự báo, xử lý đúng đắn các vấn đề quốc tế, các quan hệ đối ngoại. Mở rộng, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực; không ngừng nâng cao uy tín, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, phục vụ có hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức cách mạng; tiếp tục xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; phát huy bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu và sức chiến đấu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng các cơ quan nhà nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là công việc thường xuyên của mỗi cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên. Củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế Lao động 1.5, hướng tới kỷ niệm 128 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, mỗi người Việt Nam chúng ta quyết đồng tâm nhất trí, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khát vọng hòa bình, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, ra sức thi đua lao động, sản xuất, học tập, công tác, chiến đấu, giành được nhiều thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thăm Quân Giải phóng miền Nam tại miền Đông Nam Bộ. (Ảnh tư liệu – theo Báo QĐND)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá; trong đó có bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mà việc thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cách đây 50 năm là một sáng tạo điển hình của nghệ thuật tổ chức chỉ đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng ta.
Thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965) của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) là đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ở hai miền Nam – Bắc; trong đó, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam đủ mạnh, để từng bước đánh bại từng chiến lược, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15-2-1961, tại chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), Quân giải phóng miền Nam (QGPMN) Việt Nam được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân. QGPMN đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự thuộc Trung ương Cục. QGPMN có nhiệm vụ chủ yếu là làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ngay sau khi ra đời, QGPMN bám sát phương châm phát triển lực lượng, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965). Thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, QGPMN tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị. Chỉ sau một năm thành lập (1962), QGPMN đã xây dựng được 2 trung đoàn bộ binh ở miền Đông Nam Bộ và 3 trung đoàn bộ binh ở Quân khu 5. Đó là những đơn vị bộ đội chủ lực đầu tiên đặt nền móng cho QGPMN không ngừng phát triển lớn mạnh. Các đơn vị đã thực hiện tốt việc kết hợp vừa xây dựng, vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến với nhiều trận đánh quy mô vừa và nhỏ, tiêu biểu là trận đánh Ấp Bắc (Mỹ Tho) tháng 1-1963, giành thắng lợi, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên toàn chiến trường miền Nam. Từ đánh tập trung quy mô đại đội, tiểu đoàn, phát triển lên quy mô trung đoàn; trong chiến dịch Bình Giã (từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965), lần đầu tiên ta sử dụng 2 trung đoàn bộ binh tiến công, đánh bại các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch. Tiếp đó, QGPMN mở chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10-5 đến ngày 22-7-1965) và chiến dịch Ba Gia (từ ngày 28-5 đến ngày 20-7-1965) giành thắng lợi, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến tập trung, làm thất bại các biện pháp chiến lược của địch, góp phần cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
QGPMN tiếp tục phát triển lực lượng, đẩy mạnh hoạt động tác chiến, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968). Để cứu vãn tình thế thất bại trên chiến trường, đế quốc Mỹ vội vàng đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Lực lượng này được trang bị hiện đại, có hoả lực mạnh, sức cơ động cao và là đối tượng tác chiến của QGPMN. Để giành thắng lợi trước đối tượng mới, QGPMN đã tích cực nghiên cứu nắm địch, đồng thời chủ động phát triển nhanh lực lượng từ quy mô 5 trung đoàn lên 6 sư đoàn, bố trí thành ba khối chủ lực cơ động, triển khai hợp lý trên các chiến trường. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, QGPMN đã đẩy mạnh tác chiến tập trung của các đơn vị bộ đội chủ lực, kết hợp với tác chiến rộng khắp quy mô vừa và nhỏ của lực lượng dân quân du kích, để thắng ngay trận đầu, giành thắng lợi từng bước tiến tới làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Những chiến thắng liên tiếp: Vạn Tường (ngày 18-8-1965), đánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” quy mô lớn của đế quốc Mỹ, Chiến dịch Plây Me (từ ngày 19-10 đến ngày 26-11-1965) tiêu diệt gần hết và đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn kỵ binh và diệt 1 chiến đoàn cơ giới của Mỹ, 1 tiểu đoàn bộ binh nguỵ, phá 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay. Điều đó chứng minh rằng, QGPMN đủ sức đánh thắng quân đội viễn chinh Mỹ và đồng minh, dù chúng được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Thắng lợi kế tiếp của Chiến dịch Bàu Bàng-Dầu Tiếng mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà diệt”, “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Phát triển thế tiến công, QGPMN đánh bại liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược (mùa khô 1965-1966, 1966-1967) và đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn-xi-ty (từ ngày 22-2 đến ngày 15-4-1967), bẻ gẫy hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của 45.000 quân Mỹ… Trước tình thế có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết tâm đẩy mạnh tiến công giành thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Theo đó, QGPMN thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam, trọng tâm là Huế, Sài Gòn-Gia Định, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng 1,4 triệu dân; giáng một đòn quyết định làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển cách đánh phong phú, đa dạng và sáng tạo của QGPMN.
QGPMN thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1975). Các chiến lược, chiến thuật của Mỹ bị khủng hoảng nghiêm trọng, buộc chúng phải thay đổi phương thức tác chiến “tìm diệt” sang “quét và giữ”, tạo ra những vùng trắng ở ven đô thị, nhất là Sài Gòn, nhằm bảo vệ an toàn trung tâm đầu não; đồng thời, thực hiện Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đánh phá miền Bắc, xâm lược Lào, Cam-pu-chia, với ý đồ kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Trong khi đó, QGPMN gặp nhiều khó khăn: lực lượng bị tổn thất chưa kịp khôi phục, không tiếp tế được vật chất hậu cần do bị đánh phá liên tục… Để duy trì lực lượng tiếp tục chiến đấu, QGPMN tổ chức thành nhiều bộ phận đứng chân ở các vùng, miền khác nhau (vùng lõm căn cứ đồng bằng, vùng giáp ranh hoặc căn cứ miền núi).
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Tiếp đó, tháng 4-1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ mới”, nhằm động viên quân và dân hai miền Nam – Bắc, phát triển thế tiến công, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang lên một bước mới; trong đó, tập trung xây dựng các đơn vị chủ lực QGPMN. Bộ Tổng tư lệnh điều động nhiều đơn vị với đủ quân số và vũ khí, trang bị từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam và điều chỉnh các đơn vị chủ lực đứng chân ở từng địa bàn chiến lược, nhất là trên hướng trọng điểm. QGPMN được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục phát triển, nâng cao sức mạnh chiến đấu, giữ vững thế có lợi trên các chiến trường; đồng thời, tích cực phối hợp tác chiến với quân và dân hai nước Lào, Cam-pu-chia, liên tiếp giành thắng lợi, làm thay đổi cục diện chiến tranh ở ba nước Đông Dương. Đối với chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương phát triển thế tiến công chiến lược, nhằm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Thực hiện kế hoạch tác chiến năm 1972 của Quân uỷ Trung ương, QGPMN mở Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, điển hình là các chiến dịch: Trị – Thiên (từ ngày 30-3 đến ngày 27-6), Bắc Tây Nguyên (từ ngày 30-3 đến ngày 5-6), Nguyễn Huệ (từ ngày 31-3-1972 đến ngày 28-1-1973)… Thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tranh thủ thời cơ, tháng 10-1973, Bộ Chính trị quyết định phát triển lực lượng chủ lực từ quy mô sư đoàn lên quy mô quân đoàn 1, có nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày. Đây là sự phát triển vượt bậc về quy mô tổ chức, vũ khí trang bị và trình độ tác chiến, chuẩn bị cho QGPMN mở các chiến dịch tiến công, hiệp đồng binh chủng tiêu diệt lớn quân địch trên toàn chiến trường miền Nam, nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam, trong nước, thế giới, nhất là khả năng quay trở lại của quân Mỹ, Bộ Chính trị đã hạ Quyết tâm chiến lược: mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy quy mô lớn vào mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện quyết tâm đó, QGPMN cùng với quân và dân cả nước tích cực tạo lực, tạo thế, chủ động mở Chiến dịch Tây Nguyên, chọc thủng tuyến phòng thủ chiến lược của địch, tạo đà cho QGPMN liên tiếp mở các chiến dịch: Trị – Thiên, Huế – Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30-4-1975) giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của QGPMN về trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.
Trải qua 14 năm (1961-1975) xây dựng và chiến đấu, QGPMN – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam – đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền, QGPMN đã phát huy truyền thống, bản chất cách mạng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa xây dựng, vừa chiến đấu, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới rất nặng nề, đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; trước tiên, xây dựng lực lượng Hải quân, Phòng không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, xây dựng Quân đội nhân dân có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển ở trình độ cao khi đất nước có chiến tranh. Cùng với đó, phải tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học quân sự, lý luận nghệ thuật tác chiến của các quân chủng, binh chủng và các lực lượng, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng của quân đội từng bước hiện đại. Trước mắt, tập trung đổi mới công tác huấn luyện-đào tạo, nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định.
và Thượng tá, ThS. ĐỖ HẢI ÂU
1- Quân đoàn 1 ở hậu phương miền Bắc, thành lập 10-1973; Quân đoàn 2 ở Trị-Thiên, thành lập tháng 5-1974; Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, thành lập tháng 3-1975; Quân đoàn 4 ở Đông Nam Bộ, thành lập tháng 7-1974.
Bạn đang xem bài viết Ngày Giải Phóng Miền Nam – Suy Nghĩ Của Thế Hệ Trẻ trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!