Xem Nhiều 3/2023 #️ Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Và Bài Ca “Chiến Thắng Điện Biên” # Top 7 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Và Bài Ca “Chiến Thắng Điện Biên” # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Và Bài Ca “Chiến Thắng Điện Biên” mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã lên đến tận mặt trận, tự tay đào hầm tránh bom đạn. Trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên, đồng chí Phan Đình Giót  lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho quân ta tiến lên. Xúc động trước tâm gương hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam, nhạc sĩ đã nhanh chóng cho ra đời bài hát Trên đồi Him Lam: Hôm qua đánh trận Điện Biên/Chiến hào xuất kích/Đồi Him Lam ta tiến vào… Ở ca khúc này, nhạc sĩ nhắc tới “mở đường”, bộ đội “kéo pháo vào, kéo pháo ra” và chờ ngày “chiến thắng Điện Biên”. Bài hát này được đánh giá là chặt chẽ về nhạc điệu và lời ca, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.

Trong chùm ca khúc về chiến dịch Điện Biên, Chiến thắng Điện Biên là ca khúc hay hơn cả và mang dấu ấn lịch sử sâu đậm nhất. Trong cuốn hồi ký Âm thanh và cuộc đời, nhạc sĩ Đỗ Nhuận có kể về hoàn cảnh ra đời của ca khúc: “Chúng tôi tạm ngừng mọi hoạt động nghệ thuật, các chiến sĩ văn công trai gái đều phải sửa đường, vì mùa mưa sắp đến, nước lũ tràn về thì xe không đưa pháo vào trận địa được. Tôi là tổ trưởng đơn vị làm đường ở bản Mường Phăng cách Điện Biên 60km, ngày ngày vác xẻng ra mặt đường để đón chờ khí tài hiện đại Kachiusa. Một hôm, đồng chí Hoàng Xuân Tùy (lúc đó là Trưởng phòng Tuyên truyền – Tổng cục Chính trị) gặp tôi nói: “Đỗ Nhuận chuẩn bị sáng tác bài “Chiến thắng Điện Biên” đi!”. Gợi ý đó, tôi cũng suy nghĩ về cách viết bài này như thế nào, chứ chưa hạ bút sáng tác, vì còn phải chờ thời điểm… Chiều 7-5-1954, trong lúc đang hì hục lấp đá, vá đường thì một chiến sĩ đạp xe qua reo to lên: “Hồng Cúm hàng rồi! Chiến thắng rồi!”. Tin chiến thắng đưa về trung tuyến làm nức lòng quân dân. Thế là chúng tôi bỏ cả cuốc xẻng, cầm tay nhau nhảy không cần nhạc đệm. Tôi hạ quyết tâm: đêm nay phải sáng tác xong bài hát. Thế là bài hát ra đời vào đúng đêm chiến thắng lịch sử này tại bản Mường Phăng, bên bếp nhà sàn đỏ lửa…”. 

Nếu như với 2 ca khúc Hành quân xa, Trên đồi Him Lam nhạc sĩ đã vận dụng chất liệu âm nhạc truyền thống vùng đồng bằng, thì ở Chiến thắng Điện Biên nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã pha trộn chất nhạc truyền thống của người Kinh và người Thái ở vùng Tây Bắc bởi như nhạc sĩ lập luận: “Niềm vui chiến thắng này là của cả nước. Người Kinh, người Thái, người Mông, người Dao, người Tày và các dân tộc khác cùng góp công, góp của, góp cả tính mệnh mình làm nên lịch sử. Cần phải hòa sắc dân tộc, vì dân tộc Việt Nam là một”. Ca khúc Chiến thắng Điện Biên mở đầu bằng hình ảnh lịch sử của một dân tộc rạo rực vang bài ca chiến thắng: Giải phóng Điện Biên/Bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui… Nghe những lời ca ấy, ta cứ ngỡ như núi rừng, bản làng Tây Bắc đang reo vui hát ca theo bước đoàn quân giải phóng. Những lời ca sống động, điệu nhạc hùng tráng như những thước phim tư liệu đã vẽ nên một bức tranh tươi màu: Bản Mường xưa nương lúa mới trồng/Kìa đàn em bé đứng giữa đồng nắm tay xòe hoa/ Dọc đường chiến thắng ta tiến về/Đoàn dân công tiền tuyến/Vẫy chào pháo binh vượt qua… Lời một của Chiến thắng Điện Biên kết thúc bằng một hành ảnh rực rỡ: Núi sông bừng lên/Đất nước ta sáng ngời!/Cánh đồng Điện Biên!/Cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.

Sau khi hoàn thành bài hát, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã đưa cho Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị hát mừng chiến dịch thắng lợi. Sau này, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sử dụng “bộ ba” ca khúc: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Chiến thắng Điện Biên và Hò kéo pháo (Hoàng Vân) cùng dân ca Tây Bắc để làm nhạc cho bộ phim tư liệu Điện Biên Phủ. Bài hát này rất quen thuộc với khán giả của Đài Tiếng nói Việt Nam.

54 năm đã qua kể từ ngày 7-5 lịch sử ấy, nhưng mỗi khi nhớ về thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ, mỗi chúng ta không giấu được niềm tự hào. Với các ca khúc về Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, chiến thắng ấy vẫn còn tươi mới như hôm qua.

NHẬT LỆ

Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Và Bài Ca “Chiến Thắng Điện Biên”

“Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Chiến công oai hùng của dân tộc đã đi vào thơ ca – nhạc – họa một cách chân thực và đầy xúc cảm. Ngoài bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” (Tố Hữu) đã được nhiều người biết đến, chiến thắng Điện Biên còn in dấu trong sáng tác của nhiều văn nghệ sĩ khác. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là một trong những người theo sát chiến dịch Điên Biên Phủ, kịp ghi lại những giây phút lịch sử bằng các ca khúc: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Chiến thắng Điện Biên.

Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Thu Đông năm 1953, khi ấy nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 – 1991) còn là một thanh niên đi theo đại đội súng cối thuộc Sư đoàn 308 vượt đèo Khế. Việc hành quân rất bí mật, nên nhiều anh lính vẫn băn khoăn về địa điểm tập kết. “Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi, cần gì phải hỏi!” – câu nói của một anh lính trẻ đã gợi ý cho nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết nên hành khúc Hành quân xa (còn có tên khác là Đâu có giặc là ta cứ đi): Hành quân xa dẫu còn nhiều gian khổ/Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi/Mắt ta sáng, chí căm thù, bảo vệ đồng quê ta tiến bước/Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi… Ca khúc có cấu trúc rất chân phương, hơi nhạc dân tộc đậm đà rất dễ hát nên đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Không chỉ vậy, bài hát còn thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Điệp khúc: Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi… đã thúc giục biết bao người vượt gian khổ, hướng về Điện Biên.

Khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã lên đến tận mặt trận, tự tay đào hầm tránh bom đạn. Trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên, đồng chí Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho quân ta tiến lên. Xúc động trước tâm gương hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam, nhạc sĩ đã nhanh chóng cho ra đời bài hát Trên đồi Him Lam: Hôm qua đánh trận Điện Biên/Chiến hào xuất kích/Đồi Him Lam ta tiến vào… Ở ca khúc này, nhạc sĩ nhắc tới “mở đường”, bộ đội “kéo pháo vào, kéo pháo ra” và chờ ngày “chiến thắng Điện Biên”. Bài hát này được đánh giá là chặt chẽ về nhạc điệu và lời ca, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.

Trong chùm ca khúc về chiến dịch Điện Biên, Chiến thắng Điện Biên là ca khúc hay hơn cả và mang dấu ấn lịch sử sâu đậm nhất. Trong cuốn hồi ký Âm thanh và cuộc đời, nhạc sĩ Đỗ Nhuận có kể về hoàn cảnh ra đời của ca khúc: “Chúng tôi tạm ngừng mọi hoạt động nghệ thuật, các chiến sĩ văn công trai gái đều phải sửa đường, vì mùa mưa sắp đến, nước lũ tràn về thì xe không đưa pháo vào trận địa được. Tôi là tổ trưởng đơn vị làm đường ở bản Mường Phăng cách Điện Biên 60km, ngày ngày vác xẻng ra mặt đường để đón chờ khí tài hiện đại Kachiusa. Một hôm, đồng chí Hoàng Xuân Tùy (lúc đó là Trưởng phòng Tuyên truyền – Tổng cục Chính trị) gặp tôi nói: “Đỗ Nhuận chuẩn bị sáng tác bài “Chiến thắng Điện Biên” đi!”. Gợi ý đó, tôi cũng suy nghĩ về cách viết bài này như thế nào, chứ chưa hạ bút sáng tác, vì còn phải chờ thời điểm… Chiều 7-5-1954, trong lúc đang hì hục lấp đá, vá đường thì một chiến sĩ đạp xe qua reo to lên: “Hồng Cúm hàng rồi! Chiến thắng rồi!”. Tin chiến thắng đưa về trung tuyến làm nức lòng quân dân. Thế là chúng tôi bỏ cả cuốc xẻng, cầm tay nhau nhảy không cần nhạc đệm. Tôi hạ quyết tâm: đêm nay phải sáng tác xong bài hát. Thế là bài hát ra đời vào đúng đêm chiến thắng lịch sử này tại bản Mường Phăng, bên bếp nhà sàn đỏ lửa…”.

Nếu như với 2 ca khúc Hành quân xa, Trên đồi Him Lam nhạc sĩ đã vận dụng chất liệu âm nhạc truyền thống vùng đồng bằng, thì ở Chiến thắng Điện Biên nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã pha trộn chất nhạc truyền thống của người Kinh và người Thái ở vùng Tây Bắc bởi như nhạc sĩ lập luận: “Niềm vui chiến thắng này là của cả nước. Người Kinh, người Thái, người Mông, người Dao, người Tày và các dân tộc khác cùng góp công, góp của, góp cả tính mệnh mình làm nên lịch sử. Cần phải hòa sắc dân tộc, vì dân tộc Việt Nam là một”. Ca khúc Chiến thắng Điện Biên mở đầu bằng hình ảnh lịch sử của một dân tộc rạo rực vang bài ca chiến thắng: Giải phóng Điện Biên/Bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui… Nghe những lời ca ấy, ta cứ ngỡ như núi rừng, bản làng Tây Bắc đang reo vui hát ca theo bước đoàn quân giải phóng. Những lời ca sống động, điệu nhạc hùng tráng như những thước phim tư liệu đã vẽ nên một bức tranh tươi màu: Bản Mường xưa nương lúa mới trồng/Kìa đàn em bé đứng giữa đồng nắm tay xòe hoa/ Dọc đường chiến thắng ta tiến về/Đoàn dân công tiền tuyến/Vẫy chào pháo binh vượt qua… Lời một của Chiến thắng Điện Biên kết thúc bằng một hành ảnh rực rỡ: Núi sông bừng lên/Đất nước ta sáng ngời!/Cánh đồng Điện Biên!/Cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.

Sau khi hoàn thành bài hát, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã đưa cho Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị hát mừng chiến dịch thắng lợi. Sau này, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sử dụng “bộ ba” ca khúc: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Chiến thắng Điện Biên và Hò kéo pháo (Hoàng Vân) cùng dân ca Tây Bắc để làm nhạc cho bộ phim tư liệu Điện Biên Phủ. Bài hát này rất quen thuộc với khán giả của Đài Tiếng nói Việt Nam.

54 năm đã qua kể từ ngày 7-5 lịch sử ấy, nhưng mỗi khi nhớ về thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ, mỗi chúng ta không giấu được niềm tự hào. Với các ca khúc về Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, chiến thắng ấy vẫn còn tươi mới như hôm qua.

Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Với Bản Hùng Ca

Nhạc phẩm Giải phóng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận từ lâu đã trở thành tượng đài bằng âm thanh, một bản hùng ca bất hủ. Giải phóng Điện Biên được chọn làm nhạc hiệu chính thức hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc hoàn cảnh ra đời bài hát này.

Mùa xuân 1954, nhạc sĩ Đỗ Nhuận – Trưởng đoàn văn công Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đoàn lên Tây Bắc tham gia “Chiến dịch Trần Đình” (mật danh của chiến dịch Biện Biên Phủ). Chiến dịch rất quyết liệt, kéo dài nên không được phép tập trung đông người để xem biểu diễn. Đoàn phải phân tán thành từng tốp từ 3 đến 5 diễn viên xuống tận chiến hào, vào từng hầm cấp cứu thương binh để biểu diễn phục vụ bộ đội, dân công. Không chỉ là nghệ sĩ, mỗi ca sĩ, nhạc công… đều là chiến sĩ thực thụ. Từ Trưởng đoàn đến diễn viên đều tham gia làm đường, tải đạn, lương thực, thực phẩm cho các đơn vị chiến đấu với tinh thần “Tất cả để chiến thắng”.

Cuộc chiến kéo dài tới ngày thứ 50. Sáng hôm ấy, nhạc sĩ Đỗ Nhuận cùng anh chị em văn công đang san lấp hố bom dọc đường, gặp một cán bộ tuyên huấn mặt trận tìm đến. Với giọng nói đầy lạc quan, anh nói với nhạc sĩ Đỗ Nhuận như để mọi người cùng nghe: “Thắng đến nơi rồi. Đỗ Nhuận phải sáng tác một ca khúc mừng chiến thắng, kẻo không đuổi kịp cánh lính bộ binh xung kích đó…”.

Đêm hôm ấy, nhạc sĩ Đỗ Nhuận ôm cây đàn ghi-ta bập bùng tìm giai điệu, tiết tấu và ca từ và rồi bỗng nhiên anh nẩy ra ca từ: “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về, giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui…”. Và, từ ấy hình ảnh và cảnh quan Tây Bắc cứ như một cuốn phim hiện lên trong ca từ của Đỗ Nhuận: “Bản mường xưa nương lúa mới trồng, kìa đoàn em bé giữa đồng nắm tay xoè hoa” (vũ điệu dân gian của đồng bào Thái)…

Trong một buổi gặp gỡ với báo giới, nhạc sĩ Đỗ Nhuận tâm sự: “Mỗi người, mỗi gia đình, mỗi làng xóm đều hân hoan một niềm vui vô tận. Nhưng niền vui của cả dân tộc là vĩ đại, bởi đã giành được chiến thắng vinh quang trước kẻ thù. Trước hào quang toàn thắng, lòng tôi trào đang một niềm vui. Chân gõ nhịp để tìm tiết tấu và ca từ mà như muốn nhảy lên, reo lên: “Ấy biết bao sướng vui, từ ngày lên Tây Bắc, đồng bào nao nức mong đón ta trở về…”. Khi say mê là thế, khi thanh thản tỉnh táo, tôi ý thức rằng giai điệu dân ca quan họ Bắc Ninh đã thấm đậm trong tâm hồn tôi tự bao giờ. Giai điệu ấy bắt nguồn từ bài dân ca quan họ Bắc Ninh: “Ai xui lúa chín”. Trong bài dân ca đó có câu: “Ấy mấy em nhớ ai, kia là ba bốn nhớ, ấy mấy ba bốn nhớ, chín mười chờ…”. Sở dĩ tôi viết thêm ca từ thứ hai là bởi giá trị lịch sử của nó. Trước khi mở màn chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ta chủ trương: “Đánh nhanh giải quyết nhanh” trong ba bốn ngày là xong. Sau khi nghiên cứu lại tình hình bố phòng của giặc Pháp, chúng đã xây dựng cộng sự vững chắc, hoả lực mạnh, ta không thể tốc chiến tốc thắng được””.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sáng tác ba nhạc phẩm: Hành quân xa, Chiến thắng Him Lam và Giải phóng Điện Biên trong không gian chiến tranh đầy quyết liệt và thời gian chưa đầy hai tháng, quả là một kỷ lục hiếm có. Vì vậy, năm 1996 ông đã được Nhà nước ta tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) với những nhạc phẩm xuất sắc như: Nhớ chiến khu, Du kích sống Thao, Việt Nam quê hương tôi…

(Theo Nhà Báo và Công Luận)

Chiến Thắng Điện Biên, Vang Mãi Bản Hùng Ca

(GLO)- Cho đến hôm nay, sau 60 năm giải phóng Điện Biên Phủ, ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” luôn sống mãi trong lòng nhân dân. Chỉ cần nghe những ca từ đầu tiên “Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về”, cũng đủ liên tưởng từng đoàn quân trùng trùng điệp điệp với khí thế hừng hực cách mạng. Vượt lên trên dòng chảy của thời gian hơn nửa thế kỷ qua, “Chiến thắng Điện Biên” vẫn còn là sức sống mãnh liệt, là tiếng hân hoan hiệu triệu đồng bào cả nước đón mừng ngày mảnh đất Điên Biên thân yêu được giải phóng sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Nhạc sĩ tài hoa, nở hoa giữa miền Tây Bắc

Thành phố Điện Biên hôm nay, 60 năm trước là “túi bom” của thực dân Pháp.

Đỗ Nhuận là nhạc sĩ tài hoa- người cố nhạc sĩ mà tên tuổi của ông gắn liền với những ca khúc viết về Bộ đội Cụ Hồ và Trường Sơn huyền thoại. Trong nhiều ca khúc sáng tác về người lính như “Hành quân xa”, “Trên đồi Him Lam”, thì ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” là biểu tượng cao đẹp về sự hội tụ niềm vui của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân ta sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Năm 1995, trong dịp nhạc sĩ Đỗ Nhuận được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt đầu tiên), khi nói về sự ra đời của ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” ông cho biết: “Tôi đã hình dung ra ngày quân và dân Tây Bắc giải phóng. Những ca từ trong bài hát, đều rút ra trong cuốn hồi ký trong những ngày tháng tôi chiến đấu. Tôi nghĩ, mình phải có một ca khúc sáng tác về ngày Điện Biên giải phóng trong sự hân hoan vui mừng của các dân tộc anh em miền Tây Bắc. Vậy là đêm ngày 7 tháng 5 năm 1954, tôi đã thức trắng để gieo những nốt nhạc đầu tiên lên những vần thơ. Những ca từ “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về, giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui”, đã nung nấu trong đầu tôi nhiều ngày, nhiều tháng trước đó. Ca khúc “Chiến thắng Điện Biên là ca khúc ruột của cuộc đời tôi, đã nở hoa giữa miền Tây Bắc”.

Ngay sau khi ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” hoàn chỉnh, Đài Tiếng nói Việt Nam đã trực tiếp thu âm và trở thành bản nhạc “bình minh” chào đón mỗi ngày mới, phát rộng rãi trên toàn quốc. Những nốt nhạc “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về, giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui” đã làm nức lòng chiến sĩ cả nước, ăn sâu bám rễ vào tiềm thức nhân dân, có sức lan tỏa khắp 5 châu 4 biển và toàn thế giới. Ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” như một “lá chắn” chấm dứt 9 năm trường kỳ đánh thực dân Pháp và tuyên bố với bạn bè thế giới là toàn thắng đã về nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã thất bại hoàn toàn, con người và dải đất Điện Biên đã bước sang ngày mới.

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên trong lòng thành phố.

Sống mãi trong lòng nhân dân

60 năm qua, âm hưởng của ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” luôn vang dội khắp non sông. Ca khúc ấy, không chỉ là tiếng nói chấm dứt sau 9 năm trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta, mà còn là người bạn đồng hành của những người lính đã từng chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ. Ca khúc ấy không chỉ tượng trưng cho lá cờ bách chiến bách thắng, mà còn là “sợi chỉ đỏ” đánh dấu “cột mốc” ngày toàn thắng, thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu chen lẫn niềm vui vô bờ bến của quân và dân cả nước. Nó vừa có sức lan tỏa rộng rãi trên toàn thế giới, vừa có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng. Ai cũng thuộc, ai cũng nhớ, ai cũng tự hào và chẳng bao giờ quên.

Khi nói về ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”, nhạc sĩ Hoàng Lương, chi hội Nhạc sĩ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhận xét: Đó là tác phẩm điển hình, mẫu mực của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ông đã sáng tạo điệu thức dân ca, vận dụng nhuần nhuyễn sự mới lạ, mang sắc thái những điệu dân ca Tây Bắc và làn điệu chèo (xắp qua cầu) của đồng bằng Bắc bộ. Tất cả những hình tượng như tiếng kèn, nhịp bước quân hành, những bước chân rạo rực, điệu múa xòe hoa, đều cuộn chảy trong tâm hồn ông, rồi trào dâng thăng hoa thành vần, nhạc, điệu.

Con người và phong cảnh Mường Thanh, Điện Biên, Tây Bắc đã được thăng hoa trong những ca từ, nhảy múa trong từng nốt nhạc, hân hoan hùng tráng trong mỗi điệp khúc, tạo thành biểu tượng sắc thái cho chiến thắng vinh quang của dân tộc. Để khi “Núi sông bừng lên, đất nước ta sáng ngời, cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời” khiến “Cả thế giới đón mừng chiến dịch đại thắng lợi, góp sức xây dựng hòa bình”.

Hôm nay, toàn Đảng, toàn quân và nhân dân ta kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đi giữa phố phường rực rỡ cờ hoa, nghe ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” mà lòng người rạo rực. Và dù hơn nửa thế kỷ qua, trải qua nhiều thăng trầm, khắc nghiệt của làn sóng âm nhạc thị trường, ca khúc “Giải phóng Điện Biên” vẫn chiếm vị trí trong trái tim người yêu nhạc, sống mãi trong lòng nhân dân cả nước.

Bạn đang xem bài viết Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Và Bài Ca “Chiến Thắng Điện Biên” trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!