Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Bức Điện Lịch Sử Trong Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân Năm 1975. # Top 4 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Bức Điện Lịch Sử Trong Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân Năm 1975. # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bức Điện Lịch Sử Trong Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân Năm 1975. mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

..Trong suốt quá trình chiến đấu, khắp các mặt trận đều thường xuyên, liên tục nhận được những bức điện chỉ đạo rất nhanh nhạy, sáng suốt, kịp thời của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ quyết tâm giành được thắng lợi cuối cùng. 

10h45′ ngày 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập cùng bộ đội tiến vào bắt sống Tổng thống ngụy Dương Văn Minh và toàn bộ nộicác chính quyền Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh

…Tây Nguyên, rồi Trị Thiên – Huế, Đà Nẵng thất thủ đã làm cho những tấm lá chắn của quân ngụy ở phía Bắc đã bị phá toang. Con đường chiến thắng của quân ta dẫn tới sào huyệt cuối cùng của chế độ Sài Gòn đang mở rộng.

Ngay trước khi giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng, chiều 29 tháng 3 năm 1975, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn gửi điện cho Trung ương Cục miền Nam: “…Tình hình biến chuyển mau lẹ. Cuộc cách mạng miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt… Trên thực tế, có thể coi chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu từ đây”.[1]

Sáng ngày 31 tháng 3 năm 1975, tại Hà Nội, Bộ Chính trị họp mở rộng. Đây là cuộc họp lịch sử bàn về đòn chiến lược thứ ba, đòn cuối cùng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. Không khí phấn khởi tràn ngập “Nhà con rồng” – (tức phòng họp của Bộ Tổng Tư lệnh xây dựng trên nền Điện Kính thiên trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long – BT), những nét mặt rạng rỡ, những ánh mắt sáng ngời, những cái bắt tay hứa hẹn…

Sau khi phân tích kỹ tình hình chiến trường, Hội nghị nhất trí nhận định những nhân tố mới đã xuất hiện rõ nét trong trận Đà Nẵng. Ta hơn hẳn địch cả về thế chiến lược lẫn lực lượng quân sự, chính trị. Dù Mỹ có tăng viện cũng không thể cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất. Phương thức tác chiến chiến lược của ta là phát huy sức mạnh của ba đòn chiến lược (chủ lực, nông thôn và thành thị), từ ngoài đánh vào, kết hợp với lực lượng tại chỗ từ trong đánh ra, lấy chủ lực từ ngoài đánh vào là quyết định, tập trung lực lượng tiến công địch, nhanh chóng lợi dụng thời cơ, dồn dập phát triển thắng lợi…

Sau hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn điện ngay vào chiến trường: “…Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Do vậy, Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ. Phải tiến công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp. Tập trung lực lượng lớn hơn nữa vào những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc”.[2]

Từ cuộc họp ngày 31 tháng 3 năm 1975, số phận của chế độ Sài Gòn đã được định đoạt. Quyết tâm của Bộ Chính trị cổ vũ mạnh mẽ nhiệt tình cách mạng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Ngày 7 tháng 4 năm 1975, căn cứ tin tức từ các mặt trận báo về, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị đang đổ vào chiến trường: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.[3]

Đến ngày 14 tháng 4 năm 1975, thể theo đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch tấn công vào Sài Gòn – Gia Định và nguyện vọng của đồng bào, chiến sĩ cả nước, trong bức điện số 37-TK, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính trị đã đáp ứng kịp thời ý nguyện thiết tha và thiêng liêng ấy: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.[4]

Vậy là kể từ ngày 14 tháng 4 năm 1975, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm được vinh dự mang tên vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Trong suốt quá trình phát động cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, thực hiện truyền thống nhân nghĩa “lấy trí nhân thay cường bạo”, “đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh người chạy lại” của dân tộc ta, nên Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương luôn nhắc nhở các cánh quân phải thực hiện đúng chế độ nhân đạo đối với tù binh và hàng binh của địch. Trong bức điện của Ban Bí thư, ngày 18 tháng 4 năm 1975 đã nhấn mạnh: “…Các loại binh lính sĩ quan của địch đã bỏ ngũ về nhà, về hưu, giải ngũ, trình diện, thì coi như dân thường… Những tên là lính và hạ sĩ quan nếu đã cải tạo tốt có quê ở vùng giải phóng thì cho về với gia đình”.[5] Cũng chính nhờ có chính sách nhân đạo và khoan dung này đã góp phần làm lung lạc, giảm sút tinh thần chiến đấu của quân ngụy.

Để chuẩn bị cho những trận đánh cuối cùng, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1975, Đoàn vận tải Trường Sơn vận chuyển vào Nam Bộ 115.000 quân và 90.000 tấn hàng (trong đó có 37.000 tấn vũ khí, 9.000 tấn xăng dầu). Riêng trong những ngày “chuẩn bị nước rút” từ ngày 5 đến ngày 26 tháng 4, vừa khai thác vừa vận chuyển, ta đã đưa vào chiến trường 10.100 tấn đạn, 2.300 tấn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, 2.600 tấn xăng dầu… Nhiều trạm sửa chữa ô tô, sửa chữa pháo và tăng được bố trí dọc đường, phục vụ cơ động của chiến dịch. Trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, nổi lên tác dụng to lớn của hậu cần tại chỗ. Trục đường 14 từ Đồng Xoài đi Cây Gáo, Bến Bầu được gấp rút thi công. Các đoàn quân hậu cần ở các hướng củng cố và mở rộng tuyến đường chiến dịch với tổng chiều dài hơn 3.000 ki-lô-mét. Đặc biệt, trong những ngày hạ tuần tháng 4, hậu cần Miền đã đưa 10.000 cán bộ, chiến sĩ từ tuyến sau lên thành lập 8 tiểu đoàn cơ động, huy động gần 4.000 xe vận tải, hơn 600 thuyền máy, ca nô, hàng nghìn xe đạp thồ và hơn 60.000 dân công hỏa tuyến, lập 15 bệnh viện dã chiến, 17 đội điều trị với tổng số 10.000 giường, phục vụ bộ đội tiến công Sài Gòn – Gia Định.[6]

Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến trên cơ sở phương án cũ đã được Trung ương Cục thông qua.

Thế trận tại chỗ đã bày xong. Ngày 22 tháng 4 năm 1975, lần cuối cùng, kế hoạch tiến công Sài Gòn – Gia Định được Đảng ủy và Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh thông qua và phê duyệt.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị họp, giữa lúc công việc chuẩn bị mọi mặt từ Bộ thống soái tối cao đến Bộ tư lệnh và các đơn vị ở chiến trường trọng điểm cơ bản đã hoàn thành. Năm mục tiêu quan trọng đã được Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh xác định là: sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy, dinh Tổng thống ngụy quyền, Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát.

Sau khi kiểm tra lại lần cuối việc chuẩn bị cho trận đánh quyết định, cuộc họp kết thúc trong không khí náo nức, phấn khởi, quyết tâm, sẵn sàng đón tin chiến thắng.

Giờ phút quyết định đã điểm. Chiến trường Nam Bộ bùng lên như một cơn lốc.

Theo kế hoạch, 5 giờ 30 phút sáng 30 tháng 4 năm 1975, các hướng đồng loạt đánh vào Sài Gòn. Đến 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng 390 đã húc tung cánh cổng chính của dinh Độc Lập – sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh Độc Lập, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cùng lúc này, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là Dương Văn Minh và toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn có mặt đầy đủ trong dinh Độc Lập đã bị quân giải phóng bắt sống. Tổng thống ngụy Dương Văn Minh đã phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân đội cách mạng (tức quân Giải phóng miền Nam Việt Nam). Chiến tranh kết thúc.

Từ thủ đô Hà Nội, nhận được tin chiến thắng, thay mặt Bộ Chính trị Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã gửi ngay bức điện khen ngợi: “Toàn thể cán bộ, chiến sĩ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Sài Gòn – Gia Định thân mến. Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhiệt liệt khen ngợi quân và dân Sài Gòn – Gia Định, khen ngợi toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên, thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội tinh nhuệ, dân quân tự vệ đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, lập chiến công chói lọi, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn quân địch, buộc ngụy quyền Sài Gòn phải đầu hàng không điều kiện, giải phóng thành phố Sài Gòn – Gia Định, đưa chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đến toàn thắng. Toàn thể các đồng chí hãy nêu cao tinh thần quyết thắng cùng đồng bào tiếp tục tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu của Tổ quốc”.[7]

Vậy là sau 5 ngày chiến đấu liên tục (từ 26 đến 30/4/1975), chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành toàn thắng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về một mối.

Nếu tính từ ngày 4 tháng 3 năm 1975, khi quân ta bắt đầu nổ súng ở Playcu trong hoạt động nghi binh chiến lược giải phóng Tây Nguyên cho đến ngày toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975, thì toàn bộ cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam đã diễn ra trong 55 ngày đêm, thật là một sự trùng hợp kỳ lạ với 55 năm ngày đêm của Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đó 21 năm. Vậy là hai chiến dịch có hai cách đánh khác nhau. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phương châm là “đánh chắc, tiến chắc”, thì trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, phương châm là “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”. Dù là hai cách đánh khác nhau nhưng đều đi đến thắng lợi cuối cùng đánh đổ hai thực dân đế quốc hùng mạnh nhất lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ. Đó là minh chứng hùng hồn cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng; truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam; quyết không cam chịu làm nô lệ; quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho dân tộc.

Sự kiện chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã một lần nữa chứng minh chân lý bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.

3 Chiến Dịch Lớn Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975

Ngoài kế hoạch này, Bộ Chính trị còn dự kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Ban Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, Hà Nội, tháng 4-1975.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giai phóng hoàn toàn miền Nam mở màn từ ngày 4-3-1975 bằng chiến dịch Tây Nguyên mà trận đột phá chiến lược là việc đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên đã giành thắng lợi hoàn toàn. Quân, dân miền Nam đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam cộng hòa, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng rút chạy trên đường số 7, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2, Quân khu II, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.

Trong lúc đó, từ ngày 6-3-1975, Quân giải phóng bắt đầu tiến công ở Trị Thiên và Khu 5. Đến ngày 21-3, phát huy thắng lợi nhanh chóng và dồn dập ở Tây Nguyên và đồng bằng miền Trung, hai chiến dịch ở Quân khu V và Quân khu Trị Thiên đã phát triển thành chiến dịch tiến công Huế – Đà Nẵng.

Ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị bổ sung quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

Ngày 26-3-1975, Huế được giải phóng.

Ngày 29-3, Đà Nẵng được giải phóng.

Sau 25 ngày đêm chiến đấu (6-3 đến 29-3), Quân giải phóng tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn 1, Quân khu I. Đến ngày 3-4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung được giải phóng.

Ngày 4-4, Quân uỷ Trung ương giao cho Khu 5 và lực lượng hải quân tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Từ ngày 14 đến ngày 29-4, toàn bộ các đảo trên được giải phóng.

Từ ngày 26-4 đến ngày 30-4-1975, chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh diễn ra và giành toàn thắng. Sài Gòn – Gia Định và miền Đông Nam Bộ được sạch bóng quân thù. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Toàn bộ Quân đoàn 3, Quân khu III quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt và tan rã.

Ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam từ đầu tháng 3-1975, đến ngày 1-5-1975 đã giải phóng toàn bộ khu vực này, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 4, Quân khu IV. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi.

Thắng lợi trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là kết quả cuối cùng của cả một quá trình kháng chiến lâu dài, bền bỉ, quyết chiến, quyết thắng của quân và dân trên cả hai miền Nam – Bắc nhằm đánh bại từng chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đó là thắng lợi của bản lĩnh Việt Nam, văn hoá Việt Nam; thắng lợi của sự vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự tiên tiến vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam; thắng lợi của sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, của chế độ xã hội mới được xây dựng trên miền Bắc và ở vùng giải phóng miền Nam, của tình đoàn kết chiến đấu, gắn bó keo sơn, bền chặt giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Sức Mạnh Tổng Hợp Trong Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975 Giải Phóng Hoàn Toàn Miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam bộ ngày nay, trong kháng chiến là địa bàn của Quân khu 8 và Quân khu 9 cũ, nằm ở vị trí cuối cùng phía Nam của Tổ quốc, xa sự chỉ đạo Trung ương. Đây là địa bàn đông dân, nhiều của, là trọng điểm bình định, mục tiêu thực hiện các chiến lược chiến tranh xâm lược của kẻ thù, nhằm chiếm đất, giành dân, đánh bật lực lượng cách mạng, tách Đảng ra khỏi dân để tiêu diệt. Để đạt được mục tiêu đó, địch tập trung nhiều lực lượng, vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, thực hiện nhiều thủ đoạn đánh phá ác liệt, khủng bố tàn sát dã man, đi đôi với chiến tranh tâm lý lừa mỵ, mua chuộc, bắt ép nhân dân vào các khu tập trung để kìm kẹp, khống chế… Xuất phát từ đặc điểm chiến trường và âm mưu thủ đoạn của địch, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Đảng bộ, quân và dân miền Tây Nam bộ luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường, tập trung sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân liên tục tiến công địch, giải phóng hoàn toàn địa phương, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Giao bưu vận đi công tác trên chiến trường miền Tây Nam bộ. (ảnh: tư liệu)

Tháng 3/1975, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Miền, với tinh thần chủ động, sáng tạo, Đảng bộ, quân và dân các địa phương Tây Nam bộ đã tập trung sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân với tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh hoạt động tiến công địch để phối hợp với chiến trường toàn Miền. Ngày 11/3/1975, Sư đoàn 8 (Quân khu 8) tiến công tiêu diệt yếu khu Ngã Sáu (Cái Bè) và đánh quân tăng viện tại kênh Bằng Lăng, tiêu diệt gọn Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 10, Sư đoàn 7 quân đội Sài Gòn. Đây là trận then chốt mở toang cửa ngõ cho khối chủ lực Quân khu tiến xuống áp sát thành phố Mỹ Tho. Sư đoàn 4 (Quân khu 9) hoạt động mạnh ở vùng ruột Hậu Giang, tiến công chi khu Hưng Long, đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch ở Vị Thanh, tạo điều kiện cho lực lượng chủ lực Quân khu áp sát thành phố Cần Thơ. Trung đoàn 3 ở Vĩnh Trà (Vĩnh Long, Trà Vinh – tiền phương của Quân khu 9) tiến công tiêu diệt yếu khu Thầy Phó, thu pháo 105 mm; giải phóng các xã lân cận, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng tuyến sông Măng Thít.

Chấp hành nghị quyết của Trung ương Cục, mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Miền, đảng bộ, quân và dân các địa phương ở miền Tây Nam bộ nhanh chóng tập trung sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, triển khai thế trận tiến công và nổi dậy với nhiệm vụ cụ thể là: chia cắt chiến lược, cắt đứt và làm chủ lộ 4 (nay là Quốc lộ 1) các đoạn từ Long An – Mỹ Thuận, Vĩnh Long – Cần Thơ và cắt đứt hoàn toàn kênh Chợ Gạo, ngăn chặn không cho địch từ miền Tây lên chi viện cho Sài Gòn và không cho địch từ Sài Gòn thực hiện co cụm chiến lược về miền Tây Nam bộ. Sử dụng lực lượng Sư đoàn 4 tiến công khống chế, tiêu diệt sân bay Trà Nóc, phát triển đánh chiếm thành phố Cần Thơ. Tổ chức một cánh quân tiến công vào hướng Tây Nam Sài Gòn, đánh chiếm Tổng nha cảnh sát ngụy. Tích cực xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt, thực hành tổng tiến công và nổi dậy, theo phương châm “xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh”, giải phóng hoàn toàn miền Tây Nam bộ.

Thực hiện nhiệm vụ chia cắt chiến lược, cắt đứt lộ 4, đoạn từ Long An – Mỹ Thuận, theo sự chỉ đạo của Quân khu 8, Sư đoàn 8 chọn ngã ba Trung Lương, cửa ngõ thành phố Mỹ Tho, làm điểm đột phá chủ yếu, vừa cắt đứt lộ, vừa sẵn sàng đánh chiếm thành phố Mỹ Tho và căn cứ Sư đoàn 7 quân đội Sài Gòn ở Đồng Tâm. Từ đêm 26 rạng 27/4/1975, Trung đoàn 320 sử dụng 1 tiểu đoàn bố trí 3 chốt ở đoạn cầu Bến Chùa, 2 tiểu đoàn còn lại đứng ở Đông, Tây lộ 4, liên tục đánh địch phản kích để giữ chốt và cắt đứt hoàn toàn đoạn lộ này cho đến ngày 30/4/1975. Đoạn lộ 4 từ Long Định – Cai Lậy, Tiểu đoàn Ấp Bắc (Mỹ Tho) cùng 2 đại đội địa phương huyện Cai Lậy đã chốt chặn, kìm chân Trung đoàn 12, Sư đoàn 7 và 1 chi đoàn xe thiết giáp địch. Đoạn lộ từ Cai Lậy – An Hữu, Tiểu đoàn công binh 341 và Tiểu đoàn đặc công 283 của Quân khu cùng lực lượng huyện, xã phá đường, cắt đứt giao thông và kìm chân một trung đoàn địch.

Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương, các lực lượng của tỉnh, huyện cùng quần chúng trên địa bàn được huy động tập trung tiến công mạnh mẽ trên mặt trận lộ 4. Địch buộc phải điều lực lượng đến đối phó, bỏ tuyến biên giới, bỏ trống các vùng nông thôn, rút lực lượng về phòng thủ lộ 4.

Ở đoạn lộ 4 từ Vĩnh Long – Cần Thơ, Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 9 giao cho Trung đoàn 1 và Trung đoàn 3 tập trung đánh cắt lộ 4; uy hiếp địch ở thành phố Cần Thơ từ phía bắc. Hai đơn vị này đã liên tục tiến công cắt đứt và làm chủ nhiều đoạn trên lộ 4. Đến 30/4/1975, Trung đoàn 1 và Trung đoàn 3 tập trung lực lượng cùng bốn tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh tiến công đánh chiếm thị xã Vĩnh Long.

Trên kênh Chợ Gạo, tuyến vận tải nội địa nối liền miền Tây Nam bộ với Sài Gòn, là tuyến vận tải đường thủy quan trọng. Từ ngày 15/4/1975, Tiểu đoàn 514 và Tiểu đoàn 2009 (tỉnh Mỹ Tho) cùng hai đại đội binh chủng đánh thiệt hại nặng phân chi khu Quơn Long và Bình Phục Nhất, bức rút 9 đồn ở Tân Thuận Bình, bắn cháy 12 tàu địch và làm chủ một đoạn dài gần 10 km. Bộ đội tỉnh, bộ đội huyện, du kích xã và hàng ngàn quần chúng huyện Chợ Gạo tham gia làm vật cản căng dây cáp ngang kênh, cắt đứt giao thông và áp sát thị trấn Chợ Gạo.

Với tinh thần chủ động tiến công, quân và dân miền Tây Nam bộ đã huy động sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng: chia cắt chiến lược, đánh chiếm, cắt đứt và làm chủ nhiều đoạn trên lộ 4 và kênh Chợ Gạo, ngăn chặn không cho địch từ miền Tây lên cứu nguy cho Sài Gòn và không cho địch từ Sài Gòn thực hiện co cụm chiến lược về miền Tây Nam bộ.

Đối với nhiệm vụ khống chế, tiêu diệt sân bay Trà Nóc, đêm 28/4/1975, Sư đoàn 4 vượt sông Cần Thơ qua lộ Vòng Cung, nhưng chỉ có Trung đoàn 20 qua được lộ Vòng Cung. Đêm 29/4/1975, Trung đoàn bám được vùng ven sân bay, vừa đánh địch phản kích, vừa dùng hỏa lực, kết hợp với hai chốt pháo của Quân khu khống chế hoàn toàn sân bay Trà Nóc, không cho máy bay địch cất cánh, hạ cánh. Trưa 30/4/1975, Trung đoàn 20 nhanh chóng đánh chiếm sân bay Trà Nóc, thu giữ nhiều máy bay còn nguyên vẹn cùng toàn bộ trang thiết bị tại sân bay.

Thực hiện nhiệm vụ tham gia đánh chiếm Sài Gòn từ phía Tây Nam, Quân khu 8 tổ chức một cánh quân gồm Trung đoàn 24, Trung đoàn 88 và hai tiểu đoàn địa phương của tỉnh Long An mở đường xuyên qua phía đông Long An tiến về hướng Nhà Bè, Quận 8. Với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, lực lượng ta vừa hành quân, vừa đánh địch để mở đường mà đi; vừa làm tốt công tác binh địch vận, vận động quần chúng; vừa bảo đảm kịp thời nổ súng tiến công cùng với các hướng khác. Sau 16 ngày đêm hành quân liên tiếp, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các địa phương trên đường hành quân, cánh quân này đã diệt 40 đồn bốt địch, giải phóng 20 xã, đến khu vực Bình Chánh (vùng ven Sài Gòn) vào ngày 25/4/1975. Lúc 10 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Trung đoàn 24 đánh chiếm mục tiêu chủ yếu: Tổng Nha Cảnh sát địch. Trung đoàn 88 và hai tiểu đoàn tỉnh Long An đánh chiếm khu kho Tân Thuận, Tổng kho xăng dầu, cảng Nhà Bè. Cánh quân của Quân khu 8 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tiến công Sài Gòn từ hướng tây nam đúng thời gian quy định, hiệp đồng chặt chẽ với các cánh quân khác tham gia đánh chiếm Sài Gòn một cách nhanh gọn.

Đối với nhiệm vụ tự lực giải phóng địa phương, với tinh thần chủ động, hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ đã huy động, tập trung sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân địa phương, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng áp sát thành phố, thị xã, thị trấn. Các tỉnh đều phát triển thêm lực lượng, mỗi tỉnh có từ 3 đến 4 tiểu đoàn trở lên; riêng tỉnh Cà Mau, lực lượng bộ đội địa phương tỉnh phát triển đến 12 tiểu đoàn, cấp huyện thành lập tiểu đoàn bộ đội địa phương, đưa lực lượng tham gia tiến công vào thị xã.

Ngày 26/4, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu. Cùng ngày, Khu ủy, Quân khu ủy Quân khu 8 và Quân khu 9 gửi thư động viên toàn thể lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị; kêu gọi các cấp, các đơn vị phải thấy rõ trách nhiệm lịch sử của mình, góp phần vào trận đánh lịch sử giải phóng Sài Gòn; đồng thời phải tự lực giải phóng tỉnh, huyện, xã mình. Thường vụ Khu ủy và Bộ Tư lệnh hai quân khu phát động một cao trào huy động sức mạnh tổng hợp, tiến công mạnh mẽ, đều khắp ở tỉnh, huyện, xã với khí thế tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn địa phương. Mũi nổi dậy của quần chúng được các cấp ủy đảng chuẩn bị kế hoạch từ đầu tháng 4/1975. Ta đã đưa cán bộ nòng cốt vào trong nội ô thành phố, thị xã, thị trấn; nhanh chóng xây dựng và tổ chức lực lượng vũ trang, chính trị, binh vận, phát động quần chúng hiệp đồng tiến công để giành thắng lợi trọn vẹn.

Thực hiện kế hoạch tổng tiến công và nổi dậy, đêm 28 rạng 29/4/1975, các lực lượng của quân khu, tỉnh, huyện đồng loạt tiến công vào các thành phố, thị xã, thị trấn. Phong trào nổi dậy của quần chúng diễn ra dưới nhiều hình thức sinh động từ thấp đến cao, góp phần làm cho hệ thống chính quyền địch ở cơ sở nhanh chóng tan rã.

Bộ đội chủ lực Quân khu 8 phối hợp với bộ đội địa phương bao vây, tiến công thành phố Mỹ Tho. Bộ đội chủ lực Quân khu 9 cùng địa phương tiến công thành phố Cần Thơ và thị xã Vĩnh Long. Trưa ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Tây Nam bộ được phát triển mạnh mẽ.

Trà Vinh là tỉnh được giải phóng sớm nhất ở miền Tây Nam bộ bằng tiến công quân sự kết hợp chặt chẽ với mũi nổi dậy của quần chúng. Từ 5 giờ ngày 30/4, lực lượng vũ trang tỉnh (5 tiểu đoàn bộ binh, 2 đại đội đặc công, đại đội trợ chiến) đã đánh chiếm nhiều mục tiêu trong thị xã. Đến 9 giờ cùng ngày, lực lượng khởi nghĩa xuống đường, treo băng cờ, khẩu hiệu, khoảng 20.000 quần chúng tham gia tiến công, bao vây quân địch, tước vũ khí các tiểu đoàn bảo an, truy bắt bọn ác ôn. Chị em phụ nữ và sư sãi vận động được 60 binh lính địch ở sân bay ra đầu hàng. Lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng được tung bay trên nóc dinh Tỉnh trưởng Vĩnh Bình (Trà Vinh).

Thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu được giải phóng chủ yếu bằng lực lượng chính trị và binh vận. Từ ngày 28/4, một bộ phận lực lượng vũ trang và cán bộ chỉ đạo khởi nghĩa vào thị xã hướng dẫn quần chúng các phường, khóm tác động lực lượng địch ở cơ sở. Lực lượng ta tổ chức liên lạc với Tỉnh trưởng Bạc Liêu, yêu cầu bàn giao chính quyền cho cách mạng. Ngày 29/4, Tỉnh trưởng Bạc Liêu hứa sẽ bàn giao chính quyền, nhưng vì chưa có lệnh cấp trên và còn phải thuyết phục cấp dưới, nên đề nghị ta cho thêm thời gian; đồng thời giao cho ta một xe Jeep để làm phương tiện đi lại. Sáng ngày 30/4, ta cắm cờ Mặt trận trên xe, chạy thẳng vào Dinh Tỉnh trưởng. Đông đảo quần chúng hưởng ứng tập trung tại Dinh Tỉnh trưởng, buộc Tỉnh trưởng Bạc Liêu tuyên bố đầu hàng, bàn giao chính quyền cho cách mạng vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975.

Tại thành phố Mỹ Tho (trọng điểm của Quân khu 8), lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Đội biệt động thành phố và cơ sở mật phát động quần chúng nổi dậy. 16 giờ ngày 30/4, cờ giải phóng được treo tại Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu. Lực lượng chủ lực quân khu và bộ đội tỉnh tiếp tục tiến công các mục tiêu địch còn ngoan cố chống cự trong thành phố. Đến 24 giờ ngày 30/4/1975, Trung đoàn 1 của Sư đoàn 8, Tiểu đoàn đặc công 269 cùng hai tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh và lực lượng thành phố chiếm Dinh Tỉnh trưởng. 5 giờ sáng ngày 1/5/1975, thành phố Mỹ Tho được hoàn toàn giải phóng.

Ở thành phố Cần Thơ (trọng điểm 1 của Quân khu 9) – nơi có cơ quan đầu não của Quân đoàn 4 – Quân khu 4 Việt Nam Cộng hòa, Quân khu tập trung lực lượng chủ lực, kết hợp với lực lượng nổi dậy của quần chúng, liên tục tiến công từ đêm 29/4/1975. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Ban Chỉ huy khởi nghĩa nội thành đã nhạy bén, kịp thời chớp thời cơ, truyền lệnh khởi nghĩa. Các cơ sở đảng trong nội ô phát động quần chúng nổi dậy. Lực lượng cán bộ vào trước cùng với cơ sở quần chúng tại chỗ nổi dậy giành chính quyền, làm chủ phường, khóm. Cùng lúc, chủ lực quân khu và lực lượng bộ đội địa phương tiến công mạnh mẽ các mục tiêu của địch trong thành phố. Trước tình hình hỗn loạn, quân lính tan rã, quần chúng nổi dậy rầm rộ, hầu hết các mục tiêu trong thành phố bị ta đánh chiếm, tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4 – Quân khu 4 Việt Nam Cộng hòa buộc phải tuyên bố đầu hàng vào lúc 15 giờ ngày 30/4/1975.

Tại thị xã Vĩnh Long (trọng điểm 2 của Quân khu 9), chiều 30/4/1975, lực lượng ta đã chiếm các mục tiêu quan trọng trong nội ô thị xã. Ta kêu gọi Tỉnh trưởng và Trung đoàn trưởng Trung đoàn 16 Sư đoàn 9 địch đầu hàng (lúc này trong nội ô thị xã, Thị xã ủy lãnh đạo quần chúng nổi dậy diệt đồn, phá rã phòng vệ dân sự). Thấy tình hình không thể cứu vãn nổi và không chỉ huy được các chi khu, Tỉnh trưởng Vĩnh Long buộc phải đầu hàng. Lúc 23 giờ ngày 30/4/1975, lực lượng ta tiến vào tiếp quản, làm chủ hoàn toàn thị xã.

Dù ở xa đất liền, nhưng với tinh thần chủ động, khi được tin Dương Văn Minh đầu hàng, Huyện ủy và Huyện đội Phú Quốc kịp thời huy động lực lượng tại chỗ, áp sát tiến công các đồn bốt địch. 16 giờ ngày 30/4, lực lượng ta tiến vào chiếm lĩnh thị trấn Dương Đông. Sau đó, tiếp tục tiến công giải phóng hoàn toàn các mục tiêu trên đảo. Bằng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân và lực lượng của chính mình, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) tự giải phóng vào lúc 20 giờ ngày 30/4.

Ở Côn Đảo (lúc bấy giờ thuộc tỉnh Sóc Trăng, Quân khu 9), là đặc khu của chính quyền Sài Gòn. Trên đảo, địch xây dựng 8 trại giam, có 1 tiểu đoàn bảo an và 1 đại đội cảnh sát canh giữ. Nơi đây, tính đến năm 1975, địch giam giữ trên 7.000 người, trong đó có khoảng 4.000 tù chính trị. Ngày 30/4, sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, địch trên đảo tháo chạy hỗn loạn đến. Lúc 1 giờ ngày 1/5 một nhóm công chức, giám thị… vào trại 7 mở cửa một phòng tại khu H, báo tin Sài Gòn giải phóng. Anh em tù chính trị nhanh chóng mở cửa trại, đục tường ra ngoài. Các đồng chí lãnh đạo trại 7 nhanh chóng họp, đề ra chương trình hành động. Đến 18 giờ ngày 1/5, lượng nổi dậy của tù chính trị phá xà lim, làm chủ Côn Đảo. Đêm 2/5, trạm vô tuyến trên đảo bắt được liên lạc với đất liền, báo tin Côn Đảo hoàn toàn giải phóng.

Bằng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân địa phương, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, hầu hết các tỉnh khác trên khắp miền Tây Nam bộ, từ tinh thần chủ động, với sức mạnh tổng hợp và lực lượng của chính mình, quân và dân ta đã đồng loạt tiến công địch từ ngày 26/4/1975, phối hợp tiến công và nổi dậy, tự lực giải phóng hoàn toàn địa phương trong ngày 30/4 và 1/5/1975.

Riêng tại tỉnh Long Châu Tiền (gồm một số huyện của tỉnh Đồng Tháp và tỉnh An Giang ngày nay), Tiểu khu trưởng Sa Đéc, Tiểu khu trưởng Châu Đốc và một số sỹ quan Việt Nam Cộng hòa đã tập hợp trên 10.000 lính bảo an từ các nơi dồn về Tổ Đình ở xã Hòa Hảo (huyện Phú Tân) tuyên bố tử thủ. Trong hai ngày 1 và 2/5/1975, chúng ra thông báo gửi tín đồ Hòa Hảo và binh sĩ đòi thành lập khu tự trị của đạo Hòa Hảo ở tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Sau đó, chúng đòi lập khu tự trị ở huyện Phú Tân. Đến thông báo thứ 5, chúng đòi giữ một trung đội bảo an để bảo vệ Tổ Đình. Đêm 2/5, lực lượng ta đến Tổ Đình, phát động quần chúng tín đồ Hòa Hảo nổi dậy cùng lực lượng vũ trang vây ép và sẵn sàng tiêu diệt các tiểu đoàn bảo an ngoan cố, hỗ trợ quần chúng tín đồ trực tiếp đấu tranh với Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, buộc chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Với lý lẽ sắc bén và thái độ cương quyết của lực lượng cách mạng, cuối cùng chúng phải ra thông báo số 6 kêu gọi binh sĩ nộp vũ khí, trình diện với cách mạng. 7 giờ ngày 3/5, lực lượng ta vào Tổ Đình, tiếp nhận bàn giao vũ khí của hơn 8.000 lính bảo an. Thái độ đúng đắn của cán bộ, chiến sĩ ta nhanh chóng giải tỏa sự lo sợ sự trả thù theo luận điệu chiến tranh tâm lý của địch. Trước sự chứng kiến của quần chúng, ta tổ chức khui 6 hầm vũ khí chôn giấu trong trụ sở Giáo hội. Vùng Tổ Đình Hòa Hảo được giải phóng.

Sau khi Tổ Đình được giải phóng, một số tàn quân của bảo an tiếp tục co cụm về Chợ Mới, tập trung tại chùa Tây An, coi đây là nơi tử thủ cuối cùng. Tỉnh Sa Đéc điều động lực lượng đến và phát động quần chúng bao vây, tiến công làm tan rã đám tàn quân ở chùa Tây An. Ngày 6/5/1975, cờ giải phóng tung bay trên chùa Tây An, mảnh đất cuối cùng của miền Tây Nam bộ được hoàn toàn giải phóng.

Quân giải phóng tiến vào thị xã Bạc Liêu. (ảnh: tư liệu)

Trong khi đó, tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Miền cũng đã chuẩn bị sẵn sàng một lực lượng xe tăng, pháo binh, cao xạ để sau khi giải phóng Sài Gòn, sẽ chi viện cho Quân khu 8 và Quân khu 9, nhằm nhanh chóng đập tan quân địch còn ngoan cố chống cự. Nhưng trên thực tế, với tinh thần chủ động, sáng tạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trong thực hành Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, quân và dân miền Tây Nam bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong trận quyết chiến chiến lược, góp phần xứng đáng vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bằng lực lượng của chính mình, dựa vào thế trận chung của toàn Miền, đặc biệt là sức tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, quân và dân miền Tây Nam bộ đã tự lực giải phóng địa phương, không chờ đợi trên chi viện, mà còn vinh dự tham gia một hướng tiến công giải phóng Sài Gòn. Có thể nói, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi trọn vẹn trong mùa Xuân đại thắng 1975 ở miền Tây Nam bộ.

Ý Nghĩa Lịch Sử Đại Thắng Mùa Xuân Năm 1975

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của quân dân ta, diễn ra liên tục trên chiến trường, mở đầu là Chiến dịch Tây Nguyên với chiến thắng Buôn Ma Thuột, tiếp đó là đòn tiến công chiến lược giải phóng Huế – Đà Nẵng, cuối cùng là đòn tiến công giải phóng Sài Gòn – Gia Định bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, nhân dân ta đã kết thúc và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả dân tộc Việt Nam vang khúc khải hoàn, thắng lợi đó đã chấm dứt 117 năm chống lại các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thu giang sơn về một mối, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, hai miền Nam Bắc nối liền một dải.

Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam với trí tuệ và tài thao lược trong chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm và chiến thắng, đây là một chiến công lớn trong thế kỷ XX của dân tộc Việt Nam, là thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh, như một kỳ tích, một huyền thoại mang tầm vóc thời đại đi vào lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết quả tổng hợp của thời cơ cách mạng, sự phát triển có tính chất bước ngoặt về thế và lực của cách mạng Việt Nam, sự hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để làm nên chiến thắng vĩ đại – chiến thắng 30/4/1975, là thể hiện đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, đó là nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh, lấy ít đánh nhiều, lấy trang bị kỹ thuật ít hơn và kém hiện đại đánh thắng kẻ thù có trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, biểu thị một tư duy quân sự sáng tạo.

Chiến thắng 30/4/1975, khẳng định tính đúng đắn, khoa học và sáng tạo của đường lối chiến tranh nhân dân dưới ánh sáng lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thắng lợi của đường lối và phương hướng cách mạng đúng đắn, đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tự lực, tự cường, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, đó là đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự hiện thực hóa của đường lối lãnh đạo: kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tạo nên xung lực cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Lý luận cách mạng sáng tạo, đường lối đúng đắn đã trở thành ngọn cờ tập hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp yếu tố trong nước với quốc tế, phối hợp nhịp nhàng sức mạnh của hai miền Nam Bắc, để đi tới chiến công hiển hách, thắng lợi hào hùng vào ngày 30/4/1975.

Năm 2020 là tròn 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 30/4/1975, vẫn luôn in dấu ấn sâu đậm trong trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam và bạn bè tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới, bởi đây là ngày lịch sử đánh dấu thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội trong thế kỷ XX, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Năm 2020 cũng là năm đất nước có nhiều ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn, sự kiện chính trị quan trọng, như: 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 – 2020); 75 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945 – 2020); 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2020); năm tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp, chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt, năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, nhiều nhiệm vụ lớn, quan trọng đặt ra trước toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, cần nỗ lực và tập trung giải quyết. Chiến thắng 30/4/1975 sẽ mãi mãi vẫn là sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành tựu đã đạt được trong gần 35 năm đổi mới đất nước từ 1986 đến nay, là kết tinh của sự kế thừa truyền thống anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, năng động và sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với ý chí quyết tâm, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển, sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh thời đại và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất định đất nước ta sẽ nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua thách thức, khó khăn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu lập nên những kỳ tích vĩ đại, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng đổi mới, sáng tạo phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ gìn hòa bình, ổn định; phấn đấu giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa III tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã viết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2004, tập 37, trang 471).

Theo hanoi.gov.vn

Bạn đang xem bài viết Những Bức Điện Lịch Sử Trong Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân Năm 1975. trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!