Cập nhật thông tin chi tiết về Những Mùa Hè Làm Nên Điều Kỳ Diệu Của ‘Cậu Bé Vàng Toán Học’ mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1979 tại Anh, Lê Bá Khánh Trình từng đoạt giải Nhất với số điểm tuyệt đối 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo.
Sinh ra và lớn lên ở TP. Huế, TS Khánh Trình bảo học sinh ngày đó không thiếu chiêu trò. Ông đã từng trải qua những mùa hè đặc biệt, có trò nghịch của trẻ con, có tự ái của tuổi mới lớn và cả những “quả ngọt”…
Ở tuổi gần 60, TS Lê Bá Khánh Trình vẫn không quên những ngày hè thời còn đi học
Ở tuổi gần 60, mùa hè năm học lớp 4 vẫn rõ nét trong tâm trí ông.
“Tôi cùng anh trai mang diều ra vườn, chơi thì ít mà bày trò phá diều của bạn nhà kế bên thì nhiều. Mỗi lần bạn ấy thả diều lên, tôi và anh lại núp vào cây, lấy súng thun bắn đá rách diều. Sau vài lần bị hỏng, bạn phát hiện ra chúng tôi và chuẩn bị súng thun bắn trả đũa.
Kết quả “bên ta” là anh tôi trúng đá vào đầu, còn bên “địch” – bạn ấy bị trúng đá vào tay, bụng. Tối về thấy đầu anh có vết máu, mọi người hỏi mới biết và dắt sang nhà bên nói chuyện” – TS Trình kể.
Thời học sinh, ông cũng có nhiều lần chuyển trường: Cấp 1 học ở Huế, cấp 2 chuyển vào học ở Sài Gòn nhưng tới lớp 8 lại quay về Huế. Trong 2 năm ngắn ngủi ở Sài Gòn, kỳ nghỉ hè của thầy Trình chỉ quanh quẩn trong nhà.
“Tôi chỉ thỉnh thoảng ra phố nếu có người lớn đi cùng. Cũng có lúc được đi ăn một vài món yêu thích nhưng mùa hè cứ vậy mà trôi qua cho tới năm học mới”.
Sau mùa hè đầu tiên ở Sài Gòn “rất chán”, hết năm lớp 7, cậu học trò Khánh Trình xin ba mẹ về nhà ở Huế chơi.
“Tôi lao ngay ra vườn, leo lên cây ngồi chơi vắt vẻo. Ban ngày tôi ra sông bơi cùng bạn. Đêm về giấc ngủ chìm trong tiếng ve, tiếng dế vọng vào…”.
Mùa hè năm lớp 8, ông cùng nhóm bạn nam trong lớp đi cắm trại. Cả nhóm mang lều bạt, thức ăn, nước uống đạp xe tới bãi biển. Bạn chăng dây đóng cọc, bạn san mặt bằng, hì hục mãi cũng dựng được túp lều “lý tưởng” để cả nhóm trú ngụ qua đêm.
TS Khánh Trình nhớ tối đầu tiên, nhóm cử hai bạn ở trại giữ đồ, những bạn còn lại kéo nhau ra bờ biển bắt còng về nướng. Lúc về trại thì thấy hai bạn ở lại giữ đồ nằm ngủ say sưa, còn quần áo mất sạch.
“Ngày đó cuộc sống khó khăn nên áo quần có giá trị lắm. Mất hết đồ, đứa nào đứa nấy mặt buồn so, ở trần mặc quần tắm về nhà” – ông nhớ lại.
Hái “trái ngọt” nhờ tính tự ái
Đó là năm ông lên lớp 9, TP Huế bắt đầu mở lớp chuyên Toán trong Trường Quốc học.
Để được chọn, trong kỳ thi tốt nghiệp học sinh phải làm thêm một câu hỏi phụ.
Năm đó, cả tỉnh có 3 bạn làm bài tốt, trong đó một bạn học cùng trường. Còn ông dù là học sinh giỏi toán nhưng chỉ làm được nửa câu hỏi. Tự ái vì thua kém, mùa hè năm ấy ông quyết tâm ở nhà ôn luyện.
TS Lê Bá Khánh Trình trong 1 lần dẫn đoàn học sinh đi thi Olympic Toán quốc tế.
“Trong mấy tháng hè tôi cũng có chơi, nhưng việc học vẫn ưu tiên hơn. Tới kỳ thi chính thức vào lớp chuyên Toán, tôi là đứa ít tuổi và nhỏ con nhất do học sớm một năm. Ngày thi đầu tiên, tôi hoàn thành bài sau 2/3 thời gian. Ngày thi thứ hai, tôi cũng hoàn thành bài rất sớm. Năm đó, tôi đỗ điểm cao nhất vào chuyên Toán của Trường Quốc học” – ông kể.
Lần tự ái thứ hai là vào mùa hè năm lớp 11. Năm đó, ông dự thi Học sinh giỏi Quốc gia vòng 1 nhưng không lọt vào danh sách được ra Hà Nội thi vòng 2. Một lần nữa, ông quyết định ở nhà tự học trong dịp hè. Đến năm lớp 12, ông vượt qua vòng 1 và lọt vào danh sách 22 học sinh ra Hà Nội thi vòng 2.
Kết quả, ông vào vòng cuối và cùng 3 bạn khác ở Hà Nội dự thi Olympic Toán quốc tế ở Anh.
Thời gian ở Hà Nội ôn thi cũng vào mùa hè. Kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm đó, Lê Bá Khánh Trình đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo.
Hai mùa hè dành thời gian cho việc tự học, với TS Trình, như một niềm vui.
“Tôi vui vì trình độ mình được nâng lên. Còn ba mẹ tôi thấy dù nghỉ hè nhưng con vẫn học thì không phản ứng gì. Có lẽ họ nghĩ “may quá, nó không chơi bời hay phá phách”….” – ông cười nhớ lại.
TS Khánh Trình cho rằng mình may mắn được trải nghiệm, được sống những ngày hè đẹp và đúng nghĩa đời học sinh. Tuy nhiên, bây giờ ở vai trò là phụ huynh, cái nhìn của ông đã khác.
“Hiện nay, các em học sinh chịu áp lực học tập lớn. Cuộc sống của chính chúng ta cũng đổi thay. Ngày còn nhỏ, nằm ở đâu cũng thể ngủ nhưng nay chỉ nghe muỗi vo ve hay dế kêu là tôi không thể chợp mắt. Tôi nghĩ, những điều bản thân mình không làm được thì không thể ép con phải làm”.
Vậy nên, ông không ép con phải học trong thời gian hè mà để tự chúng quyết định điều mình muốn. Lúc rảnh rỗi, ông khuyến khích con đi du lịch, trải nghiệm để mùa hè bớt đơn điệu…
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, từ năm học tới, học sinh có thể được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng. Nhiều phụ huynh, giáo viên nửa mừng nửa lo trước thông tin này.
Những Bài Ca Hào Hùng Góp Phần Làm Nên Đại Thắng Mùa Xuân Năm 1975
Đã 45 năm rồi chúng ta vẫn không quên buổi chiều ấy 30/4/1975 mà mỗi khi nghĩ đến lại “vui sao nước mắt lại trào”, như lời bài hát của nhạc sĩ Xuân Hồng.
30 tháng 4 – ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc gợi nhớ những bài hát của một thời chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, nhưng cũng hào hùng, oanh liệt biết bao. Qua từng chiến dịch, từng trận thắng lại ra đời những bài hát làm nức lòng người, theo nhịp bước của những đoàn quân đầy khí thế chiến thắng. Với tinh thần “Kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất”, các nhạc sĩ lúc bấy giờ đã dõi theo từng bước tiến quân, từng trận đánh để “kịp thời nhất, nhanh chóng nhất” có những bài hát hừng hực khí thế chuyển ra mặt trận, phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam để cổ vũ, động viên kịp thời quân và dân trên từng chặng đường chiến dịch. Cho đến nay, đó vẫn là những ký ức đẹp về một thời đã qua và còn sống mãi trong tâm hồn của nhiều thế hệ.
Ngày 11/3/1975, quân dân ta giải phóng thành phố Buôn Ma Thuột, đến ngày 24/3/1975, toàn bộ vùng Tây Nguyên rộng lớn với hơn 60 vạn dân được giải phóng. Trong cuốn sách “Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng”, cố Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo (Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên) viết: “Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã giáng đòn điểm huyệt choáng váng, buộc quân địch phải rút bỏ Tây Nguyên, lực lượng tàn quân tháo chạy cũng bị tiêu diệt gọn. Chiến thắng Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã tạo sức mạnh toàn diện mới. Điều quan trọng là nó đã tạo ra sự thay đổi cơ bản về tinh thần, tư tưởng, về so sánh lực lượng, về thế chiến lược giữa ta và địch”. Trước những chiến thắng hào hùng của quân và dân ta, hàng loạt bài hát đã ra đời, như: Những tiếng ca vang trên đất này (Nguyễn Đức Toàn), Tây Nguyên giải phóng (Kpapúi và Tôn Thy), Hát mừng Tây Nguyên giải phóng (Cầm Phong), Tây Nguyên lại bừng lên tiếng hát (Nguyễn Mạnh Thường), Sông ĐăkRông mùa xuân về (Tố Hải)… Những bài hát với âm thanh rộn ràng, hùng tráng, vang vọng như tiếng cồng chiêng trong những ngày lễ hội của đồng bào các dân tộc vùng cao nguyên đất đỏ.
Ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1975). Quân và dân ta triển khai chiến dịch Huế – Đà Nẵng, và đến ngày 26/3/1975 sư đoàn 1 lính ngụy bị ta tiêu diệt, thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Thời điểm này lại vang lên những bài hát mới sáng tác kịp thời: Gửi Huế giải phóng (Nguyễn Văn Thương), Huế của ta ơi (Thanh Phúc), Mùa xuân trên thành phố Huế (Nguyễn Viêm). Tiếp đó là: Các anh về giữa Huế thân yêu (Vũ Thanh), Gió sông Hồng gọi nắng sông Hương (Văn An)…với những âm điệu mang đậm sắc dân ca – dân nhạc của Trị Thiên – Huế, dịu ngọt, da diết, nhưng thúc giục lòng người lập chiến công, mừng chiến thắng.
Tiếp đến ngày 28/3/1975, bộ đội ta đồng loạt tiến công vào thành phố Đà Nẵng phối hợp với các lực lượng tiến công và nổi dậy từ trong lòng địch và đến 15 giờ, ngày 29/3/1975, Đà Nẵng – một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ ở miền Trung đã bị tiêu diệt, thành phố được hoàn toàn giải phóng. Cùng với chiến thắng vang dội ấy, hàng loạt ca khúc đã ra đời, giàu sức cổ vũ, động viên: Chào Đà Nẵng giải phóng (Phạm Tuyên), Đà Nẵng ơi! Chúng con lại về (Phan Huỳnh Điểu), Hát về Đà Nẵng kiên cường (Cao Việt Bách), Đà Nẵng quê ta giải phóng rồi (Nguyễn Đức Toàn), Chào Đà Nẵng, dũng sĩ bên bờ biển Đông (Nguyễn An), Sông Hàn vang tiếng hát (Huy Du)…Các bài hát vào thời điểm sôi động này có sức mạnh rất lớn, là tiếng kèn xung trận có tiếng vang mạnh mẽ trong trái tim từng người dân, từng chiến sĩ.
Các tỉnh Bình Định với thành phố Quy Nhơn, Phú Yên với thị xã Tuy Hòa, Khánh Hòa với thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh được giải phóng. Các địa danh này cũng kịp thời vang vọng trong các bài hát như: Bình Định quê ta (Trần Hữu Pháp), Mùa xuân Quy Nhơn, Mùa xuân Bình Định (Dân Huyền), Quảng Ngãi quê em sáng xuân nay (Ánh Dương), Chào Nha Trang giải phóng (Hoàng Hà), Nha Trang mùa xuân nay biển hát (Thịnh Trường), Những thành phố bên bờ biển cả (Phạm Đình Sáu)…
Từ đầu tháng 4 năm 1975, khắp mọi miền đất nước, tin chiến thắng dồn dập, nhân dân ta đã sống những ngày hào hùng, sôi động chưa từng có. Cả dân tộc ra quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”, với khí thế “thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng” vượt qua mọi gian khổ, hy sinh đi đến ngày toàn thắng – 30/4. Niềm vui lớn lao và vĩ đại ấy đã thành khúc nhạc lời ca vang khắp miền Tổ quốc như: Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (Cao Việt Bách – Đăng Trung), Ta đã về Sài Gòn ơi (Văn Dung), Hát về Thành phố tên vàng (Cát Vân), Mùa xuân Việt Nam, mùa xuân toàn thắng (Lưu Cầu), Việt Nam ngày đại thắng (Vũ Thanh), Giữa Sài Gòn giải phóng (Hồ Bắc), Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà), Đêm Sài Gòn nghe vọng cổ (Dân Huyền), Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng)… Và còn nhiều, rất nhiều những ca khúc khác đã đi vào lòng người trong những ngày tháng 5 không thể nào quên cách đây 45 năm.
Đã 45 năm rồi chúng ta vẫn không quên buổi chiều ấy 30/4/1975 mà mỗi khi nghĩ đến lại “vui sao nước mắt lại trào”, như lời bài hát của nhạc sĩ Xuân Hồng.
Võ Thanh Bình (Trường Chính trị tỉnh Kon Tum)
✅ Mùa Xuân Của Tôi
Câu 1 (Bài tập 1 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
– Bài văn viết về cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội.
– Hoàn cảnh sáng tác: đất nước bị chia cắt, tác giả đang sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-ngụy, xa cách với quê hương đất Bắc của mình.
– Tâm trạng: mong nhớ da diết, đau buồn.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, Phần trích văn bản tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (được người soạn sách đặt tiêu đề là Mùa xuân của tôi) có thể chia làm 3 đoạn:
– Đoạn thứ nhất: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”
– Đoạn thứ hai: Từ “Tôi yêu sông xanh núi tím” đến “mở hội liên hoan”
– Đoạn thứ ba: Từ “Đẹp quá đi” đến hết.
b, Nội dung của mỗi đoạn:
– Đoạn thứ nhất: Ai cũng yêu mến mùa xuân.
– Đoạn thứ hai: Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ, nồng nhiệt khi mùa xuân đến.
– Đoạn thứ ba: Cảm xúc trầm lắng, ngưng đọng, thu lại vào bề sâu khi Tết đã hết.
c, Giữa các đoạn có một sự liên kết về nội dung hết sức chặt chẽ: Từ chỗ nói về thị hiếu, cảm xúc chung của mọi người, tác giả đã chuyển sang nói đến niềm yêu thích riêng của bản thân mình, rồi lại từ cảm xúc chung về mùa xuân tác giả nói đến khoảng thời gian của mùa xuân mà tác giả thấy say đắm, lưu luyến nhất.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 147 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua những chi tiết:
– Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa,…
– Trời đất mang mang.
– Cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm.
b, Sức sống do mùa xuân khơi gợi đã tuôn trào khắp nơi:
– Trong thiên nhiên: thay da đổi thịt, mọi thứ đều êm dịu.
– Ở con người: muốn phát điên lên, ngồi yên không chịu được, nhựa sống căng lên, tim người ta như trẻ ra, đập mạnh hơn.
– Ở riêng tác giả: “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự.
Đặt trong bối cảnh sáng tác đương thời, tình cảm riêng của tác giả đối với Mùa xuân không chỉ là của tôi nữa mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương, đất nước, niềm khao khát hòa bình, tự do.
c, Với ngôn từ phong phú, sinh động, đa dạng, đoạn trích đã mang một giọng điệu vừa nhung nhớ vừa xót xa rất phù hợp với tâm trạng và hoàn cảnh của nhà văn lúc bấy giờ.
Câu 4 (trang 148 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Theo em có nên giữ nguyên tên văn bản Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt rồi ghi thêm trích hay đặt tên mới như ở SGK? Em có thể đặt một tên nào hay hơn không?
Trả lời:
– Nên giữ nguyên tên văn bản như ban đầu, “mơ về” bộc lộ được hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình, “rét ngọt” là từ có màu sắc biểu cảm cao.
– Có thể đặt một số tên khác như: Mùa xuân Bắc Việt, Xuân xa, Nhớ mùa xuân của tôi,…
Những Điều Cần Biết Trong Lễ Quy Y
Sau khi đỉnh lễ, nghe Bản sư khai đạo và phụng thỉnh Tam bảo, thứ đến sám hối. Văn sám như sau:
Xưa kia gây nên bao ác nghiệp
Đều vì nhiều kiếp tham sân si
Do thân miệng ý phát sinh ra
Tất cả con nay xin sám hối
Bao nhiêu tội lỗi sâu dường ấy
Nguyện đều tiêu diệt hết không còn
Niệm niệm trí soi khắp Pháp giới
Độ hết chúng sinh không thoái chuyển.
Tất cả chúng ta từ hồi nào đến giờ vì mê lầm, không nhận rõ lý chân thực của các Pháp nên đã gây tạo vô lượng tội ác và do đó chúng ta bị sinh tử luân hồi chịu không biết bao nhiêu là đau khổ. Ngày nay muốn tiêu diệt tất cả những tội ác đã gây tạo ấy, chúng ta phải chí thành sám hối. Sám hối có nghĩa là ăn năn tất cả tội ác đã gây ra từ trước và nguyện từ nay về sau khống gây tạo thêm nữa. Nếu y theo nghĩa này mà sám hối thì bao nhiêu tội ác bất luận nặng hay nhẹ đều có thể tiêu trừ hết. Cũng ví như trong một căn nhà tối không biết từ bao lâu, nhưng khi đem vào một ngọn đèn sáng thì sự tối tăm ấy đều tiêu hết ngay.
Về phương pháp sám hối thì có nhiều, nay nói một pháp thông dụng nhất là phép “Tác pháp sám hối”. Nghĩa là mỗi tháng vào tối 14 và tối 30 ở các chùa (tháng thiếu thì 29), các điện thờ Phật, Chư Tăng và tín đồ tập hợp đông đủ trước Tam bảo chí thành lễ hồng danh các Đức Phật để cầu xin sám hối, đó là thực hành theo phương pháp “Tác pháp sám hối”. Những ngày đó chúng ta nên về chùa mà cùng nhau chí thành lễ sám.
Nhưng nên nhớ rằng đã sám hối như vậy thì từ ngày ấy về sau cần phải luôn luôn giữ gìn tam nghiệp (thân, miệng, ý) không gây tạo thêm điều ác nữa. Có như thế thì bao nhiêu tội từ trước mới có thể tiêu trừ.
Và phương pháp giữ gìn tam nghiệp không gì hơn là chúng ta không hủy phạm năm cấm giới của Phật (Năm giới cấm là: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu).
Sau khi sám hối, các Phật tử nhất tâm quỳ thẳng niệm hương cúng dàng, đọc theo lời hướng dẫn của Bản sư và chư Tăng để làm lễ chính thụ quy y:
– Đệ tử chúng con xin nguyện trọn đời quy y Phật.
– Đệ tử chúng con xin nguvện trọn đời quy y Pháp.
– Đệ tử chúng con xin nguyện trọn đời quy Tăng.
– Đệ tử chúng con xin nguyện trọn đời quy y Tam bảo. ( 3 lần)
Cúi xin mười phương Tam bảo thương xót chứng minh cho.
– Đệ tử chúng con xin trọn đời quy y Phật là đấng phúc tuệ đầy đủ.
– Đệ tử chúng con xin trọn đời quy y Pháp là pháp ly dục vắng lặng.
– Đệ tử chúng con xin trọn đời quy y Tăng là hội chúng thanh tịnh hòa hợp.
– Đệ tử chúng con quy y Phật, nguyện không bao giờ phải sa địa ngục.
– Đệ tử chúng con quy y Pháp, nguyện không bao giờ phải đọa ngã quỷ.
– Đệ tủ chúng con quy y Tăng, nguyện không bao giờ phải lạc súc sinh.
– Đệ tử chúng con xin trọn đời quy y Phật cho đến tận cùng
– Đệ tử chúng con xin trọn đời quy y Pháp cho đến tận cùng.
– Đệ tử chúng con xin trọn đời quy y Tăng cho đến tận cùng. ( 3 lần)
– Đệ tử chúng con quy y Phật, nguyện trọn đời không quy y thiên, thần, quỷ, vật.
– Đệ tử chúng con quy y Pháp, nguyện trọn đời không quy y ngoại đạo, tà giáo.
– Đệ tử chúng con quy y Tăng, nguyện trọn đời không quy y tổn hữu, ác đảng.
Quy y là buổi lễ quan trọng nhất trên đường tu tập của chúng ta. Nó là bước khởi hành trên lộ trình đi đến mục đích giải thoát, vì thế cho nên Phật tử phải khởi tâm chí thành, trân trọng không thể xem thường.
Hơn nữa, còn phải y phục chỉnh tề, lễ thinh đúng phép tắc hoặc quỳ hoặc ngồi cho nghiêm túc, tập trung tư tưởng không nói chuyện riêng. Sau buổi làm lễ quy rồi, hàng ngày phải nhớ tưởng luôn luôn đến Phật, niệm danh hiệu Phật, chiêm ngưỡng tượng Phật, dốc lòng thực ý, bày tỏ lễ bái và nguyện suốt đời theo bước chân của Ngài.
Thường đọc tụng Kinh, Luật, Luận, sớm tối công phu tìm hiểu nghĩa lý thâm huyền của Pháp bảo. Một lòng thanh tịnh không nghĩ vẩn vơ, xằng bậy, không nhớ tưởng việc ác, không bàn mưu tính kế để ích kỷ hại nhân, dần dần trừ bỏ dục vọng cho tâm trí được sáng suốt an lành.
Người đời thường nói: “Kính Phật, trọng Tăng”, cho nên nếu thành tâm thờ Phật bao nhiêu thì phải thực lòng kính Tăng bấy nhiêu. Thành ngữ có câu: “Quy một Thầy kính vạn Thầy”. Cho nên hễ thấy những người đầu tròn áo vuông, chân chính tu hành, giữ gìn giới luật thì phải cung kính tôn trọn xem như là người đại diện của Đức Phật.
Tóm lại, thờ tranh tượng Phật, tụng kinh điển Phật, giữ giới luật Phật, kính trọng Tăng ni chân chính đó là Sự quy y Tam bảo.
Sau khi đã chính thụ quy y, Phật tử tiếp tục hướng lên Tam bảo chí tâm đọc theo thầy Bản sư phát ra 4 điều thông nguyện:
Chúng sinh vô biên, con nguyện độ hết,
Phiền não vô tận, con nguyện đoạn hết,
Pháp môn vô lượng, con nguyện học hết, Đạo Phật trên hết, con nguyện tu thành.
Nguyện là lời thề, lời hứa quyết tâm, là mục tiêu đặt ra để phấn đấu, là ước vọng để tương lai đi tới. Bốn điều thông nguyện trên cũng là những lời thề danh dự của chư Bồ tát và các Phật tử cũng như của những người đi theo con đường đạo Phật để tới Vô thượng Bồ đề và Niết bàn.
Khi đọc xong cắm hương lên bình, tâm thầm nghĩ quyết giữ đúng lời hứa, cầu mong sự chứng minh và gia hộ của chư Phật, Bồ tát cùng với chúng Tăng.
Sau đó, trở lại ngồi nghiêm chỉnh, chắp tay đọc theo Bản sư để hồi hướng:
Quy y công đức hạnh tuyệt vời
Vô biên thắng phúc đều hồi hướng
Nguyện cho tất cả chúng hữu tình
Sớm về cõi Phật Vô Lượng Thọ
Mười phương ba thế hệ chư Phật
Cùng lên cửa huyền Hoa tạng
Nam mô Sa bà thế giới tam giới Đại sư, tứ sinh từ phụ, nhân thiên giáo chủ, thiên bách ức hóa thân Bản sư Hòa thượng Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)
– Con quy y Phật rồi, nguyện cho chúng sinh hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Bồ đề vô thượng.
– Con quy y Pháp rồi, nguyện cho chúng sinh hiểu sâu giáo nghĩa Kinh điển, trí tuệ như biển.
– Con quy y Tăng rồi, nguyện cho chúng sinh, tổ chức, dìu dắt đại chúng không gì trở ngại.
Đối với xã hội thì phải lấy hạnh từ, bi, hỷ, xả và bình đẳng mà đối xử. Lại phải tích cực góp phần xây dựng xã hội, xây dựng quê hương, không tranh giành, ghen ghét, mưu hại lẫn nhau. Đối với gia đình thì phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm, lại phải tìm cách giáo hóa cho mọi người trong nhà đều ăn ở hiền lành đạo đức hướng về Tam bảo và xây dựng gia đình trên nền tảng Phật hóa.
Đối với bản thân phải tinh tiến tu học, theo đúng giáo pháp Phật dạy, giảm dần tham vọng, ích kỷ, tập sống cuộc đời thanh cao, giải thoát. Luôn luôn làm những điều lợi ích cho mọi người. Tin sâu nhân quả, nhận rõ tất cả sự vật ở thế gian đều vô thường, không sinh tâm tham đắm, hướng cuộc đời đi theo con đường giác ngộ.
Bạn đang xem bài viết Những Mùa Hè Làm Nên Điều Kỳ Diệu Của ‘Cậu Bé Vàng Toán Học’ trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!