Xem Nhiều 3/2023 #️ Nobel Y Học 2022 : Tiến Sĩ Nhật Ohsumi Và Tế Bào Tự Hủy # Top 9 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nobel Y Học 2022 : Tiến Sĩ Nhật Ohsumi Và Tế Bào Tự Hủy # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nobel Y Học 2022 : Tiến Sĩ Nhật Ohsumi Và Tế Bào Tự Hủy mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mùa Nobel 2016 đã mở đầu với Nobel Y học. Khôi nguyên năm nay là giáo sư Nhật Bản Yoshinori Ohsumi và công trình nghiên cứu hiện tượng « tế bào tự phân hủy và tái tạo ». Cơ chế « thực bào » giúp tìm hiểu hiện tượng tế bào tái sinh hay tự hủy và cách thức cơ thể thích ứng khi nhịn đói hay bị nhiễm trùng.

Theo tuyên bố của Ủy ban Nobel Y Học Thụy Điển khi công bố giải thưởng cao quý nhất được trông đợi hàng năm tại Stockholm, thì việc « biến đổi gen của hiện tượng tế bào tự hủy có liên can đến nhiều căn bệnh như ung thư và hệ thống thần kinh ».

Hiện tượng này được khám phá trong thập niên 1960. Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện một số tế bào tự phân hủy các chất sống của chính mình qua một bào quan gọi là lysosome.

Kiến thức về hiện tượng « tái tạo hay tự hủy » này rất còn hạn chế cho đến thập niên 1990. Vào thời điểm này, giáo sư Yoshinori Ohsumi đã chứng minh một cách « sáng chói » qua thí nghiệm với men và nhận diện được « gen » điều hành hiện tượng « autophagie ». Sau đó, Yoshinori Ohsumi khám phá ra các « cơ chế vận hành ngấm ngầm bên dưới » mà thật ra là do cơ thể con người thực hiện.

Khám phá của giáo sư Yoshinori Ohsumi cho phép tìm hiểu vì sao tế bào bình thường lại biến đổi thành tế bào ung thư hay tự hủy trong trường hợp tế bào thần kinh, gây bệnh Parkinson.

Sinh quán tại Fukuoka, giáo sư Yoshinori Ohsumi năm nay 71 tuổi. Đậu tiến sĩ năm 1974 ở đại học Tokyo. Sau ba năm nghiên cứu ở đại học Rockefeller, New York, ông hồi hương và lập phòng thí nghiệm riêng ở Tokyo. Từ năm 2009, ông giảng dạy tại đại học Tokyo.

Khi được viện Karolinska điện thọai báo tin trước, giáo sư Yoshinori Ohsumi tỏ ra khá ngạc nhiên, không ngờ công trình của mình được ân thưởng.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Đăng ký

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Download_on_the_App_Store_Badge_VN_RGB_blk_100217

google-play-badge_vi

Tế Bào Tự Thực Trong Giải Nobel Y Học Năm 2022

Nghiên cứu của nhà khoa học Nhật Bản giành giải Nobel Y học 2016 về cơ chế tự thực của tế bào mở ra cánh cửa ứng dụng trong điều trị bệnh hiểm nghèo.

Yoshinori Oshumi, nhà khoa học Nhật Bản, giành giải Nobel Y học năm 2016. Ảnh: Kenishii.

Yoshinori Osumi, nhà khoa học Nhật Bản, giành giải Nobel Y học 2016 hôm 3/10 sau nhiều năm nghiên cứu tế bào nấm men để tìm hiểu cơ chế tự thực của tế bào, Nature World News đưa tin.

Tự thực là quá trình cơ bản của sự phân tách và tái tạo tế bào. Quá trình này được các nhà khoa học biết đến từ năm 1960, khi phát hiện ra tiêu thể (Lysosome), nơi tích trữ các tế bào phân tách. Sau khi quan sát, các nhà khoa học phát hiện tế bào giống như đang “tự ăn chính nó”, tiêu hủy chất chứa bên trong. Chúng sau đó co màng lại và tạo thành các bọng hình túi rồi chuyển tới tiêu thể.

Tuy nhiên trước đó, các nhà khoa học chưa hiểu rõ về cách thức tế bào thực hiện quá trình tự thực. Nghiên cứu của Ohsumi đã giải đáp vấn đề này.

Ohsumi sinh năm 1945 ở Fukuoka, Nhật Bản. Ông nhận bằng tiến sỹ ở trường Đại học Tokyo năm 1974 và mở phòng thí nghiệm vào năm 1988. Mục tiêu nghiên cứu của Ohsumi là tìm hiểu cách vận hành chính xác của cơ chế tự thực. Ông nghiên cứu các tế bào của men bánh mì để tìm ra loại gene tham gia vào quá trình tự thực. Sau đó, Ohsumi tái tạo lại quá trình này rồi đưa ra kết luận, quá trình tự thực tương tự cũng xảy ra ở tế bào con người.

“Khi nghiên cứu các quá trình trong cơ thể, tôi phát hiện ra có quá trình làm mới đang diễn ra trong cơ thể con người, nhờ vậy cơ thể sống mới có thể tồn tại”, Ohsumi trả lời đài truyền hình Nhật Bản NHK.

Quá trình tự thực của tế bào có vai trò rất quan trọng. Khi thiếu chất dinh dưỡng, các tế bào phá vỡ protein và các thành phần không cần thiết để tái sử dụng chúng thành năng lượng. Quá trình tự thực cũng giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn xâm nhập, loại bỏ các cấu trúc hư hỏng. Nó được cho là có khả năng đánh bại ung thư, các bệnh truyền nhiễm, bệnh về miễn dịch và sự rối loạn thoái hóa thần kinh.

Nghiên cứu của Ohsumi cũng truyền cảm hứng để nhiều nhà khoa học trên thế giới tham gia nghiên cứu về quá trình này.

Nghiên Cứu Khám Phá Tế Bào Giành Giải Nobel Y Sinh 2022

Nobel Y sinh là giải được công bố đầu tiên trong chuỗi các giải Nobel danh giá. Giải Nobel được trao cho các thành tựu trong khoa học, văn chương và hòa bình. Đây là giải thưởng được  ra đời từ năm 1901 theo di nguyện của nhà sáng chế và doanh nhân Alfred Nobel. Đi kèm giải Nobel là 9 triệu crown Thụy Điển, tương đương 913.000 USD sẽ được chia đều cho cả ba người.

Giải thưởng được công bố tại Thụy Điển. Theo đó, các nhà khoa học được trao giải Nobel  Y sinh 2019 gồm William Kaelin và Gregg Semenza người Mỹ; Peter Ratcliffe, người Anh.  Hội đồng Nobel Thụy Điển cho biết: “Phát hiện của các nhà khoa học giành giải Nobel năm nay cho thấy rõ cơ chế của một trong các quá trình thích ứng quan trọng nhất của sự sống”.

Công bố 3 nhà khoa học đoạt giải Nobel Y sinh năm 2019

Nghiên cứu của các nhà khoa học trên đặt nền móng để chúng ta thấu hiểu mức độ oxy ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng chuyển hóa và sinh lý của tế bào. “Cảm biến oxy là vấn đề cốt lõi trong nghiên cứu rất nhiều loại bệnh”, Hội đồng Nobel đánh giá. “Những nỗ lực không mệt mỏi của các phòng thí nghiệm và các công ty dược hiện nay đang tập trung nhằm phát triển các loại thuốc có thể can thiệp vào bệnh tình, bằng cách kích hoạt hoặc ngăn chặn cơ chế cảm biến oxy”.

Công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học thiết lập sự hiểu biết về mức độ oxy ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào và chức năng sinh lý, mở ra những cảnh cửa mới đầy hứa hẹn trong điều trị thiếu máu, ung thư, và nhiều bệnh khác.

Các nhà khoa học được trao giải Nobel  Y sinh 2019 gồm William Kaelin và Gregg Semenza người Mỹ; Peter Ratcliffe, người Anh.  Trong đó, ông William Kaelin là Giáo sư y khoa tại Đại học Harvard, từng được trao giải thưởng Lasker cho nghiên cứu y học cơ bản năm 2016 và Giải thưởng Khoa học Ung thư ASCO 2016. Phòng thí nghiệm của ông nghiên cứu các protein ức chế khối u.  Ông cho biết, khi nhận được cuộc gọi vào lúc 5 giờ sáng, ông  cảm thấy choáng váng và cứ nghĩ đây là giấc mơ.

Nhà khoa học Gregg Semenza là Giáo sư khoa ung thư, hóa học sinh học và y học tại Đại học Y khoa Johns Hopkins. Ông là giám đốc chương trình mạch máu tại Viện Kỹ thuật tế bào. Ông là người nhận giải thưởng Lasker năm 2016 cho nghiên cứu y học cơ bản.

Người thứ ba cùng nhận giải Nobel Y học năm nay  là ông  Peter Ratcliffe là một bác sĩ người Anh, đồng thời là nhà sinh học tế bào và phân tử nổi tiếng với công trình nghiên cứu về các phản ứng của tế bào đối với tình trạng thiếu ôxy. Ông còn là thành viên Học viện Francis Crick ở London (Anh).

Hướng nghiên cứu mới trong điều trị mới suy tim, thiếu máu và ung thư

Các chuyên gia của  Ủy ban Nobel cho biết,  dù người ta biết rằng ôxy là thiết yếu để duy trì sự sống, tuy nhiên cơ chế phân tử đằng sau cách các tế bào phản ứng khi lượng cung ôxy  giảm hoặc tăng vẫn là bí ẩn. Và các nhà khoa học đạt giải năm nay chính là người giải thích được cơ chế đó.

Công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học giải thích cơ chế tế bào quy định hoạt động của các gene phản ứng lại các mức độ oxy khác nhau, ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào và chức năng sinh lý, mở ra những cảnh cửa mới đầy hứa hẹn trong điều trị thiếu máu, ung thư, và nhiều bệnh khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cơ chế cảm nhận ôxy xuất hiện trong gần như mọi tế bào. Khi mức ôxy trong máu thấp, còn gọi là hypoxia, một loại phức hợp protein gọi là tác nhân cảm ứng hypoxia (HIF) sẽ tăng lên, để gắn vào ADN có thể kết nối và điều chỉnh gene EPO (xuất hiện khi mức ôxy thấp trong máu) cũng như các gene khác có phần ADN gắn kết với HIF.

Các nghiên cứu của họ cho thấy khi mức oxy cao, tế bào chứa rất ít HIF. Nhưng khi mức oxy thấp, lượng HIF tăng lên để gắn vào ADN có thể kết nối và điều chỉnh gene EPO cũng như các gene khác có phần ADN gắn kết với HIF.

Giáo sư tại Viện Karolinska của Thụy Điển Randall Johnson lấy ví dụ, trong quá trình tập luyện, cơ thể trao đổi ôxy với tốc độ cao, tế bào phải “bật công tắc” tìm ra lượng ôxy cần thiết để đáp ứng.  Ở người bệnh  đột quỵ,  khi ôxy không tới não, những tế bào ở não  nếu sống sót, cần phải thích nghi với mức ôxy thấp thế nào.  Nhà nghiên cứu ung thư Đại học Oxford , Amato Giaccia cho biết, nhiều loại gen được kích hoạt  trong môi trường thiếu ôxy và ngay  trong các tế bào ở khối u.  Nghiên cứu này sẽ mở ra nhiều hướng đi mới trong lĩnh vực y khoa.

Năm 2018, giải Y sinh thuộc về hai nhà khoa học Mỹ và Nhật với nghiên cứu về liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư.

Trong thời gian tới, các giải Nobel Vật lý, Hóa học, Văn chương và Hòa bình sẽ lần lượt được công bố. Giải Kinh tế được công bố vào ngày 14/10. Riêng lĩnh vực văn chương năm nay trao hai giải, cho năm 2018 và 2019, sau bê bối khiến giải bị hủy năm ngoái.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

Giải Nobel Y Học Và Vật Lý 2022

Nobel Y học 2020 được trao cho ba nhà khoa học khám phá virus siêu vi gan C

(AP Photo/Fernando Vergara, File)

Thứ Hai 05/10/2020, Stockholm bắt đầu một tuần lễ mùa giải Nobel nổi tiếng và mở màn là giải Nobel Y học được trao cho ba nhà khoa học khám phá ra siêu vi gan C.

Giải Nobel năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt – đại dịch Covid-19 hoành hành khắp địa cầu. Tuy không có lễ trao giải long trọng, nhưng điều đó cũng không ngăn cản người ta đánh cược về tên tuổi của những người đoạt giải.

Từ thủ đô Thụy Điển, thông tín viên Frédéric Faux tường thuật :

” Liệu giải Nobel Văn học có thể thuộc về nhà văn Pháp Michel Houllebecq gây nhiều tranh cãi, hay là nữ nhà văn Mỹ gốc Caribe có nhiều đồng thuận nhất, Jamaica Kincaid ? Trong trường hợp đầu tiên, những thành viên của Viện Hàn Lâm Văn Học, vốn dĩ đã bị chỉ trích vì một vụ tai tiếng tình dục dẫn đến việc không thể trao giải Nobel năm 2018, lần này có nguy cơ gây ra thêm một cuộc tranh cãi nữa.

Giải Nobel Hòa bình có sẽ được trao cho một phụ nữ, Greta Thunberg chẳng hạn ? Với một số người, nhà hoạt động vì khí hậu người Thụy Điển là một sự lựa chọn lý tưởng. Đối với nhiều người khác, chính tự do báo chí, ngày càng bị đe dọa, mới cần được tôn vinh. Như mọi năm, các cuộc đánh cược về tên tuổi của những người được trao giải lại nở rộ, nhưng lần này có thêm một ẩn số : Liệu tác động của dịch virus corona chủng mới có thể ảnh hưởng đến việc trao giải Nobel Y khoa hay Kinh tế hay không ? Hoặc là còn quá sớm ?

Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học năm 2020 cho công trình xác định virus viêm gan C. (AFP)

Nobel Y học thuộc về các nhà khoa học khám phá virus siêu vi gan C

Có một điều chắc chắn là do dịch bệnh, những người được tặng thưởng giải Nobel sẽ không đến Stockholm vào tháng 12 để nhận giải, trong khi mức tiền thưởng năm nay đã được tăng lên đến gần một triệu euro. “

Trong khi dịch bệnh virus corona chủng mới vẫn hoành hành trên khắp thế giới, Viện Hàn Lâm Khoa Học Thụy Điển hôm nay 05/10/2020 quyết định trao giải Nobel cho ba nhà khoa học : Một người Anh và hai người Mỹ về những khám phá virus siêu vi gan C.

Michael Houghton (người Anh), Harvey Alter cùng đồng nghiệp người Mỹ khác là Charles Rice cùng nhau chia sẻ giải Nobel Y học năm 2020 vì những ” đóng góp có tính quyết định ” cho việc ” khám phá virus siêu vi gan C “, theo tuyên bố của hội đồng khoa học Nobel.

Vẫn theo hội đồng khoa học Thụy Điển, ông Harvey Alter, nay 85 tuổi, cuối thập niên 1970 đã xác định một hiện tượng lây nhiễm siêu vi gan bí ẩn không thuộc loại siêu vi A, cả siêu B trong một lần truyền máu. Nhiều năm sau đó, năm 1989, ông Michael Houghton, người Anh cùng với nhóm nghiên cứu của mình thông báo đã chiết đoạn thành công bộ gien của virus.

Về phần Charles Rice, 68 tuổi, ông đã dầy công tìm hiểu trong vòng nhiều năm cách thức virus nhân rộng để rồi nhờ vào những nghiên cứu này mà khoa học đã tìm ra được một cách điều trị mới mang tính cách mạng trong những năm 2010 : Đó chính là thuốc Sofosbuvir.

Với giải thưởng Nobel Y khoa lần thứ 111 này, kể từ giờ, thế giới có đến 222 người được trao giải khôi nguyên về ” Sinh lý học hay Y học ” kể từ ngày Nobel được thành lập. Dù vậy, AFP lấy làm tiếc rằng cho đến nay chỉ có 12 phụ nữ là được trao giải thưởng cao quý này.

Trên màn hình, ba chuyên gia đoạt giải Nobel Vật Lý 2020, Roger Penrose (T), Reinhard Genzel (G) và Andrea Ghez. AP – Fredrik Sandberg

Giải thưởng Nobel Vật lý học năm nay 2020 được trao tặng cho ba nhà khoa học, nghiên cứu về “hố đen”, đã mang lại ” bổ sung quan trọng nhất ” cho Thuyết tương đối tổng quát của Einstein. Nhà khoa học Anh Roger Penrose được trao tặng một nửa giải thưởng. Một nửa giải thưởng còn lại được trao cho nhà khoa học Mỹ Andrea Ghez và nhà khoa học Đức Reinhard Genzel.

Nobel Vật lý 2020: Vinh danh 3 nhà khoa học nghiên cứu về “hố đen”

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thông báo : nhà khoa học Anh Roger Penrose, sinh năm 1931, tốt nghiệp Đại học Cambridge và hiện là giáo sư Đại học Oxford, đã được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra ” quá trình hình thành của hố đen “. ” Năm 1965, tức 10 năm sau khi Einstein qua đời, ông Roger Penrose đã chứng minh là các hố đen có thể ra đời và (dựa trên các mô hình toán học) ông đã mô tả chi tiết quá trình hình thành các hố đen “. Ủy Ban Nobel khẳng định các công trình của giáo sư Roger Penrose là ” đóng góp quan trọng nhất vào Thuyết tương đối tổng quát, kể từ Einstein đến nay “.

Hai nhà khoa học Reinhard Genzel, sinh năm 1952, và Andrea Ghez, sinh năm 1965, được ghi nhận là đã có các đóng góp quan trọng vào việc phát triển các kỹ thuật mới, cho phép phát hiện ra một vật thể khổng lồ siêu đặc ở trung tâm của giải Ngân Hà, chi phối quỹ đạo của các vì sao trong giải Ngân Hà. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, các nghiên cứu mang tính tiên phong của hai nhà khoa học Viện vật lý thiên văn Max-Planck (Đức) và trường Đại học California ở Berkeley, Los Angeles (Mỹ) đã cung cấp ” các bằng chứng thuyết phục nhất cho tới nay về sự hiện diện của một siêu hố đen ở trung tâm của giải Ngân Hà “.

Theo chủ tịch Ủy Ban Nobel Vật lý học, ông David Haviland, ” các phát hiện của những người được trao giải năm nay đã mở ra nhiều chân trời mới cho việc nghiên cứu về các vật thể khổng lồ – siêu đặc trong vũ trụ, các vật thể kỳ lạ này đặt ra nhiều câu hỏi, cần đến các lời giải mới “.

Giải Nobel Vật lý là giải được trao thứ hai, sau giải Nobel Y học, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố người đoạt giải Nobel Hóa học trong ngày kế tiếp.

Trọng Thành

(Nguồn : rfi.fr)

Bạn đang xem bài viết Nobel Y Học 2022 : Tiến Sĩ Nhật Ohsumi Và Tế Bào Tự Hủy trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!