Cập nhật thông tin chi tiết về Nobel Y Học 2022 Vinh Danh Cuộc Chiến Chống Bệnh Viêm Gan mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Việc phát hiện ra virus viêm gan C đã làm sáng tỏ nguyên nhân các ca mắc bệnh viêm gan mạn tính, từ đó giúp tìm ra phương pháp xét nghiệm máu và loại thuốc kháng virus mới.
Chân dung các nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học 2020 (trên màn hình, từ trái sang) Harvey Alter (Mỹ), Michael Houghton (Anh) và Charles Rice (Mỹ) trong cuộc họp báo công bố về giải thưởng ở Viện Karolinska, thủ đô Stockholm (Thụy Điển). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hai nhà khoa học người Mỹ Harvey J. Alter và Charles M. Rice cùng nhà khoa học người Anh Michael Houghton đã được công bố là chủ nhân của giải Nobel Y học năm 2020 với phát hiện về virus viêm gan C.
Trong thông báo ngày 5-10, Ủy ban Nobel thuộc Viện Karolinska của Thụy Điển cho biết giải thưởng vinh danh 3 nhà khoa học có đóng góp mang tính quyết định trong cuộc chiến chống lại căn bệnh viêm gan truyền qua đường máu, một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của y tế toàn cầu vì gây ra bệnh xơ gan và ung thư gan ở nhiều người trên khắp thế giới.
Bộ ba nhà khoa học trên đã có những khám phá dẫn đến việc phát hiện virus mới gây bệnh viêm gan C.
Trước đó, việc phát hiện ra virus viêm gan A và B đã đạt được những bước tiến quan trọng, song giới khoa học chưa giải thích được nguyên nhân đa số các ca mắc bệnh viêm gan truyền qua máu.
Việc phát hiện ra virus viêm gan C đã làm sáng tỏ nguyên nhân các ca mắc bệnh viêm gan mạn tính còn lại, từ đó giúp tìm ra phương pháp xét nghiệm máu và loại thuốc kháng virus mới đem lại hy vọng sống cho hàng triệu người.
Nhà nghiên cứu y khoa và cũng là bác sỹ Harvey J. Alter làm việc tại Viện Y tế Quốc gia (NIH) thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Mỹ.
Trong khi đó, ông Charles M. Rice là chuyên gia về virus học tại Đại học Rockefeller. Ông từng được trao giải thưởng Lasker năm 2016 cùng với hai nhà khoa học Ralf Bartenschlager (người Đức) và Michael Sofia (người Mỹ).
Ông Michael Houghton là nhà khoa học làm việc tại Đại học Alberta của Canada.
Từ năm 1901-2019, đã có 110 lần giải Nobel Y học được trao, trong đó có 12 phụ nữ từng được nhận giải này.
Sau giải Nobel Y học 2020 được công bố là sẽ là các lễ công bố giải Nobel Vật lý vào ngày 6-10, Nobel Hóa học ngày 7-10, Nobel Văn học ngày 8/10, Nobel Hòa bình ngày 9-10 và Nobel Kinh tế vào ngày 12-10.
Do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, lễ trao các giải Nobel Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế theo truyền thống ở Stockholm không thể diễn ra như đã định. Thay vào đó, sự kiện này sẽ được tổ chức qua cầu truyền hình.
Trong khi đó, Viện Nobel Na Uy sẽ thu hẹp quy mô lễ trao giải Nobel Hòa bình dự kiến diễn ra tại thủ đô Oslo (Na Uy) vào tháng 12 tới cũng do tình hình dịch COVID-19./.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam+)
Giải Nobel Y Học 2022 Vinh Danh Nghiên Cứu Về Viêm Gan C
Ba nhà khoa học giành giải Nobel Y học 2020. (Nguồn: India Education Diary)
Giải Nobel Y học đã được trao 110 lần từ năm 1901 đến 2019, trong đó có 12 phụ nữ từng được nhận giải này.
Chủ nhân trẻ tuổi nhất của giải Nobel Y học là nhà khoa học người Canada Frederick G. Banting, nhận giải năm 1923 khi mới 32 tuổi, với công trình khám phá ra hormone tuyến tụy insulin điều trị bệnh tiểu đường. Chủ nhân lớn tuổi nhất là bác sỹ Mỹ Peyton Rous, nhận giải năm 1966 khi ông 87 tuổi, với công trình nghiên cứu phát hiện một số virus có thể gây ra ung thư.
Đây cũng là giải Nobel đầu tiên được công bố trong mùa công bố giải Nobel hằng năm. Tiếp đó sẽ là các lễ công bố giải Nobel Vật lý vào ngày 6/10, Nobel Hóa học ngày 7/10, Nobel Văn học ngày 8/10, Nobel Hòa bình ngày 9/10 và Nobel Kinh tế vào ngày 12/10.
Năm nay, mỗi giải thưởng Nobel sẽ được trao 10 triệu Krona Thụy Điển (hơn 1,120 triệu USD), tăng thêm 1 triệu krona so với năm ngoái. Giải thưởng sẽ được chia đều, nếu có nhiều hơn một người được vinh danh.
Do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, lễ trao các giải Nobel y học, vật lý, hóa học, văn học và kinh tế theo truyền thống ở Stockholm không thể diễn ra. Thay vào đó, sự kiện sẽ được tổ chức qua cầu truyền hình.
Trong khi đó, Viện Nobel Na Uy sẽ thu hẹp quy mô lễ trao giải Nobel Hòa bình dự kiến diễn ra tại thủ đô Oslo (Na Uy) vào tháng 12 tới do tình hình dịch Covid-19.
Giải Nobel Y học năm ngoái được trao cho 3 nhà khoa học William Kaelin, Peter Ratcliffe và Gregg Semenza vì những khám phá về cách thức các tế bào cảm thụ và thích ứng với môi trường oxygen thay đổi.
Giải Nobel Y học 2018: Phép màu cho bệnh nhân ung thư
Như thường lệ, vào tháng 10 hàng năm, danh sách những cá nhân xuất chúng, đạt giải Nobel sẽ được công bố rộng rãi tới …
Nobel Y học 2017: Khám phá cơ chế kiểm soát nhịp sinh học
Chủ nhân của Nobel Y học 2017 đã được trao cho các nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young cho …
Nobel Vật lý 2016: Khám phá bí ẩn của vật chất đặc biệt
Giải Nobel Vật lý 2016 đã vinh danh 3 nhà khoa học người Anh đang làm việc tại Mỹ vì “những phát hiện lý thuyết …
Giải Nobel Y Học 2022 Vinh Danh Nhóm 3 Nhà Khoa Học Nghiên Cứu Tế Bào
Ủy ban Nobel của Viện Karolinska (Thụy Điển) đã trao giải Nobel Y học 2019 cho ba nhà khoa học William G. Kaelin Jr, Sir Peter J. Ratcliffe và Gregg L. Semenza vào hôm 7-10 vừa qua.
Giải thưởng này vinh danh ba nhà khoa học Peter Ratcliffe thuộc Viện Francis Crick tại London (Anh), William G Kaelin thuộc Đại học Harvard (Mỹ) và Gregg L Semenza thuộc Đại học Hopkins (Mỹ). Cả ba sẽ chia nhau giải thưởng trị giá khoảng 913.000 USD.
Giải thưởng đầu tiên trong mùa giải Nobel năm nay vinh danh những nghiên cứu của 3 nhà khoa học trên với công trình nghiên cứu về phản xạ của tế bào trên cơ thể người đối với các môi trường oxy thay đổi.
“Các khám phá của những người đoạt giải Nobel năm nay hé lộ cơ chế của một trong những tiến trình thích nghi thiết yếu nhất của sự sống” – Ủy ban Nobel của Viện Karolinska cho biết trong tuyên bố trao giải
Ủy ban Nobel nói rằng dù người ta đã biết từ lâu rằng oxy là thiết yếu để duy trì sự sống, cơ chế phân tử đằng sau cách các tế bào phản ứng khi lượng cung oxy giảm hoặc tăng vẫn là bí ẩn. Và các nhà khoa học đạt giải năm nay chính là người giải thích được cơ chế đó.
William G. Kaelin là giáo sư y khoa tại Đại học Harvard của Mỹ. Theo Guardian, Ủy ban Nobel không có số điện thoại của Kaelin, nên họ phải đánh thức chị/em gái của ông dậy để chuyển máy cho ông.Peter Ratcliffe là bác sĩ người Anh chuyên về sinh học tế bào và phân tử, nổi tiếng với công trình nghiên cứu về các phản ứng của tế bào đối với tình trạng thiếu oxy.Gregg L. Semenza là giáo sư nhi khoa, khoa ung thư, hóa học sinh học, y học và ung thư tại Đại học Y khoa Johns Hopkins. Ông là giám đốc chương trình mạch máu tại Viện Kỹ thuật tế bào. Ông là người nhận giải thưởng Lasker năm 2016 cho nghiên cứu y học cơ bản.
Từ Giải Nobel Y Học 2022, Con Đường Nào Cho Bệnh Nhân Ung Thư Việt Nam?
Theo đó, nhà miễn dịch học James P. Allison đã tìm ra loại protein CTLA-4 có chức năng kích thích khả năng của các tế bào miễn dịch T trong việc chống lại khối u nếu như được “thả phanh”. Với nguyên lý trên, nhà miễn dịch học Tasuku Honjo phát hiện ra loại protein PD-1 trong tế bào miễn dịch cũng có khả năng tương tự nhưng khác cơ chế hoạt động của CTLA-4.
Cơ chế hoạt động của protein PD-1 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Honjo. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.Trả lời báo chí, BS Lê Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết : “Trên bề mặt các tế bào bạch cầu lympho có những thụ thể được gọi là các điểm kiểm soát miễn dịch (chốt kiểm) hoạt động như những “công tắc” để điều hòa hoạt động giúp tránh các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức sinh ra các bệnh tự miễn.
Tế bào ung thư có thể tạo ra một số chất để tắt “công tắc”, khiến tế bào bạch cầu lympho rơi vào trạng thái ngủ yên. Từ đó giúp chúng thoát khỏi sự tấn công của các tế bào miễn dịch. Các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế này, tạo ra nền tảng cho liệu pháp miễn dịch trong ung thư” – BS Tuấn Anh cho biết.
Bằng việc lợi dụng hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư, nhiều hãng dược phẩm lớn đã sản xuất ra các kháng thể đơn dòng như Pembrolizumab, Nivolumab, Atezolimumab, Durvalumab… để trung hòa các chất thủ phạm trên bề mặt tế bào ung thư, kích hoạt các tế bào bạch cầu lympho tăng hoạt động trở lại, giúp nhận diện và tiêu diệt tế bào ác tính.
Hiện tại, Bộ Y tế đã cấp visa lưu hành cho thuốc Pembrolizumab tại Việt nam và được chỉ định điều trị cho các trường hợp như:
(1) Bệnh nhân trưởng thành bị melanoma tiến triển (không thể cắt bỏ hoặc di căn);
(2) Điều trị bước đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn ở người lớn;
(3) Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển tại chỗ hoặc di căn ở người lớn có tỷ lệ khối u (TPS) ≥ 1% và những người đã nhận được ít nhất một phác đồ hóa trị liệu trước đó.
Nhiều bệnh viện như BV Ung bướu TPHCM, BV K Hà Nội, BV Bình Dân (TPHCM)… đã triển khai liệu pháp trên.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có thể được điều trị bằng phương pháp này mà cần phải làm một số xét nghiệm về mô bệnh học để xác định khả năng điều trị có hiệu quả hay không.
Bên cạnh đó một đợt dùng thuốc cũng khá tốn kém bởi mỗi lọ thuốc có giá hơn 62 triệu đồng. Mỗi lần bệnh nhân sử dụng 2 lọ thuốc, phác đồ dùng thuốc 3 tuần một lần và kéo dài 1 – 2 năm hoặc hơn. Chưa kể nhiều chi phí khác như xét nghiệm, dịch các loại…
Theo Đ.P
Lao động
Bạn đang xem bài viết Nobel Y Học 2022 Vinh Danh Cuộc Chiến Chống Bệnh Viêm Gan trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!