Cập nhật thông tin chi tiết về Qua Văn Bản “Bàn Về Đọc Sách” (Chu Quang Tiềm), Em Hãy Viết Đoạn Văn Khoảng 3/4 Trang Giấy Thi Bàn Về Đọc Sách mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong toán học, hẳn ta biết được lí thuyết một chiều: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Tương tự như vậy cũng có quan điểm được đưa về dạng như một định lí, ví như của Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.
Đúng vậy, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. Nếu lấy mốc là từ lúc ta biết tiếp nhận kiến thức, thì đó là cái mốc không thể xác định chính xác, bởi đôi khi sự tiếp nhận kiến thức của con người rất có thể diễn ra một cách bản năng, chứ không nhằm một mục đích chủ quan nào. Ta học được bất cứ điều gì từ cuộc sống kể cả những kiến thức khoa học và con người – đó là học vấn. Những học vấn đó ta có thể thu nhận được từ rất nhiều nguồn trong cuộc sống, học ở thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội; và tất nhiên trong những nguồn ấy không thể thiếu sự góp mặt của sách.
Sách là kho tàng tri thức nhân loại, được lưu lại cho các thê hệ sau. Đó là nguồn tri thức quý giá và là vô tận đối với mọi người, đặc biệt là học sinh hay rộng hơn là những người trí thức. Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sống, từ sách vở. Chính vì vậy, ngoài sự tiếp nhận từ thầy cô, bạn bè hay xã hội, thi sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận tri thức của mỗi người. Những cuốn sách vở mở ra cho chúng ta một chân trời mới, giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy. Những cuốn sách mang đến cho chúng ta nhiều tư tưởng khác nhau, cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức về các nền văn hoá khác nhau hay giản đơn chỉ là những bài học làm người, những cách đồì nhân xử thế… Dù với bất cứ lợi ích gì, sách cũng đều giúp con người trưởng thành trong nhận thức, sâu sắc hơn trong tư tưởng và chín chắn hơn trong suy nghĩ. Đọc sách là một thói quen có mục đích.
Vì vậy, đọc sách cũng là một con đường của học vấn cũng như là những con đường khác. Tuy nhiên, trong tất cả các con đường ấy, đọc sách là con đường quan trọng vì: “Sách là một kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại”, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựa của con người qua các thời đại. Từ xa xưa, sách tồn tại không phải dưới dạng một cuốn sách làm từ sợi gỗ và trắng sạch như bây giờ mà là những thanh tre, trúc. Từ lâu, con người đã biết đúc kết, ghi lại những điều học tập được trong cuộc sống và khám phá. Sách hình thành từ đó. Vậy sách ghi lại để làm gi? Là để lưu truyền tri thức, truyền lưu những kinh nghiệm sống và cả những quan niệm sống, để người sau tiếp tục khám phá và mở rộng tầm mắt. Và rồi sách trở thành phương tiện để ghi chép, cô đọng, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người.
Với vai trò là một người con, là một học sinh, là một công dân của một quốc gia và là một trong những người kế thừa những sản phẩm tinh thần cửa cha ông thì nhiệm vụ của chúng ta là tiếp thu và tích luỹ kiến thức đầ thu nhận được từ những trang sách. Để kế thừa những đức tính, kế thừa những sản phẩm tinh thần, để di đứng với tinh thần của cha ông và nâng cao hơn kiến thức của mình. Đọc sách trưđc hết là một sở thích, một nhu cầu tự thân và cũng là nhiệm vụ của mỗi người.
Những lợi ích cửa việc đọc sách ta không thể nào nói trong một phạm vi hay trong phạm vi nhất định. Sách đúc kết những kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và trong cả tương laỉ. Sách là những bậc thang trên con đường vươn tới tri thức. Vì vậy để tiếp tục đi lên chúng ta phải bắt đầu từ những bậc thang cha ông đi trước đã xây nên để tiếp tục hoàn thiện công trình mang tên tri thức. Theo cách hiểu hình ảnh đỗ, ta nhận được tầm quan trọng của sách ở một khía cạnh nữa. Sách là con đường ngắn nhất, quan trọng nhất để tích luỹ, nâng cao vốn tri thức, giúp con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát triển thế giới mới”. Ở đây là sự thay đổi, phát triển cuộc sống của cá nhân, của cộng đồng liên tục qua từng ngày. Vì vậy sách không bao giờ mất đi cái giá trị mà nó đang ngự trị. Bởi không thể thu được các thành tựu mới nếu không biết kế thừa thành tựu của các thời kì đã qua. Không chỉ thế, sách còn giúp ta tự bồi dưỡng tư duy logic, phương pháp làm việc khoa học và nhát là tư duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình, bồi dường tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình. Hoàn thành được nhiệm vụ học tập, công tác của người cán bộ khoa học kỉ thuật ở mọi trình độ.
Tích cực tư duy khi đọc là một trong những phương pháp tốt nhất để việc đọc sách đạt hiệu quả, đọc sách mà không tư duy chỉ phí thời gian vô ích. Tích cực tư duy là phải luôn suy ngẫm, nhận định được vấn đề được đề cập đến; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Từ đó mà rút ra được nội dung cốt lõi của vấn đề, bản chất của những sự việc, hiện tượng và rút ra những bài học, những kiến thức cho bản thân. Trên cơ sở đó, tạo được cái nhìn mới, toàn diện hơn, đúng đắn hơn về một vấn đề nào đó. Ngoài việc giúp cho người đọc tìm thấy bản chất của vấn đề, đọc có tư duy tích cực còn giúp cho người ta phát triển, nâng cao những tri thức đã thu nhận, tìm thấy những điều mới từ những điều ta đã biết và phát hiện ra những điều chưa biết, cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép, đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc. Nếu luôn tích cực tư duy khi đọc thì mỗi người sẽ thực sự “lớn lên” qua mỗi trang sách.
Các nhà triết học nổi tiếng như Mác, Lênin rất ham đọc sách và đánh giá cao vai trò của sách trong cuộc sống, coi đó một công cụ sắc bén, một công cụ để nhận thức và tuyên truyền trong cuộc đấu tranh cách mạng. Mác đã dành nhiều thời gian để đọc sách và chính sách báo đã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động, sáng tạo của mình. Ông đã từng nói: “Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi”.
Xu hướng học tập của sinh viên ngày nay chủ yếu là tự nghiên cứu, thu thập kiến thức trong tài liệu, sách vở… với nhiều loại phương tiện sẵn có, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Mặt khác, với sự bùng nổ thông tin hiện nay, các quan niệm, các nhận định, các phương pháp tiếp cận khoa học ngày càng đổi mới. Chính vì lẽ đó, mà đọc sách phải có hệ thống (vì đọc sách là công việc hằng ngày chủ yếu để thu nhận kiến thức) là bước đầu tạo cho mình thói quen suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề.
Đọc sách có hệ thống có nghĩa là tìm hiểu vấn đề từ gốc, theo một logic mà các tác giả đã đặt ra và lí giải trong một điều kiện khoa học nào đó. Chính trong quá trình tìm tòi, nghiền ngẫm đó con người có được lòng say mê, ham tìm hiểu cặn kẽ vấn đề để rút ra kết luận hay một vấn đề tâm đắc của mình. Đó cũng là một quá trình sáng tạo, đồng thời giúp ta học tập được phong cách làm việc bền bỉ, kiên trì cách đặt vấn đề, lí giải vấn đề, thậm chí là phản bác lại vấn đề mà tác giả, các nhà khoa học đã đặt ra.
Sách không bao giờ cũ, đó là món hàng đặc biệt của nhân loại sẽ còn tồn tại mãi mãi cùng sự phát triển của nhân loại, bởi nó là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội. Thế hệ đi trước đã dùng sách để thắp ỉên ngọn ỉửa trí thức trong mỗi con người. Đằng cách đó lửa không bao giờ tắt. Vì vậy qua việc đọc sách và những yêu cầu trong việc đọc sách ta đã tự rèn luyện những đức tính cần thiết cho bản thân để tự phục vụ không những cho mục đích mai sau mà còn nâng cao được khả năng tiếp nhận thông tin và kiến thức từ sách.
Như vậy đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại: học vấn, vốn tri thức.
Giải Vbt Ngữ Văn 7 Qua Đèo Ngang
Qua đèo ngang
Câu 1 (Bài tập 1 trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 80 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a. Số chữ trong câu: 7 chữ
b. Số câu trong bài: 8 câu
c. Có vần mang thanh bằng ở cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.
d. Bốn câu giữa: sử dụng phép đôi giữa các cặp câu.
Câu 2 (Bài tập 3 và 4 trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 80 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a. Cảnh Đèo Ngang đã được miêu tả qua các chi tiết:
– Thời điểm: bóng xế tà.
– Cảnh sắc: cỏ cây chen đá, lá chen hoa, lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đá bên sông chợ mấy nhà.
– Điểm nhìn: từ trên đèo nhìn xuống phía dưới, nhìn ra chung quanh.
b. Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh Đèo Ngang đã hiện lên: rộng, mênh mông, bát ngát nhưng lại vắng vẻ và đượm buồn.
Câu 3 (Bài tập 5 trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 81 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách gián tiếp qua sáu câu thơ đầu:
– Không gian rộng lớn nhưng tiêu đều, vắng vẻ đã thể hiện gián tiếp nỗi cô độc của tác giả.
– Hình ảnh con quốc quốc, cái gia gia được nhắc đến để gián tiếp nói về nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả.
b. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách trực tiếp qua hai câu cuối bài thơ:
– Một mảnh tình riêng: nỗi lòng chồng chất tâm sự, không ai sẻ chia.
– Ta với ta: nỗi cô độc của tác giả giữa không gian đất trời, chỉ có ta với ta.
c. Cảnh buồn, tình buồn song không phải là bi lụy vì ở đây vẫn thấm đượm những nhân tố tích cực làm xao xuyến lòng người, đó là tình cảm nhớ nước thương nhà.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Vbt Ngữ Văn 7 Bài Qua Đèo Ngang
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 80 VBT Ngữ văn 7, tập 1):
Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.
Phương pháp giải:
a. Đọc kĩ phần sau của chú thích (*) . Cần ghi nhớ:
– Cả bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
– Chỉ gieo một vần (vần bằng) ở chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8.
– Có phép đối ở 4 câu giữa: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Phép đối ở 4 câu giữa trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật gọi là đối ngẫu.
Lời giải chi tiết:
a. Số chữ trong câu: 7 chữ
b. Số câu trong bài: 8 câu
c. Có vần mang thanh bằng ở cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.
d. Bốn câu giữa: sử dụng phép đôi giữa các cặp câu.
Câu 2 Câu 2 (trang 80 VBT Ngữ văn 7, tập 1):
a. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?
b. Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Phương pháp giải:
a. Có đến 7 câu miêu tả cảnh đèo Ngang. Hãy dựa vào các chi tiết trong bài thơ để hình dung cảnh tượng đèo Ngang lúc nhà thơ đi qua: về thời điểm, về cảnh sắc âm thanh; điểm nhìn và hướng nhìn; về sinh hoạt của con người… Đọc kĩ các chú thích 2, 3, 4, 5 ở tr. 102 – 103, SGK. Về chú thích (5), “gia” còn có nghĩa là nhà, gia đình.
b. Chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật đã được sử dụng: từ láy, từ tượng thanh, cách sắp xếp trật tự từ. Chú ý rằng ở hai câu 2 và 3, có thể nói tác giả đã tạo trật tự từ 2 lần. Thử dựng lại câu này theo trật tự từ bình thường rồi so sánh sắc thái biểu cảm của lối diễn đạt ở bài thơ với lối diễn đạt bình thường để rút ra kết luận cần thiết.
c. Qua việc phân tích trên, chỉ ra những đặc điểm của cảnh tượng Đèo Ngang: mênh mông bát ngát hay chật hẹp, đông vui hay vắng vẻ?
Lời giải chi tiết:
a. Cảnh Đèo Ngang đã được miêu tả qua các chi tiết:
– Thời điểm: bóng xế tà.
– Cảnh sắc: cỏ cây chen đá, lá chen hoa, lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đá bên sông chợ mấy nhà.
– Điểm nhìn: từ trên đèo nhìn xuống phía dưới, nhìn ra chung quanh.
b. Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh Đèo Ngang đã hiện lên: rộng, mênh mông, bát ngát nhưng lại vắng vẻ và đượm buồn.
Câu 3 Câu 3 (trang 81 VBT Ngữ văn 7, tập 1):
Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
Phương pháp giải:
a. Yếu tố biểu cảm trong 4 câu thơ đầu tuy ít nhưng không phải không có. Ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chú ý phân tích ý nghĩa của thời điểm “qua đèo Ngang” và tâm trạng của nhà thơ toát lên từ những cảnh tượng hoang sơ “dưới núi” và “bên sông”.
b. Yếu tố biểu cảm thể hiện rõ nét qua câu 5 và câu 6, tuy nhiên vẫn còn là gián tiếp, gián tiếp nhưng không phải không sâu sắc và thấm thía:
– Chim “quốc quốc” và “đa đa” (gia gia) vốn rất dễ gợi sầu, huống chi với một người đa tài, đa cảm vì nhiệm vụ phải xa nhà như Bà Huyện Thanh Quan.
– Chỗ đứng của tác giả là đèo Ngang. Đèo Ngang cùng với sông Gianh gần đó, từng là dấu ấn của một thời lịch sử chia cắt Bắc – Nam (thời chiến tranh Trịnh – Nguyễn). Một nhà thơ nữ đã làm những bài thơ hoài cổ nổi tiếng nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam, đi qua những địa danh lịch sử ấy, không thể không xao động, không này sinh “những ý tưởng não nề”.
– Bà Huyện Thanh Quan dừng chân ở đèo Ngang trên đường vào kinh đô Huế nhận nhiệm vụ dạy công chúa và cung nữ trong hoàn cảnh vừa đoạn tang chồng, chỉ mang được 2 con nhỏ đi theo, phải gửi 2 con lớn cho ông bà ngoại ở Nghi Tàm – Hà Nội. Không biết những điều trên thì không thể hiểu và nhất là không thể cảm được hai câu 5 và 6 của bài thơ.
c. Ngày xưa, lúc trên cao, người ta thường thấy con người trở nên cô đơn, nhỏ bé trước bầu trời cao rộng, từ đó thường thốt lên những lời cảm khái về nhân sinh, về cuộc đời, rộn lên tâm tình hoài cổ. Bà Huyện Thanh Quan cũng không phải là ngoại lệ.
Lời giải chi tiết:
a. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách gián tiếp qua sáu câu thơ đầu:
– Không gian rộng lớn nhưng tiêu đều, vắng vẻ đã thể hiện gián tiếp nỗi cô độc của tác giả.
– Hình ảnh con quốc quốc, cái gia gia được nhắc đến để gián tiếp nói về nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả.
b. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách trực tiếp qua hai câu cuối bài thơ:
– Một mảnh tình riêng: nỗi lòng chồng chất tâm sự, không ai sẻ chia.
– Ta với ta: nỗi cô độc của tác giả giữa không gian đất trời, chỉ có ta với ta.
c. Cảnh buồn, tình buồn song không phải là bi lụy vì ở đây vẫn thấm đượm những nhân tố tích cực làm xao xuyến lòng người, đó là tình cảm nhớ nước thương nhà.
chúng tôi
Soạn Văn Bản Văn Học Siêu Ngắn
Soạn bài Văn bản văn học siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Lời giải chi tiết 1. Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học (VBVH)
– VBVH đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tư tưởng, tình cảm, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
– VBVH xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.
– VBVH xây dựng theo một phương thức riêng, mỗi VBVH đều thuộc một thể loại nhất định, tuân thủ quy ước và cách thức của thể loại đó (thơ, truyện, kịch…).
2. Nói hiểu tầng ngôn ngữ mới là bước đầu cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học vì cấu trúc của VBVH mang nhiều tầng lớp bao gồm tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa.
+ Trong đó, vượt qua tầng ngôn từ, người đọc mới nắm bắt được ngữ âm, ngữ nghĩa trên bề mặt của tác phẩm.
+ Từ đó, người đọc có cơ sở để nhận diện và khám phá tầng hình tượng (thể hiện ở chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng…).
+ Từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, người đọc mới có thể khám phá tầng hàm nghĩa ẩn sâu bên trong, tức là hiểu điều nhà văn muốn tâm sự, kí thác (nói theo nguyên lí “tảng băng trôi” của nhà văn Mĩ Hê-ming-uê là phần băng chìm khó nhận diện ở bên dưới).
3. Phân tích ý nghĩa một hình tượng yêu thích trong một bài/đoạn thơ ngắn:
VD: Hình tượng tấm lụa đào trong bài ca dao.
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
+ Nghĩa ngôn từ: Cô gái so sánh thân mình giống như tấm lụa đào giữa chợ.
+ Nghĩa hình tượng:
* Đặc điểm của tấm lụa đào: quý giá, đẹp đẽ, mềm mại, đáng trân trọng.
* Hoàn cảnh của tấm lụa đào: bị bán ở chợ, không biết sẽ vào tay người mua nào.
+ Nghĩa hàm ẩn: qua sự tương đồng giữa thân phận của mình với đặc điểm, hoàn cảnh của tấm lụa đào, cô gái vừa khẳng định giá trị bản thân vừa xót xa, lo lắng cho cuộc đời mình không biết sẽ gặp người bạn đời như thế nào. Bởi trong xã hội xưa, người con gái không được tự quyết chuyện trăm năm của mình.
4. Hàm nghĩa của văn bản văn học:
– Khái niệm: là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng trong VBVH. Cụ thể, đó là những điều nhà văn muốn tâm sự, muốn thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm đạo đức xã hội, những hoài bão. Đó là thông điệp nhà văn muốn gửi gắm cho đời.
– Ví dụ:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
(Trích “Tự tình” II- Hồ Xuân Hương)
Tác giả miêu tả hành động, trạng thái của từng đám rêu mọc xiên ngang mặt đất, hình ảnh mấy hòn đá vươn lên “đâm toạc” chân mây. Chúng có sức sống mãnh liệt dù bé nhỏ, bình thường. Hàm nghĩa ở đây là thái độ bất bình, ngang tàng, phản kháng của Hồ Xuân Hương muốn chống lại số phận bé nhỏ, bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đó cũng là bản lĩnh Xuân Hương, cá tính Xuân Hương độc đáo, mạnh mẽ.
LUYỆN TẬP: Đọc các văn bản và thực hiện yêu cầu: – VB1: Nơi dựa.
+ Bài “Nơi dựa” chia thành hai đoạn có cấu trúc, hình tượng, tứ thơ giống nhau:
* Cấu trúc: câu mở đầu và câu kết thúc giống nhau (điệp cấu trúc cú pháp).
* Tứ thơ, hình tượng thơ tương đồng: mỗi đoạn đều có hai nhân vật, trong mỗi cặp nhân vật lại có một người không thể tự bước đi vững vàng mà phải nhờ vào người còn lại ( đứa bé nhờ vào mẹ – người mẹ già nhờ vào anh chiến sĩ).
+ Những hình tượng trên gợi suy ngẫm sâu xa về chỗ dựa:
* Nơi dựa giản đơn, dễ nhận thấy là chỗ dựa về sức khỏe, về vật chất: em bé phải dựa vào mẹ để tập đi, người mẹ già phải nhờ vào anh chiến sĩ để đi lại.
* Nơi dựa sâu xa, quan trọng là chỗ dựa về tinh thần: em bé và người mẹ già yếu đều là nguồn sống, là chỗ dựa tình cảm để người mẹ trẻ và anh chiến sĩ có thể vượt qua thử thách.
– VB2: Thời gian.
+ Các câu thơ được trích dẫn hàm chứa ý nghĩa: khẳng định sự tàn phá, mài mòn khủng khiếp của thời gian (làm khô héo cảm xúc khiến kỉ niệm đã qua giờ khô khan như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn). Chỉ có thơ ca nghệ thuật và tình yêu vẫn luôn tràn đầy cảm xúc, tràn đầy sức sống bất diệt ( còn xanh, như hai giếng nước) bất chấp thời gian.
+ Thông điệp trong bài “Thời gian”: trong dòng thời gian thử thách, khắc nghiệt, chỉ có những giá trị chân chính mới tồn tại lâu bền (nghệ thuật, tình yêu).
– VB3: Mình và ta.
+ Mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn (câu 1,2): mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, gần gũi, đồng cảm.
+ VBVH và TPVH trong tâm trí người đọc (câu 3,4): VBVH, TPVH là các tác phẩm ngôn từ, thông điệp đã được ẩn trong các hình tượng, các câu từ. Nhờ có sự tiếp nhận, cảm thụ, trí hình dung tưởng tượng của người đọc mà những hình tượng ấy, ngôn từ ấy trở nên sinh động, hiện thực hóa và thực sự sống cuộc đời đích thực của nó. Nếu không được tiếp nhận trong tâm trí người đọc, VBVH hay TPVH mãi chỉ là những văn bản chết.
chúng tôi
Bố Cục Trong Văn Bản
Câu 1 (Bài tập 2 trang 30 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 18 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Bố cục truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
Phần Giới hạn Nội dung tóm tắt Mở bài Từ đầu đến “Một giấc mơ thôi” Hoàn cảnh bất hạnh của hai anh em Thành và Thủy Thân bài Đoạn 1 Từ tiếp theo đến “hiếu thảo và chu đáo như vậy” Thành và Thủy chia đồ chơi Đoạn 2 Từ tiếp theo đến “nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” Thủy chia tay với lớp học Đoạn 3 Từ tiếp theo đến “Đi thôi con” Hai anh em Thành và Thủy chia tay nhau Kết bài Đoạn còn lại Những con búp bê vẫn ở cạnh nhau nhưng hai anh em lại phải chia tay nhau
Nhận xét về bố cục:
– Bố cục của câu chuyện đã rành mạch, các sự việc được sắp xếp theo trình tự, có tính liên kết, phát triển, cao trào và giải quyết vấn đề.
– Không thể sắp xếp theo cách khác, đây là cách sắp xếp tối ưu nhất.
Câu 2 (Bài tập 3 trang 30 – 31 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 19 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Nhận xét bố cục mà bạn học sinh đã viết:
– Cách đặt các tiêu đề: Dễ rơi vào kể lể những công việc đã làm.
– Em bỏ nội dung (4) trong phần Thân bài để bài viết không bị lạc đề.
– Theo em, có thể bổ sung thêm nội dung: nêu vai trò, giá trị của việc học tập, đặc biệt là việc tự học đối với học sinh.
Câu 3 (trang 20 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Em chọn bố cục nào trong hai bố cục sau của phần Thân bài miêu tả cảnh đẹp Hạ Long? Tại sao?
Giải đáp:
Em chọn bố cục (B)
Bởi vì: lựa chọn bố cục này, các ý được sắp xếp có cơ sở thống nhất (miêu tả từng thành tố trong cảnh đẹp Hạ Long), các ý không bị lặp lại, không trùng lặp với nhau.
Bài trước: Cuộc chia tay của những con búp bê – trang 16 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Mạch lạc trong văn bản – trang 20 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
Bạn đang xem bài viết Qua Văn Bản “Bàn Về Đọc Sách” (Chu Quang Tiềm), Em Hãy Viết Đoạn Văn Khoảng 3/4 Trang Giấy Thi Bàn Về Đọc Sách trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!