Xem Nhiều 3/2023 #️ Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Và Những Bài Học Lịch Sử # Top 3 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Và Những Bài Học Lịch Sử # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Và Những Bài Học Lịch Sử mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1961-2021)

Tại Hội thảo khoa học Quân giải phóng miền Nam Việt Nam – Vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử do Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức sáng 8-1, có 9 bài tham luận tiêu biểu trong tổng số gần 90 bài tham luận khoa học đã được các đại biểu trình bày.

Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường chào đón Quân giải phóng. Ảnh: TL/TTXVN

Các bài tham luận đã khẳng định chủ trương thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (QGPMNVN) là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng. Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh chiến đấu, làm nên chiến thắng của QGPMNVN; ý nghĩa,  vai trò của QGPMNVN đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QGPMNVN, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

* Vai trò to lớn đối với cách mạng Việt Nam

Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Phó trưởng ban chỉ đạo hội thảo cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, QGPMNVN đã vượt qua muôn vàn gian khó, chấp nhận hy sinh, anh dũng, sáng tạo, chiến đấu quên mình, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng bằng Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chặng đường vinh quang đó đã ghi đậm những dấu ấn chiến công, ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng định chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng ban chỉ đạo hội thảo đã nêu, với bản chất, hiếu chiến, đế quốc Mỹ đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Genevè, nhanh chóng nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm, áp đặt chính sách thực dân kiểu mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960) khẳng định “xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang nhân dân là một trong những điều kiện quan trọng của cách mạng nước ta để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược”. Quán triệt chủ trương của đại hội, tháng 1-1961, Tổng quân ủy ra chỉ thị thành lập QGPMNVN, trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Ngày 15-2-1961, tại Chiến khu Đ, QGPMNVN được chính thức tuyên bố thành lập.

Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cho hay: “Hội thảo là dịp để đánh giá, nhìn nhận lại quá trình xây dựng, chiến đấu, công lao, đóng góp của GPMNVN đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; khẳng định sự sáng tạo, linh hoạt của Đảng trong tổ chức và sử dụng lực lượng vũ trang phục vụ nhiệm vụ chiến lược. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, hun đúc tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần quật khởi và khát vọng yêu chuộng hòa bình cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đồng thời, đúc rút những bài học kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng  và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới”.

Khẳng định chủ trương thành lập QGPMNVN là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng, là nét đặc sắc của nghệ thuật sử dụng lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng, trong bài tham luận QGPMNVN – sự sáng tạo, linh hoạt về tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Vũ Văn Sỹ, Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã đi sâu phân tích và khẳng định sự sáng tạo, linh hoạt về tổ chức biên chế; đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam, một thành công lớn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo trung tướng Vũ Văn Sỹ, QGPMNVN là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt của Đảng Lao động Việt Nam, là nòng cốt của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ được xây dựng và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa phương miền Nam và lực lượng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật quân sự ở miền Bắc bổ sung, tăng cường.

Ngay sau khi ra đời, Quân giải phóng đã xây dựng, phát triển lực lượng, tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về tổ chức biên chế và vũ khí trang bị. Tùy vào tình hình chiến sự thực tế, biên chế của Quân giải phóng cũng thay đổi để đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của Quân giải phóng về tổ chức lực lượng; trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm này, trong tham luận Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng của QGPMNVN trong chống Mỹ, cứu nước, đại tá, PGS-TS Hoàng Xuân Nhiên, Khoa Chiến lược Học viện Quốc phòng cho rằng, trong chiến dịch quyết chiến chiến lược mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta đã chủ động thực hiện hiệp đồng giữa đánh địch trên tuyến phòng thủ từ xa và đột phá tuyến phòng ngự cơ bản ở ven đô của địch với đánh địch bằng binh đoàn thọc sâu vào trung tâm thành phố; giữa cắt đường bộ với ngăn đường sông, khống chế đường không; giữa tiêu diệt, đánh tan bộ binh thiết giáp với chế áp trận địa pháo binh và bắn phá, ném bom làm tê liệt sân bay địch. Điểm rất mới là ta đã dùng máy bay lấy được của địch để ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tạo nên sự phối hợp chiến dịch giữa trên không và mặt đất càng thúc đẩy tốc độ tiến công vào thời điểm rất quan trọng của địch. Nhất là, với các quân đoàn binh chủng hợp thành có sức đột kích mạnh, khả năng cơ động cao, phối hợp chặt chẽ với chiến tranh nhân dân ở các địa phương, chúng ta đã thực hành tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô rất lớn, lần lượt đập tan những hệ thống phòng thủ kiên cố, loại khỏi chiến đấu từng quân đoàn địch, đánh chiếm các căn cứ quân sự lớn, giải phóng các thành phố, thị xã, đánh vào tận sào huyệt của địch, đánh đổ ngụy quyền, giải phóng miền Nam…

* Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị

Được tuyên bố thành lập vào ngày 15-2-1961 đến khi kết thúc vai trò lịch sử vào ngày 7-7-1976, chặng đường xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QGPMNVN đã làm nên những thắng lợi huy hoàng, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo chỉ đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng; bài học về tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang phù hợp với hoàn cảnh và nhiệm vụ; phát huy sức mạnh chính trị – tinh thần, xây dựng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ; về tư tưởng tiến công, sáng tạo trong thực hiện vụ, phát huy sức mạnh tổng hợp…

Báo cáo đề dẫn của thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng,  hội thảo là dịp để ôn lại lịch sử hào hùng; bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của QGPMNVN, của Quân đội nhân dân Việt Nam và nhân dân ta. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; phát huy ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thử thách xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.  Hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra từ quá trình xây dựng, chiến đấu, phát huy vai trò của QGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là nền tảng khoa học vững chắc trong cuộc chiến chống âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Trong tham luận Xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho QGPMNVN – bài học kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu 7 hiện nay, thiếu tướng Hoàng Đình Chung, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 cho biết, vận dụng những kinh nghiệm xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu của QGPMNVN, việc xây dựng quyết tâm chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu 7 ngày nay tập trung vào một số nội dung sau: giáo dục bộ đội nhận rõ đối tượng, đối tác của cách mạng, đối tượng tác chiến của quân đội trong tình hình mới, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tập trung củng cố, tăng cường niềm tin, lý tưởng chiến đấu, làm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vững tin vào thắng lợi của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, của quân đội, truyền thống trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, đoàn kết quyết thắng của lực lượng vũ trang Quân khu 7. 

Xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở. Xây dựng Đảng bộ Quân khu trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang Quân khu và sự nghiệp quốc phòng. Chủ động, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên internet, mạng xã hội, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Chủ động chia sẻ, lan tỏa những tin, bài, ảnh có nội dung tích cực, gương người tốt việc tốt… nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không tin theo, không truy cập và tán phát, chia sẻ những thông tin xấu độc, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động.

Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức và công tác chính sách, dân vận, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh, “sáng, xanh, sạch, đẹp”; ngăn chặn, đẩy lùi tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tệ nạn, tiêu cực trong xã hội đối với cán bộ, chiến sĩ.

Đại tá Lương Đình Lành, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 chia sẻ, Quân đoàn đã và đang tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu; xây dựng Đảng bộ Quân đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập QGPMNVN (1961-2021), Quân đoàn 4 tiếp tục phát huy truyền thống “Trung thành, đoàn kết, anh dũng, sáng tạo, tự lực, quyết thắng”, tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…

Hạnh Dung

PGS-TS Nguyễn Đức Nhuệ, Phó viện trưởng phụ trách Viện Sử học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam): Giải phóng quân anh dũng chiến thắng

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, QGPMNVN là đội quân chủ lực thực hiện nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, góp phần quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, viết nên trang sử vàng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, để lại dấu ấn đậm nét trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Trải qua gần 15 năm (1961-1975), QGPMNVN, bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc giao phó, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QGPMNVN thật xứng đáng với 7 chữ vàng “Giải phóng quân anh dũng chiến thắng”, tung bay trên quân kỳ do Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trao tặng ngay trong ngày thành lập.

Đồng chí Phạm Xuân Hà, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai: Khẳng định vai trò quan trọng của Chiến khu Đ

 

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chiến khu Đ gắn liền với lịch sử thành lập và hoạt động của những đơn vị vũ trang mạnh, những tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn và hàng loạt trận đánh, chiến dịch, mà kết quả của nó đã góp phần tạo nên những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của cuộc chiến tranh. Từ đây, đã ra đời những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của miền Đông và của Xứ ủy, rồi tập trung thành Tiểu đoàn 800, Tiểu đoàn 500, Trung đoàn Đồng Nai. Đây cũng là nơi thành lập và đứng chân tác chiến của lực lượng quân chủ lực Miền như Trung đoàn 762, Sư đoàn 9, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, và trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975 là nơi tập kết của lực lượng Quân đoàn 1, Quân đoàn 4 trước khi tiến về giải phóng Sài Gòn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chiến khu Đ tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh tinh thần của toàn dân, là nguồn hy vọng, là niềm tin của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn miền Đông Nam bộ. Truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang QGPMNVN đã góp phần làm nên một Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất. Đây không chỉ là một đánh giá về mặt vị trí chiến lược của căn cứ đối với kẻ thù, mà còn mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của các lực lượng vũ trang cách mạng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Đại tá Nguyễn Viết Tá, nguyên Tổng biên tập Báo Quân giải phóng, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, thư ký của thượng tướng Trần Văn Trà: Dấu ấn thượng tướng Trần Văn Trà

 

Thượng tướng Trần Văn Trà là người chỉ huy tài ba, mưu lược, để lại dấu ấn sâu đậm với tên gọi thân thương “Vị tướng của Thành đồng Tổ quốc”. Trên cương vị Tư lệnh QGPMNVN, thượng tướng Trần Văn Trà đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét “là một cán bộ quân sự quan tâm lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự, chính trị, hậu cần, kinh tế, ngọai giao. Dù ở cương vị nào đồng chí cũng hòa mình với quần chúng, gương mẫu, thương yêu, đoàn kết, tôn trọng cán bộ, chiến sĩ, được đồng đội và nhân dân quý mến.

Nhà văn Trầm Hương, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chuyên viên cao cấp Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ: Vẻ vang nữ tướng Nguyễn Thị Định

 

Từ chỉ huy Đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi, bà Nguyễn Thị Định đã trở thành Phó tư lệnh QGPMNVN, là nữ tướng duy nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong nhân dân và đồng đội, là tấm gương sáng của phụ nữ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chưa có người phụ nữ nào được vinh dự nhận lấy sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân như bà Nguyễn Thị Định. Năm 1965. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phó tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.            

                An Yên (ghi)

Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thăm Quân Giải phóng miền Nam tại miền Đông Nam Bộ. (Ảnh tư liệu – theo Báo QĐND)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá; trong đó có bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mà việc thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cách đây 50 năm là một sáng tạo điển hình của nghệ thuật tổ chức chỉ đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng ta.

Thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965) của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) là đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ở hai miền Nam – Bắc; trong đó, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam đủ mạnh, để từng bước đánh bại từng chiến lược, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15-2-1961, tại chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), Quân giải phóng miền Nam (QGPMN) Việt Nam được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân. QGPMN đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự thuộc Trung ương Cục. QGPMN có nhiệm vụ chủ yếu là làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngay sau khi ra đời, QGPMN bám sát phương châm phát triển lực lượng, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965). Thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, QGPMN tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị. Chỉ sau một năm thành lập (1962), QGPMN đã xây dựng được 2 trung đoàn bộ binh ở miền Đông Nam Bộ và 3 trung đoàn bộ binh ở Quân khu 5. Đó là những đơn vị bộ đội chủ lực đầu tiên đặt nền móng cho QGPMN không ngừng phát triển lớn mạnh. Các đơn vị đã thực hiện tốt việc kết hợp vừa xây dựng, vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến với nhiều trận đánh quy mô vừa và nhỏ, tiêu biểu là trận đánh Ấp Bắc (Mỹ Tho) tháng 1-1963, giành thắng lợi, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên toàn chiến trường miền Nam. Từ đánh tập trung quy mô đại đội, tiểu đoàn, phát triển lên quy mô trung đoàn; trong chiến dịch Bình Giã (từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965), lần đầu tiên ta sử dụng 2 trung đoàn bộ binh tiến công, đánh bại các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch. Tiếp đó, QGPMN mở chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10-5 đến ngày 22-7-1965) và chiến dịch Ba Gia (từ ngày 28-5 đến ngày 20-7-1965) giành thắng lợi, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến tập trung, làm thất bại các biện pháp chiến lược của địch, góp phần cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

QGPMN tiếp tục phát triển lực lượng, đẩy mạnh hoạt động tác chiến, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968). Để cứu vãn tình thế thất bại trên chiến trường, đế quốc Mỹ vội vàng đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Lực lượng này được trang bị hiện đại, có hoả lực mạnh, sức cơ động cao và là đối tượng tác chiến của QGPMN. Để giành thắng lợi trước đối tượng mới, QGPMN đã tích cực nghiên cứu nắm địch, đồng thời chủ động phát triển nhanh lực lượng từ quy mô 5 trung đoàn lên 6 sư đoàn, bố trí thành ba khối chủ lực cơ động, triển khai hợp lý trên các chiến trường. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, QGPMN đã đẩy mạnh tác chiến tập trung của các đơn vị bộ đội chủ lực, kết hợp với tác chiến rộng khắp quy mô vừa và nhỏ của lực lượng dân quân du kích, để thắng ngay trận đầu, giành thắng lợi từng bước tiến tới làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Những chiến thắng liên tiếp: Vạn Tường (ngày 18-8-1965), đánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” quy mô lớn của đế quốc Mỹ, Chiến dịch Plây Me (từ ngày 19-10 đến ngày 26-11-1965) tiêu diệt gần hết và đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn kỵ binh và diệt 1 chiến đoàn cơ giới của Mỹ, 1 tiểu đoàn bộ binh nguỵ, phá 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay. Điều đó chứng minh rằng, QGPMN đủ sức đánh thắng quân đội viễn chinh Mỹ và đồng minh, dù chúng được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Thắng lợi kế tiếp của Chiến dịch Bàu Bàng-Dầu Tiếng mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà diệt”, “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Phát triển thế tiến công, QGPMN đánh bại liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược (mùa khô 1965-1966, 1966-1967) và đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn-xi-ty (từ ngày 22-2 đến ngày 15-4-1967), bẻ gẫy hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của 45.000 quân Mỹ… Trước tình thế có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết tâm đẩy mạnh tiến công giành thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Theo đó, QGPMN thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam, trọng tâm là Huế, Sài Gòn-Gia Định, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng 1,4 triệu dân; giáng một đòn quyết định làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển cách đánh phong phú, đa dạng và sáng tạo của QGPMN.

QGPMN thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1975). Các chiến lược, chiến thuật của Mỹ bị khủng hoảng nghiêm trọng, buộc chúng phải thay đổi phương thức tác chiến “tìm diệt” sang “quét và giữ”, tạo ra những vùng trắng ở ven đô thị, nhất là Sài Gòn, nhằm bảo vệ an toàn trung tâm đầu não; đồng thời, thực hiện Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đánh phá miền Bắc, xâm lược Lào, Cam-pu-chia, với ý đồ kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Trong khi đó, QGPMN gặp nhiều khó khăn: lực lượng bị tổn thất chưa kịp khôi phục, không tiếp tế được vật chất hậu cần do bị đánh phá liên tục… Để duy trì lực lượng tiếp tục chiến đấu, QGPMN tổ chức thành nhiều bộ phận đứng chân ở các vùng, miền khác nhau (vùng lõm căn cứ đồng bằng, vùng giáp ranh hoặc căn cứ miền núi).

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Tiếp đó, tháng 4-1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ mới”, nhằm động viên quân và dân hai miền Nam – Bắc, phát triển thế tiến công, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang lên một bước mới; trong đó, tập trung xây dựng các đơn vị chủ lực QGPMN. Bộ Tổng tư lệnh điều động nhiều đơn vị với đủ quân số và vũ khí, trang bị từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam và điều chỉnh các đơn vị chủ lực đứng chân ở từng địa bàn chiến lược, nhất là trên hướng trọng điểm. QGPMN được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục phát triển, nâng cao sức mạnh chiến đấu, giữ vững thế có lợi trên các chiến trường; đồng thời, tích cực phối hợp tác chiến với quân và dân hai nước Lào, Cam-pu-chia, liên tiếp giành thắng lợi, làm thay đổi cục diện chiến tranh ở ba nước Đông Dương. Đối với chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương phát triển thế tiến công chiến lược, nhằm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Thực hiện kế hoạch tác chiến năm 1972 của Quân uỷ Trung ương, QGPMN mở Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, điển hình là các chiến dịch: Trị – Thiên (từ ngày 30-3 đến ngày 27-6), Bắc Tây Nguyên (từ ngày 30-3 đến ngày 5-6), Nguyễn Huệ (từ ngày 31-3-1972 đến ngày 28-1-1973)… Thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tranh thủ thời cơ, tháng 10-1973, Bộ Chính trị quyết định phát triển lực lượng chủ lực từ quy mô sư đoàn lên quy mô quân đoàn 1, có nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày. Đây là sự phát triển vượt bậc về quy mô tổ chức, vũ khí trang bị và trình độ tác chiến, chuẩn bị cho QGPMN mở các chiến dịch tiến công, hiệp đồng binh chủng tiêu diệt lớn quân địch trên toàn chiến trường miền Nam, nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam, trong nước, thế giới, nhất là khả năng quay trở lại của quân Mỹ, Bộ Chính trị đã hạ Quyết tâm chiến lược: mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy quy mô lớn vào mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện quyết tâm đó, QGPMN cùng với quân và dân cả nước tích cực tạo lực, tạo thế, chủ động mở Chiến dịch Tây Nguyên, chọc thủng tuyến phòng thủ chiến lược của địch, tạo đà cho QGPMN liên tiếp mở các chiến dịch: Trị – Thiên, Huế – Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30-4-1975) giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của QGPMN về trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Trải qua 14 năm (1961-1975) xây dựng và chiến đấu, QGPMN – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam – đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền, QGPMN đã phát huy truyền thống, bản chất cách mạng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa xây dựng, vừa chiến đấu, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới rất nặng nề, đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; trước tiên, xây dựng lực lượng Hải quân, Phòng không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, xây dựng Quân đội nhân dân có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển ở trình độ cao khi đất nước có chiến tranh. Cùng với đó, phải tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học quân sự, lý luận nghệ thuật tác chiến của các quân chủng, binh chủng và các lực lượng, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng của quân đội từng bước hiện đại. Trước mắt, tập trung đổi mới công tác huấn luyện-đào tạo, nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định.

và Thượng tá, ThS. ĐỖ HẢI ÂU

1- Quân đoàn 1 ở hậu phương miền Bắc, thành lập 10-1973; Quân đoàn 2 ở Trị-Thiên, thành lập tháng 5-1974; Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, thành lập tháng 3-1975; Quân đoàn 4 ở Đông Nam Bộ, thành lập tháng 7-1974.

Những Hình Ảnh Lịch Sử Giải Phóng Miền Nam

Thứ ba – 03/05/2016 22:27

41 năm sau ngày Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 (30/4/1975 – 30/4/2013), bản hùng ca về những con người, những chiến dịch huyền thoại… vẫn ngân vang cùng bài ca đất nước. Để tạo nên chiến thắng ấy là một tư tưởng chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta khi thời cơ đến trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là tư tưởng “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Sự kiện mùa xuân 1975 chỉ diễn ra trong 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo về quân sự và chính trị tích lũy từ những năm chống Mỹ, quân và dân ta đã giành toàn thắng với ba chiến dịch lớn: Giải phóng Tây Nguyên mở đầu bằng trận đánh Buôn Ma Thuột đêm 10/3/1975, chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng, ngày 26 và 29/3 đồng thời quét sạch địch tại các tỉnh ven biển miền Trung và kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Cuối tháng 3/1975, đồng chí Lê Đức Thọ từ miền Bắc vào Nam cùng đồng chí Phạm Hùng và Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Bộ đội Sư đoàn 316 tiến công tiêu diệt Buôn Ma Thuột trong trận mở màn Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24/3/1975).

Nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở Quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn.

Lữ đoàn tăng 203 cùng Sư đoàn bộ binh 304, Quân đoàn 2 đánh địch trên xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn, tiến vào giải phóng Thành phố Sài Gòn

Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Quân giải phóng tiến vào Bộ Tổng tham mưu chính quyền Sài Gòn

Tổng thống Dương Văn Minh (mặc áo đen, đeo kính) chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30 /4/ 1975

Đại diện chính phủ Cách mạng lâm thời tuyên bố trả tự do cho Tổng thống Dương Văn Minh và các thành viên của Chính phủ Sài Gòn.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng trên lễ đài trong Lễ chào mừng chiến thắng ở Sài Gòn 15/5/1975

Ngày Lễ Giải Phóng Miền Nam Tiếng Anh Là Gì, Miền Nam Việt Nam

Cách đọc và viết Ngày lễ Giải phóng Miền nam Thống nhất Đất nước tiếng Anh là gì, dịch nghĩa đầy đủ nhất để người nước ngoài có thể hiểu. Đây là ngày lễ quốc gia (Public Holiday) của Việt Nam, với nhiều cách gọi khác nhau trong tiếng Anh, mà chúng tôi sẽ giới thiệu đầy đủ để mọi người dùng tham khảo.

Đang xem: Miền nam tiếng anh là gì

“Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” tiếng Anh là gì?

Trong tên tiếng Việt, ngày lễ 30 tháng 4 có tên chính thứclà: “Ngày Giải phóng (hoàn toàn)miền Nam, thống nhất đất nước”, “Ngày Chiến thắng”,“Ngày thống nhất”, “Chiến thắng 30 tháng 4 lịch sử”.

Tên tiếng Anh phổ biến nhất của ngày lễ Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước là:

Liberation Day/Reunification Day – April 30 (Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước).

Liberation /libə’rei∫n/ – sự giải phóngeunification /’ri:ju:nifi’keiʃn/ – sự thống nhất, hợp nhất lại.Victory /’viktəri/ – chiến thắngNational /’næ∫nəl/ – (thuộc) quốc giaMark /mɑ:k/ – Đánh dấuIndependence /,indi’pendəns/ – Độc lậpThe south /saʊθ/ – miền Nam

Nhiều cách dịch sang tiếng Anh “Ngày giải phóng miền Nam”

Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước dịch sang tiếng Anh có thể dùng nhiều cụm từ khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và cách nghĩ. Bạn có thể dùng cụm từ Reunification Day (Ngày Thống nhất), Victory Day (Ngày Chiến thắng) hay Liberation Day (Ngày Giải phóng hoặc Ngày Giải phóng miền Nam). Tên chính thức trong văn phong báo chí, văn bản cấp nhà nước thì dùng “Day of liberating the South for national reunification” (Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước).

Theo từ điển Wikipedia miêu tả ngày Giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước là ngày “is a publicholiday in Vietnam that marks the event when North Vietnamese and Việt Cộngforces captured Saigon (now Ho Chi Minh City) on April 30, 1975.” – Tạm dịch:“Đây là ngày lễ quốc gia Việt Nam, đánh dấusự kiện Bắc Việt Nam và Việt Cộng đánh bại Sài Gòn (Nay là TP.Hồ Chí Minh) vàongày 30 tháng 4 năm 1975”.

Hoặc có thể viết là ngày “Liberation of Saigon and reunification of Vietnam in 1975”, tạm dịch là “Giải phóng Sài Gòn và thống nhất Việt Nam năm 1975”. Hay “Vietnam Independence Day 30 April”, tức “Ngày độc lập Việt Nam 30 tháng 4”.

Cách viết và đọc ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4

Chúng ta phải biết phát âm và viết các ngày trong tháng, tháng trong năm. Hiện tại, tiếng Anh có 2 cách viết, là viết ngày trước tháng sau và tháng trước ngày sau. Mỗi cách viết lại có quy tắc đọc riêng mà chúng tôi sẽ hệ thống lại cho mọi người dễ nhớ.

-Ngày 30: thirtieth – /ˈθɜː.ti.əθ/

-Tháng 4: April – UK: ​ /ˈeɪ.prəl/

-Năm 1975: nineteen seventy five – /ˌnaɪnˈtiːn/ – chúng tôi /faɪv/

-Ngày trước, tháng sau: viết “On 30th April, 1975”đọc là “On the thirtieth of April, nineteen seventy five”.

-Tháng trước, ngày sau: viết “On April 30th, 1975”đọc là “April the thirtieth, nineteen seventy five”.

Dịch nghĩa Ngày lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcViệt Nam trong tiếng Anh khá đa dạng, bạn có thể dựa trên những gợi ý củamister-map.com để dùng cho phù hợp. Ngoài ra, chúng ta còn thấy nhiều cách dùngkhác, từ phía những người dân dưới thời chính quyền cũ nói về ngày này là “Ngàytháng 4 đen tối”, “Ngày quốc hận”, “Ngày Sài Gòn thất thủ”. Nhưng đó là cáchnhìn của “bên thua cuộc” và không được chấp nhận tại Việt Nam. Chúng ta vẫn gọiđó là ngày lễ lớn “Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”, một ngày thiêngliêng của dân tộc sau 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại.

Bạn đang xem bài viết Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Và Những Bài Học Lịch Sử trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!