Xem Nhiều 3/2023 #️ Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 4 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 32 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Hãy tìm nghĩa của từ ngất ngưởng trong bài “Bài ca ngất ngưởng”

1. Hãy tìm nghĩa của từ ngất ngưởng trong bài “Bài ca ngất ngưởng”.

Trả lời:

Các đoạn, câu trong bài hát nói cho biết nghĩa của từ ngất ngưởng:

– Đoạn đầu, tác giả kể một cách khái quát các chặng đường làm quan và cho biết “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Có thể đoán, sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là bản lĩnh coi việc làm quan như bị trói buộc hay giam hãm trong lồng cũi. Sở dĩ phải làm quan vì đó là vị trí cần có để nhà nho thực hiện trách nhiệm với đời và do đó, kể cả khi làm quan, ông vẫn giữ lối sống tự do, không chấp nhận ra luồn vào cúi: “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”.

– Ngất ngưởng cũng còn có nghĩa là sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận (hai sự việc : cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa và cùng các cô hầu gái lên chùa). Ồng khái quát thái độ bình thản của mình trước mọi chuyện được mất, khen chê. Ông muốn là một người tự nhiên, không muốn sống như Tiên, Phật cao siêu mà cũng không phải là kẻ phàm tục, tầm thường. Như vậy, ngất ngưởng có ý nghĩa tích cực vì thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

2. Nguyễn Công Trứ tự đánh giá như thế nào về sự ngất ngưởng của mình ? Ý nghĩa của phong cách sống ngất ngưởng được nêu lên trong bài hát nói này ?

Trả lời:

Nguyễn Công Trứ tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng vì: Một mặt, với tư cách là một nhà nho, ông đã nhập thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau, có mặt tại nhiều nơi trên đất nước, có những công lao đáng tự hào, mà vẫn giữ đúng nghĩa vua tôi. Nhưng mặt khác, ồng lại giữ được bản lĩnh cá nhân, giữ được cá tính của mình.

Ngất ngưởng mà Nguyễn Công Trứ nói đến ở đây là một quan niệm sống tích cực. Ngất ngưởng là cách phá vỡ sự trang nghiêm, đạo mạo đến giả tạo, khó khan, lạnh lùng. Ngất ngưởng là sự tự nhiên, chân thực, không màu mè, cao đạo, không đứng cao hơn nhân quần. Ngất ngưởng còn là thái độ, là bản lĩnh dám là mình, không chấp nhận khuôn khổ chật hẹp, cứng nhắc.

3. Nêu những nét tự do của thể hát nói so với thể thơ Đường luật.

Trả lời:

Thể hát nói có những nét tự do, nhất là so với thể thơ Đường luật, về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng ngoại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu). Số chữ của mồi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà khá uyển chuvển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ. về vần, cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhung bài hát nói không quy định khắt khe về đối. Cũng không có luật chính thức về bằng trắc quy định chặt chẽ như thể thơ Đường luật. Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích họp với việc diễn đạt những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.

4. “Cái tôi” ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưỡng.

Trả lời:

Cần phân tích một số ý sau :

a) Ý thức về “cái tôi” chính là ý thức về giá trị bản thân, về ý nghĩa sự tồn tại và những khát vọng, ước muốn chính đáng của con người cá nhân trong cuộc đời.

b)”Cái tôi” ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

– Ngất ngưởng chốn quan trường (sáu câu thơ đầu):

+ Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ chữ Hán trang trọng thể hiện quan niệm cao cả, đẹp đẽ của một nhà nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình với cuộc đời, với dân, với nước ; bộc lộ niềm tự hào không cần che gịấu của nhà thơ về vị trí, vai trò và cả tầm vóc của cá nhân mình trước cuộc đời.

+ Câu thơ thứ hai là hình ảnh ông Hi Văn trong chốn quan trường vừa kiêu hãnh, tự tôn, vừa thấm đượm nỗi cay đắng, chua xót của một con người từng trải, hiểu mình, hiểu đời:

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

+ Có thể coi các câu thơ 3, 4, 5, 6 là một sự tổng kết toàn bộ quãng đời oanh liệt của Nguyễn Công Trứ ở chốn quan trường qua giọng thơ kiêu hãnh và khinh bạc. Đó là thái độ ngất ngưởng, cao ngạo của một con người vừa tự tin vào tài năng, nhân cách của mình, vừa coi nhẹ danh vọng chốn phù vân ngay khi đang ở đỉnh cao danh vọng, khi đang sống giữa hư vinh.

– Ngất ngưởng khi nghỉ quan (sáu câu thơ tiếp theo):

+ Phân tích ý nghĩa biểu đạt và biểu cảm của câu thơ Đô môn giải tổ chi niên. Cần làm rõ giá trị cụm từ “giải tổ” – cởi dây đeo ấn – thấy được tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được giải thoát khỏi chốn quan trường.

+ Phân tích ý nghĩa của câu thơ Kia núi nọ phau phau mây trắng để thấy tâm thế lâng lâng sảng khoái của Nguyễn Công Trứ khi đắm mình trong thú tiêu dao, hoà lẫn với thiên nhiên khoáng đạt.

– Phân tích những biểu hiện trớ trêu, trái khoáy : Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi – Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì;… đó là cách để Nguyễn Công Trứ ngạo đời, ngạo mình, cười cọt với cả những quan niệm đạo lí thông thường của xã hội; là hình ảnh ngất ngưởng của nhà thơ khi dám đúng lên trên tất cả thị phi, phá bỏ mọi quy tắc, thoát khỏi mọi ràng buộc giả dối, dám sống thật với mình.

– Ngất ngưởng trong cả cuộc đời (phần còn lại) :

Lí giải nguyên nhân cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ : từ đoạn 1 (sáu câu thơ đầu) do tài thao lược đến đoạn 2 (sáu câu thơ tiếp theo) do cốt cách phóng khoáng của một kẻ đa tài, đa tình ; đoạn 3 (phần còn lại) cho thấy sâu xa hơn nguồn cội cách sống ấy : niềm tin vào quan niệm sống đúng đắri cùng tài năng, nhân cách của mình.

– Quan niệm sống: hai câu Được mất dương dương người thái thượng-Khen chê phoi phới ngọn đông phong: con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được – mất – khen – chê.

– Khẳng định sự tự do tuyệt đối khi được thả mình trong thú vui thanh sạch, cao khiết Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng – Không Phật, không Tiên, không vướng tục ; không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật, Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần. Trong khoảng giữa không Tiên, không tục, Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng với cả cuộc đời cùng thiên nhiên, vũ trụ.

– Sự ngất ngưởng còn xuất phát từ niềm tin vào nhân cách và tấm lòng trung quân ái quốc cao cả của mình : Chẳng Trái, Nhạc cũng ưào phường Hàn Phú – Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

* Bài thơ không chỉ bộc lộ một cách sống mà còn là sự khắng định vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của một con người ý thức sâu sắc được tài năng, bản lĩnh và phẩm cách cao đẹp của mình.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Soạn Văn Lớp 11: Bài Ca Ngất Ngưởng

Soạn văn lớp 11 tập 1: Bài ca ngất ngưởng. Câu 2: Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người

Câu 1:

Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định. Ở bài thơ này, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận. Ngoài nhan đề, từ ” ngất ngưởng” được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ trở thành một biểu tượng cho một phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân.

– Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng, và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.

– Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.

– Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào, … và tự đánh giá cao các việc làm ấy.

– Từ ngất ngưởng cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.

Câu 2:

Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người ( Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều. Tóm lại, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự khắc kỉ phục lễ, uốn mình theo lễ và danh của Nho giáo.

Câu 3:

Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, đánh giá bản thân. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông sòng phẳng, thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo.

Câu 4:

Thể hát nói phát triển mạnh bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XIX. Nhiều nhà nho, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự của mình trong những sáng tác bằng thể hát nói. Nhờ đó, thể loại này phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí độc tôn trong một thời gian dài, trở thành một khuynh hướng văn học của thời đại.

So với thể thơ Đường luật gò bó, chật chội, hát nói phóng khoáng và tự do hơn nhiều. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu… Sự phóng khoáng của thể thơ đặc biệt thích hợp với việc chuyển tải những quan niệm nhân sinh của những nhà nho khao khát khẳng định chính mình, sống theo mình, coi thường những ràng buộc của lễ nghi, của xã hội.

Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.

Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.

Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

– Trong bài thơ từ ngất ngưởng được sử dụng bốn lần (không tính nhan đề) – Ngất ngưởng trong ngữ cảnh bài thơ có thể hiểu là sự ngang tàng, sự phá cách. Tác giả thể hiện sự ngất ngưởng là vì tác giả cho rằng mình hơn người – những kẻ quyền thế, quan cao chức trọng.- Ngất ngưởng cũng còn có nghĩa là sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận (hai sự việc: cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa và cùng các cô hầu gái lên chùa). Lối sống ấy thể hiện bản lĩnh cá nhân trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

Câu 2 trang 39 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

– Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do, như chim lồng cá chậu ( Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng, nơi cống hiến cho triều đình và để ông trọn đạo vua tôi. Tóm lại, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, cá tính, con người cá nhân, không chấp nhận sống theo những quan niệm gò bó, lỗi thời của Nho giáo.

Câu 3 trang 39 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

Nguyễn Công Trứ tự kể về mình: sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi khác thường, kỳ quặc, lập dị:

– Cưỡi bò đi ngao du, đeo ccar đạc ngựa vào cổ bò

– Đến chùa vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo hình bóng giai nhân “một đôi dì”.

– Ông không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện được mất. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra khỏi vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hướng mọi lạc thú, cầm, kỳ, thi, tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thoả thích.

Câu 4 trang 39 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

So với thể thơ Đường luật, hát nói là thể thơ tự do hơn. Hát nói không có luật chính thức về bằng trắc quy định chặt chẽ như thơ Đường luật.

– Về số câu: Đường luật hạn chế số câu theo thể thơ, hat nói thì không, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng loại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu).

– Số chữ: Đường luật quy định số chữ trong trừng câu theo đúng thể loại. Ví dụ thể thất ngôn tứ tuyệt mỗi câu có bảy chữu. Số chữ của hát nói không theo quy định cứng nhắc mà uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ.

– Về vần, Đường luật theo niêm luật, thanh B – T rõ ràng. Hát nói cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhau nhưng bài hát nói không quy định chặt chẽ về về đối.

– Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng Đầy Đủ Nhất Của Nguyễn Công Trứ

Trong bài soạn văn Bài ca ngất ngưởng này, Kiến Guru xin gửi đến các bạn những gợi ý để trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học trong SGK Ngữ văn 11, tập một. Sau khi tham khảo bài viết, mong rằng các bạn học sinh sẽ có những định hướng để chuẩn bị thật tốt phần soạn Bài ca ngất ngưởng trước khi đến lớp.

I. Hướng dẫn soạn văn Bài ca ngất ngưởng: Tác giả – Tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Công Trứ

Trước nhất, các bạn nên giới thiệu sơ lược về tác giả khi soạn bài Bài ca ngất ngưởng. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) có tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn. Ông là người con của miền đất miền Trung Hà Tĩnh, tại huyện Nghi Xuân, làng Uy Viễn. Nguyễn Công Trứ vốn có tinh thần ham học từ bé nhưng lận đận trên con đường khoa cử nên mãi đến năm bốn mươi hai tuổi thì con đường công danh của ông mới hiển lộ.

Nguyễn Công Trứ có khoảng thời gian dài tận hai mươi tám năm làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. Mặc dù ở chốn quan trường phải đối diện với nhiều thăng trầm nhưng tuyệt nhiên, ở Nguyễn Công Trứ vẫn toát lên khí khái cứng rắn, bình tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó và lập được nhiều chiến tích lẫy lừng, cả việc triều chính, khai khẩn đất hoàng, tu bổ chùa chiền hay chống giặc ngoại xâm.

Đến năm ông bước sang tuổi thứ bảy mươi, ông về quê sống cuộc đời riêng của mình sau hai lần cáo quan. Dù chọn về quê nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn dành sự quan tâm rất nhiệt thành dành cho đất nước và nhân dân. Bằng chứng là khi biết đến thông tin Pháp xâm lược Việt Nam, ông vẫn quyết tâm xin tòng quân diệt giặc dù tuổi đã cao.

Tác giả Nguyễn Công Trứ

2. Bài thơ Bài ca ngất ngưởng

II. Hướng dẫn soạn văn Bài ca ngất ngưởng qua gợi ý trả lời câu hỏi SGK

1. Câu 1

Bắt đầu với câu 1 trong soạn Bài ca ngất ngưởng. Trong bài thơ, ngoài nhan đề thì có 4 lần tác giả sử dụng từ “ngất ngưởng” và mỗi lần lặp lại ấy có vai trò nhất định. Trước hết, cần lí giải nghĩa của từ “ngất ngưởng”, đây vốn là từ láy tượng hình, gợi ra thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. Tuy từ “ngất ngưởng” mang ý nghĩa trên nhưng với mỗi lần nhắc đến, tác giả lại giúp người đọc hình dung những trạng thái “ngất ngưởng” riêng biệt.Lần thứ nhất, từ “ngất ngưởng” xuất hiện để miêu tả hình ảnh của Nguyễn Công Trứ khi có công danh vinh hiển và đảm nhiệm những trọng trách quan trọng: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông. Lúc này, ông tỏ rõ là người có khí khái của một vị quan ngạo nghễ và đặc biệt là có tài năng thao lược.Lần thứ hai, từ “ngất ngưởng” cũng dùng để khắc hoạ hình ảnh của chính Nguyễn Công Trứ, nhưng lúc này đã ở trong hoàn cảnh khác – trở thành dân thường. Thế nhưng dù vai trò xã hội có thay đổi thì ông vẫn bộc lộ phong thái tự tại, phóng khoáng của mình.

Từ “ngất ngưởng” ở lần thứ ba trong câu “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” thêm lần nữa khẳng định cá tính ngang tàng của nhà thơ. Thế nên, mặc dù nói về thú chơi ngông của mình, Nguyễn Công Trứ tỏ rõ việc muốn khẳng định những gì thuộc về nét riêng biệt của bản thân, dù có thể nó khác biệt rất nhiều với số đông.Ở lần cuối, “ngất ngưởng” diễn tả nhân cách của Nguyễn Công Trứ trong việc xem thường vinh hoa phú quý, tĩnh tại thưởng ngoạn những sở thích bản thân mà không màng đến điều tiếng của nhân gian, thế sự. Ông không muốn bị ràng buộc, gò ép trong bất cứ điều gì.

2. Câu 2

Có thể thấy Nguyễn Công Trứ vẫn quyết định ra làm quan dù biết trước làm quan là gò bó, mất tự do bởi lẽ: làm quan chính là cách ông tạo cơ hội cho chính mình để thể tài năng và khí khái, hoài bão và khát vọng của một đấng nam nhi. Thế nên, ông đã chọn làm quan như một cách để tôn trọng khát vọng của chính mình nhưng là làm quan một cách “ngất ngưởng”, vẫn phóng túng, tự do, không gò ép mình vào khuôn phép cứng nhắc và cũng không chịu khuất phục trước những cái xấu, cái ác.

3. Câu 3

Bài thơ chính là một cách để nhà thơ bộc lộ cách nhìn nhận lại và tự đánh giá chính bản thân mình. Việc tự nhìn nhận ấy được ông thể hiện cụ thể:Thứ nhất, giọng điệu kể chuyện khảng khái, mạnh mẽ nhưng cũng đầy cá tínhThứ hai, qua cách kể chuyện, ông thể hiện sự tự ý thức về tài năng, phong cách, khí tiết của bản thân và ông tự hào vì mình là người dám nghĩ dám làm, dám sống cho mình chứ không bị chi phối bởi dư luận hay định kiến của lễ giáo hà khắc. 

4. Câu 4

Thể hát nói là thể loại được khá nhiều những nhà thơ, nhà văn và chính trị gia sử dụng để bày tỏ tâm tư và giải toả nỗi niềm của mình. Chính vì những đặc điểm riêng biệt về thể loại, đặc biệt là tính chất phóng khoáng, tự do nên chuyên chở những quan niệm về lẽ sống một cách thoải mái, gần gũi với con người. Bởi những lí do trên mà thể hát nói chuyển tải ít nhiều hiệu quả những điều mà họ trăn trở và khi làm được sứ mệnh đó, nó được ưu ái và trở thành một khuynh hướng văn học. Đây là câu hỏi cuối cùng của soạn văn 11 Bài ca ngất ngưởng.

Soạn văn bài Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam

Phân tích nhân vật Liên – Hai Đứa Trẻ

Soạn văn bài Chữ Người Tử Tù

Như vậy, với những gợi ý nêu trên, mong rằng các bạn học sinh sẽ có thêm gợi ý từ Kiến Guru để soạn văn Bài ca ngất ngưởng hiệu quả!

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!