Xem Nhiều 3/2023 #️ Soạn Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1 # Top 8 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Soạn Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1 # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Chọn đáp án đúng cho nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.

A – Bút pháp ước lệ

B – Bút pháp tả cảnh ngụ tình

C – Bút pháp hiện thực

Trả lời:

Đọc kĩ phần Ghi nhớ ( Ngữ văn 9, tập một, trang 96) để làm bài.

2. Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào ? Tìm một số đoạn thơ có nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều.

Trả lời:

Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống nhau ở “tả cảnh” và khác nhau ở “ngụ tình”. Nghệ thuật tả cảnh đơn thuần thì đối tượng, mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả trực tiếp miêu tả cảnh vật. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng . Cảnh khi ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là tả cảnh còn đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là tả cảnh ngụ tình.

Một số đoạn thơ trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình :

– Đoạn Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều :

Người lên ngựa kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dậm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi ? Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường !

– Đoạn Kim Trọng trở lại vườn Thuý :

Từ ngày muôn dặm phù tang, Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà. Vội sang vườn Thuý dò la, Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa. Đầy vườn cỏ mọc lau thưa, Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời. Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. Xập xè én liệng lầu không, Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày. Cuối tường gai góc mọc đầy, Đi về này những lối này năm xưa. Chung quanh lặng ngắt như tờ, Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai ?

3. Chỉ ra mối quan hệ giữa “tả” thiên nhiên và “ngụ” tình cảm, tâm trạng Thuý Kiều trong sáu câu thơ đầu.

Trả lời:

Sáu câu thơ đầu gợi tả cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian. Không gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian : Bốn bề – bát ngát – xa trông. Thêm vào đó nghệ thuật đối lập tương phản giữa non xa / trăng gần càng làm nổi bật hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Thời gian tuần hoàn, khép kín, quanh đi quẩn lại hết “mây sớm” lại “đèn khuya”.

Không gian cũng như thời gian giam hãm con người. Chữ xuân trong khoá xuân mang nhiều hàm nghĩa : nói về Thuý Kiều, gợi cả tuổi thanh xuân, xuân sắc của nàng. Kiều trơ trọi giữa mênh mông trời nước, không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya” trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn đến “bẽ bàng”.

4. Tâm trạng nhớ thương của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được thể hiện như thế nào ? Trình tự như thế có hợp lí không ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.

Trả lời:

Ở lầu Ngưng Bích khi nhớ người thân, Kiều nhớ tới Kim Trọng trước, nhớ tới cha mẹ sau. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Sự hợp lí, tinh tế là ở chỗ Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục và đang bị ép phải tiếp khách làng chơi nên nỗi đau lớn nhất của Kiều lúc này là “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, vì thế người mà nàng thương và nhớ đầu tiên là Kim Trọng. Nàng nhớ lại đêm thề nguyền “Vầng trăng vằng vặc giữa trời – Đinh ninh hai miệng một lời song song” mà “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Dường như lần nào nhớ về Kim Trọng, nàng đều tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng cũng đang nghĩ về mình : “Tin sương luống những rày mong, mai chờ”. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có hai cách hiểu : tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên, hoặc tấm lòng son trong trắng của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa ? Trong bi kịch về tình yêu, Thuý Kiều có nỗi đau về nhân phẩm.

Sau nỗi nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ tới cha mẹ. Nàng thương cha mẹ tuổi già không người trông nom, nàng xót xa song thân sức yếu mà không người săn sóc. Nàng như thấy hiện lên hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con gái, hay mong chờ con đến đỡ đần. Nàng tưởng tượng cảnh ở nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm”, nghĩa là cha mẹ ngày một thêm già yếu. “Quạt nồng, ấp lạnh” là cách dùng điển, vừa nói lên tấm lòng hiếu thảo, vừa diễn tả tâm trạng của Kiều, lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi đã tuổi già, sức yếu.

Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Thuý Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Nguyễn Du diễn tả bi kịch của Kiều đồng thời làm ngời lên vẻ đẹp nhân bản của con người.

5. Viết một đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối (từ câu : “Buồn trông cửa bể chiều hôm” đến câu “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”).

Trả lời:

Tham khảo đoạn văn sau :

“Cảnh vật trong Truyện Kiều vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng. Đoạn tả cảnh trước lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật miêu tả kết hợp hài hoà giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.

Bao trùm tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là một nỗi buồn : buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình. Làm sao có thể diễn tả một tâm trạng ôm trọn ba nỗi buồn với những sắc thái không giống nhau ? Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy”. Kiều nhớ cha mẹ, nhớ quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn, trống vắng của mình, thì :

Buồn trông cửa bế chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Khi nàng buồn nhớ người yêu và cũng là xót xa cho duyên phận, cho cảnh ngộ của bản thân :

Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về những tai ương, hiểm nguy đang đón đợi phía trước, thì hiện ra cảnh tượng hãi hùng :

Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều : cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn của Kiều từ man mác, mông lung đến âu lo, kinh sợ. Ngọn gió “cuốn mặt ghềnh” và tiếng sóng ầm ầm “kêu quanh ghế ngồi” như báo trước, chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.

Có thể nói, dưới ngòi bút Nguyễn Du, hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng : thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh, ở chức năng thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc hoạ tính cách nhân vật”.

(Theo Lã Nhâm Thìn, Chuyên đề Văn 9, Sđd)

Sachbaitap.com

Soạn Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều:

– Hai chữ “khóa xuân” cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng.

– Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “Bốn bề bát ngát xa trông”. Cảnh “non xa”, “trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người.

Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng” có thể là tả cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.

– Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân”. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya”. Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.

Câu 2: Nỗi nhớ thương của Kiều được diễn tả sâu sắc trong tám câu thơ tiếp theo:

– Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Một lần khác, nàng nhớ về Kim Trọng cũng là “Nhớ lời nguyện ước ba sinh”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng cũng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có hai cách hiểu: tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên, hoặc tấm lòng son của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa được.

– Tiếp đó Kiều nhớ đến cha mẹ. Nghĩ tới song thân, Kiều thương và xót. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điển cố “sân Lai”, “gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm”, nghĩa là cha mẹ ngày một thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian cách xa bao mùa mưa nắng, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối vưới cảnh vật và con người. Lần nào khi nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ.

– Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.

Câu 3: Tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

– Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh “hoa trôi man mác” đến “nội cỏ rầu rầu”, tiếng sóng ầm ầm, đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: sự cô đơn, thân phận nổi nênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Và, quả thực, ngay sau lúc này, Kiều đã mắc lừa Sở Khanh để rồi phải lâm vào cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

chúng tôi

Soạn Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Bố cục:

+ Phần 1 (6 câu đầu): Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích

+ Phần 2 (8 tám câu thơ tiếp): Nỗi nhớ thương của Kiều đối với Kim Trọng và với cha mẹ mình

+ Phần 3 (tám câu thơ cuối cùng): Tâm trạng bế tắc, buồn thảm của Thúy Kiều.

Hướng dẫn soạn bài

Bài 1 (trang 95 sgk ngữ văn 9 tập 1)

– Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều

+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp

– Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…

– Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều

– Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.

Bài 2 (Trang 95 sgk ngữ văn 9 tập 1)

– Tám câu thơ tiếp là nỗi thương nhớ của Kiều về người yêu và gia đình.

Trình tự nỗi nhớ phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật, Kiều nhớ người yêu trước rồi nhớ tới cha mẹ.

– Trình tự nỗi nhớ hợp lý bởi vì Kiều đã hi sinh vì gia đình, vì cha mẹ. Khi Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới Kim Trọng bởi Kim Trọng không hề biết Kiều phải bán mình chuộc cha, Kim Trọng sẽ ngày đêm uổng công thương nhớ Kiều

b, Tác giả sử dụng hình ảnh có tính biểu trưng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

– “Chén đồng” hình ảnh gợi nhắc về đêm trăng thề nguyền giữa Kim Kiều. Nhưng giờ đây mỗi người một phương

+ Kiều tưởng tượng Kim Trọng ngóng trông nàng mỏi mòn.

+ “Tấm son” tấm lòng son sắt của Kiều vẫn hướng về Kim Trọng

– Nỗi nhớ về gia đình: sử dụng các điển tích “Sân Lai”, “Quạt nồng ấp lạnh” để nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều về gia đình

+ Kiều lo cha mẹ già không có ai chăm sóc khi ở nhà.

+ Kiều là người con có hiếu, biết yêu thương, quan tâm tới cha mẹ.

→ Kiều là nhân vật giàu tình yêu thương, có hiếu. Kiều vượt lên trên nỗi đau của bản thân để suy nghĩ cho người yêu, gia đình.

Câu 3 (trang 96 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Cảnh vật ở đây là cảnh tưởng tượng của Kiều vì qua mỗi cảnh vật. Mỗi bức tranh thiên nhiên là một kiểu tâm trạng của Thúy Kiều.

– Nỗi nhớ cha mẹ, quê hương, Kiều trông ngóng theo “cánh buồm xa xa” buổi chiều hôm

– Kiều nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở “hoa trôi man mác biết là về đâu”

– Kiều đau đớn buồn tủi cho thân phận mình, khi rơi vào cuộc sống bế tắc ” ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

→ Từng cảnh vật, chi tiết chứa đựng tâm trạng, tình cảm của Kiều. Cảnh vật cùng một màu bi thương, buồn tủi.

– Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa tới gần.

– Tác giả diễn đạt sâu sắc nội tâm nhân vật Kiều khi rơi vào cảnh bế tắc, không có lối thoát cho bản thân.

– Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ sẽ ập tới cuộc đời Kiều.

Luyện tập

Bài 1 (trang 96 sgk ngữ văn 9 tập 1)

– Tả cảnh ngụ tình là bút pháp đặc trưng của văn học trung đại. Sử dụng cảnh để bộc lộ tâm trạng của con người, chứ không đơn thuần là tả cảnh.

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối

+ Cảnh vật được nhìn qua lăng kính tâm trạng của nhân vật nên nhuốm màu rõ rệt

Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa: gợi liên tưởng đến những chuyến đi xa, rời khỏi bến đỗ

+ Nỗi lo âu về số phận lưu lạc, lênh đênh: Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu

+ Cảnh vật nhuộm một màu “rầu rầu” của tâm trạng. “Buồn trông nội cỏ rầu rầu”

+ Dự cảm về một số phận bất trắc, khổ cực của bản thân “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

→ Tám câu thơ diễn tả tâm trạng, nỗi cô đơn, lạc lõng, đầy lo âu về số phận của Thúy Kiều

Bài 2 (trang 96 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Học thuộc lòng đoạn thơ

Bài giảng: Kiều ở lầu Ngưng Bích – Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

Bài giảng: Kiều ở lầu Ngưng Bích – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Thúy Kiều Báo Ân Báo Oán (Trích Truyện Kiều) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1

1. Thử lí giải vì sao Nguyễn Du để cho nhân vật Thuý Kiều dùng nhiều từ Hán Việt và vận dụng điển cố khi nói với Thúc Sinh, còn khi nói về Hoạn Thư, nói với Hoạn Thư, nhà thơ lại để cho Kiều dùng nhiều từ thuần Việt và vận dụng những thành ngữ dân gian ?

Trả lời:

Khi nói với Thúc Sinh, trong ngôn ngữ của Kiều xuất hiện nhiều từ Hán Việt : nghĩa, tòng, phụ, cố nhân,… kết hợp với điển cố Sâm Thương. Lời lẽ của Kiều khi nói với Thúc Sinh là lời lẽ của một “phu nhân” với những khái niệm đạo đức phong kiến như chữ “nghĩa”, chữ “tòng” và “những phong cách biểu hiện ước lệ, công thức “Sâm Thương”, “nghĩa trọng nghìn non” (Đặng Thanh Lê). Cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.

– Khi nói về Hoạn Thư, nói với Hoạn Thư, trong ngôn ngữ của Kiều lại xuất hiện nhiều từ thuần Việt và những thành ngữ dân gian : quỷ quái tinh ma ; kẻ cắp, bà già gặp nhau ; kiến bò miệng chén ; càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều,… Cách nói hết sức nôm na, bình dị, dễ hiểu này phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp. Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn, tiếng nói của nhân dân. “Thuý Kiều nói về Hoạn Thư trên cơ sở một triết lí nhân sinh có tính chất quần chúng ! Đây là triết lí “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, một quan niệm xử thế rất công bằng để đối xử lại với xã hội đầy áp bức, lừa đảo xưa kia. Người thiếu nữ chỉ quen “Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu” một khi bị xô đẩy ra khỏi nhung lụa, cũng sẽ nói năng, cử chỉ như quần chúng”. (Đặng Thanh Lê)

2. Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách Thuý Kiều trong đoạn thơ này.

Trả lời:

Trong đoạn trích, người đọc đã thấy ở nhân vật Thuý Kiều đa dạng nhưng nhất quán về tính cách.

Mọi biểu hiện đa dạng, phức tạp trong tính cách của Thuý Kiều đều làm nổi bật lên vẻ đẹp từ tấm lòng vị tha, nhân hậu của nàng.

Với tấm lòng nhân hậu, Kiều đã trả ơn Thúc Sinh. Chàng Thúc đã đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục, đem đến cho nàng những ngày tháng êm ấm của cuộc sống gia đình. Thế nhưng sự gắn bó với Thúc Sinh đã đưa Kiều vào hoàn cảnh “Dấm chua lại tội bằng ba lửa nồng”. Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư hành hạ. Vậy mà nàng vẫn gọi ơn của Thúc Sinh dành cho nàng là “nghĩa nặng nghìn non”. Không một lời trách Thúc Sinh vì nàng thấu hiểu nỗi đau khổ của mình không phải do chàng gây ra mà thủ phạm chính là Hoạn Thư : “Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân ?”. Với Kiều thì dù có “Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân” cũng chỉ “gọi là” chút lòng đền đáp chứ chưa dễ xứng với ơn nghĩa Thúc Sinh dành cho nàng. Kiều đúng là người nghĩa tình “ơn ai một chút chẳng quên”.

Cùng với tấm lòng trọng ơn nghĩa, ở Thuý Kiều còn có lòng khoan dung. Không thấy được sự thống nhất giữa tinh thần trọng ơn nghĩa với lòng khoan dung ấy thì khó mà lí giải được những hành động đối lập nhau của Kiều xảy ra cùng một lúc. Qua lời nói, khi mỉa mai “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !”, khi thẳng thừng : “Đàn bà dễ có mấy tay – Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan !”,… có thể thấy Kiều đã xác định không lầm “Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”. Một cuộc báo thù ghê gớm như sắp xảy ra theo đúng quan niệm dân gian : “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”, “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”. Vậy mà liền sau đó, nghe Hoạn Thư “liệu điều kêu ca”, Kiều đã thay đổi ngay thái độ : “Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”. Sự thay đổi ấy xuất phát từ tấm lòng khoan dung và sự thấu hiểu lẽ đời của Kiều. Nàng bao dung, thấu hiểu Hoạn Thư mang tâm lí chung của giới nữ : “Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”, “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Kiều không cố chấp khi Hoạn Thư đã biết lỗi : “Trót lòng gây việc chông gai”, và xin tha : “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng” thì Kiều cũng khoan dung độ lượng : “Đã lòng tri quá thì nên”. Kiều đã cư xử theo triết lí dân gian : “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”.

3. Qua lời lẽ của Hoạn Thư trong đoạn thơ, em cảm nhận như thế nào về tính cách của nhân vật này ?

Trả lời:

Tính cách của Hoạn Thư cũng có những biểu hiện phong phú, đa dạng nhưng tất cả đều nhất quán ở bản chất một con người khôn ngoan, giảo hoạt. Hay nói như Kiều, đây là con người “sâu sắc nước đời” đến “quỷ quái tính ma”.

Hoạn Thư giảo hoạt trong cách ứng xử. Ban đầu, Hoạn Thư có “hồn lạc phách xiêu”. Nhưng ngay trong hoàn cảnh ấy, Hoạn Thư vẫn kịp “liệu điều kêu ca”.

Hoạn Thư khôn ngoan trong các lí lẽ để gỡ tội. Con người này “Nói lời ràng buộc thì tay cũng già”. Trước hết Hoạn Thư dựa vào tâm lí thường tình của người phụ nữ : “Rằng : Tôi chút phận đàn bà – Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Lí lẽ này đã đưa Kiều và Hoạn Thư từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ : “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Từ tội nhân, Hoạn Thư đã lập luận để mình trỏ thành nạn nhân của chế độ đa thê. Tiếp đến, Hoạn Thư kể lại “công” đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn. Từ tội nhân thành nạn nhân rồi thành ân nhân, con người này thật khôn ngoan, giảo hoạt. Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung, độ lượng của Kiều : “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”,… Lớp lang lời tự bào chữa của Hoạn Thư theo ba bước như vậy chứng tỏ Hoạn Thư đúng là người “sâu sắc nước đời”, không những “chàng Thúc phải ra người bó tay” mà chính Kiều cũng ở vào hoàn cảnh khó xử : “Tha ra thì cũng may đời – Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”. Tuy nhiên, Kiều đã vượt qua hoàn cảnh khó xử ấy bằng chính tấm lòng khoan dung, nhân hậu : “Đã lòng tri quá thì nên – Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”.

4. Trong đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ tính cách nhân vật ?

A – Miêu tả nội tâm

B – Tả cảnh ngụ tình

C – Miêu tả ngôn ngữ đối thoại.

Trả lời:

Đọc phần Ghi nhớ ( Ngữ văn 9, tập một, trang 109) để trả lời.

Trả lời: chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!