Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề 1 Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài: Nhắc lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học em thấy ấn tượng nhất (thời gian, địa điểm…).
2. Thân bài:
– Cảm xúc đêm trước ngày khai trường:
+ Vui mừng, háo hức chuẩn bị đồ đạc (cặp sách, quần áo…).
+ Hồi hộp, lo lắng, không ngủ được.
– Cảnh vật trên đường tới trường.
+ Con đường tới trường với bố/ mẹ khác trở nên lạ thường.
+ Cảnh bầu trời, hàng cây, chim chóc….
– Tả về ngôi trường mới
+ Quang cảnh sân trường: bạn bè mới, thầy cô mới, học sinh khóa trên…
+ Cảnh lớp học: bàn ghế, cách trang trí lớp học.
– Tả về cảnh buổi lễ khai giảng
+ Xếp hàng chào cờ và dự lễ khai giảng.
+ Thầy/ cô hiệu trưởng phát biểu, đánh trống chào năm học mới.
+ Các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.
+ Cảm xúc khi được trở thành học sinh ngồi phía dưới lắng nghe thầy cô.
– Vào nhận lớp học
+ Cảm xúc khi gặp và nghe cô giáo chủ nhiệm làm quen với lớp.
+ Cảm xúc khi có chỗ ngồi riêng, có bạn mới bên cạnh
3. Kết bài: Khẳng định kỉ niệm ngày đầu tiên đi học luôn sâu đậm, đó là một phần của tuổi thơ.
Hôm ấy, trước ngày khai trường, tôi trằn trọc suốt đêm, không thể nào ngủ được. Bởi vì trong lòng tôi cảm thấy rất hồi hộp và không biết ngày khai trường được diễn ra có giống hồi tôi học ở trường cấp một ngày ấy hay không? Cảm giác của tôi vào hôm ấy không tài nào tả được. Rồi ngày mà tôi luôn tò mò cùng đã đến.
Sáng tinh mơ, lần đầu tiên tôi dậy sớm. Xong xuôi những việc cá nhân, tôi vội vã chạy vào phòng với vẻ mặt hớn hở. Tôi nhanh tay lấy bộ đồng phục ra, trông nó mới và trẳng tinh. Tôi nhẹ nhàng thay bộ đồng phục ấy, cột lên thêm chiếc khăn quàng đỏ thắm, nhìn vào gương, tôi tự nghĩ rằng, giờ mình đã là một nữ sinh cấp hai rồi, cần phải chững chạc hơn, ra vẻ nữ sinh hơn. Thay quần áo xong, tôi chạy xuống phỏng ăn, ăn sáng cùng gia đình. Ai ai cũng bảo rằng tôi đã khôn lớn hơn rôi. Tôi cũng nghĩ vậy.
Ăn một bữa no nê vào buổi sáng, tôi vội chào tạm biệt cả nhà và lấy chiếc xe đạp ra. Tôi chạy từ từ đến trường, cảm giác lúc bấy giờ của tôi rất là vui. Khi đến trường, toàn trường náo nhiệt như những ngày lễ vậy.
Ngoài cổng trường, cửa chính mở toang ra đội trống liền xếp thành hai hàng ngang, khi có khách hoặc giáo viên bước vào, trống kèn vang lên như thể chào mừng họ vậy. Sân trước của trường treo những dây với những lá cờ đủ màu bay phấp phới. Mọi thứ trông rẩt mới mẻ và lạ lẫm. Các giáo viên cũng thế, các cô giáo thì mặc những bộ áo dài mới. Còn các thầy thì mặc những chiếc áo sơ mi trang trọng với chiếc cà vạt đủ màu sẳc. Bên trong trường có sân khấu to, bên trên sân khấu có những bó hoa tươi dùng để trưng bày. Các cửa cầu thang đều đóng lại kín mít. Khối sáu chúng em được thầy tổng phụ trách và thầy giám thị sắp xếp hàng lối cho từng lớp. Còn ba khối, bảy, tám, chín được xếp theo sự điều động của thầy Sơn giám thị. Không khí lúc đó rất náo nhiệt. Mỗi lớp sáu chúng em được cô chủ nhiệm mua cho mỗi lớp mười cái bong bóng. Buổi lễ khai giảng bắt đầu, từng lớp chúng tôi được bước vào trên tấm thảm đỏ cùng với lời giới thiệu mỗi lớp của cô dẫn chương trình. Sau những lời giới thiệu chính là lúc chúng tôi được thả lên trời những quả bóng, là lúc mà ai trong lòng cũng thấy toại nguyện. Sau những lời giới thiệu, phần phát biểu cùa thầy hiệu trưởng là kết thúc buổi lễ, khi mỗi học sinh toàn trường bước ra khỏi trường sau một buổi lễ khai giảng đầy niềm vui. Tôi nghĩ rằng từ nay tôi chính thức là một nữ sinh cấp hai.
2. Thân bài:
1. Mở bài: giới thiệu về người thân luôn sống mãi trong trái tim em ( cha, mẹ, người thân gia đình, bạn thân, thầy cô, …)
– Giới thiệu bao quát: những đặc điểm nổi bật về ngoại hình
+ Hình dáng, nước da, mái tóc, nụ cười, giọng nói.
+ Đặc tả điểm đặc biệt nhất của ngoại hình (tự chọn).
– Điểm qua về tính cách, sở thích, thái độ, nghề nghiệp, tuổi tác.
+ Chọn đặc điểm quan trọng về tính cách, thái độ khiến em thấy ấn tượng, đáng học hỏi.
– Kỉ niệm đáng nhớ nhất với người đặc biệt đó
– Cảm nghĩ, cảm nhận của em về người “sống mãi trong lòng”.
Lá cây đã rơi đầy trên hè phố. Một năm học mới đã bắt đầu khi mùa thu về.Về theo mùa thu, mùa tựu trường là những kỉ niệm ấm áp của những ngày đầu tiên tới lớp. Đẹp đẽ nhất trong những hình ảnh thân thương ấy là cô giáo lớp Một của tôi, cô Đàm Thu Hằng.
Năm ấy, cô tôi còn rất trẻ. Có lẽ chỉ 27, 28 tuổi thôi. Cô giáo tôi xinh lắm, xinh nhất trường. Khuôn mặt cô tròn trịa, hiền hòa với đôi mắt nâu ấm áp. Mái tóc đen óng ánh càng làm nổi bật nước da hồng mịn màng của cô. Quả thật, cô tôi rất xinh trong bộ quần áo giản dị ngày thường lên lớp. Cô tôi càng xinh hơn trong tà áo dài rực rờ những buối sáng thứ hai chào cờ có nắng vàng trải nhẹ. Tôi cứ nhớ mãi cái nhìn âu yếm của cô lúc hướng dẫn chúng tôi xếp hàng. Tôi không sao quên được bàn tay mềm mại đã dắt tôi líu ríu đi diễu hành qua lễ đài trong ngày khai giảng.
Vào lớp, cô Hằng dạy chúng tôi tập đọc, tập viết, tập làm toán. Bàn tay cô nắn nót viết từng chữ mẫu trên bảng đen. Bàn tay cô thoăn thoắt xòe que tính cho chúng tôi tập làm toán. Giờ chơi, đôi bàn tay cô lại vươn cao tung bóng cho chúng tôi cùng chạy nhảy chơi đùa. Đến bữa trưa, bàn tay cô hối hả, nhịp nhàng xới cơm, chan canh cho mỗi chúng tôi. Tôi lớn khôn dần lên trong vòng tay âu yếm của cô.
Ngày tổng kết năm học cũng là ngày tôi chia tay cô giáo. Tôi vẫn nhớ như in buổi sáng mùa hè năm ấy. Cô Hằng mặc áo dài màu xanh da trời có hoa nhổ lốm đốm trắng. Tóc cô búi cao đế lộ rõ khuôn mặt hiền từ, xinh đẹp. Cả lớp ngồi im phăng phắc, mở to mắt nhìn cô. Có lẽ cô cũng xúc động nên tiếng nói trầm và nhỏ hơn bình thường: “Các con yêu quý của cô. Thế là hết một năm học rồi. Các con đã lớn thêm một ít. Cô mong các con học giỏi, ngoan ngoãn và sẽ nhớ về cô, nhớ về các bạn”. Rồi cô đi từng bàn, nắm tay, xoa đầu tạm biệt từng thành viên của lớp. Đến lượt mình, tôi đưa cả hai tay nắm chặt tay cô và thì thầm: “Con yêu cô lắm! Con xin cảm ơn cô!”.
Đề 3 Đề 3. Tôi thấy mình đã lớn khôn. Gợi ý dàn bài:
Tôi đã được học với các thầy (cô) giáo mới, nhưng mỗi độ thu về, đón năm học mới, tôi lại thấy hiển hiện trước mắt tòi tấm áo dài xanh có hoa lốm đốm trắng và bàn tay tôi như ấm sực lên trong bàn tay cô giáo tự thuở nào.
2. Thân bài
1. Mở bài: Thời điểm em nhận ra sự trưởng thành của mình.
Sự trưởng thành về mặt: thể chất, tinh thần, suy nghĩ…
– Đối với nữ
+ Ngoại hình, vóc dáng:
+ Chiều cao: cao hơn trước.
+ Giọng nói: trong trẻo và ngọt ngào hơn.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt trông dịu dàng, nữ tính hơn.
+ Trí tuệ: Cảm tháy bản thân hiểu rõ mình, giải quyết vấn đề nhanh và sâu sắc hơn.
– Tính cách:
+ Bớt vội vàng hơn trước, làm mọi việc cẩn thận và suy nghĩ chín chắn hơn.
+ Chăm chải chuốt, chăm lo cho vẻ bên ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
+ Biết quan tâm tới mọi người xung quanh, biết thương yêu và giữ ý hơn trước
+ Hay thẹn thùng trước các bạn khác giới
– Các biểu hiện của sự khôn lớn:
+ Tự giác trong các hoạt động chăm sóc, vệ sinh cá nhân mà không cần mẹ phải nhắc nhở.
+ Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà một cách tự giác và làm chỉn chu.
+ Nhường nhịn em nhỏ ít tuổi hơn
+ Biết thương yêu và quan tâm tới bố mẹ.
3. Kết bài:
+ Biết tự chăm sóc bản thân chu đáo hơn.
Quá trình khôn lớn, trưởng thành là điều thú vị, hạnh phúc.
Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng, mình đã lớn khôn. Đối với tôi, điều đó đã trở thành hiện thực. Đúng là như vậy, tôi đã lớn khôn.
Tuổi thơ của tôi thật hạnh phúc, một tuổi thơ êm đềm. Không giàu sang phú quí, nhưng tôi được sống trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. Từ bé đến giờ, tôi chưa phải chịu một nỗi khổ cực nào, bởi vì tôi luôn được ba mẹ săn sóc, bảo vệ. Cứ thế, tôi đã lớn dần. Tôi càng phát triển, càng cao lớn, thì ba mẹ tôi lại dần dần già đi. Tôi đã từng làm cho mẹ khóc bởi vì tôi đã hỗn láo với mẹ, tôi đâu có biết rằng những giọt nước mắt kia là vì tôi, là vì những sai trái mà tôi đã gây ra, những giọt nước mắt kia sẽ làm cho mẹ tôi thêm già, và có khi nào, nó sẽ đưa tôi đến gần ngày xa mẹ hơn. Tôi đã từng làm ba tức giận đến mức không thể kìm nén, ba đã mắng tôi rất nhiều, đã đánh tôi vài cái, nhưng trong thâm tâm của ba chỉ muốn tôi nên người. Vậy mà tôi đã từng suy nghĩ rằng, ước gì mình lớn thật nhanh để có thể sống riêng, không phải ở chung với ba mẹ, một cuộc sống tự do tự tại, không ai có thể ngăn cấm mình điều gì, và không cần phải nghe nhưng lời răn mắng của ba mẹ nữa.
Đúng vậy, tôi đã từng nghĩ như vậy đấy. Một ý nghĩ thật tệ hại, một ý nghĩ ngu xuẩn và của một kẻ vô ơn. Ngồi một mình trong phòng riêng của mình, tôi tự vắt tay lên trán suy nghĩ. Chỉ hai mươi, ba mươi năm nữa thôi, đến lúc tôi đã trưởng thành, thì ước mơ lớn nhất của đời mình chính là mong những năm tháng ngốc nghếch làm ba mẹ buồn lòng sẽ trở lại để tôi sửa chữa, để tôi làm cho ba mẹ vui, lại được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, nghe lời chỉ bảo của ba, tôi sẽ mong mỏi điều đó đến phát khóc, bởi vì có lẽ, lúc đó, ba mẹ chỉ còn trong kí ức của bản thân tôi. Tôi thoáng nghĩ đến điều này, mà trước đây tôi chưa từng nghĩ tới, bởi vì một điều rằng, tôi đã khôn lớn rồi.
Tôi đã khôn lớn vì lời răn dạy của ba mẹ. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết cảm nhận được nỗi đau về thể xác khi ba mẹ phải vất vả nuôi tôi khôn lớn, nỗi đau tinh thần khi nghe những lời hỗn láo từ đứa con đã rứt ruột đẻ ra của ba mẹ. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết suy nghĩ vì những lỗi lầm của chính bản thân mình gây ra, thay vì đổ lỗi đó cho người khác. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết yêu thương mọi người, chia sẻ cho mọi người, giúp đỡ mọi người thay vì chỉ đón nhận tình yêu thương, sự chia sẻ và giúp đỡ của người khác. Tôi đã khôn lớn vì tôi đã biết vui trước niềm vui của người khác, biết buồn trong nỗi buồn của mọi người, biết căm phẫn trước những bất công và biết rơi nước mắt trước những bất hạnh của cuộc đời.
Tôi đã lớn trong cả tâm hồn của mình. Tôi sẽ luôn nâng niu những hạnh phúc như một món quà mà thượng đế đã ban tặng, và trân trọng nó bằng cả trái tim. Thời gian đã trôi qua tôi một cách vô cảm, mà giờ đây tôi thấy nó quí báu như viên kim cương, và sự quí giá của nó tùy thuộc vào tôi.
chúng tôi
Không lâu đâu, chỉ vài năm nữa thôi, tôi sẽ bước vào cuộc đời, cuộc đời của chính bản thân mình, không còn vòng tay của mẹ, không còn sự che chở của ba. Tôi sẽ tự mình bước trên con đường riêng của mình, và sẽ tự nắm lấy chìa khóa để mở cánh cửa của tương lai, cánh cửa vươn tới ước mơ của tôi.
Soạn Văn Lớp 7 Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1
Soạn văn lớp 7 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả ngắn gọn hay nhất : Đề 2 : Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất). Đề 3 : Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em). Đề 4 : Miêu tả chân dung một người bạn của em.
Soạn văn lớp 7 bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình Soạn văn lớp 7 bài Mạch lạc trong văn bản
Soạn văn lớp 7 trang 44 tập 1 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả ngắn gọn hay nhất
Câu hỏi bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự miêu tả tập 1 trang 44
Đề 1 : Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (cảm động, buồn cười) em gặp ở trường.
Đề 2 : Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
Đề 3 : Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).
Đề 4 : Miêu tả chân dung một người bạn của em.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự miêu tả
Trả lời câu 1 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự miêu tả trang 44
Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em dự định kể (đó là câu chuyện gì? Về ai hoặc về cái gì?).
2. Thân bài:
a. Kể lại hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm, …)
b. Kể lại các chi tiết về câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc)
c. Câu chuyện hôm đó đã khiến chúng em … (cảm động hay buồn cười).
Trả lời câu 2 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự miêu tả trang 44
Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em chọn kể (Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) và xác định ngôi kể (ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba).
2. Thân bài:
a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:
Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
– Chi tiết người chú gặp Lượm.
– Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
– Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
– Lượm hi sinh,…
b. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.
3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện (VD: Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.)
Bài văn mẫu – Bài thơ Lượm
Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng mỗi lần nhìn hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ bao nhiêu kí ức về chú bé Lượm lại ùa về trong tôi. Lượm là chú bé đáng yêu, hồn nhiên mà cũng đầy dũng cảm tôi đã tình cờ gặp ở Hà Nội.
Tôi còn nhớ hôm ấy là vào một buổi chiều cuối thu, những năm đó cả nước đang sục sôi chiến đấu chống lại các cuộc tiến đánh của thực dân Pháp. Già trẻ lớn bé không phân biệt tuổi tác mỗi người đều ý thức được trách nhiệm của mình, chiến đấu anh dũng. Tôi đang trên đường đến nơi họp thì bỗng va phải một chú bé cũng đang đi vội vàng theo hướng ngược lại. Cú va đã khiến chú bé ngã và bị xước một ít ở chân. Chú bé nhanh chóng đứng dậy và nói:
– Xin lỗi chú, cháu đi nhanh quá nên không để ý.
Thật là một chú bé đáng yêu và lễ phép. Tôi đưa đứa trẻ ngồi vào phía góc hè. Hai chú cháu ngồi nói chuyện, hỏi han chú bé tôi được biết chú bé tên Lượm làm nhiệm vụ liên lạc. Đến lúc này tôi mới để ý kĩ: chú bé người nhỏ nhắn, cái trán rộng và đôi mắt sáng, tinh anh thể hiện sự thông minh. Lượm đội chiếc ca lô lệch về một bên trông thật đáng yêu, tinh nghịch, ngộ nghĩnh. Bên sườn là chiếc xắc dùng để đựng các văn kiện giấy tờ. Sau một hồi nói chuyện tôi và Lượm trở nên thân thiết hơn. Chú bé thật hồn nhiên kể về công việc của mình:
– Cháu làm liên lạc đã được vài năm rồi. Làm liên lạc ở đồn Mang Ca cháu được mọi người yêu quý, cưng chiều, lại được đi nhiều nơi nên thích hơn ở nhà cơ chú ạ.
Rồi cậu nở nụ cười giòn tan, đôi má ửng đỏ như quả bồ quân khiến tôi không thể không quý mến chú bé đáng yêu này. Cứ như vậy tôi cùng Lượm nói chuyện và chia sẻ với nhau rất nhiều điều. Bỗng cả hai chú cháu chợt nhớ ra nhiệm vụ của mình nên tôi và Lượm tạm biệt nhau rồi đi. Lượm như chú chim nhỏ, vết thương mới đó mà đã lành, chú bé nhảy nhót như chim chích, tôi chờ cậu bé khuất hẳn rồi mới vội vàng đến cuộc họp. Bẵng đi một thời gian bận bịu với nhiệm vụ, tôi không còn chú ý nhiều đến tin tức của Lượm nữa. Nhưng hôm ấy vào một buổi chiều khi đang ngồi đọc báo tôi bất ngờ nhận được tin dữ Lượm đã hi sinh. Tin đó như sét đánh ngang tai, tôi không thể và không dám tin vào những điều mà mình vừa nghe.
Tôi được đồng đội kể lại rằng trên đường đi làm nhiệm vụ, trong một trận càn quét lớn của địch, Lượm vẫn anh dũng băng qua quãng đồng vắng vẻ nhằm đem văn kiện kịp thời cho quân ta. Nhưng do một phút sơ sẩy không để ý mà trúng vào vùng địch xả súng nhiều, Lượm đã anh dũng hi sinh. Khi mất, đôi bàn tay nhỏ nhắn của em vẫn năm chắc bông lúa và cái xắc vẫn giữ chặt bên mình. Sự ra đi của Lượm là một mất mát lớn với tôi với tất cả những người yêu quý chú bé.
Cho đến tận bây giờ khi bất chợt nhớ về Lượm tim tôi vẫn nhói đau. Lượm quả là một cậu bé dũng cảm, gan dạ. Sự hi sinh anh dũng của cậu và rất nhiều người như Lượm đã mang lại hòa bình, độc lập cho đất nước. Giá không có những cuộc chiến tranh kia, em đã được sống trong một gia đình yên ấm, được đi học như bao bạn nhỏ khác. Lượm là tấm gương anh dũng để mỗi thế hệ sau răn mình, học tập thật tốt báo đáp thế hệ trước và xây dựng đất nước giàu mạnh.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự miêu tả trang 45
Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em định miêu tả (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em), cảnh đẹp đó ở đâu?
2. Thân bài:
a. Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian:
– Có thể là đi nghỉ mát trong dịp hè cùng gia đình.
– Có thể em về quê ngoại (quê nội) trong những ngày hè nóng bức.
– …
b. Cảnh đẹp đó có không gian đẹp như thế nào. Tả những chi tiết đặc biệt khiến em ấn tượng nhất và những chi tiết khác.
c. Cảm nhận của em về cảnh đẹp ấy (xúc động trước vẻ đẹp kì vĩ, cảm thấy thư thái, …)
3. Kết bài:
– Suy nghĩ của em về nơi em đã đến (ấn tượng như thế nào?)
– Em có hy vọng sẽ quay trở lại một lần gần nhất hay không?
Bài văn mẫu
Đã là người Việt Nam, hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên núi Tản Viên – ngọn núi thiêng gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta.
Núi Tản Viên hay còn gọi là núi Ba Vì thuộc tỉnh Hà Tây (nay đã nhập vào Hà Nội), giáp ranh với Hòa Bình. Từ thị xã Sơn Tây vào tới chân núi chưa tới hai mươi cây số. Vào những ngày mùa hạ, nắng đẹp, trời trong, dãy Ba Vì hiện lên với tất cả vẻ hùng vĩ, oai nghiêm và thơ mộng vốn có tự ngàn đời của nó.
Đứng trên đê sông Hồng lộng gió, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ thấy dãy núi xanh thẫm sừng sững in hình trên nền trời biếc. Đỉnh núi chia làm ba ngọn. Cao nhất là ngọn Ngọc Hoa ở giữa, hai bên là ngọn Ông, ngọn Bà. Sáng sớm, mây trắng vờn quanh, Ba Vì thấp thoáng sau làn sương mỏng, trông càng thêm huyền ảo.
Buổi trưa, nắng trung du xứ Đoài vàng như hổ phách. Không khí trong veo. Nắng phủ vàng rực triền núi, lấp lánh trên những tán cổ thụ của đại ngàn. Càng về chiều, màu núi càng tím sẫm lại, nổi bật trên nền ráng đỏ của hoàng hôn. Núi Ba Vì lúc ấy trông kì vĩ lạ lùng!
Trải dài ven chân núi là những dãy đồi chập chùng, nhấp nhô như sóng lượn. Màu vàng nâu của những trảng cỏ tranh xen lẫn màu xanh ngăn ngắt của đồng cỏ. Hàng ngàn con bòcủa nông trường đang thòn dong gặm cỏ trên những triền đồi. Màu tím hồng của hoa sim, hoa mua sáng lên dưới nắng.
Hồ Suối Hai như một tấm gương khổng lồ soi bóng trời mây, non nước. Gió thổi, mặt nước lao xao, bóng núi lung linh, chập chờn theo làn sóng. Đủ loại chim như mòng, két, le le… mải mê kiếm mồi. Thỉnh thoảng, chúng bay vút lên, chao lượn giữa không trung bàng bạc hơi sương.
Những năm gần đây, khu du lịch Đồng Mô, Ngải Sơn của Ba Vì đã trở thành một điểm đến đầy lí thú đối với du khách trong và ngoài nước. Du khách sẽ được thưởng thức vẻ đẹp muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên: những rừng cây âm u, dốc đá cheo leo, hiểm trở, những thác nước tung bọt trắng xóa, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Ao Vua nước trong văn vắt nhìn thấu đáy, những hang động ăn sâu vào lòng núi…hấp dẫn vô cùng! Hòa mình vào khung cảnh thơ mộng của núi rừng, bao nhiêu mệt mỏi sẽ tan biến hết, trong lòng ta lại dấy lên niềm vui và tình yêu cuộc sống.
Vẻ đẹp của ngọn núi Ba Vì quê em có thể sánh với vẻ đẹp của ngọn núi Phú Sĩ nước Nhật. Dáng núi Ba Vì đã in sâu vào lòng mỗi con người sinh ra và lớn lên trên xứ sở đầy truyền thuyết và cổ tích. Dẫu biết là huyền thoại nhưng em vẫn tin rằng, giờ đây trên đỉnh ngọn núi thiêng, vị thần tài ba, dũng cảm phi thường là Sơn Tinh vẫn sống hạnh phúc bên nàng Mị Nương xinh đẹp.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự miêu tả trang 45
Dàn ý
1. Mở bài:Giới thiệu người thân mà em định miêu tả: Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị,…
2. Thân bài:
a. Lần lượt miêu tả các đặc điểm của người thân đó (khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, nước da, hình dáng, cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, cử chỉ nhất là đối với em).
b. Điều mà em thích nhất ở người thân của em là gì? (một nét nào đó về hình thức, hoặc một phẩm chất, một nét tính cách,…).
3. Kết bài:Tình cảm của em với người thân mà em vừa kể (có thể nêu những mong ước tốt đẹp của bản thân về người thân đó).
Bài văn mẫu
Năm học vừa qua, do đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc nên em được Công đoàn của cơ quan mẹ cho đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi trên ca nô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn đầy hứng khởi và thú vị. Tối đến, lúc mọi người say sưa ngủ thì em lại thao thức nhớ mẹ – người mẹ hiền tù và yêu quý của em. Mỗi lần nhớ mẹ, em lại nhớ tới kỉ niệm về một cơ mưa…
Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ đã đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo : “Con khoác áo vào đi cho khỏi ướt !”. Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi : “Đừng lo con ạ ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi ! Mẹ khỏe hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao”.
Mưa vẫn nặng hạt. Nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người trú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá chừng mà chẳng biết làm sao.
Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đễn bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên : “Mẹ cố ăn bát cơm cho khỏe !”. Mẹ gượng cười : “Chắc không sao đâu con ! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi !”. Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.
Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết làm thế nào đành sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Sau khi mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.
Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.
Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm. Mẹ khen ems me : “Con gái mẹ giỏi quá !”. Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu và đảm đang như mẹ.
Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thết như dòng suối nguồn ngọt ngào… Lời bài hát đầy ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời, mẹ ạ!
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Viết bài viết số 1 – Văn tự sự miêu tả ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Viết bài viết số 1 – Văn tự sự miêu tả siêu ngắn
Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 6
Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học (Chi tiết)
Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)
– Giới thiệu tác giả
– Giới thiệu đoạn trích
+ Vị trí: Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm.
+ Nội dung: Đoạn trích vừa ghi lại những kì ức tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng đồng thời cũng là mẩu chuyện đầy cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.
– Giới thiệu vấn đề: Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng nhưng cũng đầy trắc trở của nhân vật.
– Hoàn cảnh của Nguyên Hồng
+ Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ phải tha phương cầu thực.
+ Cậu bé sống thiếu thốn hơi ấm gia đình và còn phải chịu sự ghẻ lạnh của người cô.
+ Do vậy mà lúc nào cậu bé cũng nhớ mẹ, khát khao được gặp mẹ, sống trong tình mẹ.
– Tình thương của bé Hồng dành cho mẹ
+ Chưa bao giờ cậu nguôi nỗi nhớ mẹ trong suốt khoảng thời gian mẹ đi kiếm sống xa nhà.
+ Cậu đau khố khi biết được hoàn cảnh sống nghèo khổ, lay lắt của mẹ
+ Khi nghe cô nói xấu mẹ mình, cậu không những không căm ghét, ghẻ lạnh mẹ mà còn thấy thương mẹ nhiều hơn. Tình thương ấy càng bền vững và sâu sắc hơn khi cậu phải đối diện với những lời miệt thị và khinh miệt của những người trong gia đình nói về mẹ cậu
+ Vui mừng khi thoáng nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trên xe và đã nghĩ ngay đó là mẹ mình.
+ Cảm giác hạnh phúc ngập tràn, được mơn man trong da thịt khi được sà vào lòng mẹ, được mẹ vỗ về ôm ấp.
– Tình cảm của mẹ dành cho bé Hồng
+ Dù biết rằng sẽ phải đối diện với những lời mỉa móc, cay nghiệt của miệng đời và của gia đình chồng nhưng người mẹ ấy vẫn trở về nhà trong ngày giỗ đồng của chồng chỉ cốt để gặp lại con.
+ Dù hoàn cảnh khó khăn, phải tha hương cầu thực nhưng người mẹ ấy luôn mong được sống bên con để yêu thương, chăm sóc con.
– Suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử thiêng liêng
+ Đây là thứ tình cảm thiêng liêng, sâu sắc nhất.
+ Dù ở hoàn cảnh nào thì tình cảm ấy không những không bị vùi dập, tàn lụi mà càng trở nên sâu sắc, mãnh liệt.
+ Tình cảm ấy giúp con người có thêm niềm tin để vượt lên hoàn cảnh khốn khó, khắc nghiệt để tiếp tục sống, tiếp tục mơ ước về ngày được đoàn tụ.
– Tác phẩm khẳng định sức sống bất diệt của tình mẫu tử
– Qua đó thắp lên trong ta niềm tin về vẻ đẹp tình mẫu tử và luôn xem đó là nguồn động lực để vượt lên tất cả và vui sống.
Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Giới thiệu tác giả
– Giới thiệu tác phẩm Làng
– Khái quát về những chuyển biến trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (lưu ý chỉ liệt kê qua, không phân tích cũ tránh bị trùng lặp với thân bài).
Ông Hai là người làng Chợ Dầu nhưng phải tản cư do chiến tranh. Tuy phải xa làng mình nhưng lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, càng yêu làng bao nhiêu thì ông càng đau khổ, xấu hổ, nhục nhã bấy nhiêu. Ông thu mình lại trong căn nhà mình mà không dám tiếp xúc với những người xung quanh bởi sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Càng buồn hơn khi ông nghe tin rằng người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Bao nỗi niềm ấy ông chẳng biết tỏ cùng ai nên đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn. Chỉ khi nghe được tin báo làng của ông vẫn giữ vứng truyền thống anh hùng thì tâm trạng ông trở nên vui vẻ, thoải mái hơn. Tình yêu làng và tự hào lại càng dâng trào trong ông.
(1) Nghe tin kháng chiến nổ ra, dù biết sẽ phải đối diện với nguy hiểm cận kề nhưng ông Hai không muốn đi tản cư
+ Muốn sống mãi với quê hương, gắn bó như máu như thịt.
+ Ông muốn chết trên mảnh đất quê hương chứ không muốn tản cư
→ Bởi quá yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình nên ông không muốn rời xa nơi gắn bó với mình như máu thịt, dù có chết cũng là chết ở quê hương mình chứ không muốn sống ở nơi tản cư. Có thể nói rằng, tình yêu đất nước của ông Hai đã ẩn sâu trong tình yêu làng quê. Nhưng cuối cùng gia đình ông Hai cũng phải đến nơi tản cư.
(2) Ở nơi tản cư
+ Ông Hai chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ làng Chợ Dầu của ông. Mọi kí ức về từng nếp nhà, lũy tre, con người quê ông đều in đậm trong kí ức của người con vì hoàn cảnh mà buộc phải xa xứ này.
+ Ông đi đầu cũng kể về cái làng Chợ Dầu của mình.
(3) Sự đấu tranh khi nghe tin làng theo giặc
+ Đùng một cái, ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
+ Đấu tranh giữa tình yêu làng và lý tưởng cách mạng, độc lập dân tộc. Cuối cùng, tình yêu nước mãnh liệt hơn, ông tin yêu theo Đảng, theo cụ Hồ. Đứng giữa sự lựa chọn đầy nghiệt ngã ấy, ông quyết không vì làng mà bỏ kháng chiến.
+ Cuối cùng, khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính khiến ông như trút đi gánh nặng, khiến ông lại càng yêu làng, yêu nước.
c. Rút ra sự chuyển biến trong tình cảm của người nông dân
+ Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai là tiêu biểu cho tình cảm của người nông dân có ý thức giác ngộ cao: tình yêu làng hòa quyện trong mối quan hệ với tình yêu đất nước, thống nhất và sâu đậm.
+ Yêu nước chính là vì cái chung, vì lý tưởng cách mạng chứ không vì tình cảm vị kỉ mà ảnh hưởng đến cái chung.
→ Bước chuyển đáng kể trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Khẳng định vị trí của Kim Lân và tác phẩm Làng trong nền văn học Việt Nam giai đoạn bấy giờ
– Tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Viết Bài Tập Làm Văn Số 1
Trả lời:
Đề 1: cây lúa Việt Nam
A, Mở bài: Giới thiệu cây lúa Việt Nam
B, Thân bài:
√Khái quát; Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng, là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới
√Chi tiết về cây lúa
– Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn
– Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:
* Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
* Thời kỳ mạ: Rễ mạ dài 5-6 cm
* Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
* Thời kỳ trổ bông: Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây
+ Thân lúa: Thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá
* Bẹ lá: Là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
* Phiến lá: Hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai).
* Lá thìa: Là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
* Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
* Chức năng của thân: Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, đảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
+ Ngọn: Đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
– Cách trồng lúa:
+ Hạt lúa ủ thành cây mạ
+Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
+Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
+ Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa
– Vai trò của lúa: Lúa cho hạt
+ Trong cuộc sống thường ngày: Chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
+ Trong kinh tế: Buôn bán và xuất khẩu lúa gạo
– Thành tựu về lúa:
+ Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
+ Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
C, Kết bài: Nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa
2. Sưu tầm tư liệu cho 1 trong 4 đề trong SGK (tr45) Trả lời:
– Đề văn sẽ thu thập tư liệu: Cây lúa Việt Nam
– Những tư liệu cụ thể: tùy mỗi học sinh tự sưu tầm trên mạng, sách vở, báo,….
3. Lựa chọn 1 trong 4 đề văn thuyết minh của sách giáo khoa và nêu các biện pháp nghệ thuật các yếu tố miêu tả mà mình dự định kết hợp trong bài viết Trả lời:
– Đề văn sẽ thu thập tư liệu: Cây lúa Việt Nam
– Các biện pháp nghệ thuật kết hợp: nhân hóa, so sánh
– Các yếu tố miêu tả:
+ rễ lúa
+ thân lúa
+ cách trồng lúa
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:
Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!